Những “thói hư – tật xấu” của ………. người Việt


01. Nguồn gốc: tiểu nông
– mục tiêu cuộc đời : tiểu chủ
– hành vi: tiểu xảo
– làm ăn : tiểu thương
– suy nghĩ : tiểu trí.
02. Tình cảm không dào dạt hơn cái ao làng
– nhìn quá ngọn tre là chóng mặt
– chỉ uống nước giếng khơi mới không đau bụng
– Một ngày không ăn mắm tôm không chịu được
– Phát minh là cải tiến xe công nông
– Ý nghĩa cuộc đời là ăn miếng dồi chó
– Mong ước lớn nhất là hơn người
– Sợ nhất là chết không toàn thây.
03. Nếp sinh hoạt của những người như họ?
– Một người thì trùm chăn ngủ
– nếu hai người thì tổ chức nấu nướng
– ba người thì nói xấu người khác
– bốn người trở lên thì chia bè kéo cánh.
04. Hễ chỉ có một thì có khi không rơi xuống hố, hai người thì đào hố bẫy
người, có ba người đi với nhau thì có thể hơn một người sẽ rơi xuống hố do
chính họ đào.

05. Ham học nhưng để làm quan chứ không nhằm cải tạo cuộc sống.
06. Con chấy cắn đôi khi nghèo khổ, nhưng chỉ mong con lợn nhà hàng xóm lăn ra chết.

07. Đánh nhau kiểu hội đồng từ sau lưng mà không dám đối mặt trên đấu trường.
08. Trong diễn đàn thì ngậm miệng, nhưng bàn nát chuyện ngoài quán nước.
09. Bao nhiêu tinh lực dành cho sự lẩn lách để tồn tại– bởi vậy ưa những hình
thức phi chính thống làm ăn.

10. Đi đến đâu cũng lập chợ quê mà không thể tính chuyện làm ăn lớn.
11. Hay nói tình nghĩa nhưng dễ đánh nhau vỡ đầu vì món lợi nhỏ.
12. Nói năng cởi gan cởi ruột nhưng phong cách sống rất khép kín.
13. Cười hinh hích để tự thưởng cho ý nghĩ của mình hơn là cười tươi với cái
hay của người khác– Sướt mướt với cái thua thiệt của mình để hằn học với niềm
vui của người khác.

14. Coi cái gì cũng là nhỏ mà bỏ qua trong khi không định nghĩa được cái lớn là
gì. Việc lớn thì kinh, việc nhỏ thì khinh, việc bình thường thì không thích.

15. Có nhiều sáng kiến nhỏ nhưng không có khả năng biến những cái đó thành hàng hóa cạnh tranh.

16. Vừa sùng ngoại vừa bài ngoại.
17. Có khuynh hướng bới thù trong bạn hơn là tìm bạn trong thù.
18. Rất khó dung nạp và đồng thuận với sự khác biệt.
19. Rất “tinh tướng” vì không biết mình biết người.
20. Luôn nghi ngờ, không phải để nhận thức lại thế giới mà chẳng thực tin vào cái gì.

@ Spring sưu tầm

—————————————————————————————————————————————————-

Chuyện yêu tuyệt vời hơn với ”khúc dạo cuối”

Sau khi kết thúc cuộc ân ái, bạn đừng vội vàng ngủ hay rời đi, bỏ mặc bạn tình một mình mà nên dành cho nhau những nụ hôn, cử chỉ vuốt ve và ôm ấp. ‘Khúc dạo cuối’ được ví như món ăn tráng miệng không thể thiếu và cũng quan trọng như màn dạo đầu, giúp gắn kết tình cảm giữa hai người.

Kinh nghiệm này được viết ra trong cuốn sách “Bí quyết để có cuộc yêu lý tưởng” của tiến sĩ tâm lý học Joel D. Bolck. Joe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động âu yếm sau cuộc mây mưa. Mặc dù những hành động này kéo dài không quá vài phút trước khi cặp đôi đi ngủ hoặc dời khỏi giường nhưng lại rất cần thiết. Đi ngủ ngay hoặc bỏ mặc bạn tình một mình sau khi đạt cực khoái đồng nghĩa với việc cặp đôi đang lãng phí cơ hội tốt để tăng cường sự thân thiết.

Joe cho biết: “Khi các cặp tình nhân gặp phải những khó khăn trong đời sống tình dục, họ thường cảm thấy không thoải mái với nhau. Cả hai đều xấu hổ và ngại trao đổi về những gì xảy ra, điều này khiến khoảng cách giữa họ trở nên xa cách. Còn đối với những cặp vợ chồng sử dụng thời gian sau khi kết thúc cuộc ân ái để trao đổi về sở thích hoặc dành lời yêu thương để ủng hộ lẫn nhau sẽ giúp cho những cuộc mây mưa lần sau tuyệt vời hơn”. Đồng thời, ông cũng đưa ra một vài lời khuyên cho các cặp đôi:

– Không sử dụng “màn dạo cuối” đồng nghĩa với việc bạn đang tự đánh mất đi điều ý nghĩa trong cuộc ân ái. Afterplay được biết cũng làm cho người từng trải nghiệm bị “nghiện”. Thực tế, nhiều người chờ đợi màn dạo cuối hơn so với cuộc yêu chính. Nhưng thật đáng tiếc bởi có nhiều cặp vợ chồng bỏ bẵng khoảnh khắc quan trọng này sau khi “yêu”.

– “Khúc dạo cuối” chính là thời điểm tốt để chia sẻ cảm xúc cũng như suy nghĩ của mình về chuyện ấy.

– Không nên mang những vấn đề phiền phức và rắc rối ra để trao đổi sau khi lên “đỉnh”. Nếu cảm thấy khó mở lời, hai bạn chỉ cần nằm bên nhau ôm ấp hay vuốt ve làm tăng lên sự gần gũi hoặc dành cho nhau những lời yêu thương hay khen ngợi đơn giản như “anh yêu em” hay “hôm nay em thật tuyệt, thật đáng yêu”…

@ DatViet

————————————————————————————————————————————————————————————————–

 

Cập nhật tin 13-10-2010

Nợ công năm 2010 của Việt Nam là 50 tỷ 700 triệu đô la

84 triệu người Việt Nam đang gánh trên vai mỗi người 600 đô la Mỹ nợ công. VNExpress trích nguồn tin tạp chí quốc tế The Economist đưa tin này sáng 12/10.

Bảng đồng hồ nợ toàn cầu do tạp chí The Economist thiết lập cho thấy trong năm 2010 nợ công của Việt Nam là 50 tỷ 700 triệu đô la Mỹ chiếm tỷ lệ 51,7% GDP tổng sản phẩm nội địa.
Vẫn theo tin của tạp chí này, trong 10 năm qua số nợ công trên mỗi người dân Việt Nam gia tăng đáng kể. Hồi năm 2001, nợ công đầu người của Việt Nam ở mức 106 đô la Mỹ, lúc đó tỷ lệ nợ công chiếm 26,6% GDP tổng sản phẩm nội địa.

Thành Ủy Hà Nội công bố: hơn 3400 đảng viên bị kỷ luật

Trong số hơn 3.400 đảng viên đảng bộ Thành phố Hà Nội bị xử lý kỷ luật có tới 1.474 đảng viên dính líu tới tham ô tham nhũng. Đây là số liệu tổng kết 5 năm 2006-2010 vừa được Thành Ủy Hà Nội công bố hôm 12/10.

Ông Nguyễn Đức Minh, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội xác nhận là trong thời gian 5 năm vừa qua đã thi hành kỷ luật 853 trường hợp đảng viên tham nhũng, trong số 1.474 đảng viên liên quan. Ngoài ra có 182 tổ chức Đảng sai phạm về tham nhũng, tuy nhiên chỉ thi hành kỷ luật 33 tổ chức Đảng.

Theo cơ chế của Việt Nam, các chức vụ chủ chốt từ thấp lên cao hầu như được bố trí cho thành phần đảng viên. Những vụ tham nhũng bị phơi bày và bị xử lý chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khổng lồ. Thí dụ vụ Huỳnh Ngọc Sĩ nguyên Giám đốc ban Quản lý Dư án Đại lộ Đông Tây TP.HCM nhận hối lộ của nhà thầu Nhật Bản 262 ngàn USD. Vụ này bị phanh phui là từ phía cơ quan tư pháp Nhật Bản.

@ RFA

————————————————————————————————————————————————————————–

Nam Phi chào bán tên lửa tìm và diệt ở Việt Nam

Công ty Denel Dynamics của Nam Phi đang chào hàng tên lửa phòng không tầm ngắn trên biển Umkhonto cho hải quân Việt Nam, Phó tổng thống Nam Phi Kgalema Motlanthe hôm qua tiết lộ.

Ông Kgalema Motlanthe cho biết: “Công ty Denel Dynamics chào hàng hải quân Việt Nam hệ thống tên lửa phòng không. Đây là hệ thống mạnh và nếu được ký, hợp đồng sẽ mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác mới trong quan hệ quốc phòng song phương, cũng như củng cố quan hệ giữa nhân dân hai nước”.

Umkhonto-IR là tên lửa nặng 125 kg, có thể lắp trên tàu, dài 3m, tầm bắn 12 km với độ cao tối đa 8km, có thể mang đầu đạn 23 kg…

Giám đốc điều hành của Denel Dynamics là Machiel Oberholzer cho biết: “Với 45 năm kinh nghiệm sản xuất khí tài, chúng tôi tự hào với loại tên lửa đạt đẳng cấp quốc tế Umkhonto.

Umkhonto-IR là tên lửa nặng 125 kg, có thể được lắp đặt trên các tàu chiến. Nó dài 3m, tầm bắn 12 km với độ cao tối đa 8km, có thể mang đầu đạn 23 kg, tìm diệt mục tiêu theo hệ thống dẫn đường radar trong không gian ba chiều.

Đây là loại vũ khí đang được sử dụng trên nhiều tàu khu trục của Nam Phi và 6 tàu chiến của Phần Lan.

Huy Hoàng (theo Defence Web, BBC)
————————————————————————————————————————————————————————–

Người hùng cơ bắp’ khoe sức với tổng thống Nga

Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger trình diễn cho Tổng thống Nga Medvedev xem vài động tác thể hình hôm qua.

Schwarzenegger làm vài động tác nâng tạ. Ảnh: Ria Novosti.

“Chúng tôi không chỉ nói chuyện về đầu tư mà còn về thể thao”, Medvedev viết trên trang xã hội của mình, trong đó có bức ảnh ông cùng “người hùng cơ bắp” đứng sau một cỗ máy nâng tạ.

“Mỗi sáng của tôi đều bắt đầu bằng việc tập thể hình”, dòng chữ dưới bức hình viết.

Đáp lại thông điệp của Medvedev, Schwarzenegger cũng bày tỏ trên trang xã hội của mình rằng: “Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời tại khu nhà xinh đẹp của Tổng thống Medvedev”.

Thống đốc bang California đang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao và các doanh nhân tới Nga để thảo luận về các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao ở nước này, đặc biệt ở trung tâm nghiên cứu gần Matxcơva.

Sau đó, thống đốc Schwarzenegger còn đi mua sắm tại một trung tâm thương mại lớn ở Matxcơva và nhận được sự chào đón từ những khách hàng khác. Trước đó, ông cũng được Medvedev lái xe đưa đi thăm khu công nghệ cao Skolkovo, trên chiếc xe cổ được chế tạo từ thời Liên Xô cũ.

Cuối tháng trước, Medvedev đã sa thải thị trưởng kỳ cựu Yury Luzhkov của Matxcơva bởi cho rằng ông này đã không còn đáng tin cậy. Quyết định được đưa ra sau khi ông Luzhkov bị buộc tội làm việc thiếu trách nhiệm và có tham nhũng.Hôm qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng tuyên bố ông sẽ trao cho Schwarzenegger chức vụ thị trưởng Matxcơva nếu cựu diễn viên hành động có quốc tịch Nga.

Các nhà bình luận cho rằng quyết định sa thải Luzhkov – một trong những chính trị gia quyền lực nhất ở Nga – có thể nâng cao uy thế của Medvedev trước cuộc bầu cử tổng thống 2012. ( DatViet )

————————————————————————————————————————————————————————–

Giai thoại chung quanh giải thưởng Nobel

Marie Curie là thiên tài hai lần được trao giải Nobel (DR)

Marie Curie là thiên tài hai lần được trao giải Nobel (DR)

Nhìn lại thế kỷ vừa qua, lịch sử của các giải thưởng Nobel gắn liền với nhiều giai thoại, từ việc có nhiều nhân vật được trao giải nhưng lại khước từ, cho đến sự kiện cả gia đình lần lượt được tặng thưởng.

Từ khi ra đời vào năm 1901 đến nay, giải Nobel Văn học đã 26 lần về tay các tác giả viết bằng ngôn ngữ của Shakespeare. Tiếng mẹ đẻ của Goethe hay của Voltaire 13 lần được vinh danh, trong lúc tác phẩm viết bằng ngôn ngữ của Cervantes thì 10 lần có tên trong bảng vàng.

Ý và Thụy Điển đã sáu lần được trao tặng giải Nobel Văn học. Nền văn học Nga cũng đã thu hút ban giám khảo đến năm lần. Bốn tác giả Ba Lan từng hân hạnh đến Stockholm vào ngày 10/12, đúng ngày giỗ của Alfred Nobel. Nền văn học châu Á đã ba lần được thăng hoa nhờ hai nhà văn Nhật Bản,Yasunari Kawabata (1968) và Kenzaburo Oe (1994) ; lần thứ ba là với văn sĩ người Trung Quốc Cao Hành Kiện (2000.

Trong số những nhân vật vì lý do này hay lý do khác đã từ chối nhận giải Nobel, lịch sử Viện Hàn lâm Thụy Điển đến nay lưu lại tên tuổi của ông Lê Đức Thọ. Vào năm 1973, cùng với người Mỹ Henry Kissinger, ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình. Thế nhưng, người Việt Nam duy nhất được vinh dự này đã từ chối nhận giải.

Hai trong số những vĩ nhân khác của nền văn học thế giới cũng đã không đáp lại lời mời của Viện Hàn lâm Thụy Điển đó là Jean Paul Sartre và Boris Pasternak. Khác biệt giữa hai nhà văn lớn này là Sartre có quyền tự chọn lấy con đường của ông, còn tác giả của “Bác Sĩ Jivago” thì không có được may mắn đó.

Nếu có những tiêu chuẩn mà ban giám khảo của viện Hàn Lâm Thụy Điển không quan tâm, đó phải là tuổi tác và giới tính của các nhân vật được đề cử : Về tuổi tác, thì vị cao niên nhất được vinh danh là nhà kinh tế học người Mỹ Leonid Hurwics (2007). Ông nhận được bằng khen khi tuổi đã ngoài 90 và ông đã qua đời vào tháng sau khi được nhà vua Thụy Điển tiếp tại Stockholm. Thế còn nhân tài trẻ tuổi nhất trong lịch sử Nobel đến nay vẫn là nhà vật lý người Anh, Lawrence Bragg : mới 25 tuổi ông đã lừng danh khi được chia sẻ vinh quang cùng với người cha là William.

Còn nhìn dưới góc độ giới tính, trong hơn một thế kỷ qua, mới có chỉ 40 phụ nữ được ban giám khảo trao tặng giải thưởng cao quý nhất. Và mãi đến năm ngoái, thì bà Ostrom mới là phụ nữ đầu tiên mở được cánh cửa để bước vào câu lạc bộ Nobel Kinh tế.

Cuối cùng đến nay nước Pháp vẫn tự hào về gia đình Pierre và Marie Curie : năm 1903, hai ông bà cùng được trao giải Nobel Vật lý. Chưa đầy 10 năm sau đó bà Marie Curie lại chiếm luôn bảng vàng trong ngành hóa học và trở thành phụ nữ đầu tiên, hai lần trong cuộc đời chinh phục được viện Hàn Lâm Thụy Điển.

Qua năm 1935, cô con gái của Pierre và Marie là Irène lại cùng với chồng là Frédéric Joliot lại theo gót Marie Curie nhận giải thưởng Hóa học. Năm 1965, em rể bà Irène Joliot Curie, Henry Richardson Labouisse, với tư cách là người đứng đầu tổ chức bảo vệ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF lại đến Thụy Điển để nhận giải Nobel Hòa bình. ( RFI )

————————————————————————————————————————————————————————–

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ca ngợi mối giao hảo với VN

Hà Nội (AP) – Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Hai nhẹ nhàng chỉ trích sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam nhưng lại trầm trồ về mối giao hảo hiện nay giữa Mỹ và Việt Nam, 35 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.

Cũng trong lời phát biểu có vẻ nhắm vào Trung Quốc, ông Gates nói rằng “Càng ngày chúng tôi càng thấy rằng chỉ trông đợi vào mối quan hệ song phương không đủ-chúng ta cần có nhiều cơ cấu đa phương để đối phó với những thử thách về an ninh quan trọng trong vùng.”

Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN, Phùng Quang Thanh, giới thiệu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ,Robert Gates (thứ hai bên trái) với các sĩ quan cao cấp gồm (từ bên phải) tư lệnhHải quân Nguyễn Văn Hiển, Phó tổng tham mưu trưởng Trần Quang Khuê,và thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster, Pool)

Bộ Trưởng Gates đọc bài diễn văn tại trường đại học quốc gia Hà Nội, không xa hồ Trúc Bạch nơi Nghị Sĩ John McCain nhảy dù xuống sau khi phi cơ bị bắn rơi và trở thành một trong những tù nhân chiến tranh nổi tiếng nhất. Ông Gates đến Việt Nam để tham dự cuộc họp mở rộng của các bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN hôm Thứ Ba cũng như gặp gỡ phái đoàn một số quốc gia nhỏ trong vùng muốn có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ để chống lại sự bành trướng thế lực của Trung Quốc.

Ông Gates nói rằng “Trong khi chúng ta không và sẽ không luôn luôn đồng ý với nhau, điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục sẵn sàng thảo luận những khác biệt này, thí dụ như trong lãnh vực nhân quyền, một cách thẳng thắn,” ông Gates cho hay.

Chính quyền Cộng Sản Việt Nam bắt giam thành phần đối lập chính trị, cấm đoán tự do phát biểu, tự do báo chí cũng như tự do hội họp.

Trong lời cảnh cáo gián tiếp đến Trung Quốc, ông Gates nói cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Á Châu hiện nay nên được giải quyết qua đường lối ngoại giao quốc tế. Việt Nam là một trong mấy nước vùng Ðông Nam Á đang có tranh chấp với quốc gia láng giềng Trung Quốc khổng lồ về chủ quyền tại một số quần đảo ở biển Ðông.

Trong thời gian gần đây, một loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia trong vùng lo ngại. Vụ đối đầu mới nhất xảy ra hồi tháng qua khi tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào hai tầu tuần duyên Nhật, dẫn đến việc bắt giữ thuyền trưởng. Bộ trưởng quốc phòng Nhật gặp bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc ở Hà Nội hôm Thứ Hai, theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật.

Bộ trưởng quốc phòng hai nước Mỹ (trái) và Việt Nam (phải) cùng họp báo tại Bộ Quốc Phòng ở Hà Nội hôm Thứ Hai. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster, Pool)

Ông Gates tới Việt Nam phần lớn để nói lên việc Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ các quốc gia nhỏ hiện đang cảm thấy bị Trung Quốc lấn ép. Cũng cùng lúc, ông tìm cách hàn gắn mối quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vốn bị gián đoạn năm nay sau khi Hoa Kỳ đề nghị bán võ khí trị giá khoảng hơn $6 tỉ cho Ðài Loan. Ông Gates cũng gặp bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (Liang Guanglie) vào chiều ngày Thứ Hai.

Hoa Kỳ muốn các cuộc tranh chấp lãnh thổ được giải quyết ôn hòa và với sự đóng góp từ các quốc gia khác có quyền lợi trong vùng Thái Bình Dương. Hoa Kỳ tự coi mình là một trong những quốc gia này, dù rằng ông Gates không trực tiếp nêu lên điều đó trong bài diễn văn. Trung Quốc coi đó là sự can dự vào vấn đề riêng của khu vực.

“Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như các quốc gia khác trong vùng, cũng có cùng ước muốn về an ninh hàng hải cũng như tự do di chuyển ở các khu vực chung trên thế giới,” ông Gates nói.

Ðiều này được coi là nhắm vào nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát các vùng biển mà Hoa Kỳ coi là phải mở rộng cho mọi quốc gia.

Ông Gates sau đó hội kiến với bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh.

Ông Thanh nói hai bên thảo luận việc mở rộng hợp tác tìm kiếm hài cốt của quân nhân Việt Nam và Hoa Kỳ. Ông Thanh nói rằng phía Việt Nam đang cứu xét việc cho chuyên viên Mỹ vào tìm kiếm ở sáu khu vực quân sự cho đến nay vẫn bị cấm.

Ông Gates nói với báo chí sau đó là vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc không được đề cập đến trong cuộc nói chuyện nhưng ông lập lại quan điểm của Hoa Kỳ rằng những tranh chấp này phải được giải quyết bằng đường lối hòa bình, qua thương thảo hay trọng tài.

Ông Gates cũng trả lời một số câu hỏi từ cử tọa, có lẽ đã được chuẩn bị sẵn.

Một trong những câu hỏi đó là liệu Hoa Kỳ có từ bỏ trách nhiệm của mình ở Á Châu hay không. Ông Gates khẳng định là không. (V.Giang)

@ NguoiViet

————————————————————————————————————————————————————————-

Tiểu vương vạn tuế

Nguồn: J.M., The Economist

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Bắc Hàn, một bậc thầy trước đây của nghệ thuật khoa trương, đã tạo dựng một buổi lễ ra mắt vĩ đại cho vị lãnh đạo tương lai của mình, Kim Jong Un, đồng thời cũng muốn nói rõ rằng người cha ốm yếu của anh ta, Kim Jong il, vẫn đang nắm quyền lực. Hai người đã giám sát cuộc diễu binh gồm xe tăng, tên lửa và binh lính đi chân cẳng ngỗng tuần hành xuyên qua trung tâm Bình Nhưỡng để dân chúng thấy được một cuộc phô trương quyền lực mạnh mẽ của triều đại nhà Kim cũng như kế hoạch gìn giữ quyền lực ấy trong nội bộ gia đình.

Thật là đặc biệt đối với một đất nước thường ngăn cản giới truyền thông nước ngoài, các quan chức Bắc Hàn bất thình lình đã thông báo hai ngày trước khi sự kiện này xảy ra rằng các nhà báo phương Tây sẽ được phép tham dự. Các phóng viên được bảo rằng họ có thể bay đến Bình Nhưỡng vào ngày 9 tháng Mười để tham dự một cuộc diễu binh xảy ra một ngày sau lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Chỉ khi chúng tôi đến nơi (có tất cả khoảng 80 phóng viên phương Tây) thì các quan chức mới báo rằng cả hai cha con họ Kim cũng sẽ có mặt. Dường như Bắc Hàn muốn những con mắt của phương Tây xác nhận chiến lược thừa kế vương quyền mà đảng đã thông qua khoảng hai tuần trước. Đây là dịp đầu tiên các phóng viên nước ngoài có thể nhìn thấy Kim Jong Un, người con thứ ba của Kim Jong Il, vẫn còn ở độ tuổi cuối 20.

Một số nhà báo đã được dịp nhìn thấy hai cha con Kim vào tối ngày 9 tháng Mười khi họ đến xem cuộc trình diễn vĩ đại về thể dục đồng bộ tại một sân vận động ở Bình Nhưỡng. Đây là những hoạt động thường xuyên của thủ đô và được quốc gia nghèo đói này sử dụng để thu hút những đồng tiền quý giá từ du khách nước ngoài. Nhưng chính sự dàn dựng của buổi diễu binh hôm 9 tháng Mười mới thật sự làm nổi bật điểm chính.

Buổi trình diễn xảy ra tại Quảng trường Kim Il Sung, lấy tên của người sáng lập triều đại. Hầu như mọi thứ tại quảng trường này đều nhằm để tưởng nhớ gia đình họ Kim, từ những màn hình kỹ thuật số khổng lồ thường xuyên chiếu hình ảnh loại hoa mang tên Kim Il Sung và Kim Jong Il (tên chính thức của chúng là Kimilsungia và Kimjongilia), đến hai bức chân dung khổng lồ của Kim Il Sung (một nghiêm nghị và một tươi cười). Ba tiếng chiêng và một tiếng cồng báo hiệu con trai và cháu nội Kim sắp đến. Cử toạ gồm những vị khách mời đặc biệt (nhiều người trong số họ vận quân phục) đứng lên hoa hô nhiệt liệt khi hai cha con bước vào vị trí của mình trên ban công cao nhìn xuống quảng trường.

Hai cha con Kim đứng nhỉnh hơn phía trước những lãnh đạo quân sự và dân sự đã sắp thành hàng ở hai phía. Ngay phía dưới họ là chân dung tươi cười của Kim Il Sung với khung nạm vàng – cứ như là cha, con và thánh thần, được sắp xếp vô cùng cân xứng. Cha và con đứng cách nhau khoảng vài bước, chừa chỗ cho một quan chức quân sự cao cấp Bắc Hàn sau đó đã đứng giữa hai người(trước đó ông ta đã chào cha rồi đến con).

Người con út của họ Kim, như các quan chức Bắc Hàn cũng đồng ý, giống ông nội mình như hai giọt nước. Đối với một người vừa được kéo khỏi tình trạng vô danh để lên nắm vị trí chỉ huy cao thứ hai trong quân đội Bắc Hàn, vị Tướng Trẻ – tên của người dân Bắc Hàn đặt cho anh ta – trông có vẻ tương đối thoải mái. Trong suốt buổi diễu binh kéo dài 1 tiếng 20 phút anh ta đã trao đổi vài lời với những quan chức quân đội ngồi gần mình. Nhưng anh ta cũng rất cẩn thận đi sau cha mình, chỉ chào binh lính phía dưới sau khi Kim Jong Il bắt đầu đưa tay vẫy. Sau cuộc diễu binh, Kim Jong Il, bước từ đầu này sang đầu kia của ban công dài, nhìn xuống và thỉnh thoảng đưa tay vẫy khán giả phía dưới, đang hô to “Lãnh tụ vĩ đại Kim Jong Il muôn năm!”, một số trong họ nhảy lên vì vui sướng. Kim Jong Un không đi với cha mình. Anh chỉ đứng yên nhìn cha và vỗ tay một cách lịch sự.

Buổi duyệt binh bắt đầu với những toán lính diễu hành với những bước chân đều đặn đến mức mặt đất rung chuyển, họ hộ tống một bức chân dung lộng lẫy của Kim Il Sung. Có ít nhất hai nữ quân nhân binh chủng nhảy dù ngồi trên một chiếc xe tải đi ngang hai cha con họ Kim, được thấy là đã cố gắng cầm nước mắt khi họ trông thấy hai vị lãnh đạo. Chắc hẳn là người con họ Kim chưa thể tự mình tạo ra phản ứng như thế. Bắc Hàn vẫn chưa đón nhận việc xây dựng hình ảnh của anh ta như là một sự sùng bái cá nhân vốn đã bao phủ Kim Jong Il và Kim Il Sung quá cố. Chưa có sách vở ca ngợi những thành tựu của anh ta. Người dân Bắc Hàn chỉ mới mơ hồ nhận biết rằng Kim Jong Un đang bắt đầu học hỏi cung cách làm việc, với việc truyền thông Bắc Hàn tường thuật chuyến thăm một dự án nhà ở của anh ta và cha mình.

Năm 1992, khi đang duyệt một cuộc diễu binh hai năm trước khi cha mình qua đời, Kim Jong Il đã phát biểu với các binh sĩ “Tôi tự hào về những sĩ quan và chiến sĩ của nhân dân Triều Tiên”. Đấy là lần đầu tiên công chúng được nghe giọng nói của ông, mặc dù ông đã được phân bổ sẽ thay thế cha mình vào năm 1980. Kim Jong Un đã chưa được chăm sóc lâu dài để cha của anh có thể cho phép anh tuyên bố một câu như thế. Cả hai cha con họ Kim đều im lặng trong lần này.

 

@ X-Cafe

—————————————————————————————————————————————————————————————————