Người phụ nữ tinh quái

Sách “NGƯỜI PHỤ NỮ TINH QUÁI”

Công ty CP Sách Thái Hà

Người phụ nữ tinh quái là cuốn cẩm nang giúp các bạn gái có được những thứ mình muốn mà không nhất thiết phải hi sinh quá nhiều. Cách làm của người phụ nữ tinh quái là bạn hãy sống cho chính mình, đừng vì người khác nhiều quá. Trong giao tiếp, họ luôn chú trọng cách làm như thế nào để hài lòng mọi người, họ quan niệm thà mất lòng trước hơn được lòng sau. Luôn luôn tỏ rõ thái độ, quan điểm của mình. Họ cũng sống vì bạn bè nhưng họ biết chọn những người bạn xứng đáng với niềm tin và sự quan tâm của mình. Khi yêu, họ luôn phải nghĩ đến mình trước nhất, họ quan niệm yêu nhiều để chọn một. Ngược lại với người phụ nữ bình thường, họ không cam chịu sự hi sinh hay đánh mất bản thân mình, mà người phụ nữ tinh quái sẽ khéo léo “uốn nắn” người đàn ông theo ý mình. Họ biết cách cuốn hút mọi người đàn ông, khiến ai nhìn cũng phải ao ước có được họ.


Tám đặc điểm tốt đẹp ở người phụ nữ tinh quái ( Lời tựa )

Trong thời đại mà người ta sẵn sàng chà đạp lên sự lương thiện, lợi dụng lòng tin của người phụ nữ, khi mà đàn ông không ngần ngại bỡn cợt tình cảm chân thành của họ, thì có lẽ người phụ nữ cần tinh quái hơn. Người phụ nữ tinh quái sẽ có tám điểm mạnh sau:

1. Người phụ nữ tinh quái được nhiều người quý mến

Người phụ nữ tinh quái sẽ khiến người khác cảm thấy điểm đặc biệt của họ so với những người xung quanh. Trong thời đại mà đàn ông dễ chán với cảm nhận thẩm mỹ của chính mình, người phụ nữ tinh quái sẽ thông minh hơn những phụ nữ xinh đẹp, sẽ xinh đẹp hơn những phụ nữ thông minh. Đối với đàn ông, người phụ nữ như thế sẽ long lanh như giọt sương, sẽ dịu ngọt như hạt mưa và mát mẻ như ngọn gió, xa đấy mà gần đấy, có vẻ như với tay ra là bắt được, nắm được nhưng cũng dễ dàng để tuột mất. Với người đàn ông, những gì càng khó nắm bắt lại càng đáng để họ ra sức theo đuổi.

Bởi vì, người phụ nữ tinh quái có thể quyết định đặt tình cảm của mình cho người đàn ông thế nào và tăng mức độ tình cảm đó cho anh ta theo từng thời kỳ. Với một chút khôn ngoan, một chút hóm hỉnh, hài hước, cư xử thấu tình đạt lý, lúc nào cũng cháy bỏng như ngọn lửa, kiên cường như thép, người phụ nữ như vậy nếu không phải là niềm mơ ước của đàn ông, thì cũng đem lại niềm vui cho cuộc sống của họ. Chẳng người đàn ông nào lại không phải lòng một người phụ nữ như vậy.

2. Người phụ nữ tinh quái không chịu thiệt thòi

Mỗi người phụ nữ đều khát khao một tình yêu chân chính, sẽ thật đáng buồn cho những ai cả đời không tìm được cho mình một tình yêu chân thành. Một người con gái xinh đẹp sẽ chìm đắm trong nhiều mối tình, không biết đâu mới là tình yêu chân chính, đâu là thứ tình cảm giả tạo. Có thể đã từng có một tình yêu khiến con tim bạn thổn thức, rung động nhất, nhưng rút cuộc tình yêu ấy lại có thể khiến bạn vô cùng đau đớn, tổn thương.

Phụ nữ tinh quái một chút, biết cách yêu đàn ông, càng biết cách “nhào nặn” đàn ông, cô ấy không những hiểu được lời mà đàn ông “khua môi múa mép”, mà còn có thể nhìn thấu trái tim đàn ông. Trong những vệ tinh quay xung quanh mình, cô ấy biết cách tìm ra tình yêu phù hợp nhất với mình, để cùng người mình yêu sánh bước trên đường đời, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, đồng cam cộng khổ, và cả hai sẽ cùng nhau sống đến đầu bạc răng long!

3. Người phụ nữ tinh quái sẽ không bị “mất giá”

Trẻ trung xinh đẹp là thời hoàng kim của người phụ nữ, nhưng nếu không cẩn thận thì chỉ sau vài năm, vàng ròng sẽ biến thành đồng, và rồi từ đồng biến thành sắt rỉ. Nếu người phụ nữ tinh quái một chút thì có thể chơi bất cứ trò chơi nào mà vẫn có thể dùng lý trí để kiểm soát lựa chọn của mình, có thể nói là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Phụ nữ tinh quái sẽ biết cách suy nghĩ bằng đầu và làm việc bằng tay, chứ không phải làm việc bằng đầu, suy nghĩ bằng tay. Họ có thể nhất thời đánh mất chính mình nhưng không bao giờ để mất lý trí sáng suốt.

4. Người phụ nữ tinh quái không để mình bị tổn thương

Người phụ nữ tinh quái sẽ hiểu rất rõ rằng, trong xã hội ngày nay không có ai là bạn mãi mãi, nhưng cũng không có ai mãi mãi là kẻ thù, quan trọng nhất vẫn là bản thân mình, họ sẽ không sống trong con mắt của người khác, không sống theo lời bình luận của người khác, mà họ sẽ sống thật thoải mái, đi bằng chính đôi chân của mình trên con đường mình đã chọn, người khác muốn đi theo cách nào thì tùy họ!

Người phụ nữ tinh quái biết cách bảo vệ mình, trân trọng bản thân, vì thế họ biết từ bỏ những gì không đáng, xử lý mọi việc một cách ít tốn công sức nhất. Với người phụ nữ tinh quái, kết quả luôn luôn đáng quan tâm hơn quá trình.

5. Người phụ nữ tinh quái rất tự do tự tại

Phụ nữ khôn ngoan sẽ nhận thấy rằng đối với bản thân mình, trên thế giới này về cơ bản không có việc gì là quan trọng cả, nên có thể thay đổi người mình đã yêu, vậy thì cần gì phải o ép, bắt buộc mình quá làm gì?

Đau khổ là do ta tự tìm đến, tổn thương là điều khó tránh khỏi. Biết nghĩ lạc quan sẽ thoải mái, niềm vui rồi sẽ đến khi ta biết hài lòng! Bản thân chúng ta sinh ra đã không phải là người vĩ đại, vậy tại sao phải tủi thân, tủi phận để làm gì? Đời người chỉ vẻn vẹn hơn hai mươi nghìn ngày, ngày nào qua đi đường đời ngắn đi ngày đó, hiện tại mới là những gì chân thực nhất, quan trọng nhất đối với người phụ nữ, hãy làm những gì mình muốn, đừng lo lắng không biết ngày mai mình sẽ ra sao mà hãy trân trọng chính ngày hôm nay!

6. Người phụ nữ tinh quái luôn được mọi người chào đón ở khắp mọi nơi

Sự khôn ngoan, tinh quái sẽ khiến người phụ nữ vui vẻ, lạc quan, phong lưu, thoải mái mà không phóng túng. Hãy thay đổi để mình rực rỡ hơn, nóng bỏng hơn. Đừng ép mình phải cố gắng sống vì người khác mà hãy sống cho chính bản thân mình. Không giả tạo, không quỵ lụy, gượng ép, thoải mái sống cuộc sống thực sự của chính mình.

Người phụ nữ tinh quái sẽ không để lại điều tiếng xấu, luôn theo đuổi mục tiêu sống của chính mình, tự do, tự tại, điềm tĩnh trước những được mất của cuộc đời. Có mối quan hệ giao tiếp đa dạng phong phú, bớt đi những lời kêu ca, phàn nàn, gạt bỏ lòng tự ti chỉ biết than thân trách phận, sống đơn giản và thực tế. Chẳng ai lại không mỉm cười chào đón những người phụ nữ như thế!

7. Người phụ nữ tinh quái rất vui vẻ

Người phụ nữ khôn ngoan sẽ không gục ngã trước lời bàn tán xôn xao của một ai đó. Cuộc sống là của chính chúng ta, vui vẻ mới là hình ảnh thật sự về cuộc sống. Nguồn gốc niềm vui nằm ở việc mình không tự làm khó mình và vứt bỏ mọi suy nghĩ tăm tối ra khỏi đầu.

Người phụ nữ tinh quái sẽ coi công việc và cuộc sống là sự hưởng thụ, cảm nhận những gì nên cảm nhận, trải nghiệm những gì cần trải nghiệm, bỏ qua những gì không đáng quan tâm. Người phụ nữ tinh quái sẽ không đợi đến khi còn hơi thở cuối cùng mới thốt lên rằng: “Cuộc sống của ta là một chuỗi những sai lầm!”

8. Người phụ nữ tinh quái không bao giờ tiếc nuối

Điều mà người phụ nữ sợ nhất là mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, đâm lao thì phải theo lao, đành phải tìm kiếm một sự lựa chọn khả dĩ nhất trong số những sai lầm đã mắc phải, chứ không thể vô tư lựa chọn điều tối ưu nhất. Trong cuộc sống, con người không nên đòi hỏi sự hoàn mỹ, nhưng có thể sống mà không nuối tiếc. Người phụ nữ tinh quái có thể phát hiện thấy ngay được đó là đại gia hay chỉ là kẻ tiều phu đốn củi.

Vì thật thà non nớt, vì ngờ nghệch mà phụ nữ tự giam mình vào ngục tối. Bởi người phụ nữ tinh quái sẽ không tự dối mình, bản thân đã không tự dối mình, thì người khác sẽ khó lòng có thể lừa gạt mình, càng không thể một lần “sơ sẩy” để hối tiếc cả cuộc đời.

Còn rất nhiều những đặc điểm tốt đẹp của người phụ nữ tinh quái nữa, tự bản thân người phụ nữ trải nghiệm mới có thể thực sự cảm nhận hết được. Vì thế, phụ nữ có thể và cũng nên tinh quái một chút.

@ Chungta

——————————————————————————————————————————————————————-

CẬP NHẬT TIN TỨC 23-8-2010

Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị

Ananth Krishnan/The Hindu

Bắc Kinh, 22-08-2010

image Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo đã cảnh báo rằng đất nước có thể đánh mất những gì đã đạt được trong ba thập kỷ kể từ khi cải cách kinh tế nếu trì hoãn trong việc thực hiện cải cách chính trị.

Thủ tướng, trong quá khứ đã khuấy động bằng cuộc tranh luận với quan điểm tự do của mình, kêu gọi “cải tổ chính trị” để mở rộng quyền dân chủ, và đánh vào chỗ “quá tập trung quyền lực” trong Chính phủ.

Ông cũng gây áp lực cải cách các thể chế, đặc biệt là tư pháp, để đảm bảo tốt hơn “các quyền dân chủ và các quyền hợp pháp” của người dân và như một phương tiện để kiểm tra “sự giám sát không hiệu quả” và quá tập trung quyền lực trong việc thiết lập sự cầm quyền.

Ông Ôn Gia Bảo phát biểu trong chuyến thăm thành phố cảng phía Nam Thẩm Quyến hồi cuối tuần qua, nơi mà Trung Quốc đầu tiên thực hiện cải cách kinh tế vào năm 1978. Trung Quốc thành lập Đặc khu Kinh tế đầu tiên tại Thẩm Quyến hồi năm 1980, và những cải cách nổi tiếng đã biến ngôi làng đánh cá đang ngủ thành một khu công nghiệp nhà máy điện của Trung Quốc.

Ý kiến của Thủ tướng xuất hiện bốn tháng sau khi ông khuấy động cuộc tranh luận qua một bài viết của ông đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản, trong đó ông ca ngợi cựu lãnh đạo đã bị thất sủng, Hồ Diệu Bang.

Ông Hồ [Diệu Bang], người đấu tranh cho các cải cách chính trị, đã bị các thành phần cứng rắn hơn của Đảng loại bỏ trong thập niên 80. Hiện ông vẫn còn là một nhân vật nhạy cảm chính trị, vắng mặt trong nhiều [tài liệu] lịch sử chính thức.

Cái chết của ông Hồ Diệu Bang cuối cùng đã khơi mào cho các cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Bài viết của ông Ôn Gia Bảo hồi tháng 4 mà một số nhà phân tích xem như một thay đổi của Thủ tướng, thúc đẩy cải cách chính trị bên trong Đảng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông vào năm 2012.

Nhận xét của ông Ôn Gia Bảo hồi cuối tuần qua đưa ra điểm lưu ý thường xuyên trăn trở của ông Hồ [Diệu Bang] – cảnh báo rằng, chỉ cải cách kinh tế sẽ không mang lại sự tiến bộ và phát triển cho Trung Quốc. “Không có sự bảo vệ về cải tổ chính trị, Trung Quốc có thể mất những gì nó đã đạt được thông qua tái cơ cấu kinh tế, và các mục tiêu của việc hiện đại hóa có thể không đạt tới”, Tân Hoa xã đã trích lời của ông.

Ý kiến của ông [bắt nguồn từ một thực tế là những gì Nhà nước] đụng phải đằng sau sự chỉ trích ngày càng gia tăng, của trí thức và một số bộ phận công chúng, về tham nhũng trong Chính phủ và đặc biệt là trong ngành tư pháp. Những tháng gần đây cũng đã thấy sự thất vọng của một số trí thức và cộng đồng pháp lý tại Bắc Kinh về cải cách chính trị và tư pháp mà nhiều người nói rằng đã ngưng trệ.

Cuối tuần này, ông Ôn Gia Bảo kêu gọi “bác bỏ sự thoái lui và trì trệ”, và yêu cầu “tạo điều kiện cho phép người dân chỉ trích và giám sát Chính phủ”.

Ngọc Thu dịch

@BauxitVN

—————————————————————————————————————————————————————————————–

Trạm không gian quốc tế: Điểm hẹn của 2 anh em song sinh

Theo kế hoạch của Cơ quan Hàng Không và Không gian Hoa Kỳ (NASA), thì cặp song sinh duy nhất đang làm việc cho NASA, sẽ hẹn gặp nhau trên quỹ đạo trái đất vào đầu năm 2011. Cuộc gặp gỡ này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, một cặp song sinh cùng có mặt ngoài vũ trụ. Như lời tường thuật của biên tập viên Roseanne Skirble của Đài VOA, cuộc sống của hai anh em gia đình Kelly vốn vẫn song hành từ khi chào đời.

Một trong hai anh em song sinh, Scott Kelly, sẽ là người chỉ huy Trạm Không gian Quốc tế. Người anh em sinh đôi, Mark Kelly, sẽ lãnh đạo tàu vũ trụ cập vào Trạm Không gian Quốc tế trong cương vị Cơ trưởng chuyến bay STS-134, phi vụ cuối cùng của phi thuyền con thoi Endeavour, trước khi kết thúc Chương trình phi thuyền con thoi của Hoa Kỳ.

Phi hành gia Mark Kelly (bên phải) và anh em song sinh Scott Kelly (trái) hẹn gặp trên Trạm Không gian Quốc tế vào Tháng Hai 2011

Phi hành gia Mark Kelly (bên phải) và anh em song sinh Scott Kelly (trái) hẹn gặp trên Trạm Không gian Quốc tế vào Tháng Hai 2011

Hai anh em Kelly chào đời ngày 21 tháng Hai năm 1964 tại thành phố Orange, bang New Jersey, con của ông bà Richard và Patricia Kelly.

Sinh ra từ một trứng, Mark và Scott giống nhau như hai giọt nước. Và như định mệnh đã an bài, từ thuở thơ ấu tới bây giờ, cuộc đời hai anh em vẫn tiếp tục đan kết với nhau, để giờ đây vào tuổi 46, hai anh em đang chuẩn bị cho cuộc hẹn lịch sử ngoài vũ trụ, trong tư cách là phi hành gia thực hiện sứ mạng của NASA.

Scott Kelly nhắc lại giai đoạn khi hai anh em bắt đầu vào đời: “Khi lên 17 tuổi, chúng tôi làm việc cho cùng một hãng xe cứu thương. Một thời gian, chúng tôi còn làm pizza với nhau, có lẽ lúc ấy, chúng tôi chỉ mới có 15 tuổi.”

Từ điểm khởi đầu đó, hai anh em đã tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Mark Kelly kể tiếp: “Cả hai chúng tôi đều trở thành phi công phục vụ lực lượng hải quân Hoa Kỳ. Tôi bay chiếc A-6 Intruder, còn Scott thì lái chiến đấu cơ Tom Cat F-14. Sau đó chúng tôi trở thành phi công thử nghiệm. Trong giới các phi công thử nghiệm, rất nhiều người có nguyện vọng tham gia Chương trình Không gian, cả hai chúng tôi đều nộp đơn cùng một lúc; và may mắn thay, cả hai đều được tuyển chọn.”

Năm ấy là năm 1996, lúc đó hai anh em được 32 tuổi. Từ đó, Mark và Scott đã thực hiện nhiều phi vụ không gian, thế nhưng không bao giờ trong cùng một sứ mạng. Tình trạng này sẽ thay đổi vào đầu năm 2011, khi hai phi hành gia này gặp nhau trên trạm không gian quốc tế.

Vào lúc đó, Scott Kelly sẽ chỉ huy trạm không gian quốc tế, trong khi Mark sẽ bay lên trạm không gian trên phi thuyền con thoi Endeavour, rồi cập tàu vũ trụ vào trạm trong một phi vụ để tiếp tế cho các đồng nghiệp làm việc tại đó.

Nhưng bên cạnh các tình tiết lý thú về cuộc đời và sự nghiệp rất đáng chú ý của cặp song sinh độc nhất vô nhị này, hai phi hành gia Scott và Mark Kelly không quên sứ mạng vô cùng quan trọng mà họ đã được giao phó.

Phi hành gia Scott Kelly: “Chúng tôi hoàn toàn tập trung vào việc hoàn thành thành công sứ mạng này. Chúng tôi hiểu rằng đây là một câu chuyện gây nhiều chú ý trong công chúng, nhưng trọng tâm chủ yếu của chúng tôi là hoàn thành nhiệm vụ, rồi trở về trái đất an toàn.”

Phi vụ sẽ được thực hiện vào tháng Hai năm 2011 là sứ mạng cuối của Chương trình Phi thuyền Con Thoi của NASA. Trong khi có người chỉ trích rằng chấm dứt chương trình con thoi sẽ gây khó khăn cho vấn đề tiếp tế và lui tới Trạm Không gian quốc tế, Cơ trưởng tàu con thoi thực hiện phi vụ cuối cùng, Mark Kelly, nói đã đến lúc phải cho phi thuyền con thoi về hưu, để NASA vạch ra những hướng đi mới.

Mark Kelly: “Phi thuyền con thoi đã phục vụ trong thời gian quá dài. Phi thuyền này được thiết kế để tiếp tay xây dựng trạm không gian. Sau chuyến bay STS-134, trạm không gian quốc tế coi như đã hoàn tất. Công bằng mà nói, phi thuyền con thoi đã hoàn thành sứ mạng của mình. Nhằm mục đích xây một thế hệ phi đạn mới, một tàu vũ trụ mới, và thực hiện nhiều dự án không gian khác, chúng ta phải cho phi thuyền con thoi ngưng hoạt động. Đây là một tình huống mà Hoa Kỳ đã chuẩn bị từ lâu, ít nhất 6 năm rồi.

Hai phi hành gia Scott và Mark Kelly cho rằng được phục vụ chương trình không gian là một vinh dự. Hai anh em nói họ cảm thấy cảm kích vì được phụng sự đất nước qua chương trình không gian. Cặp song sinh nói các chuyến bay lên quỹ đạo trái đất, đã cho họ một cái nhìn mới về quả địa cầu, hành tinh mà chúng ta đang sống:

Scott Kelly: “Một điều thường làm các phi hành gia ngạc nhiên, theo tôi, là khi bay trên không gian và ngoảnh nhìn lại trái đất, chúng tôi thấy không có biên giới trên quả địa cầu, các biên giới chính trị không còn hiện hữu. Nhận thức ấy gây ấn tượng mạnh, khiến tôi nghĩ rằng tất cả mọi người chúng ta đều là một phần trực thuộc quả địa cầu. Một điều khác là bầu khí quyển trái đất nhìn từ không gian, trông rất mỏng manh, như dễ vỡ. ”

Mark Kelly: “Vâng, tôi đồng ý với Scott. Từ không gian, nhìn về trái đất, trông giống như một tảng đá hoa cương khổng lồ màu xanh, thế rồi nhìn về phía chân trời và bầu khí quyển, ta thấy nó giống như một sợi giây mỏng, nó cho ta cái cảm tưởng nó rất ư là mong manh. Đó là điều làm chúng tôi phải suy ngẫm. Chúng tôi nghĩ đến những gì mà tất cả chúng ta có thể làm để bảo vệ quả địa cầu.”

Mặc dù hai anh em giống nhau như đúc, ngay cả ở cái đầu hói, các đồng nghiệp sẽ không gặp trở ngại trong việc phân biệt ai là Mark, ai là Scott, khi cặp song sinh gặp nhau trong cuộc hẹn ngoài vũ trụ trong năm tới. Mark cho hay anh vẫn giữ bộ râu mép cố hữu, để mọi người không nhầm lẫn anh với người anh em sinh đôi.

@VOA

——————————————————————————————————————————————————————————————

Lãnh đạo không biết thương dân

Nhan đề bài viết này rõ ràng là được ăn cắp từ bài viết “Tôi không thấy lãnh đạo Hà Nội biết thương dân” đăng trên blog của Nguyễn Xuân Diện, một bài viết có nhiều chi tiết rất thú vị hiếm khi thấy trên báo chí chính thức và chính thống ở Việt Nam.

Chuyện liên quan đến dự án xây dựng năm cái cổng chào hoành tráng ở Hà Nội để mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới mà tôi đã có dịp đề cập đến trong bài viết “Tài lãnh đạo và tài tiêu tiền của chính quyền Việt Nam” đăng ngày 16 tháng 7 vừa qua.

Xin nhắc lại một số chi tiết quan trọng: Chuẩn bị cho ngày đại lễ vào tháng 9 sắp tới, chính quyền Việt Nam đã chi ra hàng chục ngàn tỷ đồng Việt Nam cho mấy chục dự án khác nhau. Không biết các dự án được tiến hành một cách thầm lặng thì thế nào nhưng hầu như tất cả các dự án lớn, giữa thanh thiên bạch nhật và liên quan đến nhiều người thì đều bị lên án một cách gay gắt.

Như dự án làm phim Lý Công Uẩn thoạt đầu được quảng cáo rầm rộ với những kế hoạch thi tuyển kịch bản phim rồi chọn lựa đạo diễn, cuối cùng, sau những cuộc giành giựt và chửi bới dữ tợn giữa những người có liên quan, bị xếp xó. Thế vào đó, người ta chi tiền để làm những bộ phim lịch sử nho nhỏ quay ở… Trung Quốc. Cảnh: Trung Quốc. Hóa trang: Trung Quốc. Có khi cả đạo diễn cũng là người Trung Quốc.

Rồi dự án trị giá 50 tỷ đồng để sơn lại mặt tiền các nhà ở ở các khu phố chính với một trong hai màu: vàng hoặc xanh bị phản đối kịch liệt, cuối cùng, bỏ.

Rồi dự án cũng trị giá 50 tỷ đồng lát lại đường đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm nữa. Gạch đang còn mới: lột bỏ. Thế vào đó là những viên đá xanh vuông vức, nặng nề, không thấm nước và rất đắt tiền được chở từ Thanh Hóa ra. Dân chúng lại phản đối. Và lại bỏ. Lại lột các viên đá xanh ấy lên. Và lát các viên gạch cũ trở lại.

Rồi đến dự án xây dựng 5 cái cổng chào trên các cửa ngõ chính dẫn vào Hà Nội cũng trị giá 50 tỷ. Dự án được đưa ra, mọi người, nhất là giới kiến trúc, lại phản đối kịch liệt. Lý do: xấu, thậm chí, phản cảm. Chính quyền chống chế: Không làm kiên cố, chỉ xây tạm thôi. Người ta vẫn phản đối: Không thể xây “tạm” một công trình kiến trúc dài cả bốn năm chục mét và cao cả trên mười mét được. Cũng phải có sắt thép. Cũng phải có xi măng. Nghĩa là cũng phải kiên cố và tốn kém. Chính quyền lại nhân nhượng: Thôi, chỉ xây bốn cái. Người ta vẫn phản đối: Đã xấu và phản cảm thì bốn hay năm cũng như nhau.

Đuối lý, chính quyền đành bỏ.

Nhưng sau khi cái dự án lãng nhách ấy bị dừng lại thì sao?

Qua bài “‘Hậu’ cổng chào ở Hà Nội: Cả chục ngàn mét vuông ruộng thành… sa mạc” của Nguyên Huân được đăng lại trên blog Nguyễn Xuân Diện nhắc ở đầu bài viết này, chúng ta được biết câu chuyện không dừng lại ở đó.

Ừ, thì dự án xây năm, rồi bốn, cái cổng chào bị bỏ. Các bản thiết kế phản cảm và nhảm nhí bị vất vào thùng rác. Thế nhưng…

Thế nhưng còn đất thu mua của dân chúng để xây mấy cái cổng vớ vẩn ấy thì sao?

Để xây dựng một cái cổng chào dài bốn năm chục mét, người ta cần một không gian rất rộng và rất thoáng. Không gian ấy là đất chứ không phải chỉ là trời. Đất ở đây chủ yếu là đất của dân, hoặc dân ở hoặc dân canh tác. Để có đất ấy, người ta phải thu mua. Thu và mua. Nghĩa là, thứ nhất, người dân không có quyền từ chối; và thứ hai, họ chỉ được trả với giá thật rẻ.

Thu mua ở đây, thực chất, là ăn cướp.

Chứ còn gì nữa?

Theo Nguyên Huân, ở tất cả các địa điểm giải tỏa mặt bằng để xây dựng cổng chào, chính quyền địa phương chỉ mất trung bình bốn ngày, có nơi chỉ mất một ngày, để hoàn tất việc thu mua ấy.

Bán đất, dù là đất canh tác, chứ đâu phải phải bán con gà con vịt đâu mà người ta có thể quyết định một cách dễ dàng chóng vánh đến như thế?

Mà tại sao chính quyền lại hối hả đến như thế?

Ở các dự án khác, người ta cứ lần khân dây dưa cù cưa kéo dài từ ngày này qua ngày nọ, từ tháng này qua tháng khác. Có dự án kéo dài cả mấy năm mà gần đến ngày đại lễ rồi, công trình cứ ngổn ngang, tưởng như không bao giờ có thể hoàn tất được. Tại sao việc thu mua đất thì người ta lại sốt sắng đến mức đáng kinh ngạc như vậy? Người ta làm mà cứ như bị ma rượt. Nhận được chỉ thị từ thành phố, người ta họp dân, bàn chuyện đền bù, rồi mang xe đến ủi hoặc mang cát đến đổ. Hối hả đến độ trong lúc Chính phủ còn đang bàn bạc, người ta đã bắt đầu thi công. Hối hả đến độ đổ nhầm cát xuống ruộng của người khác, không nằm trong khu vực giải tỏa. Tại sao lại thế?

Có phải việc lấy đất mới là chính? Còn những dự án này kia chỉ là tấm bình phong nhằm che đậy cái mục tiêu chính ấy?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội, gọi đó là hình thức “tham nhũng mặt bằng”.

Trong bài “Tham nhũng: Nguyên nhân và giải pháp”, tôi có nêu kết quả một cuộc điều tra về tham nhũng tại Trung Quốc do Xiaogang Deng, Lening Zhang và Andrea Leverentz thực hiện: Hầu hết đều liên quan đến đất đai.

Ở Việt Nam cũng thế?

Vụ xây cổng chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long cũng chỉ là một hình thức tham nhũng như thế?

Cũng là một cái cớ để ăn cướp đất đai của dân chúng?

NHQ

************

Bài trích từ blog Nguyễn Xuân Diện ngày 11 tháng 8/2010:

TÔI KHÔNG THẤY LÃNH ĐẠO HÀ NỘI BIẾT THƯƠNG DÂN

“Hậu” cổng chào ở Hà Nội:
Cả chục ngàn mét vuông ruộng thành… sa mạc

Nguyên Huân

Ngày 15/7 UBND TP Hà Nội đã báo cáo lên Chính phủ xin phép cho dừng dự án xây dựng 5 cổng chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Dù đã được “phanh” lại kịp thời song dự án “hoành tráng” đó vẫn để lại hậu quả nặng nề khi hàng nghìn mét vuông đất ruộng của nông dân đã bị san lấp, nay không thể khôi phục lại.

Giải phóng mặt bằng… siêu tốc

Trước khi có quyết định chuyển 50 tỷ đồng sang mục đích khác, ngày 23/6 UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các địa phương có dự án cổng chào tọa  lạc phải cấp tốc thu hồi 14.000 m2 mặt bằng một cách sớm nhất cho các đơn vị thi công. Theo đó, năm địa phương “khâm thử” quyết định trên gồm: Xã Thanh Xuân (Sóc Sơn), xã Dương Xá, Ninh Hiệp (Gia Lâm) và xã Đại Xuyên (Phú Xuyên). Riêng cổng chào nằm trên đường Láng – Hòa Lạc đã được giải phóng mặt bằng từ trước.

Ông Lê Huy Yên – cán bộ địa chính xã Dương Xá cho biết, nhận được quyết định của UBND TP Hà Nội xã lập tức tiến hành rà soát, kiểm kê và bàn giao mặt bằng ngay cho đơn vị thi công là TCty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị – UDIC. Rất may là địa điểm đặt cổng chào trên QL5 thuộc Dương Xá không rơi vào đất nông nghiệp mà thuộc QL5 cũ và đất thùng đào thùng đấu nên hậu quả để lại rất nhỏ.

Tại địa điểm xây dựng cổng chào trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, số đất đã thu hồi cho dự án là 389,6 m2. Khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hưởng – Phó Chủ tịch xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) kể vanh vách quy trình GPMB nhanh nhất trong đời làm cán bộ của ông: “Nhận được quyết định của TP hôm 24/6. Ngày 26/7 xã tiến hành họp dân luôn, ngay hôm sau thực hiện kiểm đếm, ngày 28/6 lên phương án dự thảo hồ sơ, đến ngày 29/6 cơ bản hoàn thành giải ngân tiền đền bù cho dân và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”.

Vận tốc triển khai công việc nhanh không kém xã Thanh Xuân, xã Đại Xuyên cũng chỉ mất có 4 ngày để hoàn tất mọi thủ tục bàn giao 3344,3 m2 đất nông nghiệp cho đơn vị thi công cổng chào trên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ cho Tập đoàn Vincom vào ngày 4/7. Do bàn giao mặt bằng nhanh ngoài sức tưởng tượng nên địa phương còn được đơn vị thi công thưởng cho một khoản tiền khích lệ.

Nhanh như xã Thanh Xuân và xã Đại Xuyên cũng chưa ăn thua gì so với tiến độ GPMB chớp nhoáng ở xã Ninh Hiệp. Ông Lý Duy Khương – Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp tỏ vẻ bực bội khi đang phải giải quyết hậu dự án cổng chào. Theo lời ông Khương thì khi quyết định xây cổng chào đến tay, xã họp dân và bàn giao mặt bằng ngay cho Cty CP Him Lam 4.800 m2 đất để đơn vị này thi công. Không biết do áp lực từ đâu mà đơn vị thi công vội vàng tới mức đổ nhầm cả cát sang dự án đường vành đai 3 mất 17 m. Vậy là phải cuống cuồng vắt chân lên cổ họp các ban ngành để giải quyết. Phương án được đưa ra là lùi về phía Hà Nội thêm 40 m.

Mới chỉ thống nhất trên miệng vậy thôi mà ngay khi cuộc họp kết thúc Cty CP Him Lam đã cử người đi rà phá bom mìn và ngay tối hôm đó âm thầm cho ôtô trút cát tràn lan lên vị trí dự định khiến cả nghìn m2 đất nông nghiệp khác trở thành… sa mạc. Trớ trêu thay, lần này đơn vị thi công lại “tương” nhầm vào cả khu nghĩa địa cổ khiến rất nhiều ngôi mộ bị hư hỏng gây bất bình trong dân. Tai hại hơn nữa khi lớp cát đổ nền chưa kịp ráo mặt thì đơn vị lại nhận được quyết định của UBND TP Hà Nội yêu cầu ngừng thi công.

Chỉ khổ dân

Phải khẳng định rằng: Để có được tiến độ GPMB “siêu tốc” như vừa qua, chủ yếu do phía người dân đồng tình hợp tác. Bản thân họ sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng vì đại sự chung của Thủ đô. Nhưng giờ khi dự án không còn nữa, có vẻ người dân đang “trở đi mắc núi trở lại mắc sông”. Các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm im ỉm không có bất cứ lời giải thích nào về thiệt hại ruộng đất người dân đang phải hứng chịu. Đối với mấy chục hộ dân ở hai xã Thanh Xuân và Phú Xuyên, bản thân họ cũng không phàn nàn gì khi biết ruộng của họ bị thu hồi… hụt. Mặc dù trong thâm tâm họ vẫn tiếc đứt ruột khu ruộng màu mỡ của mình nhưng dù sao đã nhận được tiền đền bù.

Không được may mắn như người dân ở hai xã trên, hàng trăm hộ dân ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm đang như ngồi trên đống lửa khi biết dự án xây dựng cổng chào đã bị “trảm”. Bởi tiến độ thi công quá gấp gáp nên tất cả bà con ở xã Ninh Hiệp đều nhất trí ủng hộ mà chưa vội đòi tiền đền bù. Họ không ngờ dự án triển khai rầm rộ là vậy mà kết thúc còn chóng vánh không kém.

Từ khi thông tin dừng xây cổng chào đăng tải trên các báo đài, ông Nguyễn Viết Học ở thôn 3, xã Ninh Hiệp ngày nào cũng chắp tay phía sau đi ra thăm khu ruộng đang nằm sâu dưới lớp cát dày cả chục mét. Đáng lẽ ra gia đình ông Học và hàng trăm hộ dân khác không bị mất 3.600 m2 đất nếu đơn vị thi công không đổ nhầm sang đường vành đai 3. Chỉ vì sự tắc trách của họ mà hàng trăm hộ dân bị vạ lây mất tới 80% diện tích đất toàn bờ xôi ruộng mật. Mới tiếp nhận chức Trưởng thôn 3, nhưng mấy ngày này ông Nguyễn Bá Chung không dám đi đâu ra khỏi nhà do sợ bà con “chất vấn”. Bản thân ông Chung cũng đang lo sốt vó không biết TP giải quyết việc đổ đất lên ruộng của thôn ông ra sao? Hoàn trả lại mặt bằng như cũ cho người dân hay vẫn tiến hành đền bù?

Theo lời ông Khương – Chủ tịch xã Ninh Hiệp thì cho đến thời điểm này chưa nhận được phương án giải quyết hậu cổng chào. Mỗi ngày ông Khương cũng phải tiếp vài người dân đến thắc mắc chuyện ruộng của họ đang nằm sâu trong cát. Ông Ngô Văn Thùy ở thôn 8, xã Ninh Hiệp bức xúc nói: “Khi tiến hành họp dân để thu hồi đất thì họ nói ngon, nói ngọt. Giờ dự án chết rồi thì họ lại lờ đi coi như chưa có chuyện gì xảy ra”. Theo quan sát của chúng tôi, tại địa phận xã Ninh Hiệp, Cty CP Him Lam đang tiến hành cho máy múc một khối lượng cát khổng lồ trên cánh đồng của người dân. Tuy nhiên, chắc chắn khu ruộng bị đổ cát đó rất khó để canh tác trở lại.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Xuân Diện:

Cái hôm HN dừng xây cổng chào, tôi đã Hoan hô Lãnh đạo TP Hà Nội rồi. Nhưng tôi lại cũng đã có:

Lời đề nghị của công dân Nguyễn Xuân Diện:
– Đề nghị thành phố trả lại số tiền mà các doanh nghiệp đã ủng hộ xây cổng chào. Trường hợp có doanh nghiệp không nhận lại nữa, thì phải hỏi họ có yêu cầu gì không và công bố cho cán bộ và nhân dân biết số tiền ấy là bao nhiêu, của doanh nghiệp nào và sẽ dùng vào việc gì, để nhân dân giám sát.
– Với đất đã thu hồi (để làm cổng chào) thì phải hoàn trả lại cho nhân dân, trường hợp có xây cất rồi thì phải tiến hành trả lại nguyên xi như trước khi họ giao.

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo thành phố!

Nay thì đã thế này đây! Tôi thấy lãnh đạo Thành phố Hà Nội không biết thương dân!

*************

Nguồn: VOA

——————————————————————————————————————————————————————-

“Tự sướng” trước “giải Nobel toán học”

Trần Tiến Dũng/Người Việt

Ngày 16 tháng 8, trên khắp các phương tiện thông tin tiếng Việt, (tất nhiên là dành cho người biết tiếng Việt) đều đồng loan tin: “Giáo Sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields.”

Về giá trị của sự kiện, tầm vóc khoa học, vinh dự chia sẻ với dân tộc, phẩm chất cá nhân của vị giáo sư trẻ người Việt này, chỉ trong ngày một ngày hai đã được tốc độ thông tin tiếng Việt toàn cầu soi sáng mọi góc cạnh.

Nhưng cũng chính từ tốc độ thông tin đó, đã mở cánh cửa cho thấy cộng đồng tiếng Việt khát và đói danh giá ở tầm trí thức toàn cầu. Ừ, dù có con số triệu người không làm trúng một bài toán phổ thông, nhưng khát và đói vinh quang trí thức thì vẫn có sao đâu! Còn hơn là việc hễ đá banh thắng Thái Lan là thiên hạ ùn nhau xuống đường ngộp thở.

Nhưng thông thường người biết cầm bút, sống bằng viết chữ hoặc làm toán thì khi viết đúng làm đúng mới thấy sướng, còn viết trật làm toán sai mà sướng cái nỗi gì. Vậy mà khi điểm lại sự kiện Giáo Sư Ngô Bảo Châu, cùng những sự kiện “vĩ đại” khác được hệ thống tuyên truyền cố tình trang điểm cho sai mới thấy vui (vì quởn đâu mà buồn).

Này nhé, giáo sư toán Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, mà hàng loạt tờ báo trong nước cố tình giật tít trên trang nhất là ông đoạt giải “Nobel toán học.” Tất nhiên những từ này được mở đóng ngoặc kép. Nhưng nghĩa thật vẫn áp đặt để bắt mọi người hiểu và muốn mọi người tin đó là giải ‘toán học Nobel’.

Ở đây không bàn cũng không có ý so sánh hơn thua giá trị tầm vóc của hai giải thưởng khoa học – văn hóa chóp đỉnh nhân loại này. Nếu có chuyện vì sướng quá mà ngồi “bà tám” với nhau cho rằng giải Fields ngang, có khi hơn giải Nobel thì cũng để cho một số người hoặc một vài nhóm cá biệt nào đó tự sướng với nhau.

Trước đây, mấy tay văn nghệ vỉa hè – quán nhậu Sài Gòn có bàn nhau ý tưởng về chuyện lập giải văn học Gobel (hiệu một loại xe gắn máy của Pháp, nhập cảng trước năm 1975). Cái ý tưởng về giải thưởng này chỉ có ý châm biếm mấy tay viết văn làm thơ quá dở mà lại hám danh hão huyền. Nhưng dù sao ý tưởng kiểu hàng nhái này cũng không quá tệ, có khi lại dễ thương và thú vị hơn việc cố tình gọi giải Fields là giải “Nobel toán học.”

Ai mà biết vì sao ngài Nobel lúc sinh thời và di chúc không kê thêm giải toán để viện Hàn Lâm Thụy Ðiển trao mỗi năm. Nhưng về mặt chính danh giải Fields là giải Fields, đâu có mắc mớ gì mà giới truyền thông tiếng Việt cứ tự tiện mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép viết là giải “Nobel toán học” (cứ gõ Google là hiện lên một đống báo trong nước, web nước ngoài, cả những hãng tin lớn có trang tiếng Việt

Tính tự trọng ở đâu mà trước dư luận Việt Nam, trước ông Giáo Sư Ngô Bảo Châu, trước hội đồng trao giải Fields, mà tự sướng khi làm ồn đưa tin đó là giải “Nobel toán học.”

@ NguoiViet

——————————–

Huân chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học Canada John Charles Fields lần đầu được trao vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học.

Huân chương Fields thường được coi là “Giải Nobel dành cho Toán học”. Sự so sánh này là không thật sự chính xác, bởi vì giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Hơn nữa, giải Fields Medals thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu hơn là chỉ có một nghiên cứu quan trọng.
Danh sách các quốc gia tính theo số huân chương Fields

Thứ tự Quốc gia Số huân chương
1 Cờ Hoa Kỳ Hoa Kỳ 13
2 Pháp 11
3 Nga(+ Liên Xô 9
4 Flag of the United Kingdom.svg Anh 6
5 Nhật Bản 3
6 Bỉ 2
7 Flag of Finland (bordered).svg Phần Lan 1
7 Na Uy 1
7 Flag of Sweden.svg Thụy Điển 1
7 Flag of Italy.svg Ý 1
7 Israel 1
7 Flag of Germany.svg Đức 1
7 New Zealand 1
7 Úc 1
7 Việt Nam 1

@ Wikipedia

——————————————————————————————————————————————————————————————-

“Trục Thăng Long chỉ phục vụ một nhóm người”

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc không đồng tình với đề xuất dời trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì và làm trục Thăng Long (trục Hồ Tây-Ba Vì) trong đồ án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM GS Phạm Ngọc Đăng – Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng Việt Nam thẳng thắn: “Trục đường này chỉ phục vụ cho quyền lợi của một nhóm người chứ chẳng phải vì Hà Nội, vì quốc gia gì cả. Người ta muốn làm trục đường ấy để tăng giá đất ở vùng đó. Ở đấy đã có một số dự án, từ đó mới đưa ra vấn đề làm đường ở đó. Dự án đã đón đầu quy hoạch. Không chỉ riêng tôi mà nhiều chuyên gia và có cả đại biểu Quốc hội đã có chung nhận định như vậy và phản đối kịch liệt việc có trục đường này”.

Lãng phí vô cùng lớn

TP Hà Nội đã phản đối việc làm trục Thăng Long (nay được đổi tên là trục Hồ Tây-Ba Vì) nhưng Bộ Xây dựng vẫn cho rằng cần phải làm. Ông có đánh giá gì về điều này?

+ Nhiều người trong nghề hiểu rằng với tiềm lực của ta thì khó có thể làm được trục đường này. Tuy nhiên, nếu cứ quyết làm thì một số người sẽ được lobby, được hưởng lợi ghê gớm. Lợi ích đem lại cho họ là rất lớn nhưng hậu quả thì con cháu chúng ta phải gánh. Đơn cử như vụ Vinashin, trung bình mỗi người dân mất 1 triệu đồng trong số 86.000 tỉ đồng công ty này vay nợ mà không đem lại hiệu quả gì.

Chúng ta đã có những bài học về sai lầm trong quy hoạch xây dựng. Bao nhiêu tiền của đổ vào đó không hiệu quả nhưng thiệt hại là bao nhiêu thì không ai tính và không ai phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó ở Hàn Quốc, chỉ vì một quy hoạch không có tính khả thi mà thủ tướng đã phải xin từ chức.

. Nếu trục đường này vẫn được làm thì sao, thưa ông?

+ Lãng phí vô cùng lớn. Riêng dự toán ban đầu để làm đường đã là 10.000 tỉ đồng nhưng thực tế có thể gấp đôi. Trong khi tiền của nhà nước không phải là vỏ hến. Cái nguy hiểm là vay tiền để phát triển đô thị, nhất là phát triển hạ tầng vì thu hồi vốn rất lâu. Nợ nần sẽ vô cùng lớn. Chỉ chết con cháu ta sau này phải còng lưng mà trả nợ.

Huyện Thạch Thất nơi dự kiến sẽ có trục Thăng Long (trục Hồ Tây-Ba Vì) đi qua. Ảnh: HOÀNG VÂN

Không thể chứng minh tính kinh tế

. Bộ Xây dựng cho rằng trục đường này rất quan trọng trong việc nối khu trung tâm với phía tây TP, thưa ông?

+ Đường ra phía tây TP có nhiều đường (năm tuyến đường với 32 làn xe – PV). Thậm chí trục đường này cách đường Láng-Hòa Lạc (vừa được Hà Nội đổi tên thành đại lộ Thăng Long – PV) và đường 32 chỉ 3-4 km, một khoảng cách quá gần. Hơn nữa, đường này trước mắt chỉ đi vào khu dân cư nông thôn.

Nói đường này phục vụ cho đô thị Hòa Lạc 60 vạn dân là không đúng. Bởi quy hoạch đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 có dân số 60 vạn dân là không có cơ sở. Nếu như vậy là nó tương đương với số dân ở hai TP lớn là Hải Phòng và Đà Nẵng. Khi đó, nó không phải là TP vệ tinh mà là TP độc lập xếp vào loại một. Làm sao ta có tiền để xây dựng một đô thị to lớn như thế. Mặt khác, không có đất để xây dựng và phát triển kinh tế thì làm sao có dân đông như thế được. Quy hoạch như vậy là hoàn toàn ảo tưởng.

. Không chỉ là trục giao thông lớn, trục Thăng Long còn gánh cả việc cung cấp nước, thoát nước và là nơi vui chơi, giải trí cho người dân TP…?

+ Đặt đường nước thải thì nó chảy đi đâu? Hay là thải lên núi? Nước thải của Hà Nội thải ra các sông Tô Lịch, sông Nhuệ rồi. Đặt cáp ngầm thì nối từ đâu đến đâu?

Hiện đã có nhiều khu văn hóa, vui chơi đang hình thành trên đường Láng-Hòa Lạc, khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Ba Vì… Nếu làm khu vui chơi, giải trí cho người dân TP thì phải làm ở trong khu đô thị hoặc trong khu trung tâm. Chứ làm ở giữa vùng nông thôn và xa như thế thì ai ra đó…

Trong báo cáo, người ta nói nó giống như nhiều đại lộ lớn của nhiều TP trên thế giới. Nhưng đó là những đường lớn ở trung tâm TP của họ chứ không ai đi làm đại lộ cách TP những 30 km. Những người có trách nhiệm không chứng minh được tính khoa học, kỹ thuật và kinh tế của con đường này.

. Xin cảm ơn ông.

Kiểm soát quỹ đất cho việc làm đường

Trục Ba Vì-Hồ Tây (trục Thăng Long) là trục giao thông hướng tâm, nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh phía tây TP để giải quyết vấn đề giao thông trong tương lai.

Trên trục sẽ xây dựng và kiểm soát quỹ đất hai bên đường để tạo dựng nên quần thể kiến trúc đô thị hiện đại cho thủ đô. Ngoài ra, nó còn kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài.

Các dự án nơi có trục Hồ Tây-Ba Vì đi qua sẽ được quy hoạch lại để phù hợp với mục tiêu phát triển chung của TP. Trục Hồ Tây-Ba Vì sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển.

Trước mắt, cần kiểm soát bảo vệ quỹ đất cho phát triển tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới công tác di dời, giải phóng mặt bằng trong tương lai.

(Trích báo cáo Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng ngày 17-8)

HOÀNG VÂN

@ PhapLuat

——————————————————————————————————————————————————————–

Liệu Trung Quốc có thể đảo lộn nguyên trạng thế giới?

Tác giả: Bruce Stokes

Liệu Trung Quốc có phải là thị trường đang nổi lên lành tính với ước vọng có giới hạn trong khu vực mà họ rất sốt sắng tô vẽ? Hay đó là một thế lực hùng mạnh, có tầm chiến lược muốn khẳng định về mặt kinh tế mà chắc chắn sẽ thách thức ngày càng nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và các nước láng giềng châu Á?

Tác giả Bruce Stokes, người chuyên viết cho mục kinh tế quốc tế của tạp chí National Journal và là thành viên “xuyên Đại Tây Dương” thuộc quỹ German Marshall của Mỹ có bài viết mới được đăng trên tờ tiếng Anh “Dân tộc” ở Bangkok như sau:

Mối quan ngại gần đây nhất của người châu Âu và Mỹ đối với Trung Quốc thể hiện ở việc những nước này tự hoài nghi về việc liệu có tiếp tục duy trì được mức sống cao như hiện nay trước sự cạnh tranh của Trung Quốc hay không. Mối lo lắng kể trên cũng đang thúc đẩy động thái cần huy động sự ủng hộ của công chúng đối với (kế hoạch) chi tiêu quốc phòng và việc tiếp tục duy trì ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Tuy vậy, các mối lo ngại trên đang bỏ qua nhu cầu gia tăng về phát triển của Trung Quốc, nơi có hàng triệu người vẫn đang sốn trong tình cảnh nghèo khổ.


Các bằng chứng trong những tháng gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ ra tự tin hơn, có năng lực và ý chí chưa từng có trong việc thể hiện ảnh hưởng của mình tới thế giới. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Lịch sử cho thấy các cường quốc đang vươn lên thường phô trương sức mạnh và kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của họ. Người châu Âu, châu Mỹ và các nước láng giềng cua Trung Quốc ở châu Á không nhất thiết phải lo sợ, song họ cần phải rất cẩn trọng.

Động thái muốn khẳng định của Trung Quốc được thúc đẩy bởi những thành công chưa từng thấy về kinh tế. Quy mô kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi trong bảy năm qua và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng gấp đôi trong sau năm vừa qua. Thành quả kinh tế đạt được khiến người Trung Quốc rất hài lòng và theo kết quả cuộc thăm dò do tổ chức Pew Global Attitudes tiến hành mới đây, 90% người Hoa hài lòng với hướng đi của Trung Quốc, vui mừng trước “thể trạng” kinh tế hiện nay và lạc quan về tương lai kinh tế của đất nước. Phần còn lại của thế giới cũng nhìn nhận Trung Quốc là cường quốc kinh tế đang nổi lên, với 50% người Đức, Nhật Bản, Pháp và Mỹ xếp Trung Quốc vào vị trí hàng đầu.

Có vẻ như Bắc Kinh đang ngày càng sẵn sàng dùng vị thế đi lên của họ để gây ảnh hưởng đối với các vấn đề về ngoại giao, anh ninh và kinh tế. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Trung Quốc hồi tháng 11/2009, sự xuất hiện khá quan trọng của ông trước công chúng tại Thượng Hải trong cuộc gặp gỡ với sinh viên ở phòng họp của tòa thị chính chỉ được phát trên truyền hình địa phương chứ không phải trên toàn quốc. Điều này không giống như cuộc gặp gỡ tương tự khi ông Bill Clinton có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với cương vị là tổng thống Mỹ. Thêm vào đó, các tin tức đưa về chuyến thăm đó cũng bị kiểm duyệt về nội dung, kể cả cuộc phỏng vấn của tạp chí “Southern Weekend” với tổng thống Obama. Tại cuộc họp cấp cao về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen hồi tháng 12/2009, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã không có mặt để tham dự hội nghị đầu tiên với tổng thống Obama, chỉ cử một quan chức cấp thấp đến dự thay mặt.

Trên mặt trận chính trị, các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền quốc gia. Lâu nay Bắc Kinh luôn coi Tây Tạng và Đài Loan là “các lợi ích quốc gia cốt lõi của họ và người nước ngoài cần tránh xa những “vấn đề nội bộ đó”. Giờ đây, Trung Quốc bắt đầu áp dụng thuật ngữ ngoại giao này đối với biển Đông, vùng biển rộng 1,2 triệu km2 và là nơi diễn ra ít nhất 1/3 giao thương bằng đường biển của thế giới. Trên 50% nguồn nhiên liệu nhập khẩu của bắc Á được chở qua vùng biển này. Động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đang đe dọa các lợi ích về đánh bắt cá tôm cũng như hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam, Philippine, Indonesia, Malaysia và vũng lãnh thổ Đài Loan. Nó cũng ảnh hưởng đến những lợi ích quá cảnh bằng đường biển của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cùng lúc Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đối với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và củng cố lập trường đó bằng việc đưa binh sĩ đến đồn trú tại vùng biên giới đông bắc giáp Ấn Độ. Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm một vai trò lớn hơn ở Nam Á, cung cấp vũ khí cho chính phủ Sri Lanka dẹp yên cuộc nội chiến với lực lượng ly khai Những con hổ giải phóng Tamil. Trung Quốc đã mở rộng hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương, trong khi xây dựng nhiều cảng dân sự trong vùng trải rộng từ Mianma cho đến Pakistan. Họ tăng cường quan hệ về kinh tế với Mianma và Apganistan, thúc đẩy mối quan hệ chiến lược với Pakistan thông qua đề nghị giúp đỡ trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, nhưng không đưa Ấn Độ vào cấu trúc ngoại giao mà Trung Quốc đang hướng tới để gây ảnh hưởng.

Các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được Bắc Kinh giải thích nếu những nước này bắt đầu lo ngại về sự liên hệ giữa “các lợi ích quốc gia cốt lõi”, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhất là khi chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ngân sách dành cho quốc phòng hiện chiếm 4,3% GDP của Trung Quốc, cao hơn rất nhiều so với các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam hoặc vùng lãnh thổ Đài Loan.

Bắc Kinh đã và đang trở nên “hiếu chiến” trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, yêu cầu các công ty nước ngoài đăng ký bản quyền công nghệ tại Trung Quốc và áp dụng các tiêu chuẩn quy định của nước này nếu họ muốn bán sản phẩm tại thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh đã khiếu kiện các công ty và nhà sản xuất phương Tây vi phạm các luật lệ quy định về bán hàng hóa tại thị trường nước này. Khi Trung Quốc phát đi tín hiệu rõ ràng rằng nguyên trạng quốc tế hiện nay là điều không thể chấp nhận một cách lâu dài đối với họ, châu Âu, Mỹ và phần còn lại của châu Á cần phải cảnh giác. Trung Quốc đang vươn lên và những cường quốc nào đang đi lên luôn có lịch sử muốn làm đảo lộn nguyên trạng thế giới.

TTX theo bản tiếng Anh “Dân tộc” ở Bangkok

@ TuanVN

——————————————————————————————————————————————————————-

Dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ

George Friedman, người sáng lập và là Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR, một think-tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.


Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.
Dự báo ấy khác với quan điểm của Zbigniew Brzezinski, Henry Kissinger, Stephen Brooks, William Wohlforth hoặc của Martin Jacques (trong cuốn Khi Trung Quốc thống trị thế giới), cũng như nhiều dự báo rất xấu về kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó giội gáo nước lạnh lên những cái đầu phát sốt sau khi đọc sách của Lưu Minh Phúc cho rằng trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới.
Dự báo của Friedman dựa trên quan điểm sự thực lịch sử và tình trạng địa-chính trị quyết định tất cả. Friedman nhận định: nước Mỹ đã xây dựng được một nền văn hoá và chế độ chính trị tiên tiến nhất thế giới.
Sự thực là văn hoá Mỹ đang giữ vai trò dẫn đầu thế giới, có sức lan toả và chiếm lĩnh mạnh mẽ. Nhạc pop, vũ điệu rock and roll cũng như fastfood và CocaCola… được giới trẻ khắp nơi ưa chuộng. Hollywood thống trị điện ảnh 5 châu. Truyền thông Mỹ dẫn đầu truyền thông thế giới. Văn hoá chính trị-tư tưởng của Mỹ rất phát triển, họ luôn có nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị học hàng đầu. Khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học thì khỏi phải nói.
Tư tưởng dân chủ bình đẳng sinh ra ở châu Âu nhưng nảy mầm và thành cây lá sum sê trên đất Mỹ – khi châu Âu còn dưới ách phong kiến… Vào thời những năm đầu của thế kỷ 16, 17 phần lớn những người di cư sang Mỹ đều là những kẻ, dưới quan điểm của giới “Quí Tộc”, là những kẻ bất mãn bị xã hội ruồng bỏ, những người vô gia cư bị coi là hạ đẳng, và các phần tử bị coi là tội phạm hay phản động. Những con người này đến vùng đất mới châu Mỹ, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Văn hóa của họ, tức nguyên lý sâu xa nhất chi phối suy nghĩ của con người, chỉ đơn giản là “tự lo”, và cái nguyên lý ấy phát triển thành triết lý về “tự do” kiểu Mỹ sau này. Phạm trù tự do của Mỹ được xây dựng dựa trên nguyên lý tự do hành động, chính vì thế thượng tầng kiến trúc của xã hội Mỹ đã phải đối diện với một phạm trù mới về quản trị nhân sự — khi mà những yếu tố khống chế con người như: tôn giáo, ý thức hệ, truyền thống,… đã không còn. Phạm trù mới này đã nẩy nở thành hệ thống nhà nước pháp quyền và văn hóa quản trị tri thức – một hệ thống khái niệm về quản lý lao động tách rời nhân sự.
Hiến pháp Mỹ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, đầu tiên dựng nên một quốc gia có đặc trưng là chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy bảo đảm dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được sự lạm dụng chức quyền… Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy.
Dù từng phạm không ít sai lầm nhưng nước Mỹ đã đứng vững và chiến thắng trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng. Được như vậy trước hết là do cơ chế chính trị phát huy được vai trò làm chủ của toàn dân, họ phát hiện và bầu lên được những người lãnh đạo khôn ngoan phù hợp với xu thế từng thời đại. Nhờ thế chỉ sau 150 năm dựng nước, Mỹ đã trở thành siêu cường bá chủ thế giới.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, nợ nhà nước và thâm hụt ngoại thương đem lại cảm giác kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ. Thế nhưng giờ đây họ vẫn sống đàng hoàng bằng núi tiền các nước khác tự nguyện cho vay. Châu Âu mới là kẻ chịu thiệt với đồng Euro có nguy cơ đổ sập. Cơ chế chính trị Mỹ có khả năng tự sửa đổi cho thích hợp hoàn cảnh, như chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Roosevelt, hoặc luật cải tổ tài chính Tổng thống Obama vừa trình Quốc hội đã và sẽ có thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.
Trên lĩnh vực kinh tế, người Mỹ cũng dẫn đầu thế giới đưa ra nhiều sáng kiến vĩ đại. Thời gian 1863-1869 họ đã xây dựng xong tuyến đường sắt Thái Bình Dương 3000 km xuyên suốt Đông Tây, vừa góp phần quan trọng thống nhất đất nước, vừa giúp nhanh chóng phát triển kinh tế. Công trình này được đài BBC đánh giá là một trong 7 kỳ tích của lịch sử công nghiệp hoá thế giới và được dân Mỹ coi là biểu tượng thống nhất quốc gia (thời gian 1861-1865 Mỹ có nội chiến, đất nước chia rẽ sâu sắc). 30 năm sau, nước Nga mới bắt đầu làm đường sắt xuyên Siberia .
Thập niên 50 họ có sáng kiến xây dựng mạng xa lộ cao tốc nối tất cả các bang, các thành phố, khiến cho đất nước này trở nên vô cùng năng động, người dân tha hồ phóng xe đi khắp nơi tìm việc làm, khai thác tài nguyên.
Thập niên 90 họ đầu tiên đề xuất và triển khai xa lộ cao tốc thông tin (gồm hệ thống thông tin số và mạng thông tin internet), dẫn đầu thế giới tiến sang kỷ nguyên thông tin, nhờ đó nguồn tri thức tăng gấp bội, bảo đảm công nghệ cao phát triển như vũ bão.
Hai mạng xa lộ nói trên đã đem lại cho nước Mỹ sức mạnh bá chủ thế giới trong 50 năm qua.
Giờ đây George Friedman dự báo trong thế kỷ XXI Mỹ sẽ hoàn tất xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, năm 2080 nhà máy điện trên vũ trụ sẽ bắt đầu phát điện về cho trái đất sử dụng.
Nước Mỹ có ưu thế tốt nhất thế giới về địa lý. Đất rộng và màu mỡ, giàu tài nguyên, có nhiều con sông lớn thông thương được và những hồ nước ngọt khổng lồ. Hai đại dương quan trọng nhất bao bọc hai bên. Ngày nay tiêu điểm cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đã chuyển từ đại lục Âu Á sang giành giật quyền kiểm soát biển, mà về mặt này Mỹ có ưu thế vô địch, đã và đang kiểm soát toàn bộ các đường hàng hải, vì thế họ sẽ tiếp tục kiểm soát nền kinh tế toàn cầu.
Friedman viết: trong 10-20 năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ sẽ gặp những thách thức nghiêm trọng, nhưng không nước nào có thể thay thế vị trí số 1 của Mỹ; thế giới vẫn lấy nước Mỹ làm trung tâm.
Theo Vitinfo

——————————————————————————————————————————————————————–