Khu trục hạm USS John S. McCain đến Ðà Nẵng tuần tới ‘trao đổi huấn luyện’ với Hải Quân Việt Nam
HONGKONG (TH) – Một phái đoàn quân sự của quân đội Việt Nam sẽ được đưa ra thăm viếng hàng không mẫu hạm nguyên tử của Mỹ vào cuối tuần này khi nó đi ngang qua khu vực miền Trung Việt Nam.
Một bản tin của báo Anh ngữ South China Morning Post (SCMP) xuất bản ở Hồng Kông cho hay hôm Thứ Bảy và nói viên chức Hải Quân Hoa Kỳ xác nhận như vậy.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington vừa tham dự cuộc tập trận hỗn hợp với các đơn vị hải quân của Hàn Quốc ở trên biển Hoàng Hải đang trên đường đi xuống phía Nam.
Việc tiếp đón một phái đoàn quân sự cao cấp Việt Nam xuống thăm viếng trong bối cảnh các biến cố dồn dập liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo biển Ðông mang nhiều ý nghĩa chính trị, đồng thời cho thấy dấu hiệu mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có vẻ ngày càng ấm lên.
Sự xuất hiện của mẫu hạm USS George Washington trọng tải 104,000 tấn và đoàn tàu đặc nhiệm chiến đấu và yểm trợ ngay trên vùng biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang có nhiều căng thẳng tranh chấp chủ quyền là một tín hiệu được Bắc Kinh theo dõi sát sao.
Mới hai tuần lễ trước, và chỉ 3 ngày sau những lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hillary Clinton ở Hà Nội, Trung Quốc đã mở ngay một cuộc tập trận hải quân qui mô trên biển Ðông, diễu võ dương oai thách thức.
Theo báo SCMP, viên chức nhà nước và sĩ quan Việt Nam sẽ bay từ phi trường Ðà Nẵng để ra thăm mẫu hạm nói trên, hiển nhiên, cũng chẳng cách bao nhiêu đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1974 rồi đang tiến hành các kế hoạch bành trướng ở đây.
Ðây là lần thứ ba mà các phái đoàn quan chức và sĩ quan Việt Nam được mời xuống thăm các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Nhưng đây là lần thứ hai một phái đoàn CSVN được mời xuống một mẫu hạm khi nó đi ngang vùng biển quốc tế sát Việt Nam.
Tháng 4, 2009, Ðại Sứ Mỹ Michael Michalak đã hướng dẫn một phái đoàn khoảng 10 sĩ quan (cao cấp nhất là đại tá) Không Quân và Hải Quân CSVN thăm mẫu hạm Stennis ở một địa điểm cách phía Nam đảo Côn Sơn khoảng 250 hải lý.
Mới ngày 2 tháng 7, 2010, một phái đoàn do phó đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn, Nguyễn Tiến Minh, cầm đầu đã xuống thăm mẫu hạm USS George H.W. Bush, tại căn cứ Hải Quân Norfolk ở tiểu bang Virginia, Mỹ.
Khoảng tuần tới, một khu trục hạm Hoa Kỳ, USS John S. McCain, sẽ đến thăm viếng cảng Ðà Nẵng ở miền Trung Việt Nam nhằm trao đổi huấn luyện giữa hải quân hai nước về các qui tác tiến hành các hoạt động không nhạy cảm như chữa cháy, tìm kiếm và cứu vớt trên biển. Khu trục hạm này được đặt tên vinh danh ông nội và cha của Thượng Nghị Sĩ John McCain; cả hai đều là đô đốc 4 sao.
Ðoàn sĩ quan quân đội Việt Nam theo dõi cảnh thao diễn của máy bay quân sự Mỹ trên tàu sân bay USS Stennis ngày 22 tháng 4, 2009. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong cuộc họp của Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ASEAN ở Hà Nội ngày 23 tháng 7, 2010, Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton nói có lợi ích quốc gia trên biển Ðông theo các thỏa thuận quốc tế. Bà nói Hoa Kỳ sẵn sàng đóng góp giải quyết tranh chấp biển Ðông bằng thương nghị ngoại giao. Trung Quốc lập lại lời chống quốc tế hóa, đa phương hóa tranh chấp chủ quyền biển đảo và coi cái “lưỡi bò” mà họ ngang nhiên vạch ra chiếm gần hết biển Ðông là “lợi ích cốt lõi” (từng được đại diện Trung Quốc thông báo cho Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3 vừa qua). Cái gọi là “lợi ích cốt lõi” (core interest) này được xếp ngang hàng với Tây Tạng, Tân Cương là những nước láng giềng đã bị Trung Quốc xâm lăng từ nhiều thập niên trước và đang tiến hành đồng hóa chủng tộc.
Ngày Thứ Năm vừa qua, phát ngôn viên Ngoại Giao Việt Nam họp báo tố cáo Bắc Kinh đã ngang nhiên tổ chức thăm dò dầu khí (có tàu chiến hộ vệ) trên thềm lục địa Việt Nam, từ cuối tháng 5 đến nay, chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 90 hải lý. Ðồng thời còn san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn, đảo phía Nam của quần đảo Hoàng Sa trong nhiều mưu đồ cả kinh tế và quân sự.
Trung Quốc liền lên tiếng bác bỏ cũng như những lần phản đối trước đây của phía Việt Nam. Các lời phản đối suông từ phía Việt Nam không hề có tác dụng. Năm ngoái và năm nay, nhiều tàu đánh cá của Việt Nam đã bị tàu chiến Trung Quốc đâm chìm hoặc bắt giữ ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.
Trong một bài bình luận trên nhật báo tài chính Wall Street Journal ngày 3 tháng 8, 2010, tác giả Barry Wain (hiện đang là thành viên của Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á ở Singapore) hành động tập trận bắn đạn thật trên biển Ðông của Trung Quốc ngày 26 tháng 7, 2010 là nhằm nói rõ rằng cái “lưỡi bò” là của họ và không thể tranh cãi. Ðồng thời xác định Hoa Kỳ “không có quyền” chen vào tranh chấp ở khu vực mà Trung Quốc tự mình coi là trùm.
Ông Wain cho rằng khi tự coi biển Ðông là “lợi ích cốt lõi,” Trung Quốc đã phạm “lỗi lầm chiến thuật” nên đã gây phản ứng từ những cường quốc Á Châu-Thái Bình Dương khác. Trung Quốc đã đi quá đà dẫn đến phản ứng từ Hoa Kỳ. Nếu không nghĩ lại, Trung Quốc sẽ đẩy các lân quốc đến gần Mỹ hơn.
Sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều làm nghề nông, Hoa hậu biển 2010 biết làm tất cả các công việc đồng áng như đi cấy, đi gặt. Tuy nhiên, cô gái có chiều cao nổi bật trong nhà sớm thoát ly ruộng vườn vì có năng khiếu chơi bóng chuyền.
Chưa từng được gọi là “hoa hậu xóm”
Năm lên lớp 8, ở tuổi 14, Nguyễn Thị Loan được lên Hà Nội để vừa học, vừa luyện tập tham gia các giải bóng chuyền của địa phương và toàn quốc. Cô từng là vận động viên tham gia các Giải bóng chuyền trẻ năm 2006, 2007, Giải bóng chuyền thủ đô, Giải A1 toàn quốc và đã đoạt một huy chương đồng ở Giải Bóng chuyền thủ đô. Tuy nhiên, sau khi học xong lớp 12, Nguyễn Thị Loan có mong ước trở thành một nhà quản lý kinh tế giỏi nên cô nộp hồ sơ thi vào ĐHThương Mại. Loan chuẩn bị trở thành sinh viên năm thứ hai của ĐH này.
Nguyễn Thị Loan hạnh phúc khi được xướng tên trở thành Người đẹp biển. Ảnh: Như Ý
Sinh ra trong một gia đình chỉ có hai chị em, cả bố và mẹ đều không có chiều cao nổi bật, Nguyễn Thị Loan ngoài việc sở hữu một hình dáng đặc biệt còn có gương mặt khá ưa nhìn, dù không cá tính, cùng một sắc vóc lý tưởng (số đo ba vòng:89 – 64 – 91). Tuy vậy, Loan cho biết, cô chưa từng sở hữu “danh hiệu hoa hậu” nào dù chỉ là “hoa hậu xóm”, “hoa hậu gia đình”. Bởi thế, nhận được giải thưởng Người đẹp biển,đối với Loan, ngoài niềm vui, hạnh phúc còn là sự bất ngờ’.
Như 37 thí sinh có mặt tại Tuần Châu lần này, trở thành hoa hậu là một mong ước của Loan. Vì thế, cô gái Thái Bình tự dặn sẽ cố gắng luyện tập để có những bước đi đẹp hơn, trình diễn thật tốt, thể hiện ưu điểm của mình.
Cô gái bóng chuyền cho biết, ban đầu việc tạo ra những bước đi uyển chuyển là một trở ngại, nhưng sau đó, cô học được những bước đi khá nhanh và dần tự tin hơn.
Nguyễn Thị Loan sở hữu một thân hình khá lý tưởng.Cao 1m74, số đo ba vòng: 89 – 64 – 91. Ảnh: Như Ý
Khả năng ứng xử thông minh
Không những có một hình thể cân đối và khỏe mạnh, Nguyễn Thị Loan còn là thí sinh có thể đưa ra những câu trả lời với phóng viên rất lưu loát. Chia sẻ về thế mạnh này, cô sinh viên đến từ khoa Kinh tế, ĐH Thương Mại cho rằng, những gì xuất phát từ cảm xúc thật thì có thể nói ra rất dễ dàng.
Loan cho biết, một số câu trả lời có thể nhiều người đẹp từng đăng quang đã nói, nhưng Loan không thấy ngại ngùng bởi theo cô ai ở vào vị trí của cô thì có lẽ niềm vui đều sẽ giống nhau. Cũng theo Loan, cá tính của con người được thể hiện qua những hoạt động, suy nghĩ, cách sống của mình chứ không phải chỉ qua lời nói.
Nguyễn Thị Loan không được đọc tên trong phần trình diễn áo tắm tự chọn. Khi được hỏi về điều này, Loan thẳng thắn chia sẻ: “Em không run bởi khi lên sân khấu là phải cố gắng để thể hiện hết bản thân mình”.
Cô cho biết trở thành hoa hậu là ước mơ của tất cả các thí sinh và cô không phải là một ngoại lệ. Ảnh: Như Ý
Tự nhận là cô gái năng động và có mong ước thành người có ích cho xã hội nhưng Nguyễn Thị Loan cũng thừa nhận điểm yếu của bản thân là đôi khi vẫn hay mất tự tin, đặc biệt khi bắt tay với một công việc mới. Cô gái Thái Bình đề cao sự chân thành trong cuộc sống.
Có những tuýp đàn ông chỉ làm vui lòng bạn gái khi không chung sống cùng nhau mà thôi. Còn nếu làm chồng, anh ấy sẽ không mang lại hạnh phúc cho vợ mình. Đó là những người đàn ông có cá tính sau đây:
Trầm lặng, khép kín
Những người có tính cách này thường ít giao du, không thích đến chỗ đông người, ít bè bạn và họ yêu cầu bạn đời của mình cũng phải sống như thế. Nếu bạn đời là người có cá tính sôi nổi, vui vẻ, có nhiều bạn bè, giao tiếp rộng thì anh ấy sẽ thấy khó chịu, bực bội và đời sống hôn nhân không thể hạnh phúc.
Thô bạo, cục cằn
Một người chồng thô bạo, cục cằn, nhìn thấy việc gì cũng chướng tai gai mắt, mở miệng là chửi thề, còn không thì nói chuyện bằng vũ lực chân tay, tính tình bảo thủ. Nếu bạn có một người chồng như thế, thì đời sống hôn nhân sẽ cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, nhẹ thì bỏ cơm, nặng thì thâm tím mặt mày.
Ruột để ngoài da
Đây là những người vui tính, hay cười, có thể sẵn lòng giúp đỡ người khác nhưng thường không chú tâm vào gia đình mình theo kiểu “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”. Tính tình vui vẻ, hòa đồng nhưng ruột để ngoài da, không bon chen tranh chấp, nhưng lại quá dễ dãi. Nếu có một anh chồng như thế, người vợ phải vất vả đảm đương gánh vác bởi ít khi anh ta chú ý đến việc nhà.
Lêu lổng, ham chơi
Những anh chồng suốt ngày ham chơi, thích tụ tập quán bia, tán gẫu, la cà rượu chè cờ bạc, chẳng quan tâm đến vợ con. Cho dù người vợ có vất vả nhọc nhằn mưu sinh vì cuộc sống gia đình, anh ta vẫn thản nhiên vui vẻ như không.
Ngang tàng, coi Trời bằng vung
Những người này thường không sợ ai, không tin ai và cũng chẳng nghe ai, cứ nhất nhất cho mình là đúng. Nếu có một anh chồng như vậy, người vợ sẽ rất khổ tâm, bất bình nhưng không thể khắc phục được, lại phải luôn chịu đựng, phục tùng.
Nóng nảy, vội vàng
Những người thuộc nhóm tính cách này thường không suy nghĩ chín chắn trong mọi chuyện. Tính nóng nảy rất không có lợi cho đời sống hôn nhân, khi không kiềm chế được thường xúc phạm nhau, thậm chí người chồng còn dùng vũ lực nói chuyện với vợ.
Hiếu thắng
Những người hiếu thắng luôn cho mình là đúng, không chịu thua ai. Trong mọi chuyện đều tranh đấu cho đến cùng, thường không nhường nhịn với cả bạn đời của mình.
Tham tiền, ham lợi
Tuýp người này không trọng tình nghĩa, lúc nào cũng chỉ coi trọng tiền bạc của cải, làm việc gì cũng ra giá trước, tìm mọi cách thu vén bất chính.
Bạn hãy tham khảo những phân tích trên đây để có quyết định chính xác trong trường hợp của mình nhé!
Bắc Hàn bắt giữ một tàu đánh cá của Nam Hàn trong tình hình căng thẳng
Nguồn: Washington Post
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Với một hành động có thể kích thích thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng trong vùng bán đảo đang bị chia cắt, hôm Chủ Nhật, Bắc Hàn đã bắt giữ một chiếc tàu đánh cá của Nam Hàn khi nó đi vào vùng biển Đông Hải mà Bắc Hàn tự nhận là khu vực của mình.
Chiếc tàu có bảy người hiện đang bị nhà cầm quyền Bắc Hàn giam giữ, lực lượng tuần duyên Nam Hàn cho biết.
Sự việc này xảy ra trong thời điểm tranh chấp dữ dội giữa hai miền Nam Bắc, được phản ánh gần đây nhất là việc Nam Hàn đã tiến hành cuộc thao tập quân sự ở phía tây vùng biển Hoàng Hải. Bắc Hàn đã đe doạ sẽ phản hồi cuộc tập trận với “sự đáp trả mạnh mẽ.” Cuộc tập trận kéo dài năm ngày của Nam Hàn sẽ kết thúc vào ngày thứ Hai.
Những căng thẳng giữa hai miền Nam Bắc bắt đầu từ tháng Ba khi chiếc tàu chiến Cheonan bị ngư lôi bắn chìm, giết chết 46 thuỷ thủ Nam Hàn. Một cuộc điều tra sau đấy đã cáo buộc Bắc Hàn là thủ phạm, nhưng Bình Nhưỡng đã bác bỏ mọi liên quan.
Chiếc tàu đánh cá có tên là Daeseung, chở bốn người Nam Hàn và ba người Trung Quốc. Trung Quốc là đồng minh chính của Bắc Hàn.
“Chúng tôi vừa nhận được tin chiếc tàu đánh cá của chúng tôi đang bị các quan chức Bắc Hàn điều tra trong vùng biển được cho là khu vực đặc quyền kinh tế của Bắc Hàn ở phía bắc biển Đông Hải,” lực lượng tuần duyên của Nam Hàn tuyên bố. “Chính quyền Nam Hàn, căn cứ theo luật quốc tế, mong muốn có một giải pháp nhanh chóng về vấn đề này và đưa chiếc tàu và các ngư dân quay về một cách an toàn.”
Căn cứ theo một bản tường trình của truyền thông Nam Hàn, chiếc tàu đang hoạt động trong vùng biển chung của Nga và Bắc Hàn, cách bờ biển Bắc Hàn khoảng 160 dặm.
Việc tranh chấp khu vực đánh cá thường xuyên xảy ra giữa hai miền Nam Bắc trong suốt vài thập niên qua. Cái gọi là Đường Giới hạn phía Bắc, phân chia phía tây và đông của vùng biển đã được đặt ra vào năm 1989.
Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch khai thác Hoàng Sa bất chấp phản đối của Việt Nam
Trung Quốc đã mở rộng cảng trên Đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc Hoàng Sa (Google Earth)
Hoàng Sa tiếp tục là một điểm nóng trong quan hệ Việt Trung. Vào hôm qua, 06/08/2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa xác định “chủ quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc đối với khu vực “quần đảo Tây Sa và vùng biển xung quanh”. Tây Sa là tên được Bắc Kinh sử dụng để chỉ quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.
Bắc Kinh đưa ra tuyên bố này nhằm bác bỏ lời tố cáo của Việt Nam về những hoạt động dồn dập của Trung Quốc từ hơn hai tháng nay tại vùng Hoàng Sa nhằm khai thác vùng biển đảo mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Ngày 05/08 vừa qua, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng tố cáo việc Trung Quốc cho tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho san lấp và mở rộng hòn đảo này. Tri Tôn là hòn đảo có tên quốc tế là Triton Island, tiếng Hoa gọi là Trung Kiến đảo.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ghi nhận nguyên văn như sau : “Từ cuối tháng 5 năm 2010 đến nay, phía Trung Quốc đã sử dụng tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 – 116 hải lý. Phía Trung Quốc còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn với mục đích xây dựng công trình trên đảo này”.
Đối với phía Việt Nam, “Những việc làm trên…đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông…”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tố cáo thái độ thiếu hợp tác của Bắc Kinh trên vấn đề này khi cho biết là bất chấp các phản đối chính thức từ phía Hà Nội, “đến nay phía Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động nói trên”. Việt Nam đồng thời xác định trở lại chủ quyền của mình tại Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt các hành động “vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông…”
Áp đặt chủ quyền : Trung Quốc tiến thêm một bước
Theo giới quan sát, như vậy là Trung Quốc đã tiến thêm một bước nữa trong việc áp đặt chủ quyền của họ trên một khu vực mà họ đã dùng võ lực chiếm đóng. Việc cho thăm dò dầu khí tại vùng còn đang tranh chấp đã nối tiếp theo một loạt những quyết định khác về mặt hành chánh, quân sự và kinh tế mà mục tiêu là nhằm thiết lập một “sự đã rồi”.
Về mặt hành chánh, Quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc biến thành một phần của tỉnh Hải Nam, nằm trong cùng một đơn vị cấp gọi là “biện sự xứ”, bao gồm cả ba quần đảo ‘’Tây Sa (tức Hoàng Sa), Nam Sa (tức Trường Sa) và Trung Sa. Ngay từ năm 1997, họ cho tiến hành kế hoạch phát triển ngành du lịch, đưa du khách đến quần đảo này. Mới đây Uỷ ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc đã thông qua một bản « Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020 », khiến cho phía Việt Nam phải lên tiếng phản đối vào ngày 25/06/2010.
Để củng cố sự hiện diện tại Hoàng Sa, Trung Quốc liên tiếp cho xây dựng những công trình kiên cố trên một số hòn đảo, cụ thể là mở rộng những cảng nhỏ ở đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Quang Ánh (Money Island). Trên đảo Phú lâm, hòn đảo lớn nhất của Hoàng sa, Trung Quốc đã cho xây dựng một sân bay với phi đạo dài hơn 1000m.
Đối với Trung Quốc, Hoàng Sa có một vị trí rất quan trọng. Đây là một ngư trường đánh cá rất dồi dào, lại có vùng nước sâu thuận tiện cho tàu ngầm quân sự ra thẳng Biển Đông. Về kinh tế, ngoài tiềm năng du lịch, vùng biển Hoàng Sa còn được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú.
Bên cạnh đó, vị trí sát cạnh Việt Nam là một yếu tố chiến lược quý giá đối với Trung Quốc. Nếu chính thức giành được chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc có thể giành luôn quyền kiểm soát vùng biển lân cận và mặc nhiên khóa được các tuyến thông thương hàng hải của Việt Nam.
Chính vì các lý do kể trên mà Việt Nam kiên quyết bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, trong lúc Bắc Kinh thì sẵn sàng dùng các biện pháp mạnh để buộc Hà Nội chấp nhận yêu sách của họ.
Hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm Việt Nam
Hàng không mẫu hạm USS George Washington cập cảng Busan hôm 21/7 chuẩn bị cho cuộc tập trận chung Mỹ -Hàn Quốc
Theo hãng tin AP, hôm nay, 08/08/2010, hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ đã cập bến cảng Đà Nẵng của Việt Nam. Về mặt chính thức, chuyến viếng thăm này nằm trong khuôn khổ đợt kỷ niệm 15 năm bình thường hóa bang giao Mỹ -Việt, nhưng nó cũng cho thấy mối quan tâm ngày càng lớn của Hoa Kỳ đến việc duy trì ổn định và an ninh ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS George Washington tại một bến cảng của Việt Nam nhằm cho thấy là Mỹ không để cho Trung Quốc tự do tung hoành trong khu vực.
Đậu thường trực ở Nhật Bản, hàng không mẫu hạm USS George Washington được ví như là một thành phố nổi, vì nó có thể chở được đến 70 phi cơ, hơn 5 ngàn thủy thủ và phi công, cộng thêm một khối lượng bom khoảng 1,8 triệu kg. Hàng không mẫu hạm khồng lồ này đến Việt Nam sau khi tham gia tập trận với Hàn Quốc trong bốn ngày vào tháng trước. Cuộc tập trận này đã khiến Bắc Triều Tiên phẫn nộ và đã bị Trung Quốc chỉ trích liên tục.
Xét về quan hệ Mỹ-Việt thì chuyến viếng thăm lần này của USS George Washington có tính biểu tượng rất cao, bởi vì Đà Nẵng từng là căn cứ lớn của quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Nhưng về mặt hành chính, Đà Nẵng cũng là nơi đặt trụ sở huyện đảo Hoàng Sa với tư cách là thành phố quản lý quần đảo này.
USS George Washington đến Đà Nẳng vào lúc mà vấn đề chủ quyền Biển Đông ngày càng nóng bỏng. Trong số các quốc gia tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa với Trung Quốc, Việt Nam vẫn lên tiếng mạnh nhất, phản đối kế hoạch của Bắc Kinh phát triển du lịch ở khu vực này và cách đây vài ngày đã phản đối việc Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn gần Hoàng Sa.
Trong hồ sơ này, Việt Nam có vẻ đang có sự hậu thuẫn ngày càng mạnh của Hoa Kỳ, với việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, nhân cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội vào tháng trước, đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông với các nước Đông Nam Á. Bà Clinton còn tuyên bố rằng giải quyết những đòi hỏi chủ quyền nói trên cũng là vấn đề quyền lợi quốc gia đối với Hoa Kỳ. Lời kêu gọi nói trên của Ngoại trưởng Mỹ đã khiến Trung Quốc giận dữ.
Chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS George Washington diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Việt ngày càng được tăng cường trong nhiều lĩnh vực. Hiện giờ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vào năm ngoái đã trở thành nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Quan hệ quân sự cũng đã phát triển mạnh kể từ khi chiến hạm đầu tiên của Mỹ viếng thăm Sài Gòn vào năm 1993.
Mối quan hệ này cũng đang được mở rộng trong lĩnh vực hạt nhân, với thông tin báo chí Mỹ, theo đó, Hoa Kỳ đang đàm phán với Việt Nam một hiệp định về việc chia sẻ công nghệ và nhiên liệu hạt nhân dân sự. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh trước thông tin này, bởi vì hiệp định nói trên sẽ cho phép Việt Nam làm giàu chất uranium trên lãnh thổ của mình. Phía Mỹ đã xác nhận tin đó, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ sáu vừa qua đã lên tiếng cải chính.
Nhưng một điều chắc chắn là việc Hoa Kỳ ngày càng khẳng định sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á là một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam, vốn không thể một mình chống lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc, mà cũng không thể dựa vào các đối tác ASEAN.
Việt Nam đầu tư thêm 900 triệu USD vào Campuchia
Quốc Việt, thông tín viên RFA
Giới kinh doanh Việt Nam đang định hướng thêm vốn đầu tư vào Campuchia, sau khi họ hiểu được thị trường nước bạn, và giới đầu tư đang thêm 900 triệu USD vào những ngành nông nghiệp, nông thôn.
Tại Hội Nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh Biên giới Việt Nam và Campuchia được tổ chức vào ngày 2 và 3 tháng 8 tại khách sạn Inter Continental thuộc Thủ đô Phnom Penh, giới chức Campuchia và Việt Nam khẳng định Việt Nam và Campuchia đang trên đường hợp tác và phát triển. Việt Nam đầu tư thêm 900 triệu USD vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và lương thực.
Đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, và lương thực
Ông Prom Sokha, Thư ký Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia cho biết, kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Campuchia tiếp tục bền vững, hai nước đang trên con đường hợp tác và phát triển mạnh.
Ông cho biết, trong năm 2009 kinh doanh giữa Campuchia và Việt Nam đã giảm xuống 18,78% so với năm 2008, nhưng trong ba tháng đầu năm 2010 này kinh doanh giữa Việt Nam và Campuchia đã tăng lên 127%, chủ yếu tập trung vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, y tế, và giáo dục v.v…
Ông cho biết thêm, trong thời gian cuối, vì có sự hợp tác tốt của các chuyên Bộ, Ngành, các lực lượng vũ trang của hai bên phối hợp chặt chẽ giữ gìn an ninh trật tự tuyến biên giới trên biển và đường bộ, cho nên việc đầu tư và thương mại càng có điều kiện tốt và đã tăng lên. Cho đến bây giờ, số tiền đầu tư của hai nước đã tăng lên đến 2.000 triệu USD.
Liên quan đến việc đầu tư tại Campuchia, trong tháng 9 năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Campuchia đã ký bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác đầu tư trồng cao su. Việc ký MOU này đã chính thức hóa cam kết của Chính phủ Campuchia bố trí 100.000 ha đất trồng cao sau cho doanh nghiệp Việt Nam. Và cho tới nay, tập đoàn Cao su Việt Nam đã nhận chính thức bằng cả hai hình thức tô nhượng và sang nhượng để đầu tư trồng cao su tại Campuchia là 91.947 ha, trong đó đã trồng được 10.492ha. Dự kiến tới năm 2012 sẽ trồng hết toàn bộ diện tích được giao.
Giới chức Việt Nam có mặt trong Hội Nghị tại Campuchia cũng khẳng định rằng Việt Nam đang tập trung mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, lương thực. Ngoài những dự án đã đầu tư, như viễn thông, hàng không và ngân hàng, số vốn đăng ký khoảng 900 triệu USD. Việt Nam đang đầu tư rất mạnh; tất cả dự án đã triển khai, còn một số dự án khác đang tiếp tục triển khai và chủ yếu tập vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, và lương thực. Đây là thế mạnh của Campuchia.
Taxi London đứng đầu thế giới
Những lái xe taxi vui tính, thân thiện tại London tiếp tục được vinh danh trong cuộc khảo sát chất lượng taxi của thế giới.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp tài xế taxi London đứng đầu danh sách đánh giá hàng năm về chất lượng taxi trên thế giới do website Hotels.com thuộc Tập đoàn Expedia (Mỹ) tổ chức. Có tới 59% khách du lịch tham gia cuộc điều tra này bỏ phiếu ủng hộ cho taxi tại London.
Theo khách du lịch, những lái xe tại đây không chỉ thân thiện mà còn rất hiểu biết và dễ chịu. Tại Thủ đô nước Anh, mọi lái xe taxi đều phải trải qua một vòng thi sát hạch rất khắt khe về trình độ mới có được bằng lái xe thông thường.
Những lái xe taxi vui tính, thân thiện tại London tiếp tục được vinh danh.
Trong khi đó, những chiếc xe taxi màu vàng nổi tiếng của New York đứng vị trí số 2 với 27% người bỏ phiếu. Cùng nằm trong 5 hạng đầu còn có taxi Tokyo với 26% phiếu, Berlin (17%) và Bangkok (14%).
Ngược lại, những lái xe taxi tại Paris và Manhattan trở thành những gã tài xế “thô thiển” nhất thế giới. Tuy nhiên, một số ít du khách ở Italy lại cho rằng, vị trí số một từ dưới lên phải thuộc về Thủ đô Rome của Italy.
“Đi taxi là một trong những trải nghiệm đầu tiên của du khách khi đặt chân tới bất kỳ nước nào. Vì vậy, kết quả này cho thấy ấn tượng về những người lái xe taxi có vai trò quan trọng như thế nào đối với khách du lịch”, đại diện của trang web hotels.com cho biết.
Khảo sát trên website Hotels.com yêu cầu khách du lịch cho điểm về dịch vụ taxi các thành phố theo các tiêu chí như sạch sẽ, giá trị, chất lượng lái xe, kiến thức về khu vực, sự thân thiện, an toàn và luôn sẵn sàng.
Trà My (theo Daily Mail, China Daily)
Hơn 14% dân số Việt Nam mắc bệnh tâm thần
(Dân Việt) – Ngày 6-8, tại buổi hội thảo “Chính sách, pháp luật y tế các tỉnh thành phía Nam”, ông La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 cho biết, Việt Nam hiện có hơn 12 triệu người mắc bệnh tâm thần, chiếm 14,9% dân sốNgười mắc tâm thần thường nằm trong 10 loại tâm thần thường gặp như tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn tâm thần do ma túy, do nghiện rượu…
Để tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 24 của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ cơ sở các nơi đang ráo riết tổ chức đại hội.Đi kèm theo đó là các vị trí lãnh đạo được cắt cử, sắp đặt. Để có chân lãnh đạo trong 5 năm tới việc đầu tiên là phải có chân trong Đảng ủy khóa mới, sau đó tính tiếp các bước tiếp theo là bài học thuộc lòng của những vị đang cố thủ giữ “ghế” hoặc nhấp nhổm leo lên vị trí cao hơn. Chính vì vậy việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ cơ sở như một “đấu trường” mang tính chiến đấu sâu sắc theo đúng nghĩa của nó. Có những nơi người ta găm ghế, bôi nhọ nhau ra mặt, có những nơi thì đơn thư tố cáo có danh, nặc danh gửi tới tấp nhằm bôi nhọ, hạ bệ đồng chí của mình. Khi vào đại hội thì đa phần chỉ còn là sự ấm ức, phản ứng ngầm vì mọi chuyện đều đã được “gài” chặt chẽ, còn đối với những nơi ban thường vụ Đảng ủy đang quá mạnh thì thường vụ luôn không cần quan tâm đến có dân chủ hay không ? Tổ chức Đại hội chỉ là làm để có ảnh minh họa. Đại hội Đảng bộ Văn Phòng Chính Phủ (VPCP) là một ví dụ điển hình về câu chuyện này.
Đảng viên đi dự Đại hội trù bị của Đảng bộ VPCP lần thứ 24 được một phen chưng hửng khi chưa định hình được buổi Đại hội trù bị như thế nào thì đã được ban tổ chức tuyên bố “hội nghị kết thúc”. Danh sách nhân sự bầu cấp ủy, nhiệm kì mới thì giấu diếm đến phút cuối cùng của phiên đại hội chính thức. Đảng viên dự đại hội chỉ được đoàn chủ tịch thông báo danh sách nhân sự đề cử mà không biết đoàn chủ tịch lấy từ đâu, các chi bộ trực thuộc không giới thiệu lên, người được đề cử không biết mình có tên trong danh sách bầu cử.
Thế nên mới có chuyện nực cười trong phiên họp trù bị khi Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nêu một số vấn đề về nhân sự khóa tới đã chỉ đích danh một ông trong Vụ Tổ Chức Cán Bộ phát biểu, nhưng ông này kiên quyết không nói vì phần “diễn” của ông ta là phần sau. Nhân sự cấp ủy được giữ kín bưng nên đến khi bầu cử cấp ủy khóa mới, một bà đứng lên kiên quyết xin rút vì tự thấy rằng mình chẳng bằng ai. Sau một hồi phân vai với những vai diễn quá dở thì danh sách bầu cử vẫn là những ông bà đã được đoàn chủ tịch xướng lên lúc đầu.
Đến màn 2 là bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ cấp trên thì màn kịch lại bị cháy vở một lần nữa, khi những cái tên mà đoàn chủ tịch đưa ra cũng không biết lấy căn cứ từ đâu. Đến đoạn này thì chính Đoàn chủ tịch cũng mâu thuẫn đến nỗi một Đảng viên phải đứng lên phát biểu: “Đoàn chủ tịch đưa ra danh sách bầu xong, đoàn chủ tịch lại tự gạt đi, vậy chúng tôi biết nghe ai bây giờ“.
Câu chuyện có thật 100% ở một đại hội đảng bộ cấp trung ương mà nghe cứ như đại hội đảng bộ ở một huyện miền núi xa xôi nào đó. Vậy mà Văn phòng chính phủ vẫn tự khen là Đại hội đã “rất thành công”. Đúng là đã thành công ở mặt đoàn chủ tịch đã xuất sắc hoàn thành chính sách “bịt miệng đảng viên”.
Không biết các cụ trung ương ở gần ngay bên có biết ở ngay cạnh mình đang có một đảng bộ “kiểu mẫu”?
CHUYỆN PHAN CHÂU TRINH, HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ TRẦN QUÝ CÁP ĐI XEM CHIẾN HẠM NGA CẬP BẾN Ở VỊNH CAM RANH, THÁNG 4, 1905
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đang làm cuộc Nam du từ tháng 2 năm 1905, bắt đầu từ Quảng Nam (…) Vào đến Nha Trang thì đã tháng 4, nghe tàu Nga đang ghé ở Cam Ranh, ba chí sĩ bèn giả làm người bán thức ăn rồi thuê ghe ra tận nơi nhằm quan sát văn minh Tây phương cho thỏa chí. Chúng ta thử phác họa bức tranh toàn cảnh của cuộc đi “thám hiểm” đó.
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương túy mộng trung.
Phan Châu Trinh, “Chí thành thông thánh”, 1905
Văn chương tám vế mơ màng,
Muôn dân nô lệ dưới chân cường quyền.
V.S. dịch
Hạm đội Baltic đang cập bến ở Madagascar
Lời dẫn nhập:
Chiến tranh Nhật-Nga chính thức bắt đầu từ đầu ngày 10 tháng 2, năm 1904.1 Sau khi Nga thất thủ hai cảng Đại Liên (Port of Dalny) và Lữ Thuận (Port Arthur) trên bán đảo Liêu Đông, Nga yếu thế rõ rệt. Không thể dựa vào hạm đội Thái Bình Dương (Pacific Fleet) để lật đảo thế cờ, Nga phải trông chờ vào hạm đội Baltic. Rời cảng Liepaja vào giữa tháng 10 năm 1904, hạm đội Baltic phải đi vòng Phi châu rồi đi qua Ấn Độ Dương trước khi ngược lên Thái Bình Dương. Dọc đường vừa đi vừa tránh sự nhòm ngó của hải quân Anh – bởi Anh là đồng minh của Nhật. Madagascar và Việt Nam là hai thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, bởi vậy Nga có thể cập bến ở Madagascar và Cam Ranh để lấy thêm than đá và lương thực. Đến cuối tháng 3 năm 1905, hạm đội Baltic cập bến Cam Ranh.
Mặt khác, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đang làm cuộc Nam du từ tháng 2 năm 1905, bắt đầu từ Quảng Nam. Nam du nói nôm na là “đi vào Nam”, Nam đây gồm cả Nam bộ, nhưng giữa đường vì Phan Châu Trinh bị ốm nặng ở Phan Thiết nên đành phải quay về. Trong ba người, Phan Châu Trinh thi Hội đỗ phó bảng khoa Tân Sửu (1901) nhưng đã quải ấn từ quan từ đầu năm 1905; còn Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp vừa đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1904) nhưng cả hai đều không ra làm quan.
Mục đích của cuộc Nam du là xem xét dân tình và tình hình, đồng thời chiêu mộ những người cùng chí hướng để vạch đường cứu nước. Đến Bình Định, vừa gặp ngày tỉnh mở khoa thi, “người hội hạch đông có năm, bảy trăm”
.2 Phan nghĩ rằng “cái học khoa cử làm hại người nước ta đã lâu,… ngày nay còn chun đầu vào như kiến, giấc mộng mê say này không cho một gậy ngang đầu không thể nào thức dậy được”
.3 Cả ba giả dạng vào trường thi rồi làm một bài thơ và một bài phú, ký tên chung là Đào Mộng Giác. Kỳ thật, bài thơ do Phan Châu Trinh làm, có đầu đề là “Chí thành thông thánh” (Lòng thành thông đạt đến thánh hiền); còn bài phú “Lương ngọc danh sơn” (Ngọc tốt tìm ở núi danh tiếng) do Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp cùng làm chung. Đó đúng là “tiếng sét rầm vang cả trong nước, học giới ta trong hai mươi năm nay, lấy văn tự cổ động để mở mang phong khí, thì bài thi bài phú đó cũng là một bài có ảnh hưởng trong lúc đầu tiên”
.4 Vào đến Nha Trang thì đã tháng 4, nghe tàu Nga đang ghé ở Cam Ranh, ba chí sĩ bèn giả làm người bán thức ăn rồi thuê ghe ra tận nơi nhằm quan sát văn minh Tây phương cho thỏa chí. Chúng ta thử phác họa bức tranh toàn cảnh của cuộc đi “thám hiểm” đó.
I
Tảng sáng ngày 31 tháng 3, 1905, từng chiếc khu trục hạm Nga từ từ ló dạng ở cửa biển vịnh Cam Ranh còn quyện sương mù. Những chiếc tàu này vượt cửa Bé vào vịnh trước để kiếm nơi thả neo an toàn cho đoàn tàu 45 chiếc của hạm đội Baltic
.5 tức hạm đội Thái Bình Dương II, dưới quyền chỉ huy của đề đốc Rozhestvensky. Chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau đó, hạm đội Baltic thả neo, “đậu thành 5 hàng song song với những chiến hạm bọc sắt lớn nằm án ngữ cửa vịnh”
.6 Sau 28 ngày trường vượt trùng dương từ đảo Madagascar thuộc Pháp, Cam Ranh là bến cảng nghỉ chân đầu tiên sau một hải trình dài 4.500 hải lý. Cam Ranh cũng là trạm tiếp tế nhiên liệu và lương thực cuối cùng trước khi đoàn tàu này lên đường đi Vladivostock nhằm trợ chiến cho hạm đội Thái Bình Dương I đang tranh hùng với hải quân Nhật trên vùng biển Bắc Á từ hơn một năm ròng. Cam Ranh còn là điểm hẹn với hạm đội Thái Bình Dương III của đề đốc Nebogatoff hãy còn lẽo đẽo theo sau. Trước đó Cam Ranh đã một thời là bến cảng khá nhộn nhịp của hải quân Pháp. Vào thời điểm năm 1905, quân cảng này đã “đượm vẻ hoang vắng điêu tàn”
.7 Nhưng dù sao Cam Ranh vẫn nổi danh là một “hải cảng thiên nhiên toàn bích, an toàn, rộng rãi, mặt nước phẳng lặng như tờ”
.8 Chiến hạm Nga tuy đã lỗi thời, nhưng những giàn cự pháo 12 ly và 10 ly trang bị trên tàu là lý do khiến nhiều quan sát viên cho rằng hải quân Nga “chỉ có thể thua trận trong trường hợp khả năng pháo kích của họ quá tồi”.
.9 Bởi vậy, sau khi hạm đội Baltic vào hạ neo ở Cam Ranh, dư luận báo chí ở Singapore, Manila, Malacca, Sài Gòn, Hồng Công và những thành phố nhiều người Hoa ở ven biển Thái Bình Dương không ngớt chào xáo về một trận hải chiến không tiền khoáng hậu sắp diễn ra trong nay mai.
.10 Sĩ phu nước ta chắc hẳn cũng nhờ vậy mà theo dõi được những diễn tiến của chiến tranh Nhật-Nga.
Ngày 2 tháng 4, đề đốc Pháp de Jonquières, phó tư lệnh hải quân Pháp ở Thái Bình Dương, dẫn tuần dương hạm Descartes ghé thăm xã giao hạm đội Nga. Nhưng khi de Jonquières trở lại ngày 22 tháng 4, tuy vẫn giữ thái độ hòa nhã bặt thiệp, đề đốc Pháp yêu cầu hạm đội Nga phải nhổ neo trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Tai sao Pháp lại có thái độ lạnh nhạt với Nga? Lý do dễ thấy nhất là lục quân Nga đang bị lục quân Nhật do danh tướng Nogi Maresuke chỉ huy phản đòn tới tấp trên chiến trường Mãn Châu. Nhưng lý do chính yếu vẫn là áp lực của Nhật và đồng minh là Anh. Bằng mọi cách, hai nước này đòi Pháp phải ngưng chỉ những “hành động có tính cách dung túng” (indulgent attitude) đối với hạm đội Nga. Thêm vào đó, chính quyền Hoa Kỳ cũng cảnh giác cực độ trước sự xuất hiện của hạm đội Nga ở một địa điểm không cách bao xa thuộc địa mà họ mới chiếm từ Tây Ban Nha là Phi Luật Tân.
Nhật báo Evening Sun ở New York bình luận: “Nếu không có sự dung túng” của Pháp và “tệ hơn nữa là sự vô ý” của chính phủ quyền Đông Pháp đã cho phép hạm đội Nga ghé vào Cam Ranh lâu hơn thời hạn 24 tiếng đồng hồ theo luật quốc tế, thì Rozhestvensky không tài gì có thể chuẩn bị giao chiến với hạm đội Nhật. Bài báo kết luận là “ai cũng thấy rằng nếu không có sự che chở của Pháp”, toàn bộ hành trình 18.000 hải lý của Rozhestvensky từ biển Baltic, xuống Đại Tây Dương, vòng châu Phi qua Ấn Độ Dương, rồi ngược lên miền Bắc Thái Bình Dương “bất quá chỉ là một kế hoạch vô vọng, điên khùng” (a hopelessly mad enterprise)”.
.11 Cần nói thêm là hạm đội Baltic phải vừa đi vừa tránh sự nhòm ngó của hải quân Anh, nhưng nhờ có căn cứ hải quân của Pháp ở Madagascar và Việt Nam cung cấp than đá và lương thực nên cuối cùng mới có thể tham chiến, mặc dù sau đó sẽ bị hải quân Nhật của đề đốc Tôgô Heihachirô (mà sách ta thường gọi là Đông-hương Bình-bát-lang 東郷平八郎) tập kích ở eo bể Tsushima và tiêu diệt sau 24 giờ giao tranh. Trước yêu sách đột ngột của chính quyền Đông Dương, đúng 1 giờ trưa hôm sau, Rozhestvensky ra lệnh nhổ neo và cho hạm đội Baltic “dàn thành đội ngũ ngoài cửa vịnh Cam Ranh”. Quang cảnh hoành tráng của hạm đội Nga lúc bấy giờ được mô tả trên báo The Times của Anh như sau: “Các chiến hạm Nga dàn thành một hình cánh cung dài như vô tận, trải dài từ mũi Valera sang tận mũi bên này của bán đảo Cam Ranh”.
.12 Sau khi de Jonquières đã trịnh trọng đưa tiễn chân soái hạm của Rozhestvensky ra đến cửa vịnh, nhằm tránh trách nhiệm cho Pháp là đã cho phép hạm đội Nga vào lấy thêm nhiên liệu và lương thực trong một thời gian khá lâu, ông đánh điện về sở chỉ huy với lời lẽ khôn khéo, tựa hồ như chẳng hay biết gì cả về tình hình chiến sự Nhật Nga: “Hạm đội Nga đã rời bờ biển An Nam và đang tiến về hướng Đông. Không rõ sẽ đi đâu”!
.13 Sự thật thì sau khi tuần dương hạm của de Jonquières vừa đi khuất, Rozhestvensky lại đưa hạm đội của mình vào ẩn náu, lần này ở vịnh Vân Phong, không cách cửa Bé bao xa. Trên thực tế Rozhestvensky chỉ ra khỏi bờ biển Việt Nam vào ngày 14 tháng 5, sau khi hạm đội Thái Bình Dương III của đề đốc Nebogatoff đã bắt kịp và đã lấy thêm than đá nhằm chuẩn bị cho cuộc hành trình định mệnh. Ngoài ra, trước khi rời Cam Ranh, Rozhestvensky cũng đã khôn khéo dàn xếp để de Jonquières mặc nhận cho một số tàu tiếp tế của hạm đội Baltic khỏi di chuyển ngay nhằm có đủ thời gian để bốc xếp hết than đá.
Cần nói thêm là trước đó, vào ngày 15 tháng 4, bốn chiếc tàu vận tải của hãng Hamburg-Amerika (Đức) chở 30.000 tấn than đá đã cập bến Cam Ranh để cung cấp nhiên liệu cho hạm đội Baltic. Vì không biết cuộc thư hùng với hải quân Nhật sẽ kéo dài bao lâu, mọi chiến hạm được lệnh đổ than tới mức tối đa. Những chỗ trống trên tàu hầu như đều trở thành nơi chứa than. Than đổ bừa bãi ngay cả trên boong tàu, chỉ có sàn pháo đài được chừa trống nhằm khỏi vướng vít khi lâm chiến.
.14 Tàu chở than cũng mang theo thư tín gia đình cho thủy thủ gửi qua một địa chỉ trung gian ở Sài Gòn. Hôm đó cũng là ngày đầu tiên sau mấy tuần lễ lênh đênh trên đại dương, thủy thủ trên tàu được ăn xúp cải bẹ và rau tươi chở từ Sài Gòn. Những thương nhân người Pháp cung cấp lương thực đủ loại cho hạm đội, từ trái cây, rau tươi, cho đến bột mì, đồ hộp hay thịt gà, thịt bò. Những hàng này bán “với giá cao kinh khủng, chưa nói những mặt hàng xa xỉ có lời lớn như rượu vang hay rượu mạnh”. Bởi vậy, có thể hiểu tại sao chính phủ Đông Pháp đã chần chừ không muốn nhanh chóng chấp hành lệnh trục xuất.
.15 Thương nhân người Việt cũng thường mang thực phẩm ra bán bằng ghe.
.16 Đặc biệt vào đêm 16 tháng 4, 1905, biết thủy thủ Nga sẽ ăn mừng lễ Phục Sinh, ghe thuyền của các thương nhân người Việt chở gà vịt, rượu đế ra bán cho tới khuya. Thủy thủ Nga nhận xét là các mặt hàng do người “An Nam” chở ra bán giá phải chăng, đặc biệt họ tấm tắc tán thưởng món rượu đế, khen là “mỹ tửu” giống rượu của người Nga.
.17 – ý chừng muốn so sánh với rượu Vodka.
II
Có ai ngờ trong những ghe ra bán thực phẩm trên tàu Nga lúc ấy lại có chiếc ghe chở ba người giả dạng thương nhân để quan sát tận mắt văn minh cơ khí của phương Tây! Ba thương nhân giả dạng này không ai khác hơn là ba nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp trong chuyến Nam du.
Trong tự truyện, Huỳnh Thúc Kháng ghi lại về việc lên xem tàu Nga qua mấy dòng đơn giản như sau: “Lúc đi ngang qua Nha Trang, được tin chiến hạm Nga đậu tại Cam Ranh, bèn giả khách buôn, thuê thuyền đánh cá, mua trứng gà cùng trái cây các thứ, lên thuyền Nga xem rất khoái. Đấy chẳng qua vì tính thiếu niên hiếu kỳ, chứ không có ý gì”.
.18 Trong ba nhà chí sĩ nói trên, chỉ có Huỳnh để lại chứng từ về cuộc “thám hiểm” độc đáo này. Cũng dễ hiểu thôi, vì Trần Quý Cáp thì mất sớm – ba năm sau (1908), khi phong trào Dân biến ở miền Trung bột phát, cụ bị án sát Khánh Hoà là Phạm Ngọc Quát sát hại, còn Phan Châu Trinh thì ít khi đề cập đến việc riêng tư trong các trước tác văn xuôi (hầu hết là chính luận), hay nếu có nhắc tới chuyện riêng chăng nữa thì cũng để làm sáng tỏ những công việc chung có liên hệ tới đồng bào và đất nước mà thôi. Hơn nữa, người nước ta hầu như không có truyền thống biên chép chi tiết về mọi sự việc.
Các đây khá lâu, khi đọc những dòng chứng từ trên đây của Huỳnh Thúc Kháng, người viết không khỏi lấy làm lạ. Đã đành Huỳnh Thúc Kháng là người có trí nhớ tuyệt vời, hầu như chẳng bao giờ lẫn lộn các chi tiết, bởi vậy chúng tôi tin việc các cụ tự mình “tạo điều kiện” để lên quan sát chiến hạm Nga hơn 100 năm trước đây phải là chuyện có thật nên Huỳnh mới ghi lại trong tự truyện cho hậu thế biết. Tuy nhiên, người viết không khỏi thắc mắc vì sao một việc kỳ thú và có ý nghĩa như vậy mà từ trước tới nay ít thấy ai nhắc đến. Thắc mắc ấy cứ lởn vởn trong đầu. Chuyện mạo hiểm của các cụ xui chúng tôi nhớ lại một mẩu chuyện tương tự xảy ra ở Nhật Bản vào giữa thập niên 1850.
Khi chiến thuyền của đề đốc Matthew Perry (Hoa Kỳ) đến Nhật lần đầu tiên vào năm 1853, nhà chí sĩ Yoshida Shôin (người mà Phan Bội Châu thường gọi là Cát-điền Tùng-âm 吉田松陰) nhận thấy cần phải tìm hiểu về Tây phương nên đã táo bạo chèo thuyền nhỏ ra biển rồi tìm cách đột nhập lên tàu của Perry để tìm đường du học. Kế hoạch không thành, Shôin bị bắt và bị giao trả lại cho cơ quan hữu trách Nhật, rồi bị giam lỏng một thời gian trước khi bị hành quyết. Qua những hành động quả cảm trong cuộc đời vỏn vẹn 29 năm, sau khi mất Shôin được người Nhật xem là “người đi tiên phong của phong trào dẫn đến Minh Trị Duy tân”. Một chi tiết rất ít được biết tới, nhưng cụ Ngô Đức Kế có thuật lại rằng khi quan tỉnh lên án đày Huỳnh Thúc Kháng ra Côn Đảo (1908) “có dẫn việc đi xem thuyền Nga mà bắt tội”.
Nhớ lại chuyện cũ, gần đây chúng tôi tìm đọc các sách nói về hạm đội Baltic thử xem có cuốn nào ghi lại thời gian hạm đội cập bến ở Cam Ranh hay chăng. May mắn thay, chúng tôi tìm được hai cuốn sách tiếng Anh, một cuốn đặc biệt nghiên cứu về hạm đội Baltic và một cuốn là hồi ký của một sĩ quan Nga trên hạm đội Baltic còn sống sót sau trận hải chiến với hải quân Nhật ở eo bể Đối Mã. Cả hai cuốn thuật lại khá chi tiết những sự việc xảy ra khi hạm đội vào đậu ở Cam Ranh. Hai cuốn sách đó là : The Fleet That Had to Die (Hạm đội phải bị tiêu diệt) của Richard Hough và Tsushima (Eo bể Đối Mã) do A. Novikoff-Priboy trước tác. Những thông tin về hạm đội Baltic trong thời gian cập bến ở Cam Ranh trong phần đầu của bài viết này phần lớn dựa theo hai nguồn tài liệu đó. Căn cứ vào những thông tin này chúng tôi mới biết chắc là có khá nhiều ghe thuyền của các thương nhân người Việt ra bán thực phẩm cho thủy thủ và việc lên tàu của các thương nhân này cũng khá dễ dàng – một phần có lẽ do nhu cầu khẩn thiết của thủy thủ người Nga về lương thực, đặc biệt là các thức ăn tươi. Do đó, chúng ta có thể suy luận là việc giả dạng làm thương nhân của ba nhà chí sĩ chắc hẳn cũng không mấy khó khăn, điều cốt yếu là cần phải có óc quả cảm, táo bạo và liều lĩnh thì họa hoằn mới dám nghĩ tới kế hoạch đó.
Vậy trong bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp, ai là người khởi xướng việc này? Chắc hẳn người đó không phải là Huỳnh Thúc Kháng, vì đúng như nhà nghiên cứu Huỳnh Lý đã nhận xét, Huỳnh Thúc Kháng “nhanh nhạy chốn trường ốc nhưng chất phác ở ngoài đời”.
.19 Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp tính tình đã hăng say mà còn có tầm nhìn sâu rộng, đặc biệt Phan là người “từng trải và nhạy bén”
.20 và chắc hẳn là nhân vật có đầu óc táo bạo nhất trong bộ ba. Chỉ cần xem một vài hành tung của Phan thì rõ. Ví dụ, chẳng bao lâu sau chuyến Nam du, khi nghe tin Phan Bội Châu đã đi Nhật, Phan Châu Trinh đã tìm cách lặn lội sang Quảng Đông là chỗ Phan Châu Trinh hẹn với Phan Bội Châu, rồi từ đó sang Nhật chừng 2 tháng (vào năm 1906) để nhìn tận mắt đất nước mới canh tân sau Minh Trị Duy Tân. Chính vì Phan Châu Trinh đã quan sát hạm đội Baltic tại Cam Ranh mà chẳng bao lâu sau đó bị Nhật Bản đánh tan tành, Phan chắc hẳn lại càng muốn nhìn nước Nhật bằng chính mắt của mình. Rồi cũng chính Phan Châu Trinh, sau khi được phóng thích từ lao tù Côn Đảo vào năm 1910, đã tìm đường sang ngay chính nước Pháp để tìm con đường giải cứu cho đồng bào. Tư tưởng “Nhiều tay vỗ nên bộp” và “Không vào tận hang hùm sao bắt được cọp” được thể hiện suốt cuộc đời xả thân vì đồng bào, vì nước quên mình của Phan Châu Trinh.
Phan Châu Trinh từng nói: “Việc đời không thể ngồi một xó mà nói được; huống chi thời cuộc chừ gió mây biến đổi, trăm dạng nghìn hình, có đi tới tận nơi mới thấy rõ được”.21 Bởi thế, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu trên thực tế, giữa Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp, chính Phan Châu Trinh là người đầu tiên ngỏ ý về cuộc đi quan sát văn minh Tây phương táo bạo ngay ở vịnh Cam Ranh hơn 100 năm trước đây.
Trước Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, chúng tôi đã viết bản tham luận: ”Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước” gửi cho blog talawas, website Đàn Chim Việt… Lập tức hàng chục website nối mạng, đặc biệt có hai trang mạng trong nước là website của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và trang Bauxite VN của GS. Nguyễn Huệ Chi cũng post bài tham luận của chúng tôi cho mọi người cùng đọc.
Sáng 05-8-2010, khi tới Học viện Chính trị quốc gia để dự đại hội, đa số các nhà văn đều bắt tay chúng tôi chia sẻ và động viên, rằng bản tham luận ông viết rất được… xin chúc mừng. Một số nhà văn nổi tiếng “yêu đảng vượt chỉ tiêu trên giao” như N.Đ.X., T.T.Đ… cũng bắt tay chúc mừng chúng tôi đã cả gan nói ra những sự thật chết người, mà nói có lý luận, có sự thật bảo chứng…
Có nhà văn động viên chúng tôi hết lời, đoạn dặn rằng: chớ kể ra tên tớ đã ủng hộ cậu nhá, có thể “nó” không bắt cậu nhưng “nó” bắt thằng ủng hộ cậu đấy, tớ hãi lắm; “nó” muốn để cho SỰ THẬT ĐƯỢC MỒ YÊN MẢ ĐẸP”, cậu lại cả gan bốc nấm mộ này lên, mất mạng như chơi…
Các nhà văn đều tin rằng, “nó” đếch cho cậu đọc tham luận này đâu. Nhiều nhà văn còn rỉ tai dặn: tuyệt đối ông không được uống nước có sẵn (chai nước lọc) trong khách sạn Kim Liên nhá, không được một mình đi vào các con phố vắng nhá, ai không thân mời đi ăn uống là tuyệt đối không nhá, đi đâu nên rủ hai ba thằng nhà văn bạn bè đi cùng nhá; rằng ông nhớ vụ cụ Dương Bạch Mai người Nam Kỳ trong cuộc họp quốc hội ngày nào chứ, cụ này mới lên diễn đàn nói thật một tí teo thôi, đoạn xuống uống một ly nước (hay bia gì đó) liền lăn đùng ra chết… Ở đầt nước “tự do gấp triệu lần tư bản”, toàn “đỉnh cao trí tuệ” cầm quyền với chủ nghĩa bách chiến bách thắng… đã bao người mới hé mồm ra nói sự thật như cụ Dương Bạch Mai liền lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử, thì thằng phá trời như mày liều mạng nói toẹt ra sự thật, coi chừng thí mạng cùi đó nghe con!
Nghe bạn bè lo lắng cho tính mạng của mình như vậy, tôi hãi lắm, nếu có làm sao thì cha già ngoài quê Nam Định, vợ con trong Sài Gòn biết cậy vào ai? Nghe anh bạn thân tái mặt bảo: chỉ có thằng điên như mày mới dám viết tham luận như vậy, mày đang là số phận của con cá nằm trên thớt mà dám cãi nhau với cả dao liền thớt thì coi chừng đi họp chi bộ với hà bá đó! Bước vào hội trường, tôi tự dặn mình: im mồm nhé, tuyệt đối câm nhé, đồng chí Hảo ngu như lợn ơi, mua băng keo dán miệng lại nhé… Trước khi ra Hà Nội, vợ con và bạn bè dặn: tịnh khẩu là thượng sách, đóng vai thằng đần là ăn chắc sống, thề đi, xin thề!
Thế mà trong không khí bầu bán “quần ngư tranh thực” rất vô văn hóa của đại hội, nhất là không thể chịu được cách điều hành đại hội rất xách mé và trịch thượng của ông trung tướng công an Hữu Ước (nhạc sĩ mù nhạc, họa sĩ mù màu, nhà văn ít chữ…) chúng tôi đã quên béng lời dặn dò tịnh khẩu của người thân, quên béng mình đã hứa với mình: quyết tâm làm con lợn chỉ ủn ỉn chơi với bạn bè trong đại hội thôi, nghĩa là ngu vĩnh viễn đi là yên… lại ngứa tay, ngứa mồm giơ tay xin phát biểu ý kiến…
Chúng tôi đã giơ tay mấy lần, giơ tay rất lâu mà các vị chủ tịch đoàn tuyệt đối không cho lên, không cho nói. Hàng chục nhà văn ngồi quanh chúng tôi nói lớn: ông Hảo cứ lên đi, cứ lên đi, sao lại không cho một nhà văn hàng đầu của hội phát biểu… Rồi có mấy tiếng quát cô cầm micro: đưa micro cho ông Hảo. Không khí sôi sục làm chúng tôi thêm dũng khí, đứng lên nói: xin cô cho tôi mượn micro. Cô gái cầm micro quyết không đưa; có ai đứng bên cạnh giật được micro giúi vào tay tôi. Cô gái giữ trận địa an ninh của đảng giật lại micro như giật súng, nhưng không giật lại được. Tôi nói vào micro: kính thưa quý vị nhưng micro câm tiếng. Có ai nói: nó cúp điện micro này rồi, nó là micro đểu. Mấy ông nhà văn to tiếng: ông Hảo lên bục đoàn chủ tịch ngay, trên đó có hai cái micro tốt nhất nước đấy…
Tôi hùng dũng lên bục cao chủ tịch đoàn, giúi mồm vào hai chiếc micro như hai miệng súng chĩa vào tôi, đoạn kính thưa, rồi nói. Tôi mừng thầm, micro này vẫn còn chưa bị cúp: kính thưa quý vị, có cảm tưởng tôi đã đến nhầm địa chỉ, hình như đây không phải là đại hội nhà văn, đây là một đại hội chính trị tranh giành quyền lực. Ở đây văn học không có chỗ tồn tại. Hội nhà văn thì phải lịch lãm lịch sự, phải có văn hóa chứ, các vị đang đánh tráo khái niệm chính trị và văn học… Lập tức micro bị cúp… Tôi vẫn nói rất to hi vọng một số nhà văn ngôi hàng đầu nghe được: rằng ông trung tướng nhà văn Hữu Ước không biết viết văn, sao ngồi chủ tịch đoàn điều hành đại hội rất xách mé, trịch thượng, xin ông xuống cho… So với một số nhà văn bậc thầy ngồi dưới, ông Ước chỉ là thằng bé con tập tành viết lách lăng nhăng…
Nhà thơ Hữu Việt đứng lên hét to: không được đối xử với nhà văn như thế, sao lại cúp micro anh Hảo. Rất nhiều nhà văn đứng lên quát: không nghe thấy gì, để cho người ta nói, nối lại micro đi… vô văn hóa, vô văn hóa, toàn micro đểu…
Không có micro, tôi đi đi lại lại trước mặt chủ tịch đoàn một lúc rồi đành đi xuống…
Lập tức micro lại vang lên trong miệng người điều hành đại hội xin mời nhà văn Tô Nhuận Vĩ nói…
Đại hội Hội Nhà văn VN lần thứ tám bế mạc vào chiều ngày 6/8/2010, Đại hội diễn ra trong vòng 2 ngày rưỡi; Tham dự đại hội ó 736 trên tổng số 923 đại biểu; trong đó có 623 đại biểu là đảng viên…Đại biểu dưới 40 tuổi trên dưới một chục người còn phần đông từ 50 tới 70 tuổi…
Chúng tôi bước xuống, bạn bè đỡ lấy tôi, bắt tay rối rít. Ai cũng bảo “nó” coi nhà văn như súc vật, bịp mồm người ta, không cho người ta nói là khinh bỉ toàn đại hội. Tôi ngồi cạnh nhà thơ hàng đầu Việt Nam Bằng Việt, anh bảo tôi phản đối trò cúp micro vô văn hóa này, đây là vết nhơ không thể xóa nổi của đại hội. Nhà thơ Anh Chi bắt tay tôi bảo: chúng nó thua ông rồi, chưa giao chiến mà nó đã thua một không, bọn khốn nạn, bọn vô văn hóa chứ đâu phải nhà văn, tao sẽ lên chủ tịch đoàn chửi thẳng vào mặt chúng nó: chúng mày cúp micro của thằng Hảo là chúng mày ném bùn vào đại hội đấy, chúng mày đã làm đại hội thất bại vì đây là đại hội bịt mồm… Phạm Đình Trọng bắt tay tôi: chúng nó đã biến ông thành linh mục Nguyễn Văn Lý, ông bị một đại hội lớn bịp mồm.
Giờ giải lao các nhà văn xúm đến bắt tay tôi, chửi bọn bịt mồm. Thanh Thảo cười ngặt nghẽo: chúng nó cho chú Hảo rơi vào cõi im lặng đáng sợ, Hảo ta câm hoàn toàn, dán giấy vào miệng mày, sướng chưa con… Nguyễn Quang Lập chống gậy ra cửa bảo: em vừa quát vào mặt thằng phó ban tuyên giáo: chúng mày súng ống đầy mình sao lại sợ Trần Mạnh Hảo tay không đến thế? Mỹ chúng mày không sợ mà sợ Hảo à, đồ ngu!
Chiều 5-8-2010, sau khi đài RFA gọi điện thoại phỏng vấn chúng tôi về sự kiện bịp mồm, ông Hữu Thỉnh xin lỗi đại hội về sự cố kỹ thuật bị mất điện micro của anh Hảo rất đáng tiếc, chúng tôi xin lỗi và sẽ kiểm điểm sâu sắc những người phụ trách kỹ thuật âm thanh. Cả hội trường ồ lên: cắt micro, bịt mồm người ta rồi sao còn đổ lỗi cho kỹ thật, giấu đầu lòi đuôi.
Các nhà văn bảo tôi: xin lỗi vì trục trặc kỹ thuật nên ông Hảo không nói được vì micro mất điện, nếu quang minh chính đại thì phải mời anh Hảo lên nói lại chứ, bắn không nên đền đạn chứ. Nói dối lòi mẹ cái đuôi định hướng micro, micro đểu rồi còn xoen xoét cái miệng gian trá, bịp bợm. Đúng bọn này là bọn không lương thiện, không tử tế, còn lâu mới thành người mà dám khoác áo nhà văn, khoác áo chủ tịch đoàn, thế giới nó khinh như mẻ, đám ma bùn chứ nhà văn gì chúng nó…
Một số nhà văn đã đi tìm hiểu, hỏi cán bộ công nhân viên học viện chính trị quốc gia rằng hệ thống âm thanh ở đây có bao giờ trục trặc chưa? Họ trả lời, đây là trường đảng của Bộ chính trị, trục trặc âm thanh có mà chết, không bao giờ bị trục trặc âm thanh, dàn âm thanh tốt nhất nước đấy…Với lại, hội trường này không bao giờ bị mất điện, tuyệt đối không bao giờ micro bị tắt tiếng như sự cố hôm nay đâu…
Sau hai ngày ngồi trong hội trường đại hội, chúng tôi và rất nhiều anh em nhà văn phát hiện ra sự thật này: âm thanh micro của đại hội là âm thanh đểu, micro đểu. Vì mỗi lần ông Hữu Thỉnh nói hay các ông trong chủ tịch đoàn nói, hay những ông đọc tham luận y hệt xã luận báo Nhân Dân thì âm thanh rất tốt, rất vang, rất rõ. Rõ đến nỗi tôi ngồi bên ngoài, đi trong sân của hội trường còn nghe rõ mồn một. Thế mà khi nhà văn lên nói hay lên tham luận mà họ không nắm được, họ bèn vặn rất nhỏ âm thanh micro. Tham luận của GS. Phong Lê có nhắc đền Hoàng Sa , Trường Sa, nhắc đến nỗi nguy mất nước thì micro bị nhiễu, rè như kẻ khản đặc tiếng, nghe câu được câu chăng… Các tham luận hay phát biểu của Bùi Minh Quốc, Phạm Đình Trọng… đều bị micro đểu làm méo hết giọng. Đúng là quân đểu, micro đểu, đại hội đểu…
Các nhà văn giờ giải lao xúm vào hỏi tôi, rằng ông định nói gì lúc đó, nạn nhân của micro đểu, tự do đểu, dân chủ đểu định nói gì mà “nó” sợ ông hơn sợ đế quốc Mỹ vậy? Tôi bảo, tôi đâu có cầm trong tay bản tham luận đâu mà “nó” cắt micro của tôi, tôi chỉ xin nói ba đến bốn phút mấy cảm nghĩ như sau:
Thứ nhất, tôi thấy sự thật và đất nước không có mặt tại hội trường này. Dân tộc ta, đất nước ta đang bị bọn giặc phương Bắc xâm lược; chiếm các quần đảo của ta, giết dân ta ngoài biển như giết ngóe, chiếm đất liền ta bằng kế hoạch bauxite thậm độc, trồng rừng đểu, khai quặng đểu để chiếm đất, chiếm rừng rồi ồ ạt di dân Tàu sang đất ta…Họa mất nước đang đến gần sát sạt. Vậy mà ông Hữu Thỉnh lờ đi, chủ tịch đoàn lờ đi, đa số nhà văn lờ đi, tham luận chúng ta lờ đi… Làm như đại hội nhà văn lần thứ tám này đang diễn ra bên Trung Quốc chứ không diễn ra trên đất nước ta. Điều lo lắng quan tâm nhất của 85 triệu đồng bào không hiện diện trong hội trường này; thế thì chúng ta câm mồm để Trung Quốc bóp cổ đất nước, chúng ta đồng lòng với kẻ xâm lược à?
Thứ hai, tôi muốn cải chính dùm cho ông Hữu Thỉnh. Sau khi bài báo động trời của nhà văn Trang Hạ: “Em không phải nhà văn” tung lên các trang mạng trong và ngoài nước, nhiều nhà văn hỏi chúng tôi; rằng có phải nhà thơ Hữu Thỉnh là người của Trung Quốc, do Trung Quốc cài cắm vào từ lâu để nắm hội nhà văn, sao thấy các hành xử quốc tế của ông Thỉnh yêu nước Tàu hơn yêu nước Việt, làm cái gì cũng cốt để đẹp lòng thiên triều phương Bắc? Tôi bèn trả lời rằng, không nên kết luận sớm quá như vậy, chẳng lẽ ông Hữu Thỉnh lại đang tâm làm gian tế cho giặc hay sao?
Xin good bye chủ tịch hội nhà văn Hữu Thỉnh!
Kính xin ông chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII Hữu Thỉnh (ông Thỉnh đã làm chủ tịch hội ba khóa rưỡi) hãy rủ lòng thương, ban cho tôi ân đức, xin ngài hạ cố gạch tên chúng tôi trong danh sách hội viên. Xin cảm ơn ông trước. Chúng tôi không làm đơn xin ra khỏi hội; vì khi vào hội nhà văn năm 1975, chúng tôi không phải làm đơn, được hội nhà văn tự động đưa vào hội cùng mấy chục nhà văn trong văn nghệ giải phóng từ chiến khu về.
Qua đại hội này, chúng tôi kết luận: Hội nhà văn Việt Nam sinh ra không phải để phụng sự Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam, mà chỉ cốt phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Mà đảng cộng sản Việt Nam thì không phải là dân tộc hay tổ quốc Việt Nam.