Day: 05/08/2010
Nư phi công Canada gốc Việt- Trần Cẩm Linh
Chào đời tại Canada, từ bé xíu Trần Cẩm Linh đã ôm ấp hoài bão lớn lên sẽ trở thành nữ phi công của những chiếc Boeing, Airbus… và mơ ước lớn nhất của cô là được lái máy bay trên khắp vùng trời quê hương Việt Nam mến yêu của mình.
Lựa chọn và vượt khó khăn
Là con gái duy nhất trong gia đình, Linh đã khiến cho cả nhà phải ngạc nhiên vì khuynh hướng nghề nghiệp của cô. Khác với người cha là một chuyên viên kỹ thuật về điện ảnh, anh trai theo học ngành đạo diễn, Linh là cô bé xinh xắn mê độ cao và có bản tính cứng cỏi như con trai, không thích ngồi một chỗ, đã chọn một nghề không liên quan gì tới nghệ thuật.
Mẹ Linh sợ nghề phi công có lắm hiểm nguy, nhưng ông bố thì rất ủng hộ sự lựa chọn của cô con gái học giỏi và rất hiếu động. Năm 2003, Linh chinh phục được “rào cản” chính là sự lo ngại của mẹ, để chuẩn bị thi vào Trung tâm đào tạo phi hành Québec ở Chicoutimi, một thành phố phía đông bắc Québec. Quyết định này buộc Linh phải sống xa nhà và phải đối đầu với kỳ thi tuyển rất gắt gao trước khi bước vào khóa học 3 năm đầy thử thách.
Trung tâm đào tạo phi hành Québec là một trung tâm của Nhà nước, miễn phí toàn bộ cho sinh viên, nên thể lệ cho đầu vào rất khó khăn. Muốn trúng tuyển, 400 thí sinh trong đó có Linh phải vượt qua các kỳ thi viết, toán, kiến thức về nghiệp vụ hàng không…
Từ 400 chọn ra 100, rồi sau kỳ kiểm tra sức khỏe, mắt, thử thao tác trong phòng máy… thì chỉ có 40 người được chính thức trúng tuyển. Và Linh là phụ nữ duy nhất trong số 40 học viên này. Nhìn xung quanh toàn là các đấng mày râu, Linh càng nung nấu ý chí phải cố gắng hết mình, làm sao cho các anh chàng đó không nhìn mình như một cô gái Việt Nam yếu đuối chọn nhầm nghề.
Sau những ngày thi căng thẳng, Linh kiên cường tiếp tục ba năm học đầy gian lao, thử thách. Năm thứ nhất dành cho các bài học lý thuyết và học viên phải chịu một chế độ huấn luyện như quân đội, học giải quyết tình huống rủi ro, bất ngờ như lái máy bay băng rừng giữa mùa đông lạnh giá, hoặc máy bị trục trặc trên không trung…
Năm thứ hai, Linh được ngồi máy bay nhỏ 4 chỗ bay trên bầu trời Montreal, Toronto. Đây cũng là giai đoạn căng thẳng nhất trong ba năm học. Giá thuê máy bay cho học viên thực tập lên đến 100 USD/giờ (chính phủ bao cấp cho học viên 100.000 USD/khóa học).
Mỗi sinh viên phải bay ít nhất 200 giờ, và chỉ cần làm rớt máy bay 2 lần sẽ bị đuổi học ngay. “Lần đầu tiên được ngồi vào tay lái, tôi có cảm giác lâng lâng, thật kỳ lạ, như đại bàng một mình được xoải cánh trên bầu trời rộng mở”, Linh chia sẻ. Lúc chưa quen, Linh không khỏi hồi hộp, nhưng rồi cô lại có cảm giác rất ư là… con gái, thấy mình thật lãng mạn khi được bay trong đêm, giữa muôn nghìn vì sao lấp lánh, để cảm thấy tâm hồn mình trở nên mênh mang, rHè 2006, khóa học ba năm kết thúc, các sinh viên phải tự xoay xở việc làm. Hai tuần sau, Linh may mắn tìm được một chân dạy lái máy bay tại trường công duy nhất của Canada. Cô gái ham học hỏi này rất… lo xa, còn chuẩn bị cho mình một nghề tay trái trong tương lai khi học thêm ngành Quản trị kinh doanh rộng mở…
Năm thứ ba, sinh viên được “nâng cấp” lái máy bay lớn hơn, cũng có nghĩa là sẽ phải đối phó với nhiều rủi ro, bất trắc hơn, như tập lái máy bay lên xuống trong những trường hợp khẩn cấp, điều khiển máy bay khi gặp mưa bão, sấm sét. “Nếu không giữ được bình tĩnh trong lúc thực tập, rất dễ làm lạc tay lái, máy bay sẽ rớt xuống hay đầu máy bị lật, chúi xuống sông…”, Linh nói.
Ngày Linh thi tốt nghiệp cũng là ngày cha mẹ cô được ngồi trên chiếc máy bay do chính con gái của mình làm phi công. Nữ phi công gốc Việt đầu tiên ở Québec! Đã thực hiện được ước mơ, nhưng nghề nghiệp trên không của Linh cũng chưa bao giờ cản trở cô làm những công việc dưới đất. Hiền từng là cứu cấp viên của Hội Chữ thập đỏ Québec và tình nguyện viên của Hệ thống tương trợ sinh viên trường Trung học Brebeuf.
Hè 2006, khóa học ba năm kết thúc, các sinh viên phải tự xoay xở việc làm. Hai tuần sau, Linh may mắn tìm được một chân dạy lái máy bay tại trường công duy nhất của Canada. Cô gái ham học hỏi này rất… lo xa, còn chuẩn bị cho mình một nghề tay trái trong tương lai khi học thêm ngành Quản trị kinh doanh.
Thực hiện được ước mơ phi công, được sự yêu mến của thầy cô và bạn bè, xem như con đường Linh đi khá suôn sẻ. Nhưng thực ra, tận sâu thẳm trái tim cô vẫn thổn thức khi nghĩ đến hai chữ Việt Nam như bất kỳ một người dân gốc Việt nào xa xứ.
Cô tưởng tượng về mảnh đất quê hương mà mình chưa được một lần được về thăm, chỉ biết qua lời kể của cha mẹ và sách báo. Và bây giờ, Linh đã trở về. Đặt chân lên xứ sở của tổ tiên, cô lại mang trong lòng ước mơ tiếp nối mà cũng là dự định cô ấp ủ từ lâu: được làm phi công của hàng không Việt Nam, chia sẻ niềm vui theo từng chuyến bay với hành khách…
Bởi thế, Linh đang rất hy vọng được các cấp lãnh đạo và chuyên ngành hàng không dân sự Việt Nam tạo điều kiện cho cô được làm việc ngay trên đất nước của mình. Linh tiết lộ, cha và anh của cô cũng đang lên kế hoạch sẽ quay một bộ phim tại Việt Nam. “Nếu trong phim có cảnh hành động và… lái máy bay, Linh mong sẽ được tham gia”, cô nói thật tình.
Còn một điều thú vị là nhắc đến nghề phi công, nhiều người vẫn nghĩ rằng cô gái này hẳn có nhiều nam tính! Nhưng nếu gặp Linh một lần, nhiều người sẽ cảm nhận được ngay nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam mà cô được thụ hưởng từ mẹ, tâm hồn nghệ thuật mà cô được truyền từ cha. Hơn thế nữa, Linh còn biết chế biến khá nhiều món ăn Việt Nam như phở, bánh xèo, bánh cuốn…
Cô từng trổ tài nội trợ cho các bạn học ở trường hàng không thưởng thức. Linh đàn piano rất hay, mê bộ môn tennis, cầu lông. Năm nay, lần đầu tiên Linh được về Việt Nam và ăn tết trên quê hương mình, thật không sao kể xiết niềm vui và những điều lạ lẫm trong mắt cô. Bước qua năm Đinh Hợi, cô gái sinh năm 1983 này tin rằng trong năm tuổi, cô sẽ gặp vận may, thực hiện được nguyện vọng của mình: được phục vụ trong ngành hàng không Việt Nam !
Minh Tuyền
@Thanh Niên
MỜI XEM VIDEO PHỎNG VAN TRẦN CẨM LINH
TIN TỨC MỚI
Nhiều tỷ phú Mỹ hứa hiến của cải cho từ thiện
40 gia đình và cá nhân giàu có nhất Hoa Kỳ, bao gồm ít nhất là 30 tỷ phú, đã hứa hiến tặng ít nhất là một nửa số của cải của họ cho việc từ thiện.
Những người này đã loan báo ý định hôm thứ Tư, nằm trong một chiến dịch do nhà đầu tư Warren Buffett và nhà sáng lập công ty Microsoft Bill Gates khởi sự.

Hai ông Buffett và Gates đã tung ra chiến dịch “Hứa Hiến Tặng” vào tháng 6, thuyết phục những người Mỹ giàu có nhất tặng của cải cho những lý tưởng xứng đáng trong lúc còn sống hoặc sau khi chết đi.
Ông Buffett cho biết ông và ông Gates đã gọi điện thoại cho khoảng từ 70 đến 80 người nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới do báo Forbes thiết lập, và với 40 lời hứa hiến tặng vừa nhận được, ông gọi đây là bước khởi đầu đầy hứng khởi.
Những người cam kết gồm một số tỷ phú được biết đến nhiều nhất, như Thị Trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, nhà tài phiệt trong lãnh vực truyền thông Ted Turner, tài phiệt dầu hỏa T. Boone Pickens và đạo diễn phim “Star Wars” George Lucas.
Ông Buffett và ông Gates nói rằng chiến dịch “Hứa Hiến Tặng” nhằm khích lệ việc hiến tặng cho từ thiện, và không quyên tiền cho bất kỳ tổ chức từ thiện riêng rẽ nào.
Hồi đầu năm, tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp hạng ông Gates là người giàu nhì thế giới với tài sản ước tính 53 tỉ đôla. Ông Buffett xếp hạng 3 với 47 tỉ. Tạp chí Forbes xếp hạng người giàu nhất là ông Carlos Slim thuộc Mexico, với tài sản tới 53,5 tỉ.
Vào năm 2006, ông Buffett đã hứa hiến phần lớn của cải cho tổ chức của ông bà Gates và 4 tổ chức từ thiện khác.
Tổ chức của ông bà Gates đã quyên góp hàng tỉ đôla để chống nạn nghèo khó và bệnh tật trên khắp thế giới.
Human Rights Watch trao giải cho 6 nhà cầm bút Việt Nam ly khai
Trong bản thông cáo đề ngày hôm qua 03/08/2010, Human Rights Watch, trụ sở tại New York, cho biết là 6 người Việt Nam, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Vũ Văn Hùng và Trần Khải Thanh Thủy, nằm trong số tổng cộng 42 người cầm bút thuộc 20 quốc gia được giải Hellman/Hammett năm nay.
Giải Hellman/Hammett là một giải thưởng quan trọng về nhân quyền nhằm tôn vinh lòng dũng cảm của những người này trước các vụ đàn áp chính trị.
Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch, những người Việt Nam được trao giải năm nay « thường xuyên bị sách nhiễu, thậm chí bị cầm tù chỉ vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa ». Ông nói tiếp : « Khi vinh danh các nhà văn dũng cảm bị truy bức về chính trị, bị mất việc, thậm chí phải hy sinh tự do của mình, chúng tôi hy vọng thu hút mối quan tâm của quốc tế đến các tiếng nói mà chính quyền Việt Nam muốn bưng bít ».
Danh sách người Việt Nam trúng giải Hellman/Hammett năm nay bao gồm hai nhà viết blog Bùi Thanh Hiếu, bút danh Người Buôn Gió, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, nhà đấu tranh cho nhân quyền Phạm Văn Trội, nhà thơ đòng thời là cựu chiến binh Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Văn Hùng, và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Bốn nhà cầm bút Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Vũ Văn Hùng, và Trần Khải Thanh Thủy hiện vẫn còn bị giam giữ, trong lúc hai blogger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm thì đã từng bị công an tạm giữ trong một thời gian ngắn vào năm ngoái để thẩm vấn, sau khi lên tiếng chỉ trích chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Trung Quốc và đối với các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Đối với nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, đây là lần thứ hai bà được trao giải Hellman/Hammett, lần trước là vào năm 2007. Vào năm ngoái, cũng đã có 8 người Việt Nam được Human Rights Watch trao giải Hellman/Hammett, trong đó có các nhân vật nổi tiếng như cha Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn…
Xin nhắc lại là Giải Hellman/Hammett, do Human Rights Watch quản lý, đã được thành lập từ năm 1989, mang tên nhà nữ biên kịch Lillian Hellman và người bạ đường của bà là nhà văn Dashiell Hammett. Cả hai đều đă bị truy bức tai Mỹ vì chính kiến của họ trong thập niên 1950, vào lúc chủ nghĩa chống cộng sản McCarthy lên cao độ. Khi qua đời, bà Lillian Hellman để lại chúc thư mong muốn tài sản của bà được dùng để yểm trợ những người cầm bút lâm vào khó khăn tài chính vì đã phát biểu quan điểm của họ.
Mỹ tăng cường hợp tác với Cam Bốt để kìm hãm ảnh hưởng Trung Quốc

Thời gian gần đây, các nhà quan sát ghi nhận là Hoa Kỳ càng lúc càng tăng cường hợp tác với các nước trong vùng Đông Nam Á, mà cụ thể là với Cam Bốt. Lãnh vực hợp tác không chỉ giới hạn ở bình diện kinh tế, thương mại hay xã hội, y tế mà còn mở rộng qua cả lãnh vực an ninh quốc phòng, đặc biệt là cuộc tập trận Angkor Sentinel mới đây.
Cuộc tập trận Angkor Sentinel 10
Khi vai trò của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gây sự chú ý, nếu không muốn nói là làm ưu tư các láng giềng nhỏ yếu hơn, thì Hoa Kỳ thời gian gần đây chứng tỏ cho thấy họ không muốn bị chậm chân. Các chính sách mới của Hoa Kỳ nhắm đến Lào, Miến Điện và Cam Bốt nhằm mục đích tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc trong một vùng từng là quỹ đạo của Trung Quốc.
Cuộc diễn tập quân sự giữa Hoa Kỳ và Cam Bốt vừa diễn ra tại tỉnh Kampong Speu cách thủ đô Phnom Penh khoảng 50 km là minh chứng cho lập luận trên đây. Cuộc diễn tập có tên “Người canh giữ Đền Angkor” huy động đến 1.200 quân nhân từ 23 quốc gia, đã được các nhà quan sát quân sự lượng giá là cuộc tập trận chưa từng có trước đây. Một số các quốc gia có mặt trong cuộc diễn tập gồm Pháp, Indonesia, Philippines, Úc, Ấn Độ, Ý, Đức, Nhật, Mông Cổ, Anh; thời gian xảy ra cuộc tập trận cũng trùng thời điểm Hoa Kỳ – Cam Bốt kỷ niệm 60 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao.
Bắt tạm giam nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin
Theo báo chí trong nước, chiều tối ngày hôm nay, 04/08/2010, ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam – Vinashin – đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi « cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng ».
Trước đó, cũng trong ngày hôm nay, quyết định khởi tố, khám xét và lệnh bắt tạm giam bốn tháng đã được Viện Kiểm sát Tối cao phê chuẩn.
Tập đoàn Vinashin được thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ ngày 15/05/2006. Hơn bốn năm sau, tập đoàn này đã đứng bên bờ vực phá sản với khoản nợ lên tới 80 000 tỷ đồng. Ngày 22/06/2010, chính phủ ra quyết định tái cơ cấu Vinashin.
Theo giới chuyên gia, quyết định này về thực chất là nhằm cứu tập đoàn khỏi bị phá sản qua việc chia nợ cho các tập đoàn khác dưới hình thức các doanh nghiệp này “mua lại” một số chi nhánh của Vinashin (PetroVietnam nhận 6 chi nhánh, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhận 7 đơn vị).
Năm 1998, ông Phạm Thanh Bình được bổ nhiệm làm chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy. Năm 2007, ông giữ chức chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin, khi Việt Nam quyết định lập mô hình tập đoàn.
Ngày 12/07, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình. Trong số những sai phạm, đáng chú ý là việc ông Bình bổ nhiệm con trai, em ruột ông vào những chức vụ quan trọng trong tập đoàn. Đồng thời, Uỷ ban cũng đề nghị tiến hành điều tra hình sự hồ sơ Vinashin.
Ngày 13/07, bộ Giao thông công bố quyết định của thủ tướng chính phủ đình chỉ chức vụ chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin của ông Phạm Thanh Bình.
Thí sinh hoa hậu đi du thuyền thăm vịnh Hạ Long
Trong khuôn khổ Vòng Chung kết cuộc thi HHVN 2010, chiều nay 4-8, các thí sinh lên du thuyền Paradise tham quan Vịnh Hạ Long. Với nhiều thí sinh, đây là lần đầu tiên họ được tận mắt chiêm ngưỡng di sản thiên nhiên thế giới tuyệt đẹp này.
|
và ghi hình phục vụ cho đêm chung kết.
Với hầu hết thí sinh đây là lần đầu tiên được khám phá Vịnh Hạ Long.
@ TienPhong
Cái phao của Nguyên thủ và tấm bằng tủ kính
Đào Tuấn
Nếu như người đứng đầu Chính phủ đi hội đàm cấp cao còn phải dùng “phao” thì tại sao các quan chức lại không thể mua bằng tiến sĩ?!
Tại hạ còn nhớ như in cảm giác của mình khi chứng kiến vị nguyên thủ quốc gia, trong lần hiếm hoi được “hội đàm” với TT Mỹ đã phải dùng tới “phao”. Ông, chốc chốc, cứ xong một câu là lại cúi nhìn xuống “chiếc phao” cầm lăm lăm trong tay. Hình ảnh này được truyền tới hàng chục triệu dân Việt Nam và hàng tỷ người dân trên toàn thế giới. Chúng ta hãy lật giở lại quy trình: Học sinh từ bé đã phải học theo kiểu “để thi”. Sự tồn tại của những cái chợ phao trong khu Bách Khoa, và ở tất cả những hàng photocopy là một minh chứng cho một nền giáo dục thi cử “không thể không phao”. Và phải chăng chuyện những tấm bằng tiến sĩ bây giờ, hay nhục nhã hơn, việc dùng phao của Thủ tướng, chỉ là sản phẩm của nền giáo dục đó?
Câu chuyện tấm bằng tiến sĩ của Phó Bí Thư tỉnh ủy Yên Bái không đợi đến khi có kết luận chính thức, cũng biết đó là bằng giả. Không một trường nào trên thế giới có thể đào tạo tiến sĩ trong chỉ 6 tháng cả- Một quan chức của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nói thế và chúng ta cứ tin là như thế đi. Huống chi cái trường cấp bằng cho vị Phó Bí thư đã được phanh phui là đã bị cấm từ lâu và tất cả những tấm bằng mà nó sinh ra đã không còn được nước Mỹ, nơi nó đặt trụ sở, chấp nhận từ 7 năm trước khi ông Ngọc “lấy bằng”.
Sau ông Ngọc, lại đến chuyện bằng giả ở Long An với con số chỉ có 6/96 trường hợp kiểm tra là có bằng thật. 90 trường hợp còn lại không học vẫn có bằng. Những người chưa đi học ngày nào thì “sau một đêm” có bằng cấp 3. Những người đến tiếng Việt còn chưa sõi, một chữ bẻ đôi không biết vẫn có bằng ngoại ngữ. Chủ tịch MTTQ bằng giả, công an bằng giả, Bí thư đoàn, rồi đến cả Trạm trưởng y tế, đến Chánh phó chủ tịch, Chánh phó bí thư cũng bằng giả.
Có một câu chuyện khôi hài đến mỉa mai đang diễn ra tại đây: Ở xã Hưng Điền B (huyện Tân Hưng), Trưởng công an xã dùng bằng giả, nhưng không thể “đôn” phó công an lên thay thế vì vị phó công an cũng dùng bằng giả. Giả nhiều, giả dầy, giả cả đám, đến nỗi nhiều nơi không thể xử lý những cán bộ dùng bằng giả. Lý do, bỏ người dùng bằng giả đi rồi sau đó không tìm được người thay thế. Nhớ lại là Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã lưu lại hậu thế lời phát biểu nổi tiếng: “Cách chức đi, kỷ luật đi thì lấy ai làm việc”. Ngẫm lại, hóa ra Chính phủ không phải không biết, nhưng biết rồi thì cũng chả biết làm gì trong một nền giáo dục “bất nhân”, hay “phi nhân” này.
Con số các “ông Ngọc” giờ nhiều đến mức không chóng thì chày Nhà nước phải ra lệnh cấm không cho kiểm tra văn bằng của quan chức to bé. Bởi với mật độ “100 ông Ngọc mỗi tháng” thế này thì đúng là “lấy ai ra làm việc” thật chứ chẳng chơi.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là ông Ngọc đã làm bằng giả như thế nào? Làm để làm gì và vì sao phải làm.
Câu hỏi đầu tiên rất dễ trả lời. Khi ông, hoặc lái xe của ông, ngửa tay nhận 74 triệu đồng từ ngân sách, có nghĩa là tấm bằng của ông đã được mua bằng tiền thuế của dân. Vâng, chính xác là tiền thuế của dân dù trên danh nghĩa đó là tiền thu hút nhân tài, tiền hỗ trợ cán bộ đi học…Nhưng tấm bằng đó làm sao có thể thuyết phục được Tại hạ, cũng như đông đảo nhân dân rằng phải hy sinh quyền lợi của đứa con nhỏ nhà mình để góp tiền cho các vị đi mua bằng giả? Bởi với cái bằng giả đó, các vị sẽ làm được gì để trả hết nợ cho những người đang thuế ngày thuế đêm, thuế trên thuế dưới, thuế trước thuế sau, thuế to thuế bé, thuế mồ hôi thuế nước mắt, thậm chí cả thuế máu để có tiền đóng cho nhà nước lấy tiền nuôi các ông ăn học? Bởi chưng người dân quan tâm đến một vị quan chức ở chỗ “Ông đã làm được gì cho dân”, chứ không cần gì phải quan tâm xem “Ông là gì”.
Phó bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc sẽ dùng cái bằng giả đó làm gì? “Để cất vào tủ”- GS Văn Như Cương trả lời. Vị GS già than vãn về một thực trạng xã hội đang tồn tại tâm lý trọng bằng cấp hơn thực tài. “Câu chuyện “học giả” mong có “chức thật” còn đau đớn hơn khi xã hội dễ dàng chấp nhận những người đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở những ngành nghề không liên qua đến chuyên môn của mình. Khi học xong, đem bằng về cất vào tủ” – ông nói. GS TS Nguyễn Minh Thuyết thì cho đây là “Thói hiếu danh hám lợi của những người đang giữ cương vị lãnh đạo”.
Câu chuyện bằng giả càng lúc càng nóng khi nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, GS Phạm Minh Hạc công bố thông tin động trời: Từ 2001 – 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. 10.000 quan chức. 4 số 0000. Và sự việc này sau đó đã được “cất kín”. Có lẽ chính sự bưng bít là một trong những nguyên nhân khiến nạn học giả- bằng giả- chức vụ thật- tiền thật không những không bị dẹp bỏ mà ngày càng trở nên tinh vi hơn. Giờ đây, không ai biết là trong số 90 ngàn vị tiến sĩ, có bao nhiêu là “đồ xịn”, bao nhiêu là “hàng dởm” khi hết tiến sỹ Ân 2 tuần lại đến tiến sĩ Hải 40 ngày và giờ đây lại đến tiến sỹ Ngọc 6 tháng. Toàn quan chức đầu ngành, đầu tỉnh. Ngẫm thấy cái sự học bị khinh thường quá thể. Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, GS TS Phạm Tất Dong phát biểu: Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.
Ông Hoàng Thương Lượng – phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái – nói: “Bằng này Bộ GD-ĐT của nước ta không công nhận sử dụng”. Theo ông: “Vấn đề kinh phí thì không phải là lớn, mà quan trọng nhất là giá trị pháp lý của tấm bằng tiến sĩ ấy. Rõ ràng trường này nằm trong danh sách lừa đảo. Tỉnh sẽ đối chiếu với quy định đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT để xem xét và quyết định”. Nhưng rõ ràng đây mới chỉ là những biện pháp bị động khi dư luận đã đẩy lời vào mồm bắt ông phải nói. Và cũng chỉ là để xử lý những tiến sĩ bị lộ. Chứ không phải là một biện pháp hay ho mới mẻ gì để chủ động phát hiện và ngăn chặn tình trạng bằng giả của quan chức các cấp, các địa phương.
Còn bao nhiêu những đồng chí tiến sĩ chưa bị lộ? Không ai biết được. Bởi chỉ tính riêng “Trường ĐH ma” nơi ông Ngọc lấy bằng tiến sĩ đã từng cho ra lò 43 thạc sĩ và hiện vẫn còn 160 học viên thạc sĩ khác. Đó là chưa kể tới hàng trăm, chính xác là 120 thạc sĩ MBA mà trường ĐH ma này phối hợp với Hanoi School of Business “đào tạo” nên.
Để bảo vệ cho ông Ngọc, Giám đốc Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế – tài chính, ông Nguyễn Thanh Nam đã hùng hồn khẳng định một chuyện rất kỳ lạ về tấm bằng tiến sĩ của ông Ngọc: “Bảo đảm do ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là bà Condoleezza Rice ký, kèm theo đó là chữ ký của cả… tòa án New York, thống đốc bang New York. Còn bằng tiến sĩ của ông giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Phú Thọ mà gần đây dư luận xôn xao còn có cả chữ ký của cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton”…
Còn nhớ tại diễn đàn quốc hội, Đại biểu QH Lê Văn Cuông phát biểu rằng: “Ở các nước, người ta đào tạo tiến sĩ để làm việc trong các trường, viện nghiên cứu còn ở nước ta làm tiến sĩ là để ra làm quan”. Ông Cuông cũng nói thẳng rằng việc này sẽ tạo cho nạn chạy chức chạy quyền phát triển.
Chính vì học tiến sĩ để làm quan, hoặc làm quan nên học tiến sĩ để được làm quan to hơn, cho nên ở Việt Nam mới sinh ra những cái “đề án phổ cập tiến sĩ” ở Hà Nội hay Chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ của Bộ GD và ĐT. Lo ngại của đại biểu QH Lê Văn Cuông về “Hội chứng ra ngõ gặp tiến sĩ” hoàn toàn không phải là thừa. Và tất nhiên, song hành với nó sẽ là “Vấn nạn chạy chức chạy quyền”.
Cho nên, cái gốc của đại nạn tiến sĩ giả, chính là lối “tư duy tủ kính”, một biến tướng của chủ nghĩa lý lịch còn sót lại, một căn bệnh “con nhà” đời mới, hình thức, háo danh đến mức bệnh hoạn. Một đất nước sẽ ra sao khi một nguyên thủ quốc gia phải cầm phao khi “hội đàm” với nguyên thủ nước ngoài? Sẽ đi về đâu khi tràn lan những tấm bằng tiến sĩ toàn được mua bằng tiền thuế của dân? Khi mà quan chức lớn nhỏ toàn dùng bằng giả, kiến thức giả để lãnh đạo nhân dân?
@Blog DaoTuan