NGHE NHẠC CUỐI TUẦN

Mùa thu, trời lành lạnh ta cùng nhau nghe Bằng Kiều & Trần Thu Hà trình diễn :

Khi Người Yêu Tôi Khóc

————————————————————————————————————————————————————————————————–

CẬP NHẬT TIN 9-10-2010

‘Cơn sốt’ tổ chức đám cưới ngày 10/10/10

Các cô dâu, chú rể trên khắp nước Anh và nhiều nơi trên thế giới đã quyết định chọn ngày đáng nhớ nhất trong năm để trao lời thề nguyện, đó là ngày 10/10/2010.

Khắp nơi trên thế giới, các cặp đôi chuẩn bị kết hôn đã bị “quyến rũ” trước việc nói câu “Con đồng ý” vào một ngày không thể quên, vì vậy rất nhiều đôi đã quyết định tổ chức hôn lễ vào Chủ nhật ngày thứ 10 của tháng thứ 10 của năm thứ 10 trong thế kỷ 21. Hơn 31.000 cặp đôi đã đăng ký tổ chức lễ cưới vào ngày 10/10, biến Chủ nhật này trở thành ngày “nóng” nhất trong mùa cưới.

Các nhân viên làm thủ tục đăng lý và nhà thờ đã được đặt kín từ hàng tháng nay. Văn phòng đăng ký kết hôn lâu đời nhất của thành phố Manchester đã phải mở cửa làm việc vào Chủ nhật (lần mở cửa vào ngày nghỉ thứ ba trong lịch sử 163 năm hoạt động của văn phòng) để đáp ứng nhu cầu của các cô dâu, chú rể. Và tại Gretna Green, địa điểm tổ chức đám cưới nổi tiếng của Scotland, có khoảng 38 đám cưới sẽ diễn ra tại đây vào ngày 10/10, gấp ba lần những ngày đẹp trời khác trong mùa cưới. Tại thành phố Nottinghamshire, có tới 7 cặp đôi cho biết sẽ trao lời thề trong buổi lễ mang phong cách Las Vegas tại các quán rượu địa phương.
Rebecca và Will White sẽ tổ chức lễ cưới lúc 13h sau khi phải chờ đợi một loạt đám cưới trước đó. “Chúng tôi sẽ phải kiên nhẫn chờ 10 cặp đôi khác tổ chức lễ cưới ở đây”, Rebecca nói.

Nhiều đôi chọn ngày 10/10 để tổ chức lễ cưới.

Còn chú rể Les Payne, 56 tuổi và cô dâu Amanda Butterly, 50 tuổi, cũng có kế hoạch nói “Con đồng ý” tại văn phòng đăng ký kết hôn địa phương ở Chichester, Wesr Sussex. “Ban đầu chúng tôi dự định kết hôn từ đầu năm nhưng chưa chọn được ngày thích hợp và có người gợi ý cho chúng tôi là ngày 10/10/10. Tôi nghĩ rằng với trí nhớ tồi của mình cũng không thể quên được ngày kỉ niệm đặc biệt như vậy. Vì vậy, chúng tôi không nghĩ đến lần thứ hai và tìm ngay địa điểm để tổ chức lễ cưới vào ngày này. Sẽ tuyệt vời hơn nếu được làm lễ đúng 10h sáng nhưng tiếc là văn phòng chỉ mở cửa vào giữa trưa”, ông Les nói.
Theo tạp chí Brides, có ít nhất 31.050 cặp đôi tổ chức đám cưới vào ngày Chủ nhật 10/10, gần gấp đôi con số lễ cưới vào những ngày khác trong tháng và gấp 10 lần so với ngày Chủ nhật thông thường.
Tuy nhiên, “cơn sốt” tổ chức đám cưới vào ngày 10/10/2010 không chỉ diễn ra ở Anh mà kéo dài từ Las Vegas tới Singapore. Tại quốc đảo sư tử, một kỷ lục được ghi nhận khi có tới 774 cặp đôi tổ chức đám cưới, so với con số 70 vào ngày Chủ nhật khác. Chai Yee Wei, 34 tuổi, một người chuẩn bị làm chú rể, cho biết: “Người Trung Quốc tin rằng con số 10 biểu hiện cho sự toàn vẹn, hoàn hảo và tốt lành”.
Văn phòng đăng ký kết hôn ở Thượng Hải cũng đã được đặt kín chỗ từ 10h đến 10h20 sáng 10/10. Cô dâu Alice Huo cho biết: “Một sự khởi đầu tốt sẽ mang tới một cuộc hôn nhân thành công và hạnh phúc. Chúng tôi tin rằng chọn một ngày đẹp là một khởi đầu tốt”.
Hưởng lợi từ sự kiện chỉ diễn ra 12 lần trong 1.000 năm này là các nhà hàng, khách sạn đã được khách đặt kín chỗ để tổ chức đám cưới và đặt phòng cho tuần trăng mật. Bên cạnh đó là các phương tiện giao thông như máy bay, tàu cũng được các đôi vợ chồng mới cưới lựa chọn để đi tới địa điểm trăng mật.
Tạp chí Brides cũng cho biết, năm ngoái ngày 09/09/09 cũng được nhiều đôi lựa chọn để tổ chức đám cưới, bởi trong tiếng Hán, số 9 biểu trưng cho sự trường tồn. Và những năm sau, ngày được trông đợi sẽ là ngày 11/11/11 và 12/12/12. Tuy nhiên, sẽ phải đợi đến năm 3001, những con số đẹp như vậy mới quay lại.

Phan Anh (theo Mail Online)

————————————————————————————————————————————————————————————————–

Trung Quốc đả kích Ủy ban Giải Nobel Hòa bình

Trung Quốc đã đả kích Ủy ban Giải Nobel Hòa bình sau khi ủy ban trao giải năm nay cho nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba, người lâu nay vẫn hô hào cải cách chính trị trong nước. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Stephanie Ho gửi về bài tường thuật sau đây.

Người biểu tình tại Hong Kong cầm hình ảnh với hàng chữ "Hãy thả Lưu Hiểu Ba", ngày 8/10/2010 

Hình: ASSOCIATED PRESS

Người biểu tình tại Hong Kong cầm hình ảnh với hàng chữ “Hãy thả Lưu Hiểu Ba”, ngày 8/10/2010

Chính phủ Trung Quốc đã có phản ứng nhanh chóng và quyết liệt.

Một thông cáo trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi giải thưởng này là “một hành động làm nhơ nhuốc,” đi ngược lại với mục tiêu của giải. Thông cáo cảnh báo rằng giải thưởng này cũng sẽ gây phương hại đến quan hệ của Trung Quốc với Na Uy, là nước mà Uỷ ban Nobel đặt trụ sở.

Sự bất bình của chính phủ Trung Quốc đã được bầy tỏ trong mấy ngày vừa qua, bằng lời lẽ bớt gay gắt hơn, qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc:

Bà Khương Du không đề cập đích danh ông Lưu Hiểu Ba, nhưng nêu ra điểm các giới hữu trách tư pháp Trung Quốc đã kết án tù ông vì tội vi phạm luật pháp Trung Quốc.
Hồi tháng 12 năm ngoái, ông Lưu bị kết án 11 năm tù về tội lật đổ, mặc dầu các giới chức không cho biết chi tiết là ông đã vi phạm những điều luật nào.
Nhà văn 54 tuổi đã bị bắt hồi tháng 12 năm 2008, ngay trước khi công bố Hiến chương 08 – một tuyên ngôn ông đã giúp tổ chức kêu gọi cải cách chính trị sâu rộng.
Ông Patrick Poon, thuộc Trung tâm Văn bút Trung Quốc, một tổ chức độc lập của các nhà văn mà ông Lưu từng đứng đầu, nói ông nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc thực ra sẽ khích lệ thêm mọi người lên tiếng.
Ông Poon nói: “Ta cũng có thể nhìn thấy trong tình hình mấy năm vừa qua, đã có thêm những vụ đàn áp, nhưng ta không thấy bớt đi các nhân vật bất đồng chính kiến, những người bầy tỏ quan điểm của mình. Ngược lại, ngày càng xuất hiện thêm những người khiếu nại, những người bênh vực nhân quyền. Tôi cho rằng sẽ chỉ đem lại một hiệu quả ngược lại, nếu như chính phủ Trung Quốc đàn áp dân chúng, thì hậu quả sẽ ngược lại, là sẽ có thêm những người xuống đường.”
Thông cáo bầy tỏ sự phẫn nộ của chính phủ Trung Quốc được phổ biến trên trang web của Bộ Ngoại giao và nhắm vào những người bên ngoài.
Ngoài ra, tin về giải thưởng Nobel hòa bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba đã không được loan tải trên các cơ quan truyền thông Trung Quốc, và các chương trình phát thanh cũng như các kênh truyền hình quốc tế loan báo tin này đã bị tạm thời cắt đứt.
Những người sử dụng Internet có thể tìm thấy thông tin về việc này trên mạng Internet, nhưng với điều kiện họ phải dùng proxy để vượt các nút chận mà chính phủ Trung Quốc nói là để lọc các thông tin bị cho là nhậy cảm hay bất hợp pháp. ( VOA )

————————————————————————————————————————————————————————————————–

Chùm ảnh về Hồ Gươm chụp từ bóng bay
Kết hợp niềm đam mê nhiếp ảnh cùng khả năng lập trình tin học, anh Trương Anh Đức đã tạo ra những bức ảnh “cực độc” về Hồ Gươm.

Dưới đây là một số hình ảnh về Hồ Gươm chụp từ trên cao trong bộ ảnh của Anh Đức:

Ở tấm hình này có thể nhìn thấy anh Đức đang thả sợi dây bóng bay.
Anh Đức khi đang “tác nghiệp”. Ảnh do nhân vật cung cấp

@ DatVietbao

————————————————————————————————————————————————————————————————–

Ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa bình 2010

Nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba đã đoạt giải Nobel hòa bình năm 2010, vì “cuộc tranh đấu lâu dài và bất bạo động cho các quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc.” Ủy ban Nobel Thụy Điển tại Oslo đã đưa ra thông báo hôm nay, và nói ủy ban “lâu nay vẫn tin rằng có một sự liên hệ mật thiết giữa nhân quyền và hòa bình.” Ủy ban cũng nói qua hình phạt nghiêm khắc ông phải chịu đựng, ông Lưu đã trở thành “biểu tượng sáng chói nhất” của cuộc tranh đấu nhiều mặt cho nhân quyền ở Trung Quốc. Ông Lưu 54 tuổi, là một nhà văn và một người kỳ cựu trong các chiến dịch tranh đấu cho dân chủ ở Trung Quốc. Ông Lưu đã ra vào nhà tù ở Trung Quốc nhiều lần trong 2 thập niên vừa qua vì đã thẳng thắn ủng hộ nhân quyền và cải cách chính trị.

Hình chụp ông Lưu Hiển Ba (trái) cùng vợ, bà Liu Xia, tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào tháng 10 năm 2002. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Nhân vật vừa đoạt giải Nobel hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba, có nhiều phần chắc sẽ không thể đích thân đi nhận giải thưởng – bởi lẽ ông đang thụ một án tù 11 năm trong một nhà tù ở Trung Quốc.

Tháng 12 năm ngoái, nhà chức trách Trung Quốc đã buộc ông Lưu can tội lật đổ chính quyền, nhưng không cho biết chi tiết ông đã vi phạm các luật lệ nào của Trung Quốc. Ông bị bắt một năm trước đó, vào tháng 12 năm 2008, ngay trước khi công bố Hiến chương 08 – một bản tuyên ngôn mà ông đã giúp dự thảo kêu gọi cải cách chính trị sâu rộng.

Một trong những người ký tên vào văn bản nguyên thủy của Hiến chương 08 là ông Bào Đồng, 77 tuổi, cho rằng giải Nobel trao tặng cho ông Lưu là một điều tuyệt vời cho Trung Quốc.

Ông Bào nói rằng: “Qua Hiến chương 08, ông Lưu đã kêu gọi chính phủ phải chịu trách nhiệm về Hiến pháp của đất nước và phải có trách nhiệm đối với nhân dân Trung Quốc.” Ông Bào mô tả nỗ lực này là một đóng góp cho nền hòa bình thế giới.

Ông Bào là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc đã thụ án tù sau vụ chính phủ đàn áp đẫm máu người biểu tình gần quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ông Lưu cũng đã bị tù vì can dự vào những cuộc biểu tình năm 1989. Về sau, ông lại bị vào tù một lần nữa vì những bài viết nêu nghi vấn về hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc.

Vợ của ông Lưu, bà Lưu Hà, nói bà rất xúc động về tất cả những sự hỗ trợ bà đã nhận được trong suốt thời gian chồng bà được đề cử trao giải. Kể từ lúc ông bị tù lần này, bà được phép đi thăm ông mỗi tháng một lần.

Bà Lưu Hà cho biết “chồng bà luôn luôn giữ vững tinh thần, nhưng có những vấn đề về sức khoẻ, kể cả bệnh viêm gan.”

Không phải toàn thể thế giới đều ủng hộ ông Lưu. Một số nhân vật bất đồng chính kiến sinh sống ở nước ngoài phản đối việc ông được đề cử và đã viết một bức thư ngỏ tố giác ông là bêu xấu các đồng chí hoạt động và không đủ cứng rắn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cũng rõ ràng chống đối việc ông Lưu được đề cử. Trong một cuộc họp báo mới đây, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du không nêu đích danh ông, nhưng tuyên bố ông không xứng đáng được giải Nobel bởi vì ông là một người vi phạm luật pháp.

Bà Khương Du nói bà tin rằng giải Nobel Hòa bình phải được trao cho những người quảng bá cho sự hòa đồng sắc tộc, tình bằng hữu toàn cầu hay cắt giảm vũ khí.

Trung Quốc gọi ông Lưu là một “tội phạm” và nói Ủy ban Nobel Hoà bình đã vi phạm các nguyên tắc của ủy ban khi trao giải cho ông Lưu.

Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trên trường quốc tế đưa ra cam kết ủng hộ ông Lưu là kịch tác gia và cựu tổng thống Czech Vaclav Havel. Ông Havel ca ngợi hành động “tranh đấu ôn hoà và không mệt mỏi cho cải cách” của ông Lưu. Hiến chương 08 được mô phỏng theo khuôn thức của Hiến chương 77, một bản tuyên ngôn đã từng là văn kiện hợp lực của giới tranh đấu tại nước trước đây là Tiệp Khắc.

Giới lập pháp Mỹ cũng đã kêu gọi Tổng thống Obama nêu trường hợp ông Lưu khi ông gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 11.

Ông Patrick Poon, thuộc Trung tâm Văn bút độc lập của Trung Quốc, một tổ chức các nhà văn, nói rằng ông nghĩ giải Nobel sẽ khiến nâng cao sự chú ý vào các ý tưởng của ông Lưu bên trong Trung Quốc.

Ông Poon nói: “Chúng tôi có cảm tưởng nó sẽ gây ảnh hưởng rất mạnh đến việc thu hút thêm những người mới đi tìm hiểu nội dung của Hiến chương 08, và đọc những bài viết của ông Lưu Hiểu Ba.”

Hiến chương 08 ban đầu nhận được chữ ký của khoảng 300 nhà trí thức, luật sư, nông dân và công nhân. Văn kiện này được phổ biến trên mạng Internet và nay đã có 10 ngàn chữ ký.

Vợ của ông Lưu nói mặc dầu chồng bà đang bị giam giữ, ông vẫn đọc tất cả các loại sách, trừ các sách báo chính trị, và vẫn tiếp tục viết.

Bà Lưu cho biết bà đem tập vở và bút cho ông Lưu để ông có thể tiếp tục viết

Tuy nhiên, bà nói bà không được phép nói chuyện với ông Lưu về những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài.

@ VOA

————————————————————————————————————————————————————————–

Phiếm luận của Đáy : Trung Quốc

Tác Giả :Đáy

Chủ nhân của một trong những nền văn hóa xuất hiện đầu tiên trên trái đất – ít nhất từ 3500 năm – và vẫn còn tồn tại, Trung Quốc đang làm thế giới ngạc nhiên và thán phục vì sự trỗi dậy mạnh mẽ trong hơn ba thập niên qua và có mọi triển vọng trở thành cường quốc số 1 thế giới vào giữa thế kỷ này.

Trái với những dự đoán bi quan, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng đều đặn ở mức độ chóng mặt hơn 10%. Từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu làm Hoa Kỳ, Châu Âu và hầu hết mọi quốc gia khốn đốn, Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh đến nỗi phải tìm cách hãm bớt đà tăng trưởng để tránh bị bốc nhiệt. Trên nhiều mặt Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới: số 1 về sản xuất vải, lụa, quần áo và giầy dép; về xuất khẩu dụng cụ gia dụng, máy ảnh, đồng hồ đeo tay, máy vi tính, đồ chơi trẻ em v.v. Trung Quốc cũng đang là nước tiêu thụ xa xỉ phẩm nhiều nhất và nước mua nhiều tuyệt tác nghệ thuật nhất. Trung Quốc đứng đầu và bỏ xa mọi quốc gia về số lượng ngoại tệ dự trữ. Theo những ước lượng phù hợp, Trung Quốc hiện giữ khoảng 2000 tỷ công trái Mỹ và gần 1000 tỷ công trái của các nước Châu Âu.

Sức mạnh kinh tế đó đã cho phép Trung Quốc tăng cường rõ rệt sức mạnh quân sự. Trong hơn ba thập niên qua ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục gia tăng ở mức độ trên 15% mỗi năm, cao hơn hẳn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay Trung Quốc đã là cường quốc quân sự thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Theo mọi dự đoán Trung Quốc sẽ qua mặt Nga trong một tương lai rất gần. Một số chuyên gia quân sự cho rằng trên thực tế nếu không kể số bom và đầu đạn nguyên tử và máy bay chiến đấu Trung Quốc đã vượt xa Nga rồi. Điều chắc chắn là Trung Quốc hiện là nước có lực lượng bộ binh hùng hậu nhất thế gìới với 4 triệu lính. Vũ khí chiến lược của Trung Quốc gồm trên 2000 tên lửa tầm ngắn và tầm trung trong đó có nhiều tên lửa nguyên tử. Trung Quốc đang theo đuổi chương trình hiện đại hóa không quân để thay thế toàn bộ 3000 máy bay chiến đấu. Binh chủng được dành ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực hiện đại hoá quân lực là hải quân. Từ năm 2002 Trung Quốc có thêm 20 tàu chiến và 10 tàu ngầm mỗi năm. Một hàng không mẫu hạm đang được chế tạo và có thể bắt đầu hoạt động năm 2012.

Sức mạnh quân sự mới đã cho phép Trung Quốc có thái độ tự tin hơn trong chính sách đối ngoại. Nhiều cấp lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc phải làm chủ ít nhất một nửa Thái Bình Dương. Đầu năm 2010 Trung Quốc đã ra một tuyên bố hải phận trong đó phần lớn Biển Nam Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) được coi thuộc về Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc tuyên bố coi Biển Đông là khu vực “quyền lợi quốc gia thiết yếu” của mình, nghĩa là coi Biển Đông như một vấn đề chủ quyền nội bộ của Trung Quốc trong đó các nước khác không được can thiệp, tương tự như Tây Tạng, Đài Loan và Hồng Kông. Các vùng biển được coi là thuộc quyền lợi thiết yếu của Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng, trong một tương lai gần sẽ bao gồm Hoàng Hải và Biển Nhật Bản, sau đó có thể gồm cả Địa Trung Hải và Biển Caraibe.

… Trung Quốc có khoảng 1.300 triệu nô lệ
có thể khai thác triệt để

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc dĩ nhiên là do tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc có một lãnh thổ bao la, gần 10 triệu kilômet vuông, tương đương với Hoa Kỳ, với hầu như mọi tài nguyên trong lòng đất. Tuy vậy tài nguyên quan trọng nhất là nhân lực. Trung Quốc chỉ có khoảng 100 triệu dân và nhưng lại có khoảng 1.300 triệu nô lệ có thể khai thác triệt để. Khối nô lệ này có thể làm mọi công việc nặng nhọc và nguy hiểm (Trung Quốc đứng đầu thế giới về tai nạn lao động) trên 60 giờ mỗi tuần và chỉ được trả lương vừa đủ sống để tiếp tục lao động. Mỗi người nô lệ tương đương với robot thông minh phải tốn kém hàng triệu USD để chế tạo và hàng chục ngàn USD mỗi năm để bảo trì, trong khi những công nhân Trung Quốc không cần phải chế tạo và cũng không cần bảo trì. Trung Quốc hầu như không có mạng lưới y tế công cộng và an sinh xã hội. Chi phí vận chuyển cũng không cần thiết vì khối người nô lệ này tự vận chuyển từ nơi này qua nơi khác theo nhu cầu kinh tế. Trung Quốc luôn luôn có một khối công nhân gần 200 triệu di chuyển không ngừng để tìm công ăn việc làm. Sự ô nhiễm nhanh chóng của môi trường mà nhiều chuyên gia đánh giá là một tai họa cho Trung Quốc thực ra là một ưu thế lớn. Do nước và không khí bị nhiễm độc khối nô lệ này thường chết rất sớm, ngay khi hết sức lao động và như thế tránh cho Trung Quốc khỏi phải nuôi những miệng ăn vô ích.

… khối người nô lệ này tự vận chuyển
từ nơi này qua nơi khác theo nhu cầu kinh tế

Ghen tức trước sự thành công vượt bực của Trung Quốc, các thế lực thù địch, chủ yếu là Mỹ và Châu Âu, đang sử dụng vũ khí nhân quyền để tấn công Trung Quốc, kích động khối 1.300 triệu nô lệ đòi quyền ngang hàng với khối 100 triệu đảng viên cộng sản. Nếu họ thành công Trung Quốc sẽ đi mất tài nguyên quyết định và lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Chính quyền Trung Quốc đã cảnh giác trước âm mưu đen tối này và đang ráo riết phát huy Khổng Giáo, nền tảng đạo lý của chế độ nô lệ. Không những thế họ còn lập hàng trăm Trung Tâm Khổng Giáo trên khắp thế giới.

@ Thongluan

————————————————————————————————————————————————————————————————–