Hướng lên của Trung Quốc và đường đến chiến tranh

John Lee (WSJ Asia) – Trà Mi lược dịch

Bốn năm trước Thế chiến I, tác giả và chính khách người Anh Norman Angell, xuất bản “The Great Illusion,” lý luận rằng cuộc chinh phục quân sự đã trở thành lỗi thời giữa các nền kinh tế hiện đại. Ngày nay, nhiều người làm chính sách cũng dùng cùng logic đó để dự đoán rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tránh được chiến tranh. Giống như những người đi trước (Norman Angell chẳng hạn), họ có thể sai.

Gs. John Mearsheimer (University of Chicago)
Nguồn: uchicago.edu


Đó là các lý luận của nhà khoa học chính trị John Mearsheimer Đại học Chicago trong bài thuyết trình Michael Hintze hàng năm tại Đại học Sydney trong tuần này. Chính trị, hơn là kinh tế, dứt khoát sẽ định hình tương lai của châu Á chỉ như nó đã ảnh hưởng Châu Âu trong thế kỷ trước, giáo sư Mearsheimer tin như vậy. Hướng đi lên của Trung Quốc có thể sẽ châm ngòi một cuộc chạy đua bảo đảm an ninh mạnh mẽ với Mỹ, dẫn đến khả năng lớn xẩy ra chiến tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Lập luận này đi ngược lại lý luận thông thường ngày nay, chỉ nhìn thấy một tương lai an lành trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Quan điểm này, vẫn còn phổ biến ở Washington, dựa trên ý tưởng rằng Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc bằng cách để Bắc Kinh đi lên như là một “quốc gia quyết định có trách nhiệm” trong trật tự toàn cầu hiện nay do Mỹ dẫn đầu. Cũng giống như các tầng lớp ưu tú ở châu Âu mà Angell đã viết về và những người cách đây một thế kỷ đã hết sức miễn cưỡng để tưởng tượng một cuộc chiến tranh lớn có thể bùng nổ của, các nhà hoạch định chính sách ngày nay không thể nghĩ rằng chiến tranh sẽ xẩy ra tại Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng các cảnh báo của ông Mearsheimer cần được chú ý. Trước Thế chiến I, theo logic của Angell ‒ sự gián đoạn tín dụng quốc tế và hệ thống mậu dịch sẽ có nghĩa là tất cả mọi người đều thua thiệt trong trường hợp có chiến tranh là điều không thể chối cãi được. Trước năm 1914, khối lượng thương mại hàng năm của Anh, Đức và Pháp là 52%, 38% và 54% GDP tương ứng, phần lớn số thương mại này là mậu dịch giữa các cường quốc vừa kể. Đến năm 1913, Anh đã trở thành thị trường hàng đầu cho hàng xuất khẩu của Đức, và cả hai nước đều hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế đó. Trong mười năn trước Thế chiến vĩ đại, thương mại và dòng vốn giữa các cường quốc này tăng tương ứng 65% và 84%. Tuy nhiên, phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế là không đủ để ngăn chặn sự leo thang bi thảm của tình hình ngay sau vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của Áo (Austria).

Hôm nay, Trung Quốc tự công bố “phát triển hòa bình” và được chấp nhận khắp nơi dường như cũng dựa trên mặt bằng kinh tế vững chắc. Trung Quốc đã phát triển như một quốc gia mậu dịch tuyệt vời, nhưng vẫn là một nước nghèo về GDP bình quân đầu người. Mực xuất khẩu của Trung Quốc đã tạo ra hàng trăm triệu công ăn việc làm, nhưng Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc sâu đậm vào công nghệ, và kiến thức của nước ngoài. Để tiếp tục nhanh chóng phát triển kinh tế quốc gia, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần một môi trường hòa bình và ổn định ở châu Á. Về phía Mỹ, không có ai ở Washington muốn nhìn thấy một cuộc xung đột với Trung Quốc bùng nổ, đặc biệt là vào thời điểm Mỹ đang phải có mặt ở hai cuộc chiến và những lo ngại về ý định của Iran.

Tuy nhiên, sự lạc quan của Angell cuối cùng dẫn đến sai lầm vì nó dựa trên một giải thích không đầy đủ về các động lực đằng sau mối quan hệ giữa các cường quốc. Trong khi mối quan hệ kinh tế tạo ra động lực thúc đẩy cho hoà bình, Angell đã không tính đến độ cạnh tranh mãnh liệt về mặt chiến lược —đặc biệt là sự đối đầu hải quân đang tăng— giữa cường quốc hiện tại như Anh và một thế lực đang lên nhanh chóng và xét lại như Đức. Và suy luận của Angell cũng không tính đến yếu tố con người của những hành động sai lầm chiến lược và tính sai— đặc biệt là sai lầm của Đại đế Đức Kaiser Wilhelm II —và cuối cùng chiến tranh bùng nổ ở châu Âu.

Những bài học cho châu Á là gì? Trong khi phụ thuộc kinh tế lẫn nhau và nỗ lực của Mỹ để “quản lý” mức đi lên củaTrung Quốc đến nay đã thành công trong việc ngăn ngừa chiến tranh, gần đây những miếng võ ngoại giao trước sự việc Trung Quốc tái xác định biển Nam Trung Hoa là một phần “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh lại Trung Quốc đã xác nhận những gì các học giả, như Aaron Friedberg, đã nói tữ cả 10 năm nay: Đông Á ngày nay có khả năng tái tạo tình hình châu Âu ở khúc quanh của thế kỷ trước. Khi nói đến mục tiêu chiến lược, Trung Quốc đang nhập đi vào một trật tự khu vực, không do Trung Quốc chủ động, sau nhiều chục năm tự cô lập. Vì những bất mãn cơ bản của Bắc Kinh về biên giới trên đất liền và biên giới hàng hải, Trung Quốc là một cường quốc (theo chủ nghĩa) xét lại. Càng tăng lên hàng cường quốc lớn, tham vọng của Trung Quốc để đảm vệ “lợi ích cốt lõi” lại càng sâu đậm thêm.

Chiến lược lớn của Trung Quốc kể từ những ngày của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình là tránh xung đột với một đối thủ đáng gờm hơn nhiều (ví dụ, Mỹ) trong khi Trung Quốc xây dựng “sức mạnh toàn diện của quốc gia.” Ngả theo hướng “chiến thắng châu Á mà không chiến đấu,” như Tướng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian) đã một từng nói, là những lãnh đạo của thế hệ già hơn quan niệm thận trọng là không ngoan, ngay cả khi họ không ngừng tìm kiếm “cơ hội” để mở rộng quyền lực của Bắc Kinh trước sự thua thiệt của Mỹ. Họ vẫn còn nhớ những đau khổ và nhục nhã của thời Mao Trạch Đông, khi Trung Quốc trong cô lập đã cố gắng để đạt được quá nhiều quá nhanh.

Norman Agell (Nobel Hoà bình 1933)
Nguồn: northeyisland.co.uk


Tuy nhiên, như lịch sử khẳng định, một nền hòa bình xây dựng trên khả năng chính trị, khéo léo và kiềm chế hơn là một sự hài hòa vì lợi ích chiến lược là nền hoà bình mong manh, không bền vững. Nếu không có những kinh nghiệm lịch sử thương đau của Trung Quốc gần đây, thế hệ các nhà lãnh đạo tương lai sẽ tự tin và quyết đoán hơn. Ngay cả bây giờ, Đảng Cộng sản và Quân đội Giải phóng Nhân dân cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang hành động quá chậm để đạt được mục tiêu của chính sách ngoại giao của mình. Mối nguy hiểm là, chỉ cần như Đức đã làm ở châu Âu trong thế kỷ trước, đánh giá quá cao khả năng riêng của mình, và đánh giá thấp những điểm mạnh và quyết tâm của Mỹ —kết hợp với sự không hài lòng chiến lược và thiếu kiên nhẫn— là cách nhanh chóng nhất để Trung Quốc đi dến những tính toán sai lầm tai hại.

Một vài năm trước khi bùng nổ Thế chiến I, Đại đế Wilhelm II công khai tuyên bố rằng ông xem triển vọng một cuộc chiến với Anh Quốc là “một điều không thể tưởng tượng được nhất.” Mặc dù phụ thuộc lẫn nhau sâu đậm về mặt kinh tế, châu Âu đã không thể ngăn chặn một thảm họa. Các nhà lãnh đạo tại Washington và trên toàn châu Á không nên tưởng tượng sai lầm thêm một lần nữa.

© DCVOnline

John Lee là một thành viên thỉnh giảng của Viện Hudson và người nghiên cứu về chính sánh ngoại giao ở Trung tâm Nghiên cứu Độc lập tại Sydney. Ông là tác giả của cuốn “Trung Quốc sẽ thất bại?” (CIS, 2008).

——————————————————————————————————————————————————-

ĂN TRÁI CÂY THẾ NÀO CHO ĐÚNG


Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị “không chính thống” nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.
Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.

CÁCH ĂN TRÁI CÂY

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.
Ăn trái cây như thế nào mới đúng?
Không ăn trái cây sau bữa ăn!
Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.

Trái cây là thức ăn quan trọng nhất.
Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.

Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng – mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v… Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.
Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.
Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.

Khi cần uống nước trái cây – hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.
Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.
TÁO: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.

DÂU TÂY: (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

CAM: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.

DƯA HẤU: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

ỔI & ÐU ĐỦ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.
Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin??
Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn
(Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)
Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.

—————————————————————————————————————————————————-

TIN CẬP NHẬT 10-8-2010

Việt Nam lo ngại thiếu gạo vì Trung Quốc đặt mua quá nhiều

Mùa thu hoạch lúa tại Việt Nam (DR)


Theo Reuters, Hiệp hội Lương thực Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp phải bảo đảm có đủ gạo dự trữ cho thị trường nội địa, sau khi có tin Trung Quốc đặt mua thêm 600 ngàn tấn gạo.

Giới doanh nhân Việt Nam cho biết là các tay buôn ở miền nam Trung Quốc đã mua gạo của Việt Nam từ tháng 5 để bổ sung cho mức cầu Trung Quốc bị thiếu hụt vì hạn hán. Nhưng vào thời điểm đó, lượng gạo đặt mua không quan trọng lắm để có thể làm tăng giá tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, tháng 7 vừa qua, Trung Quốc lại đặt mua thêm 600 ngàn tấn đúng vào lúc doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu mua gạo của nông dân, theo một kế hoạch của chính phủ nhằm giữ giá cho nông dân.

Một bản tin trên mạng thông tin điện tử của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết là chủ tịch Trương Thanh Phong cảnh báo là nhu cầu mua gạo của Trung Quốc có thể làm Việt Nam thiếu gạo.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói là thị trường Trung Quốc là một ẩn số vì chúng ta không biết họ thiếu hụt bao nhiêu.

Lúa vụ mùa hè-thu tại đồng bằng sông Cửu Long từ 3400-4500 đồng một ký hồi tuần trước đã nhíc lên thêm từ 100 đến 400 đồng vào đầu tuần này, do kế hoạch trợ giá của nhà nước và nhu cầu bán cho Bangledesh và Trung Quốc.

Tuy trúng mùa với thu hoạch được dự trù hơn 9 triệu tấn lúa nhưng một số nhà xuất khẩu e ngại họ sẽ bị thiếu gạo do phía Trung Quốc đặt mua thêm.

Bộ trưởng Thương mại Vũ Huy Hoàng cũng báo động về chỉ dấu bất thường là các lái buôn địa phương đề nghị giá cao để thu gom lúa gạo bán cho Trung Quốc.

——————————————————————————————————————————————–

Chiến hạm Hoa Kỳ USS John S. McCain ghé cảng Đà Nẵng

ĐÀ NẴNG – Hôm 10 tháng 8 (giờ Việt Nam), chiến hạm USS John S. McCain thuộc Hạm Đội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ, đã cập cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng mở đầu chuyến thăm 5 ngày trong đợt hoạt động kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Dưới đây là một vài hình ảnh của chuyến thăm này. (Hình của Hoang Dinh Nam/AFP/Getty images)

Một sĩ quan biên phòng của Việt Nam đứng quan sát chiến hạm USS John S. McCain cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước.

Chiến hạm USS John S. McCain (DDG 56) mang tên người cha của Thượng nghị sĩ John S. McCain thuộc Hạm đội 7, có căn cứ tại Nhật Bản.


Chiến hạm USS John S. McCain mang theo 270 sĩ quan và thủy thủ. Lễ đón chiến hạm này diễn ra vào buổi sáng 10 tháng 8 (giờ việt Nam).

Hạm trưởng Trung tá Jeffrey Kim, một người Mỹ gốc Nam Hàn, bắt tay một sĩ quan quân đội Việt Nam trong lễ đón.

Các giới chức và sĩ quan quân đội Việt Nam chụp hình chung với thủy thủ đoàn của chiến hạm USS John S. McCain.


Trong những ngày lưu lại Đà Nẵng, thủy thủ đoàn của USS John S. McCain sẽ tham gia các hoạt động với hải quân Việt Nam như tập huấn phi tác chiến, kiểm soát thiệt hại, trao đổi kỹ thuật, thăm hỏi xã giao và thi đấu thể thao…

Một sĩ quan hải quân của Việt Nam đang ghi lại hình ảnh chiến hạm USS John S. McCain. Trong khi chiến hạm này cập cảng Đà Nẵng, thì vẫn còn các chiến hạm khác của Hoa Kỳ neo đậu ngoài khơi miền Trung Việt Nam là USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS Chung-Hoon (DDG 93) và USS McCampbell (DDG 85).

@ Nguoi Viet

——————————————————————————————————————————————————————–

Hà Lan dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam

SGTT.VN – Bảy tháng đầu năm, trong số 41 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với 2.214,5 triệu USD, chiếm 26,3% tổng vốn đăng ký cấp mới

Trần Mạnh Hảo – Thư ngỏ gửi Trung tướng Công an Nhà văn – họa sĩ – nhạc sĩ – thi sĩ – kịch sĩ – nhiếp ảnh gia – điện ảnh gia Hữu Ước

Thưa trung tướng công an Hữu Ước,

Lời đầu thư, tôi xin thay mặt ba mạng sống đang thoi thóp trong sợ hãi của gia đình tôi, kính chúc ông sức khỏe và vui tươi, phấn khởi để phụng sự ngành an ninh nước nhà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, dẹp tan cái chế độ tư bản dỏm đang thực thi trên quê hương ta mà chôn sống chúng nó như Marx, Engel dạy.

Thưa ông trung tướng,

Sau khi ông trung tướng ngồi chủ tịch đoàn lên diễn đàn Đại hội Nhà văn Việt Nam chiều 06-08-2010, lúc kết thúc đại hội, lớn tiếng kết án tôi (Trần Mạnh Hảo) và nhà thơ Bùi Minh Quốc là Lý Tống quậy phá đại hội, khiến tôi đã sợ hãi đến co dúm người lại như một miếng giẻ rách.

Bởi ông Lý Tống, người đã dám cướp máy bay rải truyền đơn trên bầu trời Sài Gòn rồi nhảy dù xuống đất bị bắt… được tha do quốc tế bảo lãnh, ông anh hùng này lại cướp máy bay Thái Lan bay vào vùng trời Sài Gòn rải truyền đơn chống cộng… vốn dĩ là kẻ tử thù của chế độ cộng sản Việt Nam. Lần này, nếu Đảng ta tóm được ông Lý Tống, chắc sẽ xử ông tùng xẻo không tha…

Thế mà ông lại đứng giữa đại hội nhà văn vu cho tôi là Lý Tống, thì cầm bằng như ông đã thay mặt đảng ta, an ninh ta tuyên án tử hình tên Trần Mạnh Hảo ngỗ ngược dám chê ông không biết viết văn giữa đại hội vừa rồi.

Than ôi, tôi vốn là một kẻ sợ công an nhất nước Việt Nam. Hồi bé, công an đã bắt bố tôi là Trần Văn Hiền tới 12 lần, chỉ vì bố tôi hay làm thơ ca hò vè diễu cợt cán bộ xã huyện ức hiếp dân lành và tham ô lãng phí. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi lần đi học phải qua trụ sở công an xã, tôi đã co chân chạy như biến, đến nỗi nhiều bận ngã thâm tím mặt, lại còn sợ quá són cả ra quần không biết là bao nhiêu lần.

Cho đến hôm nay, nỗi sợ công an cộng sản Việt Nam của tôi còn tăng lên gấp bội. Đến nỗi giờ này, sau mấy chục năm lấy nhau, tôi vẫn chưa hết nghi ngờ vợ tôi có thể do công an gài vào giả vờ lấy tôi, cốt theo dõi tư tưởng tâm hồn tôi, điều tra xem tôi có phải là CIA cài vào chờ cơ hội xông ra lật đổ đảng ta hay không? Bởi vì tôi thấy bà vợ tôi hay theo dõi tôi viết lách, rất đáng ngờ; có thể do tôi sợ công an quá xá mà nghi oan cho bà vợ suốt đời kiểm soát mình còn hơn cả công an chăng? Tôi đã sống hèn hạ như kiếp con giun cái kiến của thân phận người dân Việt Nam để cốt yên thân. Đến nỗi, mỗi lần mở máy vi tính, cái tôi nhìn thấy trước nhất là một câu “ranh ngôn” tự viết: “Kẻ mạnh là kẻ biết sợ!”

Sau khi ông trung tướng tuyên án tử hình tôi, tôi đã rét run lên mặc dù Hà Nội hôm ấy nóng trên 38 độ. Tôi bỏ cuộc đi thăm thú Hà thành, tranh thủ mua ít vải màn về để may áo tang cho cả nhà vì đảng ta đâu có thể để tên Lý Tống thứ hai này sống thêm mấy tháng… Tôi chuồn lẹ về Sài Gòn, hi vọng tìm cách giấu biến tin khủng khiếp này không cho vợ con biết.

Chiều 07-08-2010, từ Hà Nội bay về nhà, tôi đã thấy vợ con khóc như ri, khóc khản cả tiếng rằng sao ông dám cả gan bóp dái ngựa thế, chết là phải rồi ông ơi là ông ơi. Chỉ cần một ông công an phường bảo ông là Lý Tống, ông đã chết mất ngáp, đằng này chính mồm ông trung tướng công an phán như thế, chắc vài tuần nữa họ sẽ bắn ông ngay.

Mấy hôm nay, cả nhà tôi sợ quá không dám ngủ, không dám ăn, chỉ uống nước lã cầm hơi, ngồi chờ lính ông đến trói mang tôi đi. Cứ tình hình này, cả nhà tôi có thể chết vì quá sức sợ hãi mà đứt hết ruột gan.

Tôi xin cắn rơm cắn cỏ, van ông trung tướng quyền uy ngang trời hãy thương xót chúng tôi mà mở lượng hải hà, ban cho vợ con tôi một con đường sống, dù ông có bắn tôi ngay bây giờ.

Xin ông hãy tuyên bố trên báo công an của ông rằng: tên Trần Mạnh Hảo lúc trong đại hội đích thị là Lý Tống, nhưng ra ngoài nó sợ quá co vòi lại nên đã biến thành một tên Lê Công Định thứ hai. Đảng sẽ cho nó mươi năm tù để nó nếm đòn tự do dân chủ, tha mạng chó cho nó khỏi dựa cột, đặng để vợ con tên phản động này khỏi chết vì quá sợ hãi.

Nếu ông làm được vậy, là ông nhân đức nhất nước rồi, trời phật sẽ cho ông sống lâu trăm tuổi để ông bắt hết bọn Lý Tống đang có cơ mọc lên rào rào như mầm măng đầu mùa gặp mưa.

Tôi xin ông thêm một ân huệ nữa. Nếu ông có sai các cây bút công an hay các giáo sư tiến sĩ Mác –Lê dùng tên giả để “đánh” các bài báo phản động của tôi thì các ông hãy đánh một cách quân tử, đừng dùng lối tiểu nhân như các ông vẫn làm. Phê phán các bài viết của người ta mà không in bài viết ấy lên để người đọc kiểm chứng, lại cắt xén, xuyên tạc, bịa ra đời tư của người ta… như các ông vẫn làm với các nhà đối kháng thì quả là các ông không chính danh, không quân tử, không đàng hoàng tử tế.

Các ông có sức mạnh vô song của súng, của nhà tù, của chuyên chế vô sản, có sợ con ma nào mà phải phê bình phê bèo kiểu học phiệt, kiểu xiên xẹo, mèo mả gà đồng không xứng danh “phương diện quốc gia” như thế?

Một điều nhỏ nữa tôi xin góp ý với ông là sau khi ông kết án hai chúng tôi là Lý Tống, là ông đã nói một câu rất hớ, rất không xứng tầm lon trung tướng và không xứng tầm với một người đa tài “bằng vạn Nguyễn Đình Thi”; ấy là khi ông phán: “Tôi trung tướng công an nhà văn Hữu Ước phê phán Hội Nhà văn dám để mấy ông Lý Tống này lên diễn đàn đòi chủ quyền quốc gia, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa không đúng chỗ, đòi tự do dân chủ không đúng chỗ!”

Chính ra các ông nên đề một bảng cấm ở hội trường đại hội: “CẤM YÊU NƯỚC, CẤM ĐÒI CHỦ QUYỀN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA” và thêm khẩu hiệu: “CẤM NÓI ĐẾN DÂN CHỦ TỰ DO” thì có phải là đẹp lòng đảng ta lắm lắm ru?

Tuyên bố như thế, có khác gì ông vu cho đảng cộng sản cầm quyền bán đất bán biển cho Trung Quốc? Như vậy, liệu đảng ta còn khoái ông không? Tuy rằng thực chất vấn đề có thể đúng như ông nói, nhưng tuyên truyền thì phải nói ngược lại là đảng ta yêu nước ta, yêu tự do dân chủ nhất thế giới chứ?

Mấy lời thô thiển của kẻ dân đen mạt hạng đang run sợ như cầy sấy, cắn rơm cắn cỏ van ông rủ lòng từ bi hải hà mà tha cho vợ con tôi khỏi phải chết vì quá sợ hãi, bằng cách ông “hô biến”, biến chúng tôi từ Lý Tống thành Lê Công Định…

Cầu cho ông được khỏe mạnh để có thể vào trung ương khóa này mà nắm chức bộ trưởng công an như ông hằng mong ước…

Sài Gòn ngày 10-08-2010

Kính thư

Kẻ hèn mọn tên là Trần Mạnh Hảo

@ Talawas

Cao thủ tình báo: Ðòn thăm dò mạo hiểm

Bùi Tín viết riêng cho VOA

Báo South China Post – Bưu điện Hoa Nam – số ra ngày 29-7-2010 có đăng một bài viết tiếng Anh của phóng viên thường trú tại Hà Nội Greg Torode, đầu đề là «A flash of steel and the velvet glove from Vietnam » (Ánh thép và quả đấm bọc nhung của Việt Nam).

Bài này là một cuộc phỏng vấn của G.Torode với Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, được giới thiệu là «con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, từng cầm đầu cơ quan Tình báo đầy quyền lực của Đảng ủy quân sự trung ương do Tổng bí thư đảng trực tiếp lãnh đạo».

Nội dung cuộc phỏng vấn đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước Asean và các nước khác, và tình hình căng thẳng ở biển Đông…

Các câu trả lời phỏng vấn không có gì đặc biệt, được coi như đúng bài bản. Nghĩa là một mặt tỏ rõ thiện chí, đôi khi còn lên gân quá mức – «Chúng tôi đang thắt chặt quan hệ với nước láng giềng lớn về mọi mặt, kể cả về quân sự – như huấn luyện sỹ quan trẻ, trao đổi các đoàn đại biểu quân sự và cố vấn, tiến hành tuần tra chung trong Vịnh Bắc bộ, nơi mà các tranh chấp về lãnh thổ đã được giải quyết».

Mặt khác, người trả lời phỏng vấn khẳng định «chúng tôi không bao giờ muốn dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để kiếm lợi thế; chúng tôi đã nói rõ với cả cộng đồng thế giới là chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp nào đạt được do dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. Chúng tôi có đầy đủ khả năng để đối phó».

Nội dung cuộc phỏng vấn nhìn kỹ ra, không có gì quan trọng. Điều quan trọng, điều có thể nói là ly kỳ, không bình thường, cần chú ý là ở chung quanh cuộc phỏng vấn này.

Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn của báo South China Post trên cương vị gì? Sao lại không phải là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh? Ai giao cho ông Vịnh quyền trả lời báo chí ngoại quốc, vốn là vấn đề xưa nay được quản lý rất chặt.

Năm 2006, trong cuộc họp Ban Chấp hành trung ương cuối cùng của khóa IX, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh giới thiệu 2 nhân vật vào Ban Chấp hành trung ương đảng khóa X nhưng bị từ chối, là Nông Quốc Tuấn – con trai ông Mạnh – và Nguyễn Chí Vịnh. Đây là điều cực hiếm trong đảng CS, vốn luôn coi Tổng bí thư là lãnh tụ tuyệt đối. Sau đó, do 3 sức ép từ thiên triều phương Bắc, từ 2 Thái thượng hoàng Mười + Anh, và từ ông tổng Mạnh, 2 ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng buộc phải ký lệnh bổ nhiệm Nguyễn Chí Vịnh làm Thứ trưởng Quốc phòng. Thật ra ý đồ của thiên triều còn đi xa hơn nhiều nữa.

Đã có những lời tâng bốc, thăm dò từ tay chân của Vịnh ở Tổng cục II, rằng Vịnh sẽ làm Bộ trưởng Quốc phòng, sắp phóc lên đại tướng, rồi sẽ lên tổng bí thư kiêm chủ tịch nước vào Đại hội XII, ghê thật!

Nhưng thật ra họ chủ quan, hấp tấp, vì thời thế đã đổi. Có thể nói họ chơi trò liều, cứ như húc đầu vào đá.

Nguyễn Chí Vịnh không phải ủy viên trung ương đảng, do đó không có chân trong Đảng ủy quân sự trung ương. Trong khi đó gần 10 vị đại tướng, thượng tướng, trung tướng là uỷ viên trung ương đảng. Vịnh khó mà trèo qua cổ họ. Thêm nữa, Vịnh muốn đọ sức với Đại tướng Phùng Quang Thanh đang tại chức, với Nguyễn Tấn Dũng, với Trương Tấn Sang, với Tô Huy Rứa, với Hồ Đức Việt, với Phạm Quang Nghị … đâu có dễ. Ngoài ra, chỗ dựa chính của Vịnh là Nông Đức Mạnh thì ông này đã 70 tuổi, sắp về hưu. Đã thế, những người đỡ đầu hệ trọng khác của Vịnh là cặp Mười và Anh, đã 94 và 91 tuổi, 2 thái thượng hoàng ở thời xuống cấp, quyền uy cũng ở thời kỳ cạn.

Nhưng cái thế của Vịnh chông chênh là ở công luận xã hội, đặc biệt là dư luận trong đảng, khi rất nhiều công thần gần đây gửi kiến nghị công khai chỉ mặt vạch tên tội nặng của Vịnh, – mất dạy, trộm cắp từ khi còn là học viên Trường kỹ thuật Quân sự Vĩnh Yên để bị đuổi học, « không xứng đáng là một sỹ quan sơ cấp, sao lại được đưa lên đến cấp tướng, làm xấu cả giới tướng lãnh VN», rằng Vịnh đã dùng vụ T4 để bôi xấu từ các ông Kiệt, Khải, Phiêu, các tướng Giáp, Trà, Nam Khánh, đến hàng loạt nhân vật khác như Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Võ Thị Thắng…vu cáo họ là tay sai của CIA Mỹ. Những tiếng nói còn nhiều uy tín trong đảng như Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sỹ Nguyên… còn đòi Bộ chính trị phải đưa «vụ án siêu nghiêm trọng Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh ra trình bày minh bạch trước Đại hội XI». Trong quân đội, một số tướng lĩnh đang nói đến một Tòa án binh đặc biệt để xét tội trạng của Nguyễn Chí Vịnh.

Nhưng cái thế lung lay, chông chênh của Vịnh hiện nay chủ yếu là ở chỗ bọn trùm bành trướng Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt tham lam, thâm hiểm, độc ác đối với nước ta. Gậm nhấm biên giới, nuốt cả quần đảo Hoàng Sa, nhận vơ cả vùng biển Đông là ao nhà của chúng, tàn sát ngư dân ta trên vùng biển ta, đưa hàng vạn người vào Tây nguyên cắm chốt, thuê đất rừng biên giới để trồng toàn bạch đàn và keo nhằm phá đất rừng tận gốc, không cây gì khác sống nổi … Đây là nguy cơ sống còn của Tổ quốc mà toàn dân, đặc biệt là giới trí thức, đòi lãnh đạo phải trình bày công khai rành mạch vào dịp Đại hội XI sắp tới, không được lấp liếm, né tránh, quanh co được nữa.

Cái thế bấp bênh của Nguyễn Chí Vịnh. Vịnh trở nên nguy kịch hơn khi cái thế của Trung Quốc – kẻ đỡ đầu chính yếu của Vịnh, tại vùng biển Đông đang bị thử thách nghiêm trọng. Cái rất mới của tình hình vùng này là Hoa Kỳ mạnh mẽ trở lại, với lời tuyên bố rõ ràng của bà Ngoại trưởng Clinton, rằng đây là vùng giao thông quốc tế gắn bó với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hơn nữa hầu hết mười nước Đông Nam Á bác bỏ chủ trương thương lượng song phương của Bắc kinh, khẳng định chủ trương sẽ tập thể thương lượng, tập thể đa phương quyết định mọi chuyện liên quan đến vùng này. Bắc Kinh nổi trận lôi đình vì manh tâm bẻ gãy từng chiếc đũa của họ bị bác bỏ, cả bó đũa cứng cỏi của Đông Nam Á, sức mấy mà Trung Quốc bẻ nổi, dù họ nghiến răng, vặn sái cả vai!

Và dưới đây là điều lý thú nhất. Tại sao cuộc phỏng vấn thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh được đăng trên trang nhất báo South China Post với chiếc ảnh chân dung lớn, lại không được báo nào trong nước dịch ra và đăng lại.

Điều này chưa hề xảy ra. Trước kia bao giờ cuộc phỏng vấn như thế cũng được xem kỹ lại, dịch ra thành tin chính thức của Bộ Quốc phòng, đưa trang trọng cùng ngày trên báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân và các báo khác.

Một điều đáng chú ý là trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đây, Nguyễn Chí Vịnh báo tin «chúng tôi đã mời các bộ trưởng quốc phòng của 10 nước Asean cùng với 8 bộ trưởng quốc phòng các nước khác đến Việt Nam họp vào tháng 10 tới. Trong số khách mời ấy có Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và cũng có Hoa Kỳ, Nga và Úc».

Ngày 8-8-2010 có tin tại Sài Gòn, Nguyễn Chí Vịnh đã họp với 70 đại diện các nước Asean bàn về việc chuẩn bị cuộc họp nói trên vào tháng 10 tới tại Hà Nội.

Tin này cho đến nay chỉ được truyền trên các báo ở nước ngoài. Báo trong nước, nhất là báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân vẫn im thin thít. Có thể lãnh đạo đảng đang bối rối, ngại và sợ công luận, đành im vậy!

Làng báo quốc tế đều cho rằng South China Post là tờ báo thân Cộng sản Bắc Kinh, thậm chí còn là công cụ của Cục tình báo Hoa Nam. Cục tình báo Hoa Nam là cơ quan tình báo lâu năm, dày dạn, là con bạch tuộc tình báo có vòi tỏa xuống khắp Đông Nam Á, nơi có đông người Trung Quốc trú ngụ.

Trung tá Vũ Minh Trí từng công tác trong Tổng cục II cho biết Nguyễn Chí Vịnh kết nghĩa thân thiết với Cục tình báo Hoa Nam, Vịnh và gia đình thường được mời sang nghỉ ngơi, du hý tại các cơ sở sang trọng của Cục Tình báo Hoa Nam ở vùng Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Ông Trí đã bị khai trừ khỏi đảng, bị lột lon trung tá chỉ vì đã tố cáo những tội bè phái, gia đình trị, tham nhũng và phục vụ bọn bành trướng của Nguyễn chí Vịnh.

Có thể coi trên đây là những đòn tình báo, của những tay tình báo cao thủ, những cú thăm dò, nắn gân công luận khi các cuộc chuẩn bị cho Đại hội XI đang diễn ra khẩn trương.

Nếu công luận vẫn ngủ yên, nếu trong đảng không có phản ứng gì ghê gớm thì đường ta ta cứ đi, phe phái thân Trung Quốc lên cao giọng chút it về tình hình vùng biển Đông nhằm mỵ dân, che đậy mưu thâm. Họ sẽ cài người của họ vào các vị trí then chốt, và Nguyễn Chí Vịnh sẽ là một ngôi sao đang lên, có thể lên đến đỉnh chót vót ít lâu sau.

Nhưng nếu như tình hình không chiều theo kẻ bành trướng và lũ lỹ tay sai đủ loại, nếu như thế cùng tất biến, đông đảo bà con ta giật mình tỉnh ngộ trước tai họa ngoại xâm kết chặt với tai họa nội xâm cực kỳ nguy hiểm, thì tình hình sẽ diễn ra khác hẳn, và đòn thăm dò của cao thủ tình báo sẽ vô hiệu.

Đất nước đang đứng trước một thời điểm cực kỳ nghiêm trọng. Những người yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng đang tìm hiểu thật sâu tình hình, dấn thân cho đại nghĩa dân tộc, bầy tỏ bằng mọi cách thái độ công dân lương thiện của mình. Những kẻ sỹ thời đại mới và tuổi trẻ am hiểu tình hình đang cùng nhau trao đổi bàn luận, để nhận ra rằng có phải lối thoát duy nhất là đảng hãy trả lại cho toàn dân quyền tự do, dân chủ đầy đủ, quyền làm người trọn vẹn, các quyền lập hội, tự do ứng cử bầu cử ghi trong hiến pháp, nghĩa là thực hiện chế độ đa đảng trong trật tự, luật pháp. Nghĩ cho kỹ, không có một lối thoát nào tốt đẹp hơn, cần thiết hơn, chính xác hơn.

@ VOA

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vì sao Việt Nam bác bỏ tin đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ?

Mặc Lâm, phóng viên RFA

Sau khi báo Wall Street Journal và phát ngôn viên Philip Crowley của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận thông tin về thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Mỹ và VN thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN lại bác bỏ thông tin này.
Tại sao cùng sự việc nhưng có hai cách thông tin khác khau? Mặc Lâm tìm hiểu thêm vấn đề này.
Trái thông lệ phát ngôn

Giới chức Việt Nam thường lầm lẫn về chức năng phát ngôn vì vậy đôi khi có những phát ngôn mâu thuẫn khó giải thích khiến cho vấn đề bang giao quốc tế của Việt Nam trở nên phức tạp, khác với thông lệ phát ngôn của nhiều nước trên thế giới.

Mới đây nhất là vụ Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, đại tướng Phùng Quang Thanh trong chuyến công du Singapore đã phát biều về vấn đề biển Đông rằng ông là người theo dõi quốc phòng hàng ngày và ông xác minh rằng Trung Quốc chưa bao giờ dùng vũ lực với Việt Nam. Ông còn tán dương Trung Quốc đang theo đuổi chính sách hòa bình tại Biển Đông và mọi thông tin nói khác đi đều có âm mưu gây chia rẽ Việt Nam Trung Quốc.

Ông Phùng Quang Thanh cố tình phớt lờ việc Trung Quốc liên tiếp bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam trước đó nhiều lần, và tuy không dùng đến vũ khí nhưng liệu hành vi này có được xem là Trung Quốc đang theo đuổi chính sách hòa bình tại biển Đông hay không?

Sau đó hai tháng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam là Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh lại phạm vào một sai lầm khác. Lần này ông cảnh báo nước lớn một cách gián tiếp khi tuyên bố với tờ nhật báo South China Morning Post, ông Vịnh nói rằng Việt Nam đủ sức chống trả mọi cuộc tấn công vào Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam theo đuổi chính sách đàm phán và không bao giờ chủ trương sử dụng vũ lực.

Ngay lập tức các tờ báo tại đại lục lên tít lớn câu tuyên bố này và những trang mạng của Trung Quốc đua nhau viết lời bình không mấy có lợi cho Việt Nam.
Hai lần phát ngôn của hai người đứng đầu quân đội Việt Nam trong một thời gian ngắn lại khác nhau rất xa khiến giới quan sát chính trị quốc tế không hiều phải nghe theo ai, và ai là người có thẩm quyền hơn trong lúc phát ngôn bên ngoài đất nước Việt Nam.

Một chuyện khác có ý nghĩa lớn hơn nhiều vừa mới xảy ra cách đây vài ngày. Hôm thứ năm ngày 05 tháng 08 vừa qua, tờ Wall Street Journal, dẫn lời một số quan chức Mỹ đã tiết lộ sự kiện Mỹ Việt đã thỏa thuận trên nguyên tắc về hợp tác hạt nhân dân sự. Thỏa thuận này tuy đã có từ năm 2009 nhưng lần này có tiến triển khá xa, có thể kết thúc từ nay đến cuối năm.

Đối với giới quan sát chính trị thì thỏa thuận này là tiền đề cho thấy mối quan hệ Mỹ Việt đã cải thiện một bước rất dài và biểu hiện mạnh mẽ sự mong muốn hiện diện của Mỹ trong vùng Đông Nam Á và Đông Á. Dĩ nhiên nước được lợi nhiều nhất vẫn là Việt Nam vì sẽ tận dụng được sự hợp tác của nhiều nước có thế mạnh về hạt nhân trong đó có cả Mỹ lẫn Trung Quốc .

Có một điểm đáng chú ý là báo chí ngoại quốc cho biết thỏa thuận này không cấm Việt Nam tự làm giàu uranium.

Ngay sau đó, vào cùng ngày, trong buổi tiếp xúc với báo chí tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, ông Philip Crowley đã xác nhận thông tin về cuộc đàm phán Mỹ Việt trong địa hạt hạt nhân, nhưng từ chối không cho biết là liệu Việt Nam có được phép làm giàu uranium hay không, ông nói:

Philip Crowley: “Hoa Kỳ đang đàm phán từng giai đoạn với Việt Nam. Cũng bởi vì đang trong quá trình đàm phán nên tôi không thể đưa ra nhận xét gì về cách thức cũng như kết quả của các cuộc đàm phán. Và theo hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân thì các nước có quyền theo đuổi việc làm giàu uranium vì mục đích dân sự.”

Hãng tin Mỹ AP vào hôm 06 tháng 8 tiết lộ rằng chính quyền Obama mới đây đã cho các Nghị sĩ Mỹ biết là thỏa thuận hạt nhân dự trù với Việt Nam rất có thể sẽ không bao hàm điều khoản, theo đó Hà Nội cam kết không tự làm giàu uranium.

Một ngày sau khi tin tức loan ra bên ngoài, tờ nhật báo Anh ngữ China Daily cho rằng việc Washington và Hà Nội chia sẻ nhiên liệu và công nghệ hạt nhân sẽ nhanh chóng tiến tới làm tan vỡ ổn định thế giới.

Ông Đằng Kiến Quần, phó chủ tịch Hiệp hội Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí của Trung Quốc, lên tiếng cho rằng “Hoa Kỳ có chính sách không công bằng đối với các quốc gia khác nhau. Là nước chủ trương và kêu gọi các nước khác phi hạt nhân hóa nhưng Mỹ đã xem thường dư luận bằng việc thỏa thuận với Việt Nam khi cho phép nước này làm giàu Uranium”.
Sợ mất lòng Trung Quốc?
Những tin tức này loan đi trên tất cả các phương tiện truyền thông thế giới một cách công khai. Từ Reuters, AFP cho tới AP đều chạy tin này. Tuy nhiên không tờ báo nào tại Việt Nam đăng lại tin tức khá nóng mà đa số người dân chờ được nghe. Đáng ngạc nhiên hơn, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng làm như không hề hay biết, và hai ngày, sau khi tin tức thỏa thuận hạt nhân tung ra khắp thế giới, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức công bố phủ nhận rằng Việt Nam chưa có một thỏa thuận nào với Hoa Kỳ về vấn đề hạt nhân.

Nếu Hoa Kỳ không có thỏa thuận hạt nhân nào với Việt Nam như bà Nguyễn Phương Nga công bố thì câu trả lời của ông Philip Crowley, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không lẽ là giả dối hay sao? Khi được báo chí hỏi liệu Hoa Kỳ đàm phán với Việt Nam về hạt nhân có sợ sự phản ứng của Trung Quốc hay không, ông Crowley nói:

Philip Crowley: “Đây là đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam, nó không có liên quan đến Trung Quốc.”

Ông Bùi Diễm, nguyên đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Washington DC cho biết cách phát ngôn thông thường của tất cả các nước theo quy trình sau:

“Thật ra thì ở đâu cũng thế không riêng gì Việt Nam Cộng Hòa. Trước hết những người phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao thì riêng và phát ngôn viên của Phủ tổng thống cũng riêng. Thí dụ như ở Mỹ thì phát ngôn Bộ Ngoại giao và phát ngôn viên Nhà trắng thì riêng. Phải nên coi lại phát ngôn của họ từ đâu hay chỉ theo báo chí thôi?”

Giới quan sát quốc tế cho rằng nếu Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận hạt nhân thì Trung Quốc sẽ trở thành cô thế ngay trên sân sau của nhà mình, và đây là điều mà Trung Quốc khó thể chấp nhận. Hà Nội và Bắc Kinh từng có thỏa thuận hợp tác về nguyên tử từ năm 2000, và gần đây đã ký với nhau một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các đề án năng lượng hạt nhân giữa hai nước.

Bản ghi nhớ này này cho phép Việt Nam trao đổi công nghệ nguyên tử với Tập đoàn Năng lương hạt nhân Quảng Đông do Nhà nước Trung Quốc điều hành và tin mới nhất cho biết có thể Trung Quốc sẽ thắng thầu trong dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Giới thạo tin Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Việt Nam cho phát ngôn trái với sự thật đang xảy ra có hai nguyên nhân, thứ nhất có thể vì bị Trung Quốc áp lực, thứ hai Bộ Chính Trị chưa nhất trí hoàn toàn với phương án kéo Mỹ vào cuộc vì vẫn còn nghi ngại sức mạnh quá lớn của Trung Quốc nên chủ trương bắt tay với Mỹ càng âm thầm càng tốt.

Cựu Đại sứ Bùi Diễm cho rằng việc người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam tránh né không phải là mới, ông nói:

“Anh Việt Nam bây giờ thì họ vẫn né nhiều chuyện lắm, coi như đu dây bên này bên kia. Nếu cái gì họ thấy mạnh quá thì họ lại tránh, nhất là chuyện dính tới anh Trung Cộng thì họ phải rụt rè đôi chút. Nếu hiểu rõ thì mình thấy như vậy.”

Điều người mà giới quan sát ngạc nhiên là tại sao Việt Nam lại không xem xét kỹ một sự kiện quan trọng như vậy trước khi công bố. Trước những lời phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì không thể cho rằng thông tin của người phát ngôn đưa ra là thiếu chính xác hay bị bóp méo. Lời tránh né của Bộ Ngoại giao Việt Nam nếu được lòng Trung Quốc thì sẽ bị thế giới xem thường, vừa xem thường vừa thiếu tin tưởng những phát ngôn về sau của cơ quan này.

Việt nam còn phải đối đầu rất nhiều với Trung Quốc trong lĩnh vực ngoại giao vì suy cho cùng, vũ khí duy nhất của Việt nam có thể mang ra đối đầu với Trung Quốc chỉ là vũ khí ngoại giao mà không là gì khác.

Từ phát ngôn của Bộ quốc phòng cho đến phát ngôn của Bộ Ngoại giao đều có vấn đề khiến người ta tự hỏi rằng, với cách phát ngôn tùy hoàn cảnh như vậy, liệu Việt nam có tranh thủ được cộng đồng quốc tế hay không khi mà thế giới ngày nay đã quá quen vào những phát ngôn lấy sự thật làm chuẩn mực.

Dư luận cho rằng cách phát ngôn “mềm dẻo” như từ trước đến nay của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn thường sử dụng khi có yếu tố Trung Quốc xuất hiện liệu có còn hợp thời nữa hay không? Nhất là khi Hoa Kỳ ngày một dấn sâu hơn vào Biển Đông như tin tức trong những ngày qua cho thấy, nhất là hôm Chúa nhật ngày 8 tháng 8, hàng không mẫu hạm USS George Washington chính thức ghé thăm Việt nam ngoài khơi Đà Nẵng?

Tin của hãng thông tấn AP cho biết một phái đoàn sĩ quan cao cấp của Việt Nam được máy bay Mỹ đưa ra thăm chiến hạm, vào lúc chiếc hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới của Mỹ xuất hiện trong hải phận Việt Nam giữa Đà Nẵng với Hoàng Sa, sau bốn ngày tập trận chung với hải quân Hàn Quốc.

Lần này thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ nói gì để tránh phật lòng người láng giềng phương Bắc?

@ RFA