ĐỐ TÌM PHỐ CỔ THĂNG LONG – HÀ NỘI

ĐỐ TÌM PHỐ CỔ THĂNG LONG – HÀ NỘI

Phố gì vừa ấm vừa êm?

Phố gì mưa nắng chớ quên đội đầu?

Phố gì ai thích thì câu?

Phố gì không thể thiếu nhau mùa hè?

Phố gì báo chí cần ghê?

Phố gì lúc đói chẳng chê húp liền?

Phố gì dính đến là đen?

Phố gì lợi gió đẩy thuyền ra khơi?

Phố gì đâm bật máu tươi?

Phố gì làm bạn suốt đời với ngô?

Phố gì mà gột nên hồ?

Phố gì gồng gánh ô tô tránh lùi?

Phố gì chân cứ thích chui?

Phố gì bưng mặt thầy dùi đánh kêu?

Phố gì quây thóc che lều?

Phố gì mai táng thổi kêu to tè?

Phố gì cục gạch búa đe?

Phố gì đựng mắm ăn dè hàng năm?

Phố gì mua thắp sáng ngần?

Phố gì che thịt che thân dãi dầu?

Phố gì ăn ngọt nhớ lâu?

Phố gì cả nước Tây Tầu đúc chuông?

Phố gì mua thịt mua xương,

Kiểm tra chất lượng đo lường đúng sai?

Phố gì nghe gẩy sướng tai?

Phố gì nghe gáy ban mai sáng rồi?

Phố gì có nước vào sôi?

Phố gì ăn gắp như đôi vợ chồng?

Phố gì quả chín vàng cong?

Phố gì men trắng ăn xong rửa liền?

Phố gì bai có dấu huyền?

Phố gì thực phẩm ăn kiêng tuổi già?

Phố gì bằng cói vẽ hoa?

Phố gì nước đục đem pha trong liền?

Phố gì khi viết nắn gân?

Phố gì trang sức cho thân đẹp người?

Phố gì Tết đến thích chơi,

Phải trông thây nó mới thời có xuân?

Phố gì chải tóc phải cần?

Phố gì tiêm thuốc rít liền một hơi?

Phố gì mua đốt tiền toi?

Phố gì đựng chén để mời trên tay?

Phố gì người chết mua ngay?

Phố gì xoong thủng qua tay thợ hàn?

Phố gì mặc đẹp thời trang?

Phố gì bạn với cô hàng chả nem?

Phố gi che cửa kín thêm?

Phố gì ghép mảnh bạn bên tầu thuyền?

Phố gì tháng chín khó quên,

Như sâu trông sợ đắt tiền ăn hay?

Phố gì muối cá nấu ngay?

Phố gì đắp luỹ trồng cây mát làng?

Phố gì mua đựng gạo sang,

Chuột sa vào đó lại càng mê say?

Năm mươi hàng phố trên đây,

Yêu thơ mong hãy tiếp tay ghép vần.

Thăng Long – Hà Nội thêm xuân,

Khách đi du lịch xa gần nhớ thêm.

Mong người cả nước chớ quên!

@ Lucbat.com

————————————————————————————————————————————————————————

Cập nhật tin 1-10-2010

Nga sẽ xây khách sạn trên quỹ đạo

Trạm không gian quốc tế ISS.
Trạm không gian quốc tế ISS. Ảnh:russianspaceweb.com.

Một công ty của Nga hôm qua tuyên bố kế hoạch đưa khách sạn lên quỹ đạo trái đất trước năm 2016.

Công ty Orbital Technologies có trụ sở tại Matxcơva cho biết dự án này sẽ tốn hàng trăm triệu USD và họ đã tìm được các nhà đầu tư Nga và Mỹ.

Sergei Kostenko, giám đốc điều hành công ty, nói rằng các cá nhân, các nhóm nghiên cứu và các nhà thám hiểm muốn nghiên cứu ngoài trái đất sẽ là những khách đầu tiên của khách sạn. Công ty Các nhà thám hiểm không gian, đối tác lâu năm của Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga Roscosmos và chuyên chọn lựa du khách cho các tour thám hiểm vũ trụ, sẽ tham gia chọn khách hàng cho khách sạn có sức chứa 7 người này.

Cho đến nay, khách hàng của các tour du lịch vũ trụ chỉ gồm những doanh nhân siêu giàu và họ đi cùng các phi hành gia. Tuy nhiên, nếu dự án nói trên hoàn tất, thị trường du lịch không gian có thể sẽ phát triển nhanh chóng.

Kostenko khẳng định khách sạn này không cạnh tranh với trạm quốc tế ISS. “ISS được thiết kế để thực hiện các nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của chính phủ còn chúng tôi xây dựng một khách sạn trong không gian. Nó sẽ tiện nghi hơn nhiều và du khách có thể ngắm nhìn trái đất qua những ô cửa lớn”, ông nói. ( DatViet )

————————————————————————————————————————————————————————–

Bắc Triều Tiên đăng bức ảnh đầu tiên của con trai Kim Jong Il
Kim Jong Un tại Đại hội đảng Lao Động Triều Tiên, Bình Nhưõng, 28/09/2010. (Ảnh do KCNA công bố ngày 30/9/2010)

Kim Jong Un tại Đại hội đảng Lao Động Triều Tiên, Bình Nhưõng, 28/09/2010. (Ảnh do KCNA công bố ngày 30/9/2010)

Reuters

Ngày 30/9, hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA đã phát đi bức ảnh một nhóm các lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng, chụp vào đầu tuần sau hội nghị bất thường của Đảng Lao động. Trong số các nhân vật ở hàng đầu có lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il. Tờ Quang Minh Nhật Báo cho biết là trong nhóm lãnh đạo nói trên có Kim Jong Un, con trai và trên nguyên tắc sẽ là người kế nhiệm ông Kim Jong Il, nhưng lại không nói rõ là Kim Jong Un đứng ở đâu.

Các chuyên gia và một quan chức chính phủ Hàn Quốc thì xác định một thanh niên có đôi má phính, mặc bộ đồ kiểu Mao Trạch Đông màu sậm, ngồi cách Kim Jong Il hai chỗ phía bên phải, chính là Kim Jong Un, con trai ông.

Việc đăng bức ảnh này là dấu hiệu cho thấy tiến trình chuyển giao quyền hành đang được đẩy nhanh. Sau hội nghị đảng vừa qua, Kim Jong Un đã chính thức trở thành Ủy viên Ban chấp hành Trung ương và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Trước đó, mặc dù chỉ mới 27 tuổi, Kim Jong Un đã được phong tướng bốn sao.

Giáo sư Yang Moo Jin, thuộc trường Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên, giải thích với hãng tin AFP rằng, việc đăng bức hình nói trên tương đương với việc tuyên bố Kim Jong Un sẽ là người kế vị chức vụ lãnh đạo tối cao. Giáo sư Yang Moo Jin nhận xét là Kim Jong Un có những nét giống ông nội Kim Nhật Thành, nhưng người tròn và thấp giống như bố.

Theo các nhà phân tích, Bắc Triều Tiên có lẽ sẽ tìm cách làm dịu các căng thẳng với quốc tế để tránh ảnh hưởng đến việc chuyển giao quyền hành.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán quân sự đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên từ năm 2008 đã được mở ra hôm nay, nhưng đã không đạt được kết quả gì. Seoul đã một lần nữa đòi Bình Nhưỡng thừa nhận trách nhiệm và xin lỗi về vụ bắn chìm tàu Cheonan vào tháng ba vừa qua, khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng. Bắc Triều Tiên thì vẫn khẳng định không phải là tác giả vụ này.

Tuy có một số dấu hiệu thiện chí, hôm thứ tư vừa qua, Bình Nhưỡng lại lên giọng, tuyên bố sẽ « không bao giờ» từ bỏ kho vũ khí hạt nhân, thậm chí sẽ tăng cường kho vũ khí này, khi nào mà các hàng không mẫu hạm của Mỹ vẫn qua lại gần bờ biển của miền Bắc.(DatViet )

————————————————————————————————————————————————————————–

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ

Không bàn về Biển Đông!

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh vừa thăm Hoa Kỳ từ 26-29/09 để tham vấn về Hội nghị Quốc phòng Asean Mở rộng (ADMM+ ) và chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam.

Ông Robert Gates sẽ thăm chính thức Việt Nam ngày 11/10, sau đó tham gia hội nghị ADMM+ mà ông đã nhận lời từ hồi tháng Năm.

ADMM+, tức hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước Asean cùng tám đối tác khác, được tổ chức lần đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 12/10 theo sáng kiến của Việt Nam.

Mới đây, ông Vịnh cũng đã sang “tham vấn Trung Quốc” về hội nghị này, tuy nhiên hiện chưa có khẳng định chính thức ai sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tới ADMM+.

Về phía Mỹ, ông Nguyễn Chí Vịnh nói “Bộ Quốc phòng Mỹ và cao hơn là Chính phủ Mỹ đã ủng hộ ở mức cao đối với ADMM+”.

Thông tấn xã Việt Nam trích lời ông Vịnh nói “Mỹ cũng hoàn toàn đồng tình với những mục đích và những vấn đề có tính nguyên tắc mà các nước Asean đã thống nhất”.

Ông cũng khẳng định hội ngḥị này là “diễn đàn bàn về hợp tác” vì hòa bình và ổn định của khu vực, chứ không phải để tranh cãi đối đầu.

Không bàn về Biển Đông

Khi được hỏi liệu vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông có được đề cập tới tại ADMM+ lần 1 hay không, ông Nguyễn Chí Vịnh nói hội nghị sẽ “không đi vào các vấn đề cụ thể” vì lý do “không đủ thời gian”.

ADMM+ lần này sẽ đề cập “các vấn đề chung”, như an ninh biển, trong có hàm chứa vấn đề Biển Đông, nhưng không bàn riêng chuyện Biển Đông.

Tuy nhiên ông nói “trong phần phát biểu về chính sách an ninh của mình, các nước có quyền đưa ra quan điểm của mình”.

Trên cương vị nước chủ nhà, Trung tướng Vịnh nói Việt Nam đặc biệt quan tâm làm sao để hội nghị ADMM+ lần đầu tiên diễn ra “minh bạch, ôn hòa, tôn trọng lẫn nhau, không biến thành nơi tranh cãi, tranh luận giữa các nước”.

Xem ra Việt Nam đang muốn giữ hòa khí chung và không để bàn hội nghị ở Hà Nội thành nơi để các quốc gia thúc đẩy nghị trình riêng của mình.

Có lẽ Hà Nội sẽ phấn khởi khi ngay trước khi ADMM+ khai mạc, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã loan báo sẽ nối lại quan hệ quốc phòng trực tiếp, vốn ngưng trệ từ hồi đầu năm.

Tuy nhiên nguy cơ đối đầu và căng thẳng không phải là không còn. Gần đây, một số quốc gia như Philippines và Malaysia đã tỏ ra khá mạnh mẽ trong việc thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuần trước phát biểu bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ ở New York rằng “Asean sẽ hợp thành một khối nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông”.

@ bbc

————————————————————————————————————————————————————————————————-

Nhật muốn đàm phán với Trung Quốc ở Hà Nội

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa. Ảnh: AP.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa. Ảnh: AP.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa hy vọng có thể đàm phán với người đồng nhiệm Trung Quốc khi cả hai ông tới Việt Nam tháng sau.

Thông tin này được hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin trong chính phủ Nhật hôm qua cho biết. Hiện chưa rõ Trung Quốc phản ứng với đề xuất này thế nào vì Bắc Kinh đã tuyên bố cắt đứt mọi hoạt động tiếp xúc cấp cao với Tokyo, sau việc tàu cá của họ va chạm tới tàu tuần tra của Nhật, tờ MBS đưa tin.

“Để giải tỏa căng thẳng, ta cần tổ chức đàm phán giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước”, Reuters trích lại nguồn tin trong chính phủ Nhật của Kyodo cho biết.

Nếu hai bên đàm phán, Kitazawa sẽ bày tỏ mối quan ngại của Nhật về việc căng thẳng giữa hai nước nếu lên cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Kitazawa và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ có mặt ở Hà Nội vào ngày 12/10 để tham gia hội nghị Các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Ngoài 10 nước ASEAN, bộ trưởng của 8 quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ và Nga, cũng sẽ tới dự.

Tàu cá của Trung Quốc va chạm với tàu tuần tra của Nhật hồi đầu tháng. Toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn trên tàu cá bị Nhật bắt giữ, khiến giới chức Bắc Kinh tức giận. Trung Quốc liên tục triệu kiến đại sứ Nhật, phản đối việc bắt giữ tàu và đòi thả người. Thủy thủ đoàn được thả ngày 13/9 và thuyền trưởng được trả tự do sau đó 12 ngày ( DatViet )

————————————————————————————————————————————————————————————————–

Ngoại trưởng Hillary Clinton: ‘Quan hệ Mỹ-Việt ngoạn mục’

Hội Thảo ‘Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á’, nhiều nhân vật cao cấp, bao gồm Henry Kissinger

Ngoại Trưởng Hillary Clinton phát biểu tại Hội Thảo “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á.” (Hình: Chris Kleponis/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, DC Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton, phát biểu rằng quan hệ Mỹ và Việt Nam “đang tiến triển ngoạn mục,” trong khi đọc bài diễn văn khai mạc hội nghị về vai trò lịch sử của Mỹ tại Ðông Nam Á trước đây.

Hội thảo được tổ chức trong hai ngày 29 và 30 tháng 9, tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Washington, DC., có mặt của một số nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ, trong quá khứ cũng như hiện tại. Trong số này, phải kể đến sự hiện diện của Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger.

Hội nghị có tên “Kinh nghiệm của Mỹ tại Ðông Nam Á, 1946-1975” (The American Experience in Southeast Asia, 1946-1975), trong bài diễn văn dài hơn 12 phút, được chiếu trên trang web của Bộ Ngoại Giao, bà Clinton nói rằng: “Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đang tiến triển ngoạn mục. Khi có mặt ở Hà Nội để dự lễ kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao, tôi đã nói chuyện với một nhóm doanh gia Việt-Mỹ… Quan hệ thương mại giữa hai nước đã tạo ra việc làm cho cả hai phía hai bên bờ biển Thái Bình Dương.”

Bà nói rằng mối quan hệ thân hữu của hai nước “đã trở thành căn bản cho an ninh và ổn định trong khu vực.”

Hồi cuối tháng 7 rồi, khi tham dự một hội nghị an ninh ASEAN tổ chức tại Hà Nội, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ từng tuyên bố: “Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia tại Ðông Nam Á.”

Lời tuyên bố của bà Clinton sau đó làm Trung Quốc khó chịu và đã phản ứng bằng một số tuyên bố gay gắt, cho rằng Mỹ đang nhắm vào họ.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền khoảng 80% Biển Ðông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực.

Trong bài diễn văn tại Bộ Ngoại Giao, bà Clinton cũng nhắc đến quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai quốc gia từng là cựu thù.

Bà nói: “Tôi nghĩ, vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể gia tăng mối quan hệ này hơn nữa. Và tôi tin chắc rằng thời gian 15 năm tới sẽ đưa Hoa Kỳ và Việt Nam gần lại nhau hơn nữa.”

“Chúng ta sẽ không đồng ý trên mọi phương diện. Chúng ta sẽ có hệ thống chính trị khác nhau. Nhưng chúng ta phải tìm cách để có một điểm chung và cùng làm việc tạo ra hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng,” bà Clinton nói tiếp.

Kể từ chuyến viếng thăm Việt Nam của bà Clinton hồi tháng 7 năm nay, Hoa Kỳ đã có nhiều hoạt động tại Ðông Nam Á. Một số tàu chiến và hàng không mẫu hạm Mỹ đã ghé Việt Nam cùng với nhiều chuyến viếng thăm của các viên chức ngoại giao và dân cử Hoa Kỳ.

Hồi hạ tuần tháng 9 năm nay, Tổng Thống Barack Obama cũng gặp lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN và đưa ra một thông cáo chung kêu gọi ứng xử ôn hòa, tránh đụng độ và bảo đảm quyền tự do đi lại trên các vùng biển.

Vào tháng 10 tới đây, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton và Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates sẽ sang Hà Nội dự hai hội nghị an ninh cấp vùng.

Hội nghị “Kinh nghiệm của Mỹ tại Ðông Nam Á, 1946-1975,” do văn phòng “Office of the Historian” của Bộ Ngoại Giao Mỹ tổ chức, có sự tham dự của cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger, cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao John Negroponte và đại sứ đặc biệt của Mỹ tại Pakistan và Afghanistan Richard Holbrooke.

Cả ba nhân vật này từng là những nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam.

Ngoài ra, hội nghị còn có sự hiện diện của phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Kurt Campbell, một số nhân vật từ Việt Nam sang và nhiều nhà nghiên cứu và truyền thông làm việc trong thời chiến tranh tại Ðông Nam Á như William Beecher, Marvin Kalb, Edith Lederer, Morley Safer và Barry Zorthian. (Ð.D.) (NguoiViet )

————————————————————————————————————————————————————————–


Lý do nàng trở thành Cuội

Một nhà tâm lý học đưa ra nhận xét: “Giữa hai phái nam và nữ, đàn ông nói dối nhiều hơn nhưng phụ nữ lại là những người có những chuyện nói dối kinh khủng nhất”. Dưới đây là nguyên nhân phổ biến khiến nàng nói dối.

Nàng không muốn bạn buồn lòng

Có điều gì đó nàng không thích nơi bạn nhưng lại không nói ra. Để che đậy, nàng phải nói dối với thiện ý không muốn bạn buồn lòng. Nhưng nếu cứ giấu kín trong lòng, một ngày nào đó nàng sẽ cảm thấy khó chịu với bạn vì điều nàng không thích nơi bạn. Thời gian có thể sẽ khiến nàng chán nản và dẫn đến chia tay vì những lý do nàng không bao giờ nói ra.

Cô ấy muốn đánh bóng bản thân

Đây kiểu nói dối khá phổ biến bởi vì nó làm nàng dường như quyến rũ và thành công hơn trong mắt người khác. Mặc dù, điều này dường như là nỗ lực vô hại để làm mọi người thích cô ấy, nhưng nó có thể là dấu hiệu để bạn thấy sự ranh ma của nàng.

Cô ấy muốn giấu diếm quá khứ của mình

Biểu hiện này thường thấy ở mọi phụ nữ khi bắt đầu một cuộc tình mới. Có thể vì quá xấu hổ về quá khứ nhưng cũng có thể là nàng muốn quên chuyện cũ. Mục đích của kiểu nói dối đó là bảo về tình sử của mình để không bị bạn phán xét.

Nàng muốn tự bảo vệ mình

Nếu nàng cố giữ khoảng cách với bạn thì có lẽ nàng sợ lại làm mình tổn thương. Nàng tin rằng nếu bạn không biết được những điều mình cố giấu kín, thì nó sẽ dễ dàng hơn khi muốn rời xa bạn.

Nàng không muốn bạn phải lo lắng

Khi thấy bạn lo ngại về việc nàng và đồng nghiệp nam dành quá nhiều thời gian bên nhau thì cô ấy có thể nói dối để làm bạn yên lòng. Điều này không có nghĩa là không có chuyện gì xảy ra giữa họ tại cơ quan mà mục đích chỉ để không phải nghe những lời chất vấn của bạn. Cuối cùng khi tìm ra sự thật, bạn thấy mình có thể gặp khó khăn để tin tưởng nàng.

Nàng muốn thử thách bạn

Nàng không chắc chắn về tính khí hay ý định của bạn, cô ấy sẽ nói dối để kỉem tra phản ứng của đối phương. Cô ấy có thể nói điêu về mối quan hẹ trong quá khứ để xem bạn phản ứng thế nào. Đây là một bài kiể tra mang ý nghĩa tóm được kẻ xấu trước khi cả hai người quan hệ xa hơn.

@ DatViet

————————————————————————————————————————————————————————————————-

Hành động lãng mạn mà nàng ghét

Nhiều anh cho rằngg hành động của mình là lãng mạn nhưng lại làm nàng không thể chịu nổi và thấy bị xúc phạm. Dưới đây là 4 hành động phổ biến mà các chàng hay làm.

1. Gây ngạc nhiên cho nàng khi mua đồ lót sexy

Mỗi cô gái đều cần có áo ngực và quần lót nhưng đồ lót sexy có xu hướng thiếu thực tế, khiến chị em không sử dụng được. Nói một cách khác, cô ấy có thể nghĩ rằng sự lựa chọn đó rất kỳ cục, phản ánh xấu về khuynh hướng tình dục của bạn. Nàng sẽ thấy bị xúc phạm.

2. Tỏ tình bằng cách hát giữa chốn đông người

Trừ khi giọng hát của bạn thực sự khiến người khác mê đắm còn không thì đừng bao giờ chọn cách làm này để tạo ấn tượng với nàng. Rất ít phụ nữ muốn đàn ông hát cho mình nghe. Cô ấy thấy xấu hổ và lúc đó trông anh ta giống như kẻ khờ dại.

3. Giới thiệu nàng là bạn gái khi chưa thống nhất với nhau

Bạn có thể nghĩ rằng giới thiệu cô ấy là bạn gái khi đang cưa cẩm sẽ làm nàng cảm kích. Tuy nhiên, dù cho hai người đạt đến mức độ thân mật nào đó thì hành động này chứng tỏ bạn thiếu tôn trọng nàng.

4. Thể hiện tình cảm ở nơi đông người

Đôi khi nhiều chàng ngầm định rằng tất cả phụ nữ thích thể hiện tình cảm, sự thân mật ở chốn đông người. Thực tế, thì phái yếu coi việc bị bạn trai thể hiện tình cảm quá mức là rất phản cảm và không phù hợp.

————————————————————————————————————————————————————————–

Giải mã những phát biểu của Fidel

Tác giả: Fernando Ravsberg

Fernando Ravsberg, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về tình hình Cuba, có bài viết đăng trên trang điện tử BBC Mundo đề cập về những phát biểu gần đây của Fidel Castro từng gây xôn xao dư luận quốc tế, khi tuyên bố rằng “Mô hình Cuba không còn phù hợp ngay cả đối với chúng tôi”.

Để hiểu rõ vì sao Fidel lại bắt đầu một quá trình tự phê phán quả không đơn giản. Ông đề cập về những vấn đề mà trước đây ít ai đụng chạm tới, chỉ nêu ra và không đi sâu phân tích nhiều. Điều mà ai cũng biết, đó là Fidel nổi tiếng là một chính trị gia thông minh và lanh lợi.

Trong một số phát biểu gần đây, Fidel tự nhận trách nhiệm về chiến dịch đàn áp những người đồng tính, trăn trở, hối hận vì đã khuyên các đồng minh Liên Xô (cũ) mở cuộc tấn công hạt nhân sang đất Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 1962, và đặc biệt đã thừa nhận “mô hình Cuba” do chính ông dựng lên không còn phù hợp nữa.

Và những ngày sau đó, tại Trường Đại học La Habana, Fidel lại đưa ra những giải thích càng thêm khó hiểu, gây ra nhiều tranh luận khác nhau, từ việc cho rằng ông đã rút lại điều mình từng nói đến việc khẳng định có phát biểu như vậy trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ…

Tôi (Fernando Ravsberg) là một trong những người luôn tin rằng Fidel Castro không bao giờ nhầm khi đưa ra nhận xét: “Mô hình Cuba không còn phù hợp nữa, kể cả đối với chúng tôi”, và ngay lập tức khẳng định lời tuyên bố của mình đưa ra “không một chút cay đắng và băn khoăn”.

Nhưng sau đó, Fidel lại khẳng định là các nhà báo đã truyền đạt sai ý ông muốn nói. Hầu như có một sự mâu thuẫn, nhưng trong phần tiếp theo ông đưa ra một sự khác biệt rõ ràng. Fidel bỏ dùng từ “mô hình” và chuyển sang từ “hệ thống”, nhấn mạnh rằng “hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn tác dụng không những đối với nước Mỹ mà đối với cả thế giới”, rồi tự hỏi: “Lẽ nào một hệ thống tương tự có thể phù hợp đối với một đất nước XHCN như Cuba?”.

Một trí thức thuộc Đảng Cộng sản yêu cầu giấu tên, giải thích với tôi rằng đối với họ chỉ tồn tại hai “hệ thống”, đó là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, có các “mô hình” khác nhau để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chẳng hạn như mô hình Trung Quốc, mô hình Liên Xô hay mô hình Nam Tư trước đây v.v.

Cuba, từ năm 1968 – thời kỳ quốc hữu hóa tất cả các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ thương mại, kể cả những người bán hàng rong trên đường phố – bắt đầu theo mô hình Liên Xô (cũ) và đã tồn tại dưới cái bóng của cường quốc Cộng sản lúc bấy giờ.

Mô hình đó và thứ áo giáp được bảo vệ bằng sắc luật và những nghị quyết đến nay đã lỗi thời. Chính các nhà kinh tế thuộc Đảng Cộng sản và những người bị cho là những phần tử bất đồng chính kiến đều đi đến khẳng định mô hình đó là một trở ngại lớn đối với sự phát triển lực lượng sản xuất của đất nước.

Fidel Castro không phải là một khám phá lớn với những tuyên bố của mình. Ông có thể là một người Cuba sau cùng thừa nhận cái điều buộc phải thừa nhận. Tuy nhiên, khi đề cập về một chính trị gia tầm cỡ như Fidel, thì bao giờ những tuyên bố của ông cũng có ý nghĩa sâu xa.

Khi khẳng định mô hình này không còn phù hợp, vị Tổng tư lệnh Cách mạng Cuba muốn mở lối cho người em trai Raul Castro thay đổi những gì mà ông cho là cần thiết, tránh việc một số người khác có thể lợi dụng uy tín của Fidel để cản bước Raul.

Tôi không cho là có mối liên quan mật thiết giữa những tuyên bố của Fidel với những thay đổi hình mẫu được loan báo chỉ vài ngày sau đó, trong đó có việc cho phép hành nghề tự do, thành lập doanh nghiệp tư nhân nhỏ, những điều từng bị cấm trong 40 năm qua.

Mới đầu, nhiều người cho rằng không thể tồn tại đồng thời cách mạng XHCN và mô hình theo kiểu Liên Xô. Có thể Fidel buộc phải chọn lựa giải pháp cứu lấy Cách mạng, mặc dù trên một số khía cạnh, điều đó có nghĩa trở về với điểm xuất phát ban đầu.

Tình hình đã rơi vào thế bí, vì nếu tiếp tục với mô hình kinh tế kém hiệu quả thì có thể dẫn đến những thứ được gọi là “thắng lợi của cách mạng” như y tế, giáo dục, thể thao và văn hóa sẽ đổ bể không gì cứu vãn nổi.

Fidel cũng bật đèn xanh cho Raul trong việc xích lại gần với Oasinhton (nguyên văn: Giơ một cành ô liu với Oasinhton) mà ông từng tuyên bố sau khi lên nắm quyền điều hành đất nước vào năm 2006. Tương tự, Fidel đã chuyển bức thông điệp đến cộng đồng Do Thái đầy ảnh hưởng ở Oasinhton, thông qua hai nhà báo tên tuổi và khá thân cận với họ. Đó là việc lên tiếng phê phán Iran vì đã “làm bẽ mặt” Ixraen và thừa nhận các cuộc truy đuổi dân Do Thái.

Hình tượng Fidel dần dần thể hiện rõ hơn so với mấy tháng trước đây khi chỉ khăng khăng kêu gọi cả thế giới chống lại cuộc chiến tranh hạt nhân chưa được định hình. Gần như chưa gương súng lên ngắm vào đầu kẻ thù, thì chính kẻ thù đã khiến ông phải đưa ra lời tự phê phán trong cuộc khủng hoảng tên lửa Liên Xô – Mỹ năm 1962.

Sự hậu thuẫn của Fidel đối với người em trai của mình không làm bất kỳ ai ngạc nhiên, bởi chính vị Tổng tư lệnh là người đề nghị Raul Castro làm người kế nhiệm ngay từ phút ban đầu, và luôn duy trì ông như một phó sếp trong suốt 50 năm qua.

Có lẽ tốt hơn hết tôi cũng nên khép lại bài viết này với lời tuyên bố là những lời tôi đã nói ở trên “hoàn toàn mang ý nghĩa ngược lại”. Dù sao tôi cũng sẽ mạo hiểm, và mong rằng sự nhầm lẫn của tôi sẽ không bao giờ là điều mà tôi muốn hạ thấp uy tín của một nhà chính trị tầm cỡ như Fidel./.

@ VanhoaNgheAn

————————————————————————————————————————————————————————–

Phải chăng Trung Quốc sợ chính người dân của mình?

Nguồn: Willy Lam, Foreign Policy

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Các tranh đấu về ngoại giao trong vụ Biển Đông Trung Hoa đã dịu xuống, nhưng một vấn đề lớn hơn về chính sách ngoại giao lại đang chờ đến: khối đông quần chúng mới được thêm sức sẽ không chấp nhận câu trả lời “không” nữa, và Bắc Kinh đúng là phải sợ hãi.

Cuộc tranh chấp gần đây giữaTrung Quốc và Nhật Bản trong vụ quần đảo Điếu Ngư (hay Senkaku, đối với người Nhật) dường như đã được dịu xuống với việc phóng thich viên thuyền trưởng của một tàu đánh cá Trung Quốc, người đã bị bắt giữ bởi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hồi đầu tháng này. Một số kha khá các báo chí truyền thông chính thức của Trung Quốc đã chạy tít lớn tuyên bố rằng Nhật Bản phải đầu hàng. Tuy nhiên, rõ ràng không có nghĩa Trung Quốc đã là người chiến thắng.

Thực vậy, thời gian dài bất thường mà Bắc Kinh đã trải qua để kiềm chế các cuộc biểu tình của công chúng về việc tố cáo Nhật Bản chiếm đóng Điếu Ngư, như tên gọi của quần đảo ở Trung Quốc, đã phô bày ra một thiếu sót quan trọng của cái gọi là mô hình Trung Quốc : Sự bất lực của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc vận dụng được tác động của ý kiến công chúng nhằm đạt đến các mục tiêu về ngoại giao cũng như ở trong nước. Thay vì hướng dẫn ý kiến công chúng, những ngày này các nhà lãnh đạo Trung Quốc đôi khi đẩy họ vào các lập trường không thoải mái khiến làm giảm thiểu các lựa chọn của họ.

Vụ ồn ào huyên náo với Nhật Bản là một ví dụ của trường hợp này. Ở đỉnh cao của cuộc tranh chấp, chính quyền Trung Quốc đã làm hết sức mình để ngăn chặn người Trung Quốc yêu nước bày tỏ quan điểm của họ. Những nhà tổ chức các cuộc biểu tình phản đối, chẳng hạn như các biên tập viên của trang www.cfdd.org.cn, một trang web nổi tiếng về sự ủng hộ các vấn đề liên quan đến quần đảo Điếu Ngư, đã bị công an cảnh cáo “không được vi phạm pháp luật” vì đã tổ chức các cuộc biểu dương và các hành vi căn bản khác.

Vài trăm nhà hoạt động đã tham gia cuộc biểu tình ngày 18 tháng 9 – đánh dấu kỷ niệm 79 năm cuộc xâm lược của Nhật Bản vào các tỉnh đông bắc Trung Quốc – tại các thành phố bao gồm Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Thâm Quyến đã phải chịu sự giám sát chặt chẽ của công an, tối thiểu đã đông hơn người biểu tình đến 4-1. Chỉ trong một giờ hoặc hơn, những người biểu tình đã bị giới cưỡng chế thi hành luật pháp giải tán.

Vào ngày 12 tháng 9, công an Trung Quốc đã ngăn không cho một nhóm các nhà hoạt động yêu nước thuê một chiếc thuyền đi từ tỉnh Phúc Kiến đến khu quần đảo Điếu Ngư để tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. 10 ngày sau, một hành động tương tự bởi một tổ chức yêu nước phi chính phủ tại Hồng Kông cũng thất bại vì chính quyền địa phương, đã chặn các tàu đánh cá này vì các lý do là họ không được phép chở hành khách.

Một lý do khiến Bắc Kinh rất lo lắng về các cuộc biểu tình này là dựa trên kinh nghiệm của quá khứ, những người “gây rối” thường lợi dụng các dịp hiếm hoi như vậy để biểu lộ nỗi bất mãn đến các vấn đề không thuộc về chuyện ngoại giao, mà đặc biệt là các vấn đề về tham nhũng trong các cơ quan đảng và chính phủ. Điều đó giải thích tại sao, theo như cơ quan giám sát những người Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc, đã có ít nhất chín nhà hoạt động bị bắt giữ hoặc bị cảnh cáo không được tham gia vào các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh và Quảng Châu.Trong số đó có Xu Zhiyong, một giảng viên tại Đại học Bưu chính Viễn Thông ở Bắc Kinh và Teng Biao, một luật sư. Xu và Teng là những nhà hoạt động phi chính phủ rất nổi tiếng, những người đã đứng lên bảo vệ cho các nạn nhân của nạn viên chức tham nhũng.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất tại sao các giới chức cầm quyền hoang tưởng về những cuộc biểu dương của công chúng là ngoài những lời các lời phỉ báng cung cách của Tokyo, người biểu tình cũng có thể tiến đến việc chê trách sự thất bại của Bắc Kinh vì đã không làm điều gì đáng kể để lấy lại các lãnh thổ bị mất. Trung-Nhật tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ đầu những năm 1970 khi Washington trả các quần đảo này cho Nhật Bản, nhưng các hành động của Bắc Kinh đã chưa từng vượt hơn khỏi các lời xác nhận hùng hổ của “chủ quyền từ thời xa xưa” của mình.

Cũng không phải là họ không có khả năng. Dù với sự phát triển nhảy vọt của Hải quân Trung Quốc, một giải pháp quân sự dường như không phải là điều để bàn đến nữa. Các quần đảo nhỏ thuộc về phạm vi của hiệp ước hỗ tương quốc phòng Nhật-Mỹ, một thực tế đã được khẳng định bởi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi bà gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara ở New York vào tuần trước.

Một giải pháp thực tế hơn là một trong những chủ trương của chưởng môn quá vãng Đặng Tiểu Bình khi ông đến thăm Nhật Bản vào năm 1978: tìm kiếm sự phát triển chung cho các quần đảo, vốn rất giàu tài nguyên thiên nhiên, trong khi gác lại các quan tâm về chủ quyền lãnh thổ. Trong dịp ấy, họ Đặng đã tuyên bố rằng có lẽ tốt hơn nên để “các thế hệ tương lai vốn có thể khôn ngoan hơn” giải quyết những trạng thái rối rắm về chủ quyền lãnh thổ. Lời tuyên bố của Đặng Tiểu Bình, có thể được hiểu như việc hợp pháp hóa hiện trạng của quần đảo Điếu Ngư đang được cai quản bởi Nhật Bản trên một cơ sở mặc nhiên (de facto), chưa bao giờ được đưa ra công khai ở Trung Quốc. Sự việc này cũng không từng được đề cập đến trong sách giáo khoa lịch sử bậc trung học.

Tại sao? Tại sao Trung Quốc lại quá sợ người dân của mình ?

Ngoài nguyên nhân từ truyền thống cai trị phi dân chủ nổi tiếng của lãnh đạo đảng, lý do chính đằng sau “hộp đen ngoại giao” là để không phải chịu trách nhiệm về việc đã không đương đầu nổi với các quyền lực nước ngoài như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Bất chấp hiệu quả tương đối của Bức Vạn Lý Tường Lửa (The Great Firewall) của Trung Quốc, lượng người yêu nước có thể xử dụng internet để bày tỏ quan điểm của mình, kể cả về các tiêu cực trong chính sách an ninh và ngoại giao của Bắc Kinh không ngừng tăng lên. Những người đi theo chủ nghĩa dân tộc này này không ngừng đồng thanh tin tưởng chung rằng Trung Quốc đã trở thành một quyền lực trưởng thành và xứng đáng có được một chỗ đứng trong các vấn đề thế giới đang phát triển để phù hợp với sức mạnh kinh tế của mình.

Chính vì nỗi lo sợ về một hậu quả phản xung của tính dân tộc chủ nghĩa mà các cuộc đàm phán của Trung Quốc với Hoa Kỳ và các nước khác có liên quan đến việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới chẳng hạn, được bao bọc trong vòng bí mật. Bắc Kinh rõ ràng lo sợ rằng nếu những thường dân Trung Quốc hiểu được các nhượng bộ đáng kể mà họ đã thực hiện trong các lĩnh vực bao gồm cắt giảm thuế quan, thì các cán bộ cao cấp trong đó có cả cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ sẽ bị liệt vào loại những “kẻ phản bội” bởi các đối thủ của WTO.

Những nỗi sợ hãi tương tự từng che phủ các cuộc đàm phán với Nga về một hiệp ước kết thúc nhiều thập kỷ tranh chấp đường biên giới 2700 dặm giữa hai nước. Bản hiệp ước chính thức ký kết vào năm 2008, chủ yếu là cuộc đàm phán giữa cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Boris Yeltsin. Văn kiện này hợp pháp hóa sở hữu của Nga trên một khối lãnh thổ rất lớn của Trung Quốc – ước tính đến 40 lần kích thước của Đài Loan – từng bị cướp đi của Trung Quốc trong những ngày tháng của các Nga Hoàng.

Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, sự việc các nhà lãnh đạo đảng khước từ không cho thành phần công chúng – bao gồm cả tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng khôn ngoan và được giáo dục tốt – tham dự vào việc xây dựng các chính sách đối ngoại đã làm suy giảm đáng kể các vận động về cán bộ và ngoại giao.

Ví dụ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda đã đạt đến một hiệp ước về mặt lý thuyết vào giữa năm 2008 để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông Trung Quốc. Thỏa thuận này phần lớn đã được dựa trên nguyên tắc “tìm kiếm sự phát triển chung, trong khi gác lại các quan tâm về chủ quyền lãnh thổ”.

Một lần nữa, Bắc Kinh đã không nỗ lực giải thích cho công dân của mình những lý do đằng sau giải pháp có tiềm năng hai bên cùng thắng lợi này. Vài tuần sau khi ông Hồ rời khỏi Tokyo, hiệp ước về Biên Đông Trung Hoa được công bố, các cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ một sự không chấp thuận lớn lao, thậm chí cả trên các trang web chính thức. Kể từ đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã lề mề miễn cưỡng trong các cuộc đàm phán nhằm biến đổi thỏa thuận lý thuyết Hu-Fukuda trở thành một hiệp ước chính thức.

Nhưng không bao giờ Bắc Kinh từng cố gắng thuyết phục công chúng Trung Quốc về sự khôn ngoan của thỏa hiệp. Và trong năm qua, thành phần cứng rắn bao gồm cả giới quân đội diều hâu đã công khai bày tỏ sự không chấp thuận công thức của việc “tìm kiếm sự phát triển chung trong khi gác lại các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ”.

Tuy nhiên, một nhược điểm khác của việc hình thành chính sách đối ngoại không minh bạch của Bắc Kinh là Trung Quốc có xu hướng dựa vào sự nghi ngờ nếu không muốn nói là đã sử dụng đến những biện pháp bất hợp lý để làm hài lòng những người theo chủ nghĩa dân tộc. Trong vụ tranh chấp gần đây, Bắc Kinh đã vung ra các quân bài kinh tế, trong đó bào gồm cả việc can ngăn người Trung Quốc không đi du lịch qua Nhật Bản và được biết là, còn đe dọa cắt xuất khẩu kim loại đất hiếm cho các công ty Nhật Bản.

Những chiến thuật này về bản chất không khác gì với lời kêu gào quen thuộc nhằm “tẩy chay sản phẩm của Nhật Bản” được thường xuyên đưa ra từ những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, như Đại sứ Wu Jianmin, cựu Viện trưởng Đại học Ngoại giao Trung Quốc đã vạch ra vào tuần trước “Trong ngày hôm nay của nền toàn cầu hóa, 95 phần trăm sản phẩm của Sony được sản xuất tại Trung Quốc. Do đó, việc kêu gọi ‘tẩy chay sản phẩm của Nhật Bản’ chẳng phải là điều ngu ngốc hay sao? “

Nói rộng rãi hơn, sự quyết đoán gần đây của lãnh đạo Cộng sản đã làm bùng lên ngọn lửa cháy bỏng của lý thuyết về “Mối đe dọa Trung Quốc” và đã nhắc nhở các nước bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á tham gia vào “chính sách ngăn chặn chống lại Trung Quốc” được cho là dẫn đầu bởi Washington. Nỗ lực rõ ràng của Bắc Kinh nhằm dành trước những lời chỉ trích từ những người dân tộc chủ nghĩa sử dụng Internet đã dẫn đến sự cực đoan hóa về chính sách ngoại giao của Trung Quốc khiến có thể cắt giảm đến ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.

Bây giờ làm thế nào đây? Trước khi Bắc Kinh có thể điều hướng một cách có hiệu quả một loạt các vấn đề chủ quyền nhạy cảm với các nước láng giềng, trước tiên chủ tịch Hồ và các đồng sự của ông trong Bộ Chính trị phải tìm kiếm một sự hiểu biết với công chúng Trung Quốc về các thông số quyền lợi quốc gia của Trung Quốc – và làm thế nào để đạt được những điều ấy thông qua các quy tắc quốc tế được công nhận rộng rãi. Về lâu dài, nếu tiếp tục xem người dân Trung Quốc chỉ là một mối đe doạ đơn giản cần vô hiệu hoá thì họ đang muốn nó trở thành mối đe doạ thật sự.

@ X-Cafe

————————————————————————————————————————————————————————————————-