Cuộc chiến tranh Lạnh mới ở châu Á

Nguồn: Hannah Beech, TIME

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

 

Thuyền trưởng Zhan được chào đón như một anh hùng hôm 27.09 tại quê nhà thuộc tỉnh Phúc Kiến

 

Sau chuyến hải trình đầy gian khổ, những ngư dân làng Gangfu ở bờ biển đông Trung Quốc thường được mời những tô mì hồi sức với những quả trứng vịt ở trên. Nhưng vào hôm 25 tháng Chín ông Zhan Qixiong của Gangfu đã được khoản đãi bằng một bữa tiệc đón chào thịnh soạn: những bó hoa của những lãnh đạo địa phương đến chúc tụng, một chuyến bay riêng do chính phủ Trung Quốc điều đến và, đương nhiên, bắt buộc phải có một tô mì.

Zhan thật sự đã trải qua một thử thách trên biển, nhưng không như câu chuyện được cứu vớt từ việc đắm tàu trên đại dương thường nghe thấy mà vị thuyền trưởng 41 tuổi này trở về sau 18 ngày bị giam giữ tại Nhật sau khi chiếc tàu cá của ông đụng phải những tàu Tuần duyên Nhật đang tuần tiễu tại khu vực gần quần đảo đá do cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản xác nhận chủ quyền. Có tên Trung Quốc là Điếu Ngư và tên Nhật là Senkaju, những doi đất tí hon trong vùng biển Đông Hải đang được Nhật quản lý trong nhiều thập niên, nhưng Trung Quốc (và Đài Loan) cũng đã khẳng định chủ quyền lịch sử đối với chúng.

Nhờ việc bị kẻ thù lịch sử bắt giữ, Zhan đã được đón tiếp như một anh hùng khi trở về Trung Quốc. Nhưng mâu thuẫn này cũng đã đẩy quan hệ giữa hai cường quốc châu Á xuống mức độ thấp nhất trong trong nhiều năm, điều này cho thấy sự mỏng manh trong mối cân bằng quyền lực có được trong một khu vực từ 1894 đến 1953 đã từng phải chịu đựng chiến tranh triền miên. Nhật Bản cho rằng các tàu đánh cá và tàu hải quân Trung Quốc trong những tháng qua đã đổ đến vùng biển đang tranh chấp với số lượng ngày càng tăng, biến vùng tiền đồn vốn từng yên tĩnh thành một điểm nóng. Sau khi chiếc tàu đánh cá và các thuyền viên Trung Quốc bị Tuần duyên Nhật bắt giữ vào ngày 8 tháng Chín, Bắc Kinh đã phản ứng với một sự giận dữ ồn ào, cắt đứt nhiều quan hệ ngoại giao, giữ lại những chuyến hàng của Nhật và thậm chí đình chỉ việc xuất khẩu những khoáng sản hiếm mà Nhật cần để sản xuất nhiều mặt hàng từ xe xăng-điện cho đến các linh kiện siêu bán dẫn.

Quyết định trả tự do cho thuyền trưởng Zhan của Tokyo với mục đích giảm bớt cơn khủng hoảng ngoại giao – được đưa ra ngay sau khi bốn người Nhật bị bắt giữ tại Trung Quốc với cáo buộc là xâm nhập vào khu vực quân sự, một hành động được nhiều người xem là ăn miếng trả miếng. Mặc dù đảng Dân chủ cầm quyền của Nhật phải đối diện với sự chỉ trích từ giới cứng rắn là đã đầu hàng trước chiến thuật mạnh mẽ của Trung Quốc, đa số người Nhật hiểu rằng quan hệ kinh tế quá chặt chẽ của cả hai quốc gia không thể bị chuyển hướng bởi một chiếc tàu đánh cá đơn lẻ. Nhưng sau khi viên thuyền trưởng được trả tự do, Trung Quốc đã cho thấy họ có ít dấu hiệu giảm bớt căng thẳng. Tờ báo nhà nước Trung Hoa Nhật Báo đã bình luận rằng sự kiện này đã “gây ra tổn hại không thể hàn gắn được đối với quan hệ song phương.” Bắc Kinh đã đòi hỏi Tokyo phải xin lỗi và bồi thường. Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã đáp trả một cách xem thường, nói rằng, “Chúng tôi chắc chắn không có ý định trả lời đến [những đòi hỏi như thế].” Một ngày sau, Tokyo đề nghị Bắc Kinh nên bồi thường cho những thiệt hại đối với các tàu tuần duyên Nhật do chiếc tàu đánh cá đụng phải.

Nhưng dòng triều đang thay đổi

Nhật đánh giá quá trình phát triển lâu dài của mình là nhờ vào cam kết hoà bình sau khi những thất bại thảm hại của họ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, trong khi Trung Quốc liên hệ quĩ đạo bùng nổ kinh tế gần đây của mình với chủ thuyết “phát triển hoà bình.” Nhưng trong khi cả hai quốc gia đều dùng đến từ hoà bình hoặc những từ ngữ đồng nghĩa khi nào họ có thể, cả Trung Quốc và Nhật Bản đã khoá chặt nhau trong cuộc chiến về ngôn từ, làm nhiều người tự hỏi việc gì sẽ xảy ra tiếp.

Những va chạm ngày càng tăng phản ánh sự thay đổi về động cơ quyền lực trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mùa hè năm nay, nếu những con số chính thức của Bắc Kinh có thể tin cậy được, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, vốn bị khủng hoảng triền miên, để trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới. Giờ đây, một Trung Quốc đói khát nguyên liệu cũng đang phô trương cơ bắp địa chính trị của mình. Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku có thể chỉ là những mõm đá không người ở, nhưng được xem là được bao vây bởi những mỏ khí đốt khổng lồ dưới đáy biển; không phải tình cờ mà vào tháng Tám Bắc Kinh đã tuyên tố rằng họ đã đưa một chiếc tàu ngầm xuống hai dặm sâu bên dưới vùng biển Nam Hải để cắm một lá cờ Trung Quốc trên đáy biển. Việc Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền của hầu như toàn bộ khu vực biểnn Nam Hải đã làm những quốc gia châu Á khác nổi giận, họ tin rằng họ có quyền sở hữu ít nhất là một phần của vùng nước khổng lồ này. Khu vực được tranh chấp nhiều nhất là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gồm những mõm đá san hô rải rác trong hầu hết vùng biển Nam Hải, một phần trong chúng được sáu chính phủ xác nhận chủ quyền và nằm chìm dưới nước – điều không có gì ngạc nhiên – được cho là có những nguồn dầu hoả và khí đốt quan trọng chưa được khai thác. Ngay cả khi Trung Quốc than phiền về sự đối xử của lực lượng Nhật đối với chiếc thuyền đánh cá và các thuyền viên của mình, các quan chức Việt Nam cũng đã lặng lẽ than phiền rằng các tàu hải quân Trung Quốc thưòong xuyên bắt giữ ngư dân Việt Nam đi vào vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là của mình.

Quốc gia đang cố gắng hết mình để giữ hoà bình trong khu vực đầy rạn nứt này cũng là quốc gia không đòi hỏi bất cứ lãnh thổ nào ở đây: Hoa Kỳ. Theo thoả thuận liên minh an ninh lâu dài, Washington cam kết sẽ đưa quân đội Hoa Kỳ đến để bảo vệ các đồng minh châu Á nếu bất cứ một quốc gia hiếu chiến – được hiểu ngầm là Trung Quốc – muốn tấn công. Vào cuối tháng Chín, cùng thời điểm Thủ tướng Ôn Gia Bảo từ chối gặp gỡ đối tác của mình tại New York vì sự kiện tranh chấp về hòn đảo, Bộ trưởng Ngoại Giao Nhật Seiji Maehara nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nói với ông rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku nằm trong Điều khoản số 5 của hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, trong đó tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ những lãnh thổ dưới quyền quản lý của Nhật nếu chúng bị tấn công.

Thật khó mà tin rằng Hoa Kỳ sẽ thực sự nghĩ đến một cuộc chiến tranh với Trung Quốc vì một vài ghềnh đá rải rác trên vùng biển Đông Hải. Tuy nhiên, sự bảo đảm của Washington đã được đón chào tại một quốc gia vốn ngày càng trở nên lo lắng hơn về việc bị che phủ bởi người láng giềng khổng lồ. Không chỉ Nhật Bản mới cảm thấy như thế. Với sự thống trị về kinh tế và chính trị của Trung Quốc ngày càng bành trướng thêm ở châu Á trong khi Washington đang bị phân tâm vì những cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, những quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác đã hối thúc Hoa Kỳ nên chỉnh hướng chính sách đối ngoại của mình trong khu vực. “Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Á và sẽ cạnh tranh ảnh hưởng với Hoa Kỳ ở châu Á,” Niu Jun, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh nói. “Sự cạnh tranh này sẽ tốt hay xấu đối với châu Á, chúng ta sẽ đợi tương lai trả lời.”

Hoa Kỳ đã lưu ý. Trong một nhận định thẳng thắn đầu năm nay, Đô đốc Robert Willard, người đứng đầu bộ Tư lệnh khu vực Thái Bình Dương, đã nói với Uỷ ban Quân sự Hạ viện rằng việc hiện đại hoá quân đội nhanh chóng của Trung Quốc – được thấy qua tỉ lệ tăng trưởng ngân sách quân sự lên con số hàng chục trong thập niên vừa qua – cho thấy “nó được thiết kế để thách thức quyền tự do hoạt động của Hoa Kỳ trong khu vực hoặc biểu hiện sự hung hãn hoặc ép buộc đối với các nước láng giềng, bao gồm cả những đồng minh ký hiệp ước lẫn những đối tác của Hoa Kỳ.” Để đối phó với Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama, người đã trải qua tuổi thơ của mình tại châu Á, đã liên tục củng cố quan hệ của Hoa Kỳ với các đối tác châu Á. Ngày 24 tháng Chín, Obama đã tổ chức một cuộc hội thảo với các lãnh đạo của 10 quốc gia thuộc ASEAN, bao gồm những người bạn cốt yếu của Hoa Kỳ như Singapore và Thái Lan. Obama đã cam kết: “Trong cương vị Tổng thống, tôi đã cho thấy rất rõ ràng rằng Hoa Kỳ chủ tâm đóng vai trò lãnh đạo tại châu Á.”

Trò chơi tại sân nhà

Có lý do để tin rằng ông thực lòng trong lời nói của mình. Ví dụ như quan hệ song phương với Việt Nam đã bùng nổ đến điểm mà hai nước đã thực hiện những cuộc tập trận chung tại biển Nam Hải vào tháng Tám. Điều này làm Trung Quốc bực bội không kém những cuộc tập trận hải quân mới đây giữa quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn trên vùng biển Hoàng Hải, giáp ranh với bờ biển Trung Quốc. Cùng với những thành viên khác của ASEAN đang tranh chấp với Trung Quốc trong các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam đã vui mừng khi Bộ trưởng Clinton tuyên bố hôm tháng Bảy rằng các giải pháp hoà bình đối với tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Nam Hải là một “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng rất ghét điều này. “Có một quan điểm trong một số người Trung Quốc rằng Hoa Kỳ muốn làm suy yếu Trung Quốc và đang dùng những quốc gia khác để kềm chế Trung Quốc,” Shen Dingli, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Phục Đán ở Thượng Hải nói.

Đương nhiên, chính sách ngoại giao thường liên quan nhiều đến thời sự trong nước cũng như quốc tế. Thật dễ hiểu khi Obama cứng rắn với Trung Quốc khi tình nghi về việc Trung Quốc lũng đoạn đồng tiền của mình đang được đổ cho hiện tượng suy giảm việc làm tại Hoa Kỳ. Tương tự, Thủ tướng Nhật Kan, người vừa sống sót qua một thách thức đối với vị trí lãnh đạo ngay trong đảng của mình, có thể đã dùng vị thế cứng rắn trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku để không chỉ xoa dịu công chúng vốn ngày càng lo ngại về Bắc Kinh mà còn để củng cố vị trí chính trị đang bấp bênh của mình.

Mặc dù khó để hiểu được – dù giới lãnh đạo Trung Quốc không bị trói buộc bởi thùng phiếu – tính cấp bách trong nước tương tự cũng có thể đã xảy ra với Bắc Kinh. Tâm lý chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên ở Trung Quốc, điều này rõ ràng đã khiến cho những người lãnh đạo cảm thấy họ cần phải ăn to nói lớn trong bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào liên quan đến quốc gia vốn là thủ phạm của cuộc chiếm đóng tàn bạo trong thời kỳ 1931-45 trên hầu hết cả nước. Các ngư dân ở Gangfu nên làm quen với những cơn sóng dữ là vừa.

@X-Cafe

—————————————————————————————————————————————————-

Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc dưới góc nhìn từ hai ký giả người Âu

Văn Ngọc

Trong khi dư luận quần chúng, cùng các kênh thông tin và truyền thông ở phương Tây lại không ngớt lời ca ngợi những cái hay, cái giỏi của đất nước này về mọi mặt thì hai tác giả Pierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc.

Người ta có thể nghĩ rằng, trước hết hai tác giả này muốn nói lên một sự thật, một thực tế, mà trong nhiều năm ở phương Tây, báo chí, cùng các cơ quan truyền thông và một số người có chức quyền vẫn cố tình che giấu, hoặc tô hồng, vì dẫu sao, người ta cũng cần cái thị trường khổng lồ này trong một nền kinh tế toàn cầu hoá.

Cũng có thể, do một bản năng tự nhiên, hay một tinh thần dân tộc chủ nghĩa nào đó, các tác giả muốn vạch ra những yếu kém của mô hình phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc, để cảnh báo các xã hội phương Tây.

Cũng có thể, họ còn có một tầm nhìn rộng hơn nữa, một tầm nhìn có tính chấtchiến lược, ở qui mô toàn cầu.

Nhưng cũng có thể, đó chỉ là do một sự thôi thúc nội tâm có tính chất đạo lý, vìsự thật, vì hạnh phúc của con người, và tương lai chung của cả loài người?

Tác phẩm được viết như một thiên phóng sự, một nhân chứng. Nó không chỉ nêu lên những hoàn cảnh cụ thể, có thật, nói lên những điều mà những con số thống kê không thể nói lên hết được, mà còn truyền được tới người đọc một dòng suy nghĩ, một nỗi lo âu, một lời cảnh báo.

clip_image003

1/ Nạn thất nghiệp ở thành thị

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, với những bước đầu của quá trình toàn cầu hoá, hàng loạt các xí nghiệp quốc doanh TQ bị dẹp bỏ, nhường chỗ cho các xí nghiệp tư nhân. Hàng triệu công nhân bị sa thải. Năm 1998, chỉ riêng trong khâu dệt may, có 660.000 người bị rơi vào hoàn cảnh này; trong lãnh vực dầu khí, 1 triệu người. Các nhà máy cũ nhường chỗ cho các nhà máy mới do nước ngoài đầu tư xây dựng. Công nhân quá 35 tuổi không được nhận vào xưởng làm việc nữa. Một ngày công không phải là 8, 9 giờ, mà là 11, 12 giờ. Công nhân bị sa thải được gọi là xiagang (“hạ cương”, từ được tạo ra để làm nhẹ bớt cái ý bị đuổi việc – cương đây là cương vị).

Chủ trương dẹp bỏ các xí nghiệp quốc doanh thực ra đã bắt đầu được thực hiện ngay từ những năm 80 và do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý. Sự kiện này diễn ra cùng một lúc với việc Đặng Tiểu Bình cho thực hiện chính sách phân quyền về các địa phương. Cũng là một công đôi việc, tránh cho Trung ương khỏi mang tiếng! Nhưng cũng từ đó, nạn tham nhũng lan tràn về các địa phương.

Theo một cuộc điều tra gần đây của Nhà nước, thu nhập bình quân của những người giàu có nhất ở thành thị, lớn hơn gấp 12 lần thu nhập của những người nghèo; 10% nhà có của ở thành thị, chiếm 45% tổng số tài sản, trong khi 10% những người nghèo nhất chỉ chiếm có 1,4% số tài sản này.

Ở các thành phố lớn vùng đông-bắc, nạn thất nghiệp chiếm từ 20 % tới 30% dân số. Ở Phong Đô, một thành phố mới được xây dựng lại một cách rất hoành tráng ở bờ nam sông Dương Tử, gần đập thuỷ điện Tam Hiệp, tỷ lệ này lên tới 60, 70%, vì trên thực tế, đây là một thành phố chết, hoàn toàn thiếu vắng mọi hoạt động kinh tế.

50 năm sau “Bước nhảy vọt” (1958) – một sai lầm về đường lối công nghiệp hoá, đã khiến hàng mấy chục triệu nông dân bị chết oan (nạn đói những năm 1959-1961) – các nhà lãnh đạo địa phương Trung Quốc vẫn còn nghĩ rằng, chỉ cần hô hào, động viên bằng lời nói, là có ngay những người hăng hái đầu tư.

Điều nghịch lý, là một đất nước có nhiều người thất nghiệp nhất, lại là nơi có nhiều khách nước ngoài đầu tư nhất, và cũng là nơi mà các doanh nghiệp phương Tây chịu di dời cơ sở sản xuất của họ đến nhất. Lý do đơn giản, là vì ở đây họ tìm được nhân công rẻ nhất [Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc (0,6USD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17USD), và gấp 40 lần một người thợ Đức (24USD)] !

Vấn đề thất nghiệp được tóm gọn lại trong một phương trình đơn giản: năm 2004, số người thất nghiệp là 14 triệu, thêm vào đó là 10 triệu người từ nông thôn đổ ra thành thị kiếm sống hàng năm (năm 2005, con số này lên đến 13 triệu người). Để đáp ứng nhu cầu, phải cung cấp 24 triệu công ăn việc làm cho những người này, điều mà cho đến nay các giới hữu trách mới chỉ bảo đảm được có một phần ba mà thôi.

Điều nghịch lý, là một đất nước có nhiều người thất nghiệp nhất, lại là nơi có nhiều khách nước ngoài đầu tư nhất, và cũng là nơi mà các doanh nghiệp phương tây chịu di dời cơ sở sản xuất của họ đến nhất. Lý do đơn giản, là vì ở đây họ tìm được nhân công rẻ nhất [Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc (0,6U SD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17USD), và gấp 40 lần một người thợ Đức (24USD)] !

2/  Nạn thất nghiệp ở nông thôn (mingong = “dân công, từ mới để chỉ những người thất nghiệp từ nông thôn đổ lên thành thị kiếm sống, và thường tụ tập ở các chợ lao động (“chợ người”), hay ngay trên hè phố – từ này khác với từ dân công trong tiếng Việt, được dùng trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam):

Hiện nay, Trung Quốc có dân số trên 1,3 tỷ người, mà hai phần ba là nông dân, tức là số nông dân có tới 900 triệu người, trong số đó 600 triệu sống bằng nghề trồng trọt, trên những mảnh ruộng nhỏ li ti.

Năm 1978, Trung Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông phẩm ra chợ bán tự do. Ngay từ năm 1980, đời sống của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990, không thấy người ta bàn bạc, đả động gì đến nông thôn nữa, mà chỉ chú trọng đến sự phát triển của các đô thị, của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và đương nhiên là đến quá trình toàn cầu hoá.

clip_image005Năm 2004, người ta được thống kê cho biết rằng số dân nghèo đến mức tối đa (tính theo tiêu chuẩn: dưới 75USD/người/năm), lần đầu tiên đã tăng lên sau 25 năm, và đa số những người này là nông dân.

Một vài thí dụ cho thấy sự nghèo khổ tột cùng của họ. Một cậu học sinh trung học ở một huyện lị kia, vì không có tiền để trả tiền học, đã lao mình xuống gầm xe lửa tự tử. Trước đó một hôm, ông đốc trường đã không cho phép cậu thi lên lớp, và bảo rằng: “Không có tiền, không được học”.

Vào mùa xuân năm 2005, đã nổ ra những vụ tranh giành đất đai giữa nông dân và các quan chức địa phương, cũng như đã có những cuộc biểu tình của nông dân chống việc các nhà hữu trách đã để cho các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường của mình.

Như vậy, là sau một thời gian ngắn ngủi, làm ăn bắt đầu khấm khá trở lại vào những năm 80, tình hình nông thôn lại một lần nữa xuống cấp: thuế má ngày càng nhiều, chi phí sản xuất tăng, học phí cho con cái tăng, các dịch vụ y tế thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp tràn lan.

Nếu kể cả những dịch vụ mà người dân đô thị còn được hưởng thêm, thì thu nhập của người dân đô thị bằng sáu lần thu nhập của người dân nông thôn. Khoảng hơn 10% nông dân sống với non 625 nhân dân tệ mỗi năm (62Euro/năm). Mức sống này còn kém hơn cả mức sống bần cùng nhất, theo tiêu chuẩn quốc tế. 11% dân số Trung Quốc thiếu ăn, trong số đó đa số là nông dân.

Hố sâu giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn. Nếu kể cả những dịch vụ mà người dân đô thị còn được hưởng thêm, thì thu nhập của người dân đô thị bằng sáu lần thu nhập của người dân nông thôn. Khoảng hơn 10% nông dân sống với non 625 nhân dân tệ mỗi năm (62Euro/năm). Mức sống này còn kém hơn cả mức sống bần cùng nhất, theo tiêu chuẩn quốc tế. 11% dân số Trung Quốc thiếu ăn, trong số đó đa số là nông dân.

Nếu tính theo tiêu chuẩn đầu người, mỗi nông dân phải có được 0,66 ha đất nông nghiệp mới có thể làm ăn sinh sống được ở nông thôn. Con tính đơn giản này cho thấy nông thôn Trung Quốc thừa 170 triệu người. Thừa người ở nông thôn, thì người ta chỉ còn cách kéo nhau lên thành thị làm dân công.

Dân công không phải là một người vừa là nông dân, vừa là công nhân. Họ không là gì cụ thể cả. Họ không phải là nông dân, mà cũng không phải là công nhân. Họ làm công nhật,  không có hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội, hôm trước hôm sau có thể bị đuổi, mà không kêu ca được với ai. Họ bị cấm không được phép làm một số nghề (danh sách các nghề bị cấm năm 1996, tại Bắc Kinh, là 15 nghề, đến năm 2000 con số này lên tới hơn 100). Một ngày lao động của họ có khi là 10, 12 tiếng, có khi là 15 tiếng. Họ không có quyền hưởng luật lao động. Một dân công muốn có được một chỗ làm việc, phải « mua » các giấy tờ, thủ tục hành chính, với giá 640 nhân dân tệ, bằng 2 tháng lương. Chế độ « hộ khẩu » được áp dụng chặt chẽ đối với họ.

Mặc dầu vậy, với giá nhân công rẻ mạt, họ đã « được » khai thác có hiệu quả trong các ngành công nghệ xuất khẩu, nơi mà TQ phá kỷ lục về giá thành sản phẩm.

Dân công  là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Một cặp vợ chồng dân công, lương tháng mỗi người khoảng 800 nhân dân tệ (80Eu ro), phải trả mỗi tam cá nguyệt 400 nhân dân tệ (40Euro) cho trường học của đứa con, nhiều hơn cả những người dân thành phố cư ngụ tại chỗ.

Dân công  là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Một cặp vợ chồng dân công, lương tháng mỗi người khoảng 800nhân dân tệ (80Euro), phải trả mỗi tam cá nguyệt 400 nhân dân tệ (40Euro) cho trường học của đứa con, nhiều hơn cả những người dân thành phố cư ngụ tại chỗ.

Nhà nước TQ dự kiến, trong vòng 20 năm,  giảm số nông dân xuống chỉ còn 30% số người lao động của cả nước. Dự kiến này xem ra không thực tế lắm, vì nếu như vậy thì phải chấp nhận hàng năm sẽ có tới 26 triệu nông dân kéo nhau lên thành thị sinh sống, trong khi lúc này chỉ có từ 10 đến 13 triệu. Dẫu sao, dòng thác dân công – mà người ta ước lượng khoảng từ 150 đến 200 triệu – vẫn sẽ đổ vào các thành thị, và giá nhân công nhờ đó sẽ giữ được ngày một rẻ.

Không những nông thôn thiếu đất trồng trọt, mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại bởi những xí nghiệp, nhà máy, được di dời về đây. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. 190 triệu nông dân sống trong một môi trường không lành mạnh, nước sông, nước hồ phần lớn đều bị ô nhiễm.

3/ Số phận của những người nữ dân công

clip_image007

Ở Trung Quốc, những nơi phải sắp xếp, tổ chức lại các xí nghiệp quốc doanh bị dẹp bỏ, phụ nữ là những người đầu tiên bị sa thải hoặc di chuyển. Trong các ngành kỹ nghệ, điều kiện làm việc của những người nữ dân công còn tồi tệ hơn là của nam dân công nhiều. Không lấy gì làm lạ, là sau một thời gian, một số không nhỏ các nữ dân công đã phải bỏ đi làm gái điếm.

Hiện tượng mãi dâm của các cô gái từ nông thôn lên thành thị, từ hơn 20 năm nay, đã trở nên một hiện tượng bình thường dưới mắt mọi người. Phần lớn các cô này đều đã trải qua một thời kỳ làm dân công. Quan hệ tình dục đã trở thành hàng hoá trao đổi, hoàn toàn phù hợp với tâm thức coi đồng tiền là quyền lực tối cao, coi cuộc đời là tiêu xài, hưởng thụ, con người là hoàn toàn vô trách nhiệm đối với xã hội.

Nhiều người – trong đó có những khách du lịch rất nhiệt tình và hồ hởi – khi được viếng thăm các thành phố Trung Quốc, theo các tuyến “tua”, cứ ngỡ rằng những biến đổi về mặt xã hội ở những nơi này cũng là những biến đổi chung cho cả đất nước Trung Hoa. Thật ra, không phải thế. Đó chỉ là cái mặt tiền.

Cuộc sống ở đô thị có thay đổi thật, người phụ nữ có được nhiều điều kiện thuận lợi hơn để học hành và làm việc, nhưng Trung Quốc chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp. Ở những vùng trung tâm, như Hồ Nam, An Huy, v.v., nông thôn vẫn không mấy thay đổi. Vẫn những cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn, cô dâu về nhà chồng rồi, liền bị cắt đứt liên hệ với gia đình nhà mình. Vẫn những vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em giữa vùng này và vùng khác. Vẫn cái truyền thống “trọng con trai, khinh con gái”. Chính sách giới hạn “một con” của Nhà nước, khiến cho các cặp vợ chồng phải chọn lựa. Trên 7 triệu trường hợp phá thai mỗi năm, 70% là thai con gái. Vai trò của người mẹ, người vợ, trong nhiều gia đình nông dân đôi khi chỉ dừng lại ở vai trò của người hầu, người ở. Từ những năm 80, sau khi chế độ hợp tác xã bị dẹp bỏ, trở lại phương thức canh tác kiểu gia đình, vai trò của người phụ nữ lại càng bị chèn ép. Bắt đầu từ năm 1990, sự xuống cấp của các khâu giáo dục và y tế ở nông thôn càng làm cho họ bị thiệt thòi. Do sự phân biệt chọn lựa vì quyền lợi kinh tế giữa con trai và con gái, tỷ lệ thất học về phía nữ là 23% năm 1997 (49% năm 1982); về phía nam là 9% (21% năm 1982).

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với nông thôn, cộng với các hủ tục còn tồn tại ở đây đối với người phụ nữ, khiến cho họ lâm vào một hoàn cảnh tuyệt vọng. Hiện nay, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Trung Hoa thuộc vào hàng cao nhất thế giới.

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với nông thôn, cộng với các hủ tục còn tồn tại ở đây đối với người phụ nữ, khiến cho họ lâm vào một hoàn cảnh tuyệt vọng. Hiện nay, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Trung Hoa thuộc vào hàng cao nhất thế giới.

4/ Giáo dục bị “hy sinh” cho kinh tế

Ở thời đại ngày nay, biết đọc, biết viết không đủ, còn phải biết đôi chút khái niệm khoa học kỹ thuật, phải biết sinh ngữ, để có thể tiếp thu được những công nghệ nhập từ nước ngoài, v.v. Trên thực tế, nhà nước Trung Quốc đã không thực sự quan tâm đến vấn đề này. Năm 2003, ngân quỹ dành cho giáo dục chỉ chiếm có 3,8% tổng sản lượng công nghiệp.

Ngay từ 1999, tại một Hội nghị của Bộ Giáo dục, một chủ trương đă được đề ra, là khuyến khích các gia đình tăng thêm ngân quỹ cho việc giáo dục con cái. Ý đồ là đi đến việc tư lập hoá các trường học. Ở các vùng nông thôn nghèo, các khoản chi phí cho việc học của con cái đối với các bậc cha mẹ lại càng lớn. Cũng bởi vì chỉ có 23% ngân sách giáo dục của nhà nước dành cho nông thôn, nơi có 2/3 dân số của cả nước, cho nên gánh nặng về mặt tài chính đổ cả lên đầu các bậc cha mẹ, mà đại bộ phận là nông dân nghèo khổ.

Chỉ có 23% ngân sách giáo dục của Nhà nước dành cho nông thôn, nơi có 2/3 dân số của cả nước, cho nên gánh nặng về mặt tài chính đổ cả lên đầu các bậc cha mẹ, mà đại bộ phận là nông dân nghèo khổ.

Trong một công trình nghiên cứu về gia đình người nông dân, Isabelle Attané, thuộc Trung tâm nghiên cứu dân số,  viết: “Trong một hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế nhiều hơn là nhu cầu xã hội, thì những người dân nghèo khổ nhất, những người không được hưởng thụ những thành quả của sự phát triển, phải trả giá đắt nhất”.

Chính sách của Nhà nước về giáo dục như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách về trình độ văn hoá ngày càng xa giữa thành thị và nông thôn (mức sống ở thành thị hiện nay cao gấp 6 lần mức sống ở nông thôn), cũng như giữa con trai và con gái (nạn thất học chiếm 6,6% giới trẻ ở nông thôn, trong đó có 3,6% là con trai, 10% là con gái).

Điều đáng lo ngại nhất, là giáo dục vốn được coi là một công cụ có khả năng đưa tầng lớp nông dân thoát khỏi nạn nghèo đói, thì nay lại không tới được với họ nữa. Theo Philippe Cohen và Luc Richard, họ vẫn chỉ là một kho dự trữ nhân công rẻ tiền – một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu hoá.

5/ Khó khăn trong việc áp dụng luật pháp

clip_image009Điều mà các nhà lãnh đạo TQ phải lo thực hiện trước tiên, là làm sao áp dụng được luật pháp, nói chung, trên đất nước mình ! Trong mọi lãnh vực, từ kinh tế, lao động, đến môi trường, có luật pháp là một chuyện (mặc dầu đôi khi luật pháp cũng còn rất mù mờ), nhưng áp dụng nó lại là một chuyện khác.

Chỉ cần lấy một thí dụ: công nghệ làm hàng lậu quy mô quốc tế, chẳng hạn. Người ta cho rằng hiện tượng này chỉ có thể xảy ra với sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của những quan chức địa phương mà thôi.

Các luật lao động thông thường cũng không áp dụng được giữa chủ và thợ, vì luôn luôn có sự can thiệp của chính quyền địa phương bênh vực quyền lợi của ngườI chủ, kẻ có tiền. Lương lậu của thợ thuyền, đặc biệt là của những người dân công, luôn luôn bị trả chậm.

Nhìn chung, ít nhất một nửa số nhân công làm việc trong các xí nghiệp ở quy mô quốc gia, không được hưởng luật pháp. Tại sao lại có tình trạng như vậy? Đơn giản chỉ vì, nếu tất cả các xí nghiệp áp dụng luật lao động, thì Trung Quốc sẽ mất đi con chủ bài (nhân công rẻ) để cạnh tranh trên thị trường.

Trong lãnh vực môi trường cũng vậy. Sự áp dụng khe khắt các luật lệ về môi trường sẽ động chạm đến các quyền lợi kinh tế. Do đó, luật pháp trong lãnh vực này cũng được để lỏng lẻo, và tuỳ ở các cơ quan hữu trách địa phương có muốn áp dụng hay không. Trường hợp ô nhiễm ở sông Hoài, vùng Hồ Nam, An Huy, là một thí dụ điển hình. Năm 1994, chính quyền Trung ương hạ lệnh làm sạch con sông này, vì cả một vùng dân cư gồm 160 triệu dân bị ô nhiễm. Trên giấy tờ, hàng nghìn xưởng máy bị đóng cửa, di chuyển, hoặc cải tạo theo đúng các tiêu chuẩn, quy phạm. 60 tỉ nhân dân tệ đã được chi ra cho công việc này, nhưng cho đến nay con sông Hoài vẫn bị ô nhiễm hơn bao giờ hết. Đối với chính quyền, thì vấn đề như vậy là đã giải quyết xong rồi: sổ tiền 60 tỉ nhân dân tệ (6 tỉ Euro) đã được chi ra, và vấn đề đã được xoá sổ.

***

Tác phẩm của Philippe Cohen và Luc Richard còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nữa, liên quan đến tác hại của mô hình phát triển của Trung Quốc lên nền kinh tế toàn cầu. Song vì giới hạn của bài viết, chúng tôi đã chỉ tập trung trình bày những nhân chứng và nhận xét của các tác giả trên những vấn đề mà chúng tôi cho là liên quan trực tiếp đến Việt Nam, để chúng ta cùng suy nghĩ.

V. N.

Nguồn: Tiasang

————————————————————————————————————————————————————————–

CẬP NHẬT TIN 7-10-2010

Trung Quốc chống lại áp lực nước ngoài về đồng nguyên

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo 

Hình: AP Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói rằng nếu kinh tế
Trung Quốc lâm vào một cuộc khủng hoảng thì đó không
phải là điều hay cho kinh tế thế giới

Trung Quốc đang chống lại áp lực từ các nhà lãnh đạo châu Âu đòi họ phải để cho đồng nguyên lên giá, cảnh báo rằng nếu tiền tệ của họ lên giá mạnh có thể gây tình trạng bất ổn cho quốc gia đông dân này.

Vào thứ Tư, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói trước một diễn đàn thương mại giữa Liên Hiệp châu Âu và Trung Quốc rằng nếu như kinh tế Trung Quốc lâm vào một cuộc khủng hoảng “thì đó không phải là điều hay cho nền kinh tế thế giới.”

Giới lãnh đạo châu Âu và Hoa Kỳ, lo ngại đồng nguyên bị giữ giá ở mức thấp sẽ làm giảm mức xuất khẩu của họ sang Trung Quốc, trong khi lại đẩy mức nhập khẩu của họ lên cao, đã hối thúc Trung Quốc nâng đáng kể giá chỉ tệ của nước này.

Về phần Trung Quốc, nước này nói rằng vấn đề mất quân bình trong cán cân mậu dịch phần lớn là do cấu trúc của nền kinh tế của các quốc gia đó chứ không liên hệ nhiều đến hối suất đồng nguyên.

Các cuộc thảo luận về kinh tế hôm thứ Tư phản ánh cảm nghĩ bất ổn về “các cuộc chiến tranh tiền tệ”, trong đó các quốc gia công nghiệp lớn đánh sụt giá hối suất để cho hàng xuất khẩu của họ hấp dẫn hơn. ( VOA )

————————————————————————————————————————————————————————————————–

Những điều chưa biết về ‘ông chủ’ của Facebook

Theo báo cáo của Forbes, tài sản của Zuckerberg tăng từ 4,9 tỷ USD lên 9 tỷ USD chỉ trong nửa năm, giúp anh trở thành người giàu thứ 35 trong 400 người giàu nhất nước Mỹ.
Facebook là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất hiện nay với số người dùng ước tính khoảng nửa tỷ người. Bộ phim về cuộc sống thực của Zuckerberg mang tên The Social Network (mạng xã hội) sẽ công chiếu vào đầu tháng 10/2010. Sau đây là những điều chưa biết về ông chủ Facebook:

Zuckerberg ngoài đời thường

Mục đích của Zuckerberg khi sáng lập ra Facebook chính là muốn mang tới một thế giới mở và tốt đẹp cho mọi người, nơi mà họ có thể chia sẻ mọi thứ với những người bạn trên toàn thế giới.

Dù thế nhưng Zuckerberg ngoài đời thường có tính cách hoàn toàn trái ngược với mục đích của anh khi tạo ra Facebook. Tờ The New Yorker đã viết, CEO của dịch vụ mạng xã hội lớn nhất thế giới khá nhút nhát và sống khép kín. “Anh ấy không thích các cuộc trò chuyện với báo giới và nếu có thì thường rất ít, anh ấy cũng cố gắng tránh những lần xuất hiện trước công chúng”. Tờ New York Times cho biết.

Sở thích của Zuckerberg

Những sở thích cá nhân mà Zuckerberg liệt kê trên tài khoản Facebook của mình thường rất kỳ quái và khác người. Anh thích sự đơn giản, luôn từ chối các lời đề nghị, thích làm một cái gì đó rồi phá nó đi, thích sự cởi mở, thẳng thắn và chân thật. Đặc biệt, Zuckerberg thích trường phái cổ điển.

Zuckerberg sinh ra và lớn lên tại vùng Dobbs Ferry thuộc New York, sau đó tốt nghiệp cấp 3 tại trường Philips Exeter Academy. Tại đây, anh học tiếng Latin và trở thành người yêu trường phái cổ điển. Sau đó Zuckerberg theo học chuyên ngành khoa học máy tính tại ĐH Harvard. Zuckerberg còn viết cả những trò chơi với phong cách cổ điển.

Những tên gọi khác của Zuckerberg

Bạn bè cũng như đồng nghiệp hay gọi anh với cái tên thân mật và ngắn gọn là Zuck.

Đó là cách gọi của bạn bè còn với những người trong gia đình thì lại khác, tờ Wall Street Journal cho rằng mẹ anh ta gọi anh với cái tên là “Princely” khi còn trẻ. Còn tại Harvard, bạn bè thường gọi là “Slayer”.

Facebook có màu chủ đạo là xanh dương

Từ thiết kế logo cho tới giao diện chính của trang Facebook.com đều là màu xanh dương khá đơn điệu. Nguyên nhân là Zuckerberg mù màu đỏ – xanh lá, vì vậy màu sắc mà anh nhìn tốt nhất là màu xanh dương.

Tiền không quan trọng với Zuckerberg

Dù vượt qua cả Steve Jobs của Apple về tổng giá trị tài sản nhưng Zuckerberg chia sẻ, anh không quan tâm nhiều lắm tới tiền. Bằng chứng là khi được hỏi mua Facebook với giá 1 tỷ USD, anh này đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị. Có thể anh ta chờ một cái giá hấp dẫn hơn vì hiểu rõ giá trị của sản phẩm do mình tạo ra. Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao lại không bán Facebook với giá khổng lồ đó, Zuckerberg cho rằng Facebook không dành để bán, Facebook như là một đứa con của tôi, tôi muốn được tiếp tục “chăm sóc” và “nuôi dưỡng” nó trưởng thành.

Hải Ninh (theo CNN)
————————————————————————————————————————————————————————-

Nghe chàng Tây hát “Cô hàng nước” cực chuẩn

Cư dân mạng đang xôn xao trước clip “Cô hàng nước” của anh chàng có nick vsingleton trên Youtube. Anh bạn có khuôn mặt bầu bĩnh này sử dụng cây đàn Ukulele một cách khá thuần thục và biểu diễn bài hát “Cô hàng nước” bằng tiếng Việt rất nhuyễn.

Trong bài hát của tác giả Vũ Minh, dù có một số từ anh phát âm chưa chuẩn lắm nhưng để thuộc một bài hát dài và có giai điệu đậm chất quan họ như “Cô hàng nước” quả là một điều không dễ với người nước ngoài.

Điều đặc biệt trong clip này là anh thể hiện ca khúc một cách tự nhiên , tự đệm đàn cây đàn và thu âm bằng thiết bị kết nối với máy tính.

Clip của anh đã nhận được  tán thưởng của người nghe: “Quá là dễ thương”, hay “Giọng quá chuẩn luôn, không xem clip mà chỉ nghe thì cứ ngỡ anh là người Việt”. Có bạn còn khẳng định “Đúng giọng Sài Gòn luôn!”

Nhiều người đã đặt câu hỏi: “Cái anh chàng này là ai vậy, hát dễ thương quá đi”. Mặc dù cho tới giờ danh tính của anh chàng có nick là vsingleton này vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng giọng hát của anh thì đã vươn xa.

Thuận Phong (TPO )

————————————————————————————————————————————————————————

 

Nhật Bản: Thiệt hại 23 tỉ USD vì nạn tự tử

Các vụ tự tử không chỉ là những bi kịch gia đình, mà còn để lại cho Nhật Bản  những hậu quả kinh tế khá nghiêm trọng. Năm 2009, nạn tự tử đã gây thiệt hại cho xã hội Nhật hơn 23 tỉ USD.

Cảnh một nhóm bạn sắp sửa tạo ra cú nhảy
lịch sử trong phim CLB tự sát của Nhật. 

Theo các tính toán của Chính phủ nước này, năm 2009 có 32.845 vụ tự tử, gây tổn thất 1.900 tỉ yen, tức hơn 23 tỉ USD, chủ yếu là vì mất mát về người dẫn đến giảm sút về mặt tiêu dùng, trong khi làm tăng trợ cấp.

Thiệt hại kinh tế lớn

Vẫn theo các số liệu mà bộ trưởng Y tế Nhật Akira Nagatsuma công bố, tổn thất sẽ lên đến khoảng 32,6 tỉ USD nếu tính cả thời gian ngưng làm việc sau khi tự tử và chi phí y tế do suy nhược tâm thần gây ra.

Được thực hiện lần đầu tiên, nghiên cứu của bộ Y tế Nhật mô phỏng nghiên cứu của Anh được tiến hành năm 1998 và đã đưa ra nhận xét làm dư luận sửng sốt: kinh tế Anh bị thiệt hại đến khoảng 56 tỉ USD vì các vấn đề gắn liền với suy nhược tâm thần. Kết luận này khiến nhà cầm quyền Anh đưa ra một số biện pháp cho phép người Anh có điều kiện tiếp cận các dịch vụ liệu pháp tâm lý. Kết quả là tỷ lệ tự tử ở Anh đã giảm từ 9,2 xuống còn 7,8 trên 100.000 người vào mười năm sau.

Ở Nhật tỷ lệ tự tử hiện nay là 26/100.000 người, cao hơn ba lần so với Anh, nhưng vẫn thua xa Nga (2004: 34,3/100.000) và nhất là Lituania (2004: 38,6). Cũng như hầu hết các nước phương Tây, ở Nhật tỉ lệ nam tự tử cao gần gấp ba lần nữ, nhưng vẫn thua xa Littuania (gấp hơn năm lần: 68,1/100.000 so với 12,9/100.000). Trung Quốc là một trong các nước hiếm hoi mà nữ tự tử nhiều hơn nam, thường là để trả thù chồng hay gia đình chồng bạc đãi.

Truyền thống võ sĩ đạo

Điều tra nói trên ở Nhật liệu có gây được cùng tác dụng như ở Anh? Câu hỏi đó thực khó trả lời dù thủ tướng Nhật Naoto Kan cho rằng tấn công vào tự tử “có thể sẽ giúp cho việc xây dựng một xã hội ít đau khổ hơn”.

Tuy có vài sáng kiến nhằm phát hiện các suy nhược tâm thần và làm giảm số vụ tự tử, nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Năm 2000, Chính phủ Nhật đã cam kết làm giảm 20% số vụ tự tử từ đó cho đến năm 2010, bằng cách theo dõi tốt hơn sức khoẻ tâm thần của nhân viên các xí nghiệp. Một dịch vụ điện thoại được gọi là “Inochi no denwa” (điện thoại của sự sống) được lập ra vào năm 2001 nhưng nó đã không được tài trợ đủ để có thể vận hành tốt: kết quả là chỉ có khoảng 300 người tình nguyện, và chỉ xử lý được 27.000 lần gọi điện thoại mỗi năm. Năm 2009, Chính phủ Nhật hứa tài trợ thêm khoảng 192 triệu USD cho các biện pháp đề phòng tự tử với một mục tiêu mới: làm giảm số vụ tự tử xuống 23.000 vào năm 2016. Nhưng từ 12 năm nay, nó vẫn cao hơn 30.000!

Khó khăn lớn nhất trong việc đề phòng tự tử ở Nhật là hành động tự tử không bị đạo đức và tôn giáo cấm. Nó còn được không ít người Nhật nể trọng do tiếp thu quan niệm truyền thống xem tự tử (seppuku) như là một lối thoát trong danh dự khi phải đối diện với một số tình huống nhục nhã hay tuyệt vọng (như các cảnh mổ bụng tự sát – hara kiri – của các võ sĩ đạo trong các phim Nhật), họ xem đó như là một hành động dũng cảm. Như ta biết, các tôn giáo độc thần như Ki tô giáo, Hồi giáo…, đều lên án tự tử vì xem nó như là hành động tội lỗi chống lại ý muốn của đấng sáng tạo.

Nhưng lý do chính của nạn tự tử là người Nhật gặp nhiều khó khăn khi muốn dùng các dịch vụ liệu pháp tâm lý. Không được bảo hiểm xã hội hoàn lại tiền, một lần khám bệnh ít nhất tốn đến gần 100 USD/giờ, quá đắt đối với phần lớn người bị suy nhược tâm thần mà đa số thường thất bại về nghề nghiệp trong một bối cảnh kinh tế suy thoái từ gần hai mươi năm nay: 60% người tự tử ở vào tình trạng thất nghiệp.

Theo một số chuyên gia, phí tổn mà nạn tự tử gây ra cho nền kinh tế Nhật có thể sẽ tiếp tục tăng. Trong năm 2008, 269 trường hợp tự tử đã được công nhận là do bệnh nghề nghiệp gây ra, trong khi trước đây các trường hợp đó hoàn toàn không được đền bù.

Nguyên Thanh (Le Monde)

@ sgtt

————————————————————————————————————————————————————————————————–