Trung Quốc: cải cách hay là chết

Nguồn: John Garnaut, Sydney Mornign Herald

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Một tướng hai sao của Trung Quốc đã cảnh báo những ông chủ của Đảng Cộng sản bảo thủ và những đồng nghiệp đâm bị thóc chọc bị gạo trong Quân đội Giải phóng Trung Quốc của ông rằng Trung Quốc hoặc là phải chấp nhận dân chủ kiểu Mỹ hoặc kiểu sụp đổ của Liên Xô.

Khi các cán bộ ngang chức với ông dương oai với các hàng không mẫu hạm Mỹ trong vùng biển Hoàng Hà và Nam Trung Hoa, tướng Lưu Á Châu nói cuộc vươn dậy của Trung Quốc phụ thuộc vào việc áp dụng hệ thống chính phủ của Mỹ chứ không phải là ở sự thách thức quyền thống trị của mình ngoài khơi bờ biển phía đông Trung Quốc.

“Nếu một cơ chế không cho phép công dân của mình hít thở tự do và giải phóng tối đa sức sáng tạo của họ, không đặt được đại diện giỏi nhất cho cơ chế và con người của nó vào vị trí lãnh đạo, cơ chế ấy chắc chắn sẽ bị mai một”, tướng Lưu Á Châu viết như thế trong tạp chí Phoenix của Hồng Kông, được phổ biến rộng rãi trên các quầy sách báo và mạng Internet ở Trung Quốc.

Sự thật từ bài viết của tướng Lưu cho thấy cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng ở Trung Quốc sống động hơn những suy nghĩ thông thường, trước cuộc thay đổi các nhà lãnh đạo trong Ủy ban quân sự trung ương và sau đó là Bộ Chính trị vào năm 2012.

“Bí mật thành công của Mỹ không phải là Wall Street cũng không phải là Silicon Valley, nhưng chính là từ các quy tắc pháp luật và cơ chế từng tồn tại lâu dài của họ ở phía sau”, ông nói. “Cơ chế của Mỹ được cho là một loại ‘thiết kế nên bởi thiên tài để những người ngu ngốc vận hành'”.

“Một cơ chế xấu sẽ khiến một người tốt trở nên hành xử tồi tệ trong khi một cơ chế tốt làm người cư xử xấu trở nên tốt đẹp. Dân chủ là điều cấp thiết nhất, không có dân chủ thì không thể có sự tăng trưởng bền vững”.

Tướng Lưu được thăng chức gần đây từ chức vụ Phó chính uỷ Không quân Quân đội Giải Phóng Nhân dân lên chức Ủy viên chính trị của Đại học quốc phòng. Cha ông là một sĩ quan quân đội cao cấp và nhạc phụ ông, Lý Tiên Niệm, là một trong “tám nhân vật bất tử của cộng sản Trung Quốc” – và từng là thủ tướng của Trung Quốc.

Trong khi nhiều “ông hoàng con” của Trung Quốc đã lợi dụng tên tuổi cách mạng của mình để tích lũy của cải và quyền lực, tướng Liu đã tận dụng phả hệ của mình để mang lại sự bảo vệ nhằm thúc đẩy những quan điểm trái ngược và cải cách của mình.

Dù xét dưới bất cứ tiêu chuẩn nào, những bài viết mới nhất của tướng Lưu đều là xuất sắc. Bài viết của ông thúc giục Trung Quốc di chuyển trọng tâm chiến lược của mình từ phát triển các vùng ven biển của đất nước, bao gồm cả Hồng Kông và Đài Loan – “vành đai nhân dân tệ” – hướng tới vùng Trung Á giàu tài nguyên.

Nhưng ông lập luận rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được chiến lược bằng cách dựa vào sự giàu có một mình. “Một quốc gia chỉ có chánh niệm vào sức mạnh của kim tiền là một quốc gia lạc hậu và ngu ngốc” ông viết. “Những gì chúng ta có thể tin vào là sức mạnh của sự thật.

“Sự thật là kiến thức và tri thức là sức mạnh”.

Nhưng loại sức mạnh quốc gia như thế chỉ có thể đến bằng biến đổi chính trị. “Trong 10 năm tới, một chuyển đổi từ quyền lực chính quyền sang dân chủ chắc chắn sẽ diễn ra” ông nói.

Tướng Lưu đảo ngược bài học mà các chính trị gia Trung Quốc từng rút ra một cách truyền thống từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết – cho là nguyên nhân do quá nhiều cải cách chính trị – bằng việc cho rằng cải cách đã đến quá muộn.

Từ năm 2008 Đảng Cộng sản đã liên tục thắt chặt các ốc vít chính trị để dập tắt bất đồng chính kiến.

Nhiều người Trung Quốc đang lo ngại rằng những cải cách đã bị ngăn chặn bởi quân đội hùng mạnh, an ninh, các nhóm doanh nghiệp và các gia đình được hưởng lợi từ hiện trạng.

Tướng Lưu đã từng nổi tiếng là thẳng thắn cho đến khi ông ngừng xuất bản các bài luận của mình vào năm năm trước đây.

Không rõ làm thế nào mà bài viết mới nhất của ông lại xuất hiện và liệu ông có được sự ủng hộ bên trong cơ chế hay không.

Năm ngoái, tạp chí Open của Hồng Kông đã phổ biến một bản báo cáo rò rỉ từ một trong những bài phát biểu nội bộ của Tướng Lưu vốn nêu ra một chủ đề cấm kỵ về việc một số tướng lãnh đã từ chối kéo binh vào Thiên An Môn năm 1989 như thế nào.

@ X-Cafe

————————————————————————————————————————————————————————–

Tướng Lưu trở lại với chủ đề về Thiên An Môn trong bài viết trên tờ Phoenix của ông, nói rằng một cuộc “bạo loạn trên toàn quốc” đã gây ra bởi sự không tương thích của cấu trúc quyền lực truyền thống về cải cách.

Bình luận về bài viết này