Tháng 1 đến tháng 9/1999: Thành lập Dự án Đại lộ Đông Tây (Đại lộ Võ Văn Kiệt) dài 21,98 Km với tổng mức đầu tư 9864 tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD).
25/1/2000: Thành lập Ban quản lý Dự án (PMU) Đại lộ Đông Tây.
26/9/2000: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ (sinh năm 1953), Phó Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong TP.HCM được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Giao thông, kiêm Giám đốc PMU Đại lộ Đông Tây.
29/4/2002: Sáp nhập PMU Đại lộ Đông Tây và PMU Cải thiện Môi trường nước thành PMU Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước (ĐLĐT & MTN). Ông Huỳnh Ngọc Sĩ được bổ nhiệm chức Giám đốc PMU ĐLĐT & MTN.
5/2001: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ và ông Lê Quả, Phó Giám đốc thường trực PMU ĐLĐT & MTN, dùng ngôi nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, TP.HCM thuộc sở hữu Nhà nước cho Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International – PCI), đơn vị trúng gói thầu tổng trị giá 3,1 tỷ Yen cho dịch vụ tư vấn thiết kế Đại lộ Đông Tây, thuê với giá 2.500 USD/tháng.
31/01/2005: Khởi công dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM với nguồn vốn do Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.
25/6/2008: Nhật báo Yomiuri (Nhật) đưa tin PCI bị điều tra vì những vụ bê bối tài chính và đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ ở Đông Nam Á, trong đó có cán bộ của PMU ĐLĐT & MTN. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, trong năm 2006 công ty PCI đã hối lộ một quan chức chính phủ Việt Nam tổng cộng 200 nghìn USD.
28/6/2008: Báo chí Nhật thông tin các quan chức của PCI đã tiết lộ danh tính cán bộ có trách nhiệm trong PMU ĐLĐT & MTN nhận tiền của họ.
5/8/2008: Nhật bắt cựu chủ tịch công ty Pacific Consultants International (PCI) Masayoshi Taga và ba quan chức cả đương vị lẫn đã rời chức vụ vì cáo buộc đưa hối lộ
25/8/2008: Bốn cựu quan chức của PCI bị truy tố tại Nhật vì hành vi “đưa hối lộ” 820.000 USD cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, lần 1 /12/20013) 600.000 USD, lần 2 (8/2006) 220.000 USD.
9/2008: Cục Cảnh sát điều tra Tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an bắt đầu xác minh thông tin mà báo chí Nhật loan tin.
19/11/2008: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị tạm đình chỉ công tác.
4/12/2008: Đại sứ Nhật tại Việt Nam tuyên bố, Nhật Bản tạm ngừng mọi dự án ODA mới có lãi suất ưu đãi cho Việt Nam, tới khi có kết luận cuối cùng về nghi án hối lộ của PCI liên quan đến cán bộ của PMU ĐLĐT & MTN.
8/12/2008: Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra từ năm 2003 – 2006 tại PMU ĐLĐT & MTN TP.HCM.
29/1/2009: Tòa án Tokyo (Nhật Bản) tuyên án đối với ba trong bốn cựu quan chức của PCI, sau khi kết luận họ có tội trong việc hối lộ một quan chức tại PMU ĐLĐT & MTN TP.HCM.
10/2/2009: Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Huỳnh Ngọc Sĩ vì hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật Hình sự.
11/2/2009: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị bắt tạm giam và di lý ra Hà Nội để phục vụ cho công tác điều tra.
24/9/2009: TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
25/09/2009: Tòa án Nhân dân TP.HCM kết án ông Hùynh Ngọc Sĩ 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, liên quan đến việc cho PCI thuê ngôi nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, TP.HCM. Mức án này thấp hơn mức mà Viện kiểm sát đề nghị ban đầu vì tòa xét quá trình công tác, bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ có nhiều đóng góp, nhân thân tốt và đã khắc phục hậu quả.
10/10/2009: Viện Kiểm sát kháng nghị lên tòa phúc thẩm, đề nghị mức án từ 5-6 năm tù cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
25/1/2010: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị khởi tố vì tội nhận hối lộ
17/3/2010: Tòa phúc thẩm tăng mức án dành cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ lên 6 năm tù trong vụ „Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
9/9/2010: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị truy tố với khung hình phạt lên đến tử hình trong vụ “nhận hối lộ” 262.000 USD. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, ngoài số tiền này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ còn 6 lần nhận tiền hối lộ của PCI. Tuy nhiên, chứng cứ về các lần “lót tay” này phía Nhật Bản chưa cung cấp kịp nên cơ chức năng sẽ tách ra thành vụ án khác.
15/10/2010: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bác bỏ toàn bộ cáo trạng trong phiên tòa về tội hối lộ.
18/10/2010: Kết hợp với bản án 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị TAND TP.HCM tuyên án tù chung thân trong vụ nhận hối lộ 262.000 USD. Theo bản tin trên tờ Pháp luật TPHCM, “của hối lộ trong trường hợp này là đặc biệt lớn, theo luật lẽ ra phải áp dụng mức án cao nhất của điều luật cho bị cáo. Nhưng xét nhân thân bị cáo tốt và gia đình có công nên cân nhắc mức án tù có thời hạn cho bị cáo.” Án chung thân là án tù “có thời hạn”?
10 năm trước, những người mất ham muốn tình dục luôn là phụ nữ; nhưng ngày nay, số bệnh nhân nam mắc triệu chứng này trở nên vượt trội.
Tạp chí Cosmopolitan mới đây đã tiến hành một khảo sát quy mô lớn đối với nam giới để tìm ra điều họ thực sự muốn. Kết quả sau đó được các chuyên gia tâm lý học, nhân loại học, chuyên gia tình dục và xã hội học phân tích.
Cuộc sống khó khăn hơn thế hệ trước
Nhiều đàn ông ngày nay nghĩ rằng cuộc sống của họ khó khăn hơn các thế hệ đi trước. Tiến sĩ William Pollack, Chủ tịch Trung tâm nam giới tại bệnh viện McLean, bang Massachusetts, Mỹ, cho rằng: “Đàn ông ngày nay chịu rất nhiều áp lực, họ cần phải chín chắn, biết quan tâm, nồng nhiệt, liên hệ với họ hàng, làm một ông bố tốt và phải là bậc đại trượng phu”. Không chỉ vậy, cuộc sống còn khó khăn hơn vì nhiều trường hợp con trai không có bố bên cạnh để hướng dẫn, làm gương do sống trong các gia đình bố mẹ ly hôn.
Áp lực ảnh hưởng tới đời sống tình dục
Ian Kerner, chuyên gia tình dục và tác giả của rất nhiều cuốn sách, cho biết: “Vấn đề số một mà tôi thường phải giúp đỡ nam giới ngày nay là ham muốn thấp. 10 năm trước, phụ nữ luôn luôn là những người mất đi cảm giác ham muốn tình dục nhưng ngày nay, số lượng bệnh nhân nam mắc các triệu chứng như vậy vượt trội nữ giới”. Theo Ian Kerner, nguyên nhân của hiện tượng trên là do những áp lực bên trong họ. “Khi tìm đến tôi tư vấn, các đấng mày râu thường nói rằng: tôi bị stress, tôi cảm thấy không phải là chính mình, tôi đang có rắc rối trong công việc…”, ông nói.
Tình bạn đồng giới rất cần với đàn ông thời nay.
Chấp nhận vợ kiếm nhiều tiền hơn
“Những người đàn ông trẻ thường không cảm thấy có vấn đề gì lớn với việc vợ hoặc bạn gái mang nhiều tiền về nhà hơn mình. Trên thực tế, họ hy vọng là có thể vợ mình sẽ kiếm nhiều tiền trong năm nay còn mình sẽ kiếm nhiều tiền vào năm sau”, Kathleen Gerson, giáo sư xã hội học của ĐH New York, giải thích. Bà cho biết thêm, đàn ông trẻ bây giờ coi kiếm tiền là một “cuộc đua đường trường”, có nghĩa là họ coi việc kiếm tiền như một bức tranh lớn, ví dụ như khả năng cùng nhau mua một ngôi nhà chứ không quan tâm đến việc ai đóng góp vào đó nhiều hơn. “Đàn ông cho rằng hợp tác tốt hơn là đấu tranh giành quyền lực thống trị”, bà nói.
Cảm thấy bị đe dọa trước thành công của phụ nữ
Theo Lionel Tiger, giáo sư nhân loại học, ĐH Rutgers, tác giả của cuốn sách “Sự suy thoái của đàn ông”, phụ nữ bây giờ ngày càng thành công và nắm quyền quyết định trong tay. Điều này có thể gây khó khăn và áp lực cho đàn ông, khiến họ cảm thấy mình chẳng có gì để “đóng góp”, thậm chí cảm thấy mình vô dụng, không cần đến.
Cần có bạn đồng giới
Một điều mà đàn ông ngày nay học được từ phụ nữ, đó là tầm quan trọng của tình bạn cùng giới. Những tình bạn như vậy rất có ích bởi họ có thể dễ dàng động viên, khuyến khích và thông cảm cho nhau. Những mối quan hệ như vậy còn có tác động tích cực đến mối quan hệ của nam giới với bạn gái hay vợ, giúp họ tiết chế cảm xúc dễ dàng hơn.
Hai anh em nhỏ này dỡ ngói để kêu cứu tại xã Ðức Hương, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. (Hình: Tuổi Trẻ)Di dân khỏi rốn lũ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.Nhà dân ở xã Gia Phố, tỉnh Hà Tĩnh ngập sâu trong nước. (Hình: Tuổi Trẻ)Cố vớt vát những tài sản có giá trị cuối cùng...
Tính đến 18h30 ngày 18.10, toàn miền Trung có 31 người chết, 23 người mất tích và hàng trăm ngìn người bị lũ bao vây.
‘Ông hoàng con’ có thể trở thành tân chủ tịch Trung Quốc
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như sẵn sàng lên nắm chức Chủ tịch Trung Quốc sau cuộc bổ nhiệm quan trọng ngày hôm nay vào Quân ủy Trung ương là cơ quan quản lý quân đội Trung Quốc. Ông Tập xuất thân từ một nhóm các chính trị gia danh giá còn được biết tới là ‘các ông hoàng con’, tức là con cái của các giới chức đầy quyền lực. Chính trị gia 57 tuổi là con trai của một anh hùng cách mạng cộng sản từng làm phó thủ tướng và phó chủ tịch quốc hội Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình gia nhập đảng cộng sản vào năm 1974 và từng học tại Đại học Thanh Hoa đầy uy tín ở Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình sau đó đã leo lên các nấc thang chính trị trong các chức vụ lãnh đạo tại các vùng kinh tế trọng điểm là tỉnh Phúc Kiến và Triết Giang trước khi được thuyên chuyển về làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải năm 2007. Ông Tập Cận Bình được tiến cử vào Ủy ban thường vụ 9 thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, và trở thành Phó chủ tịch Trung Quốc vào năm 2008.
Hôm nay, 18/10/10, Tân Hoa Xã loan tin phó chủ tịch nước Tập Cận Bình được chỉ định làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương. Đây là một vị trí quan trọng, chuẩn bị cho việc lên thay chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tương lai. Thông báo này được đưa ra sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc Hội nghị toàn thể kéo dài bốn ngày tại Bắc Kinh.
Ông Tập Cận Bình, năm nay 57 tuổi, là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2007. Việc chỉ định ông vào chức phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương đã được dự báo từ năm ngoái.
Quá trình chuẩn bị đưa ông Tập Cận Bình lên thay chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhân vật số một của chế độ, đã được khởi động với việc ông được cử giữ chức phó chủ tịch nước vào tháng ba năm 2008. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2013.
Theo ông Willy Lam, chuyên gia phân tích chính trị thuộc Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, được AFP trích dẫn, « giờ đây, ông Tập Cận Bình trở thành phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương, tương lai của ông được bảo đảm, điều đó có nghĩa là chắc chắn ông ta sẽ trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012, sau đó, đảm nhiệm chức chủ tịch nước vào tháng ba năm 2013. Mọi việc gần như chắc chắn như vậy ».
Giới phân tích nhận định, ông Tập Cận Bình không phải là người được chủ tịch Hồ Cẩm Đào ưa chọn trong số nhiều ứng cử viên tổng bí thư Đảng, nhưng dường như ông lại có được sự ủng hộ của cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân, người vẫn có nhiều ảnh hưởng ở hậu trường chính trị Trung Quốc.
Nếu trở thành chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình có thể lãnh đạo đất nước cùng với ông Lý Khắc Cường, hiện là phó thủ tướng, người được coi là sẽ lên thay thủ tướng Ôn Gia Bảo. (Tổng hợp tin các nguồn ).
Trong phiên xử hôm nay 18/01/2010, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Huỳnh Ngọc Sỹ , nguyên phó Giám đốc Sở giao thông vận tải, trách nhiệm dự án xa lộ Đông Tây, án tù chung thân với tội danh nhận hối lộ. Bị can phải nộp phạt số tiền 262 ngàn đô la. Đây chỉ là phần đầu của một loạt 6 vụ nhận tiền hối lộ từ Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương PCI của Nhật Bản.
Theo AFP, trích dẫn nguồn tin tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, trong phiên xử hôm nay, tòa án đã tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sỹ án tù chung thân về tội tham nhũng. Nguyên phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải, giám đốc Ban quản trị dự án xa lộ Đông Tây còn phải bồi hoàn 262 ngàn đôla tiền nhận hối lộ, tương đương với 5 tỷ đồng Việt Nam.
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ hiện đang thọ án 6 năm tù với tội danh « lạm dụng chức vụ » biển thủ tiền thuê nhà của Công ty Tư vấn Thái Bình Dương Nhật Bản PCI. Vụ bê bối này đã làm cho Nhật Bản, nguồn viện trợ song phương hàng đầu cho Việt Nam, đã tạm ngưng một phần kế hoạch trợ giúp phát triển tại Việt Nam trong nhiều tháng.
Trong vụ án thứ hai này, Huỳnh Ngọc Sĩ bị buộc tội đã nhận từ năm 2001 đến 2002 số tiền 262 ngàn đôla hối lộ của PCI. Theo báo chí Nhật, ban điều hành PCI đã bị tòa án Nhật cáo buộc đã nộp tiền hối lộ nhiều lần cho Huỳnh Ngọc Sỹ và các quan chức Việt Nam tổng cộng 820 ngàn đôla để được giao hợp đồng xây dựng xa lộ Đông Tây.
Để Huỳnh Ngọc Sỹ phải thi hành án lệnh nộp phạt 260 ngàn đôla , tòa án đã ra lệnh kê biên hai căn nhà của can phạm ở số 3 đường Bàn Cờ và số 350 đường Võ Văn Tần, quận 3, thành phố HCM.
Trong phiên xử, Hội đồng xét xử nhận định tình trạng tham ô tại Việt Nam tăng cao và diễn biến phức tạp, liên can đến nhiều viên chức chủ chốt và tội phạm quôc tế, đe dọa « uy tín Nhà nước ».
Như vậy cho tới nay Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ mới bị xử tội « lạm dụng chức vụ » và « nhận hối lộ 260 ngàn đôla ». Trong khi đó, theo chứng cứ do công an Việt Nam thu thập và phía Nhật Bản chuyển giao, ông Sỹ nhận tổng cộng 2 triệu đôla trong sáu lần nhận tiền.
Cơ quan điều tra tách các hành động hối lộ còn lại vào vụ án khác. Báo chí Việt Nam bình luận là những quan chức tham ô trong vụ này đã « ăn tiền » hai đầu, tiền của nhân dân Nhật và tiền của nhân dân Việt Nam. (RFI )
Giới thiệu xu hướng quản lý tài sản trên thế giới và Việt Nam, Giám đốc cấp cao chuyên về dịch vụ tài chính toàn cầu, phụ trách Oracle châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản, Lance Tay, cho biết, tỷ lệ tăng người giàu ở Việt Nam đứng thứ 3 ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện, số người giàu Việt Nam chiếm 1% tổng dân số 88 triệu người, tức 900.000 người. Điều này thu hút các tập đoàn toàn cầu đến Việt Nam ngày càng nhiều, nhất là những tập đoàn sản xuất thời trang hàng hiệu, và xe hơi đời mới, cũng là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Cây sanh có dáng long thăng (rồng bay) của nghệ nhân Nguyễn Hoàng Quân, Thái Bình được chủ nhân định giá tới 4 triệu USD. Có vị đại gia Sài Gòn đã trả giá 3 triệu USD nhưng ông Quân còn lưỡng lự.
Cây sanh dáng linh quy xuất động của nghệ nhân Nguễn Anh Quý, Nam Định, được rao bán với giá 2,5 tỷ đồng. Anh Quý cho biết có một đại gia người Vĩnh Phúc đã đặt mua với giá 2,2 tỷ đồng nhưng anh vẫn chưa “xuôi”.
… Con đường đi vào nhà Tướng Giáp làm bằng bê tông, rộng chừng 10 mét, đi ngang qua cánh đồng mênh mông nước và nước, thỉnh thoảng vài chiếc thuyền câu buông trôi giữa biển nước khiến cho cảm giác hiu quạnh càng dâng cao.
Ngoại trừ khu vực dân cư đông đúc ở thị trấn, vùng ven nhà cửa thưa thớt, chơi vơi giữa đồng không mông quanh, bày ra trước mắt tôi là cảnh phơi áo quần, giường chiếu, nệm gối, lúa gạo và sách vở.
Toàn cảnh căn nhà Tướng Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Tôi định ghé vào thăm những ngôi nhà này nhưng trời cũng đã bắt đầu nhá nhem tối nên tôi quyết định đi thẳng một mạch đến nhà Tướng Giáp.
Ðường khá xa, từ quốc lộ 1A đến nhà ông phải mất hơn 30 km, khác với con số để trên bảng hướng dẫn là 3 km [tôi đoán là có ai đó đã xóa mất con số 0 phía sau con số 3].
Bến Kiến Giang, cách nhà Tướng Giáp chừng 100m. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Nhà Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Nếu tính theo đường chim bay thì giữa nhà Tướng Giáp và nhà Cố Tổng Thống VNCH Ngô Ðình Diệm cách nhau chừng 700 mét đến 1,000 mét.
Nhà của Tướng Giáp [chính xác hơn là nhà của cụ thân sinh Tướng Giáp] vẫn được nhà nước chi tiền trùng tu, bảo dưỡng hằng năm với mức kinh phí từ 15 đến 40 triệu đồng (khoảng $2 ngàn) nên còn nguyên vẹn, sạch sẽ, khang trang.
Còn nhà của ông bà, thân sinh Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thì không còn dấu vết gì. Thậm chí người ta chỉ cho tôi khu vực ấy là nhà Tổng Thống Diệm nhưng cụ thể nền nhà nằm ở đâu thì không thể chỉ được.
Theo như ông Võ Ðại Hàm, người cháu gọi Tướng Giáp bằng ông nội chú, hiện đang sống trong nhà lưu niệm Tướng Giáp, thì những người họ Ngô Ðình còn lại trên quê hương cũng không dám giữ nguyên họ gốc mà phải đổi thành Ngô Văn, Ngô Huân, Ngô Sĩ… Nói chung là phải cho khác họ mình đang có.
Ông Hàm giải thích thêm sở dĩ không còn dấu vết nào về nhà họ Ngô vì lẽ lúc di cư vào miền Nam do biến cố cải cách ruộng đất và đấu tố những năm 1950, họ là những con chiên ngoan đạo, họ đi theo tiếng gọi của Chúa, họ cũng không thể ở lại Quảng Bình cho được yên ổn, nhất là chủ trương của phe miền Bắc lúc đó là không cho đạo Thiên Chúa phát triển hoặc hoạt động trong địa hạt của họ.
Câu chuyện đấu tố trên mảnh đất làng An Xá vốn là câu chuyện hết sức thương tâm. Có không biết bao nhiêu người rơi vào tán gia bại sản, mất mạng, chết tức tưởi…
Ông Võ Ðại Hàm, cháu gọi Tướng Giáp bằng ông nội chú, hiện đang là người chăm nom nhà Tướng Giáp. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Trở lại chuyện nhà Tướng Giáp, lúc tôi dừng xe ngay cổng nhà ông, đồng hồ đã chỉ sang 5 giờ chiều. Nhìn vào nhà, không thấy ai, tôi chạy một vòng ra bến Kiến Giang, nơi có đặt tấm bảng lớn khắc dòng chữ: “Ðường vào nhà Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp.”
Chụp xong vài bức hình, tôi quay trở lại nhà ông.
Thấy có người đứng trong nhà, tôi lên tiếng gọi và ông Võ Ðại Hàm mời tôi vào nhà.
Trước sân nhà vẫn còn phơi la liệt đồ đạc bị dính bùn non và lúa ướt. Có chừng hơn 500kg lúa ướt đang phơi trên sân. Nhưng theo ông Hàm nói thì con số nhiều hơn. Gia đình ông làm đến 9 sào ruộng, bị ướt đến hơn một tấn lúa. Mấy ngày nay, hai vợ chồng ông phải vất vả vừa phơi lúa vừa tiếp khách đến thăm lại vừa phơi các di vật của Tướng Giáp… Khi nói chuyện, đôi mắt bác Hàm đượm buồn khiến tôi linh cảm điều gì đó không bình thường. Tôi xin phép ông Hàm đi chụp hình một lượt quanh nhà, ông đồng ý. Khi tôi chụp đến căn phòng của Tướng Giáp, nhất là chiếc giường ngủ của ông thì xuất hiện một chi tiết khá lạ: vạt giường đã bị lật lên một nửa, thanh giường đã bị gở bỏ một cây.
Ðiều này nói lên gì? Theo tập quán của một số vùng miền trên Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung, khi có người chết, việc đầu tiên người ta làm là đốt những gì có liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của người chết như: áo quần, mùng mền, chăn gối… Còn chiếc giường mà người quá cố vẫn hay nằm trước đây sẽ được lật một nửa vạt, gỡ bớt một thanh với ngụ ý chiếc giường này từ nay sẽ mãi mãi thuộc về người chết bên kia thế giới và không có ai được phép nằm lên chiếc giường ấy nữa. Ðó là một kỷ vật…
Tôi men theo mấy tấm ván lót trên sàn đất nện còn ướt nhão đi trở ra trước hiên nhà ngồi uống trà với bác Hàm, hỏi chuyện ông về Tướng Giáp. Bác Hàm trả lời tôi: “Ðại tướng vẫn còn sống, đang rất minh mẫn, ông nhớ rành rọt những trận đánh tháng 5 năm 1954, ông vẫn khỏe… (?)Miền (Mình – tiếng Quảng Bình) có thăm cụ vào dịp 25 tháng 8 vừa rồi, đó là ngày sinh nhật cụ, hôm đó cụ được đưa về nhà ở Hà Nội cho con cháu chúc thọ rồi sau đó trở lại bệnh viện cho ông Dũng (Nguyễn Tấn Dũng), ông Mạnh (Nông Ðức Mạnh) và các ông quan chức khác đến chúc thọ…”
Khi tôi đặt câu hỏi lần cuối cùng Tướng Giáp về thăm nhà là năm nào và kỷ niệm nào cho ông nhớ nhiều nhất với Tướng Giáp, ông cố tình quay ánh mắt đượm buồn đi nơi khác và trả lời tôi: “Ðó là tháng 11 năm 2004, cụ có về trồng mấy cây làm kỷ niệm như cây mít, cây hoa mơ và một số cây khác, lần đó cụ về cùng con cháu rất đông, đông nhất từ trước tới nay, gồm hai mươi người con cháu, một bác sĩ riêng và một bảo vệ. Hôm đó dân làng đến thăm chật cả sân, cả đường vào nhà, các đội văn nghệ xã đến hát dân ca trước sân cho cụ xem…”
“Từ đó trở về sau dường như sức khỏe của cụ không được tốt mấy, sau chuyến đi tham gia lễ kỷ niệm chiến thắng Ðiện Biên Phủ trên Tây Bắc năm ngoái (2009) trở về, cụ ốm và nằm liệt giường luôn…” Nói đến đây, bác Hàm quay mặt đi chỗ khác, tôi thấy mắt bác hơi ướt. Dường như bác tránh cho tôi nhìn thấy nỗi buồn nào đó…!
Nhà thờ chi tộc Võ nằm trong khuôn viên vườn nhà tướng Giáp. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Tôi tiếp tục đặt câu hỏi: “Lần cuối bác nói chuyện với đại tướng là lúc nào?” bác Hàm trả lời: “Lần cuối tôi gặp cụ qua điện thoại, nhưng tôi không được nói chuyện trực tiếp với cụ mà thông qua cụ bà, vả lại cụ cũng không dùng điện thoại. À, mà không biết có phải là lần cuối không nữa, có thể nói là lần gần đây nhất chứ!” Tôi gật đầu, tôi biết bác Hàm đang cố giấu tôi về chuyện Tướng Giáp. Tôi không hỏi gì thêm và chuyển sang đề tài cứu trợ.
“Có cứu trợ, nhà nước cho đợt 1 mỗi nhà 15 gói mì tôm, họ nói rằng không thể căn cứ trên đầu người được, vì khi vận động cứu trợ cho nơi khác thì nhà nước cũng kêu gọi trên đầu hộ chứ không kêu gọi trên đầu người nên chi khi cho miền cũng căn cứ trên đầu mỗi gia đình, miền thấy cũng có lý, thôi kệ!”
“À, đợt 2 thì chưa có cháu à, cũng may mà có một đoàn Phật tử đến đây hôm 13 tháng 10, họ từ miền Nam ra, miền không biết họ ở chùa nào, nhưng có treo cờ Phật giáo, họ cho mỗi nhà 200 ngàn đồng và dầu ăn, nước mắm, muối, bột ngọt, gạo… Nói chung suất quà ấy cũng chừng 100 ngàn đồng, vị chi mỗi gia đình được nhận 300 ngàn đồng. Nhưng chỉ cho riêng làng An Xá, làng của cụ Giáp thôi! Nói chung năm nay không có người chết, nhưng bù vào đó mất nhiều đồ đạc, hư hại nhiều, vì nước dâng quá nhanh, bà con bị bất ngờ cháu à!” Bác Hàm nói.
Câu chuyện về Tướng Giáp cùng những tiếng kêu trên quê hương ông sau trận lụt vẫn còn dài, tôi sẽ kể tiếp với độc giả vào kỳ cuối của bài phóng sự này.
Tin từ Thẩm Quyến, Trung Quốc- Một thử nghiệm cải cách chính trị ở Thâm Quyến, thành phố nơi Trung Quốc tiên phong mở cửa nền kinh tế của mình, mang lại ánh sáng cho các tranh luận về ý thức hệ đang diễn ra trong Đảng Cộng sản giữa cuộc họp hàng năm tại Bắc Kinh rằng cuộc thử nghiệm này sẽ giúp vạch ra biểu đồ cho tương lai chính trị của Trung Quốc.
Thẩm Quyến ban đêm
Trong ngôi làng đánh cá cũ giáp với Hồng Kông này, đảng cộng sản từng duy trì độc quyền tuyệt đối về cai trị kể từ năm 1949 đang thực hiện những bước tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa để nhường trách nhiệm các các vấn đề xã hội cho các tổ chức độc lập dân sự.
Sau hơn sáu thập kỷ bất đồng chính kiến căng thẳng – đôi khi bằng vũ lực – đảng cũng sử dụng Thâm Quyến để trắc nghiệm các cách thức tăng cường giám sát của công chúng đến chính quyền địa phương nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng mà bản thân đảng thừa nhận là đã trở thành mối đe dọa lớn nhất cho việc nắm giữ quyền lực của mình.
Thử nghiệm này – mang tên “chính phủ nhỏ, xã hội lớn”- là một sự khác biệt đáng thất vọng đối với loại dân chủ đa đảng kiểu phương Tây, nhưng được một số nhà lãnh đạo xem như là một cách tạo nên một mô hình chính trị mới, vẫn duy trì chế độ độc tài trong khi đáp ứng được các nhu cầu của một xã hội ngày càng phức tạp.
Đi đầu trong cuộc thử nghiệm là Sunny Lee, người điều hành một tổ chức phi chính phủ ở Thâm Quyến dạy dỗ con cái của những người di cư lao động. Cơ sở từ thiện Ciwei, do ông thành lập năm 2007, phục vụ các trẻ em phải trơ trọi một mình khi cha mẹ của chúng đi làm việc ngoài giờ tại một nhà máy hạt nhân và một nhà máy gia công hàng may mặc cho Polo Ralph Lauren Corp. ở gần đó.
Sau hai năm cố gắng trong tuyệt vọng để tìm sự bảo trợ của các quan chức địa phương, năm ngoái đột nhiên ông được Chính phủ mời gửi báo cáo về tổ chức của mình và sau đó được đăng ký một cách hợp pháp trong năm nay và ứng đơn xin nhà nước tài trợ.
“Trước đây, chính phủ muốn tự làm tất cả mọi thứ. Chính phủ nghĩ rằng mình có thể giải quyết được mọi vấn đề,” ông Lee, người không phải là một thành viên Đảng Cộng sản cho biết. “Bây giờ tôi nghĩ rằng chính phủ đã nhận ra họ cần đến sự giúp đỡ từ xã hội”.
Cuộc thử nghiệm này nằm tại trung tâm của cuộc tranh luận đã bùng nổ ra khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thực hiện một lời kêu gọi bất ngờ về cải cách chính trị trong bài phát biểu tại Thâm Quyến vào tháng Tám, đánh dấu kỷ niệm 30 năm cải cách thị trường tự do từng được đề xướng lên ở đấy.
Kể từ bài phát biểu đó, nhiều người ở bên trong và bên ngoài Trung Quốc đã đặt câu hỏi điều gì đã thúc đẩy ông Ôn – người đến hạn nghĩ hưu cùng các nhà lãnh đạo hàng đầu khác vào năm 2012 – thực hiện một lời kêu gọi công khai dũng cảm như thế.
Bài phát biểu của ông dẫn đến nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời cho những người ở Trung Quốc đang tìm kiếm dấu hiệu của sự thay đổi chính trị trong đất nước từng được xem là một chính phủ cứng rắn. Có phải ông đã nghiêm túc làm sống lại những lời kêu gọi cải cách dân chủ từng bị nghiền nát bởi quân đội xung quanh quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 ? Phải chăng ông chỉ môi miếng với ý tưởng này trong buổi hoàng hôn của sự nghiệp mình ? Hay là ông đang xúc tiến những cải cách hạn chế trong nội bộ được hình thành nhằm tăng cường chế độ cai trị độc đảng ?
Ông ta có được hỗ trợ của Hồ Cẩm Đào, chủ tịch và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, hay của Tập Cận Bình – người được xem là sẽ thừa kế ông Hồ – và các ủy viên khác của các nhà lãnh đạo thế hệ kế tiếp hay không ?
Những câu hỏi này đã trở nên ngày càng cấp thiết kể từ khi Lưu Hiểu Ba, một tù nhân Trung Quốc bất đồng chính kiến đã đoạt được giải Nobel Hòa bình trong tháng này và một nhóm cao niên trong Đảng Cộng sản đã công bố một bức thư ngỏ kêu gọi tự do thong tin truyền thông vào tuần trước.
Hơn 100 nhà hoạt động chính trị Trung Quốc cũng đã công bố một tuyên bố trực tuyến vào hôm thứ Sáu kêu gọi chính quyền trả tự do cho ông Lưu và đem lại các cải cách dân chủ.
Cuộc họp bí mật bốn ngày của 371 uỷ viên Uỷ ban Trung ương Đảng, sẽ kết thúc vào thứ Hai, dự kiến sẽ thảo luận về các cải cách chính trị và kinh tế, cũng như thay đổi nhân sự trước sự thay đổi lãnh đạo vào năm 2012.
Một trong những câu hỏi chính là liệu ông tập (Cận Bình) có sẽ được thăng chức vào hàng ngũ Ủy ban Quân sự Trung ương đầy quyền lực, để từ đó xác nhận được tình trạng là nhân vật rõ ràng được thừa kế hay không.
Thâm Quyến có thể mang lại được manh mối cho cách thức các cuộc tranh luận về cải cách chính trị đang diễn ra sau những cánh cửa khép kín tại cuộc họp của đảng. Thành phố này là một trong những thành phố đông dân và tiến bộ nhất nước, với dân số 14 triệu – trong đó 10 triệu là thành phần dân nhập cư.
Chính ở thành phố này mà Đặng Tiểu Bình, vị cựu lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đã thành lập đặc khu kinh tế đầu tiên của đất nước, cung cấp giảm thuế và các đặc quyền khác cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong năm 1980.
Cũng ở thành phố này ông đã phục hoạt các chương trình kinh tế, từng bị trì hoãn bởi các thành phần bảo thủ trong đảng sau vụ đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989, khi ông đã đến thăm trong một “tour du lịch phía Nam” vào năm 1992.
Và chính ở đây mà các chính quyền địa phương, lo lắng để giữ được vai trò tiên phong của Thâm Quyến, đã cố gắng phát triển một hình thức chế độ độc tài thông minh hơn, gọn nhẹ hơn.
Từ năm 2004, thành phố đã cắt giảm một phần ba các bộ phận của mình, thuyên chuyển,cho về hưu hàng trăm cán bộ và ép buộc những cán bộ khác phải từ bỏ vị trí song hành của họ trong các hiệp hội doanh thương, tổ chức từ thiện và tổ chức dân sự khác.
Từ năm ngoái, thành phố đã nới lỏng các hạn chế pháp lý trên các tổ chức dân sự, cho phép họ đăng ký mà không cần phải có giám sát trực tiếp của một quan chức đảng hay chính phủ, để tìm nguồn tài trợ tư nhân ở Trung Quốc và ở nước ngoài, và thậm chí có thể thuê người nước ngoài làm việc.
Ngoài ra, thành phố đã bắt đầu mua lại các dịch vụ từ các tổ chức này trên cơ sở hợp đồng, để giúp giải quyết các vấn đề xã hội như sức khỏe tâm thần của người lao động nhập cư – một vấn đề từng đánh dấu bởi một loạt các vụ tự tử tại một nhà máy ở Thâm Quyến đầu năm nay.
Kết quả là, theo Wang Lizong, tổng thư ký của Liên đoàn các tổ chức xã hội Thâm Quyến. Thành phố Thâm Quyến hiện nay đã có hơn 3.500 tổ chức phi chính phủ, hơn gấp đôi mức bình quân đầu người trên toàn quốc gia.
Chính quyền địa phương cũng loại bỏ các loại “công ăn việc làm trọn đời” cho nhân viên chính phủ mới trong năm nay và bắt đầu giảm dần các loại phúc lợi hưởng-đến-chết đối với cán bộ hiện có. Danh sách cắt giảm tiếp theo là một kế hoạch để biến đổi các ủy ban khu phố, các đơn vị thấp nhất của tổ chức đảng, thành các cơ quan độc lập hơn.
Liu Runhua, người đứng đầu Văn Phòng Nội vụ của Thâm Quyến, trích lời theo Tân Hoa Xã đã nói, “Bây giờ họ phải đóng một vai trò giám sát các cơ quan chính phủ và để cho chính phủ biết những gì cư dân địa phương không hài lòng và nguyên nhân tại sao”.
Một ý tưởng còn táo bạo hơn, được đề ra trong năm 2008 nhưng rõ ràng đang bị kềm nén lại -là tăng cường giám sát về phương tiện truyền thông lên chính phủ, và thiết lập một cơ quan chống tham nhũng độc lập hơn.
Theo các học giả và các quan chức địa phương, một số những thay đổi này đã được đưa ra không chính thức ở các thành phố khác, nhưng Thâm Quyến là thành phố đầu tiên cố gắng thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho những thay đổi.
Thành phố cũng duy nhất có được sự hỗ trợ rõ ràng của cả hai ông Ôn -người đã tám lần đến thăm thành phố kể từ khi trở thành Thủ tướng và ông Wang Yang, người đứng đầu đảng của tỉnh Quảng Đông, tỉnh bao quanh Thâm Quyến. Ông Wang, 55 tuổi, là một ủy viên trong 25 ủy viên Bộ Chính trị và là một ứng cử viên hàng đầu để thăng chức vào Uỷ ban thường vụ, bộ phận quyết định cao nhất của đảng trong năm 2012
Các học giả và quan chức địa phương cho biết, những cải cách của Thâm Quyến đã gặp kháng cự trong nội bộ đảng. Một số người phản đối, vì họ bị mất quyền lực hoặc các đặc quyền. Người khác phản đối vì ý thức hệ, lo ngại rằng các tổ chức xã hội có thể thách thức đến quyền lãnh đạo của đảng.
“Đối với chính phủ, từ bỏ quyền lực là một quá trình đau đớn”, ông Tân Cương, Hiệu phó Trường Đảng, cơ quan đào tạo và tham vấn chính của đảng CS ở Thâm Quyến đã cho biết. “Quyền lực là một sinh vật ích kỷ”.
@ X-Cafe
Ghi chú thêm
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2020 km², dân số năm 2005 là 4,5 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 493,7 tỷ Nhân dân tệ. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía Nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc. Trong 20 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.
Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến còn là một làng chài. Năm 1979, lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình đã cho thanh lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh. Việc thành lập đặc khu này được coi như là thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại nước Trung Quốc cộng sản. Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Ý tưởng đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Thâm Quyến đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang. Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới.
Thâm Quyến, tên gọi trước đây là Huyện Bảo An ((宝安县)- là huyện thuộc tỉnh Quảng Đông vào tháng 11/1979. Tháng 5/1980, Thâm Quyến chính thức được chuyển thành Đặc khu kinh tế. Năm 1988, Thâm Quyến được cho phép có thẩm quyền về kinh tế tương đương cấp tỉnh của Trung Quốc. Thâm Quyến là đặc khu đầu tiên trong 5 đặc khu kinh tế tại Trung Quốc.
Năm 2001, lực lượng lao động đạt 3,3 triệu người. GDP đạt 492,69 tỷ NDT năm 2005, tăng 15% so với 2004, GDP thời kỳ 2001-2005 tăng 16,3%/năm. GDP xếp thứ 4 trong các thành phố của Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất trong chín năm liên tục vừa qua, xếp thứ 2 về sản lượng công nghiệp, thu ngân sách xếp thứ 3 trong 5 năm liên tục, xếp thứ 3 về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.
Thâm Quyến là một trung tâm chế tạo lớn của Trung Quốc. “Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ” là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập kỷ 90. Với 13 tòa cao ốc cao hơn 200 m (bao gồm tòa nhà Shun Hing Square cao thứ 8 thế giới), Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buông xuống. Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty IT thành công như Huawei và ZTE. FoxCom có nhà máy tại đây, chế tạo phần lớn máy nghe nhạc số cá nhân (iPod) và máy tính xách tay cho hãng Apple. Thành phố có sự hiện diên của hơn 400/500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư niêm yết và 177 nhân viên chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch, giá trị 807 triệu USD.”