Hỏi chuyện Biển Đông ở Thượng Hải

Prof_Liu_Minh_Hung_580_440.jpg

Viện Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương ở Thượng Hải là một trong những cơ sở nghiên cứu có uy tín hàng đầu ở Trung Quốc. Trước khi lên đường tới Thượng Hải tôi đã liên hệ với Giáo sư, Tiến sỹ Lưu Minh, Giám đốc Điều hành của viện. Ông cũng là Giám đốc phụ trách việc nghiên cứu quan hệ giữa các siêu cường và nghiên cứu chiến lược.

Viện của Tiến sỹ Lưu Minh nằm trên phố Hoài Hải, một trong các con phố cổ bên khu Phố Tây ở Thượng Hải. Đây là phố mà người Thượng Hải hay tới mua sắm. Phố Tây có rất nhiều nét giống Hà Nội. Tại đây cũng có nơi gọi là khu Pháp Cổ, nơi mà người Pháp từng có mặt trong những năm đầu của Thế kỷ 20 cùng với người Anh, Mỹ, Nga, Nhật… một quá trình chiếm đóng Thượng Hải sau khi nhà Thanh thua Anh Quốc trong Cuộc chiến Á phiện hồi Thế kỷ 19.

Khi tôi tới, Giáo sư Lưu Minh đã chờ sẵn trên tầng thượng, được thiết kế như một khu vườn rộng rãi, có phòng họp, phòng tập thể thao và cả phòng chiếu phim. Ông cũng mời hai đồng nghiệp cùng tham gia trả lời phỏng vấn. Một trong hai nhà nghiên cứu là Giáo sư Thái Bằng Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, một người hiểu biết nhiều về Việt Nam .

Tôi nói với Tiến sỹ Minh, ông và các đồng nghiệp có thể trả lời bằng tiếng Hoa và người phiên dịch của tôi có thể dịch lại. Tuy nhiên cả ba người đều muốn nói chuyện bằng tiếng Anh.

Tiến sỹ Minh nói Thượng Hải vẫn luôn được coi là thành phố của giai cấp tư sản. Nhiều nơi ăn chơi những năm 1930 của ‘tư sản’ sau đó đều đã được chuyển mục đích sử dụng, chẳng hạn khu đua chó trước đây giờ là Quảng trường Nhân dân. Bản thân trụ sở viện của ông ngày trước cũng là một cơ sở đào tạo của đạo Thiên Chúa Giáo.

Ông Minh nói viện của ông tham gia vào xây dựng dự án chuẩn bị cho EXPO Thượng Hải từ nhiều năm trước. Đây là một phần của quá trình tiếp thu những kinh nghiệm và công nghệ của thế giới để phát triển Trung Quốc. Ông nói Trung Quốc sẽ học được nhiều từ triển lãm này và nó không phải là sự lãng phí.

Theo các số liệu đăng trên một số phương tiện truyền thông, triển lãm quốc tế Thượng Hải tốn tới bốn tỷ đô la Mỹ trong vòng sáu tháng, khoảng hơn 600 triệu đô la cho mỗi tháng. Đó là chưa kể các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và tân trang thành phố lên tới hàng chục tỷ đô la để Thượng Hải có thể ngẩng cao đầu đón bạn bè thế giới.

Biển Đông

Sau cuộc trò chuyện dài với Tiến sỹ Minh mà tôi sẽ chuyển tới qúy vị qua video trong những ngày tới đây, tôi hỏi chuyện Giáo sư Thái Bằng Hồng về ASEAN, Việt Nam, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và nhất là vấn đề Biển Nam Trung Hoa – hay Biển Đông. Tại Trung Quốc, Biển Đông lại là vùng biển từ Thượng Hải trông ra Điếu Ngư Đài, đảo mà Nhật Bản và Trung Quốc đều nhận chủ quyền, nhưng hiện giờ do Nhật chiếm đóng và gọi là Senkaku.

prof_thai_bang_hong_336_226.jpg

Giáo sư Hồng, với giọng rất điềm đạm, thừa nhận tranh chấp biên giới trên biển là vấn đề tồn đọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông nói quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời và các nhà lãnh đạo lên thay có cách nhìn khác về Trung Quốc khi quan hệ thân thiết hơn với Liên Xô.

Trước khi ngồi xuống trả lời phỏng vấn trên sân thượng của Viện Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, Giáo sư Hồng chỉ tay tới khách sạn Cẩm Giang ở phía dưới và nói với tôi đó là nơi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã ra Thông cáo Thượng Hải trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc. Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam được trích lời nói với phía Trung Quốc rằng Bắc Việt Nam sẽ chịu nhiều bom Mỹ hơn sau chuyến thăm này.

Nói chuyện với tôi về tranh chấp trên biển, Giáo sư Hồng coi việc Trung Quốc lấy Hoàng Sa từ tay của chính quyền Nam Việt Nam hồi năm 1974 là chuyện “bình thường” và ông nói Bắc Kinh cũng chịu sức ép từ người dân Trung Quốc phải có hành động.

Ông cũng nhắc tới công hàm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng hồi tháng Chín năm 1958 mà trong đó Bắc Việt Nam đã “ghi nhận và tán thành” tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tương lai

Khi nghe tôi nói nhiều người Việt Nam còn giận giữ về hành động của hải quân Trung Quốc tại hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến nhiều binh lính Việt Nam bỏ xác ngoài biển, giáo sư Hồng nói người Trung Quốc cũng giận giữ.

Ông nói thật là thảm kịch khi lính Việt Nam đã chết trong đợt xung đột năm 1988 ở Trường Sa. Nhưng quan điểm của ông là cả hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc về Trung Quốc. Mặc dù vậy, ông nói, Trung Quốc cũng cần kiềm chế và gác lại vấn đề chủ quyền để tìm cách hợp tác và cùng phát triển các vùng biển còn tranh chấp.

Giáo sư Hồng cũng nói các nước ASEAN và Trung Quốc cần có nguyên tắc ứng xử rất cụ thể ở Biển Đông và điều này sẽ tránh được những phức tạp có thể xảy ra. Ông cũng nói Trung Quốc sẽ dựa vào luật quốc tế để giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa chứ không tính tới việc có hành động quân sự.

Ông tin là Việt Nam và Trung Quốc có thể tìm được giải pháp, dù không phải là trong tương lai gần.

Điều này cũng giống cách suy nghĩ của một số nhà nghiên cứu Việt Nam, những người cho rằng vấn đề Biển Đông chỉ còn biết trông vào các thế hệ tương lai giải quyết. Nhưng họ cũng không thể biết tương lai đó là bao xa.

Theo những gì mà cả hai bên Trung Quốc và Việt Nam phát biểu chính thức cho tới nay, người ta có thể thấy hai phía đều có một niềm tin mạnh như nhau vào chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa. Niềm tin và cách tuyên truyền của hai bên chắc chắn sẽ giữ cho vấn đề này luôn nóng. Nhưng có lẽ cả hai phía hiện đều đủ khôn ngoan để lửa không bùng cháy trên Biển Đông.

@ Blog BBCVietnam

3 loại quả không nên ăn nhiều trong mùa hè

Có nhiều loại quả ngon chỉ xuất hiện vào mùa hè nên chúng ta thường “tranh thủ” thưởng thức bằng cách ăn thật thỏa thích. Như vậy có nên không?


Đào

Trong quả đào có lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin… rất thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Đặc biệt chất pectin trong quả đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón.

Quả đào với vị ngọt đặc trưng và hương thơm quyến rũ là loại quả được nhiều người yêu thích trong mùa hè. Mặc dù vậy không nên ăn quá nhiều vì có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác.
Mận

Không nhiều người biết rằng quả mận rất có lợi cho mắt. Đó là vì trong mận có chứa nhiều carotene mà khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Hột mận chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali. Các chất này có tác dụng nhuận phế hóa đờm, thanh nhiệt giải độc.

Mận thường xuất hiện vào đầu hè nhưng không được ăn nhiều vì có thể khiến cơ thể bị nóng trong.
Vải
Hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C trong quả vải rất phong phú. Vì thế ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người, hơn nữa còn có tác dụng thẩm mỹ, làm da trắng hồng và mịn màng. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong quả vải còn giúp bổ não kiện thân, khai vị ích tỳ, rất thích hợp với sản phụ và người già yếu.
Mặc dù có lợi cho sức khỏe như vậy nhưng cần chú ý là những người nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu không nên ăn vải. Bên cạnh đó, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.
Nếu bạn sợ ăn vải sẽ bị nóng thì có hai cách để khắc phục: cách thứ nhất là trước và sau khi ăn vải nên uống một ngụm nước muối loãng; cách thứ hai là bóc vỏ, tách hột rồi lấy phần thịt vải ướp với một chút xíu muối tinh, bỏ vào tủ lạnh, khi nào ăn lấy ra.
Theo Afamily

Người tử tù câm

Đôi lời: Xin giới thiệu một nhân vật khá đặc biệt, một nhà báo chống tham nhũng bị án tù giam đầu tiên ở Việt Nam (XHCN) cách đây 11 năm, do “lỗi tác nghiệp” khi đang là Tổng biên tập tờ Doanh Nghiệp. Anh bị án tù một năm lẻ mấy ngày – đúng bằng thời gian tạm giam. Sẽ chưa tiện để nói về vụ việc của anh, chỉ có thể đề cập ở đây là cho tới hôm nay anh vẫn là một nhà báo rất say mê với nghề nghiệp, khát khao nâng cao dân trí, chống tham nhũng. Ngoài ra, anh còn có cả pho chuyện kể về đời sống và tâm lý người tù rất cảm động. Tiếc rằng cuộc sống với nghiệp báo bộn bề chưa cho anh điều kiện thai nghén những tác phẩm văn học bằng chất liệu sống đặc biệt hiếm hoi đó. Dưới đây là một truyện ngắn viết về một nhân vật và cảnh ngộ éo le có thật, một bạn tù mà chưa từng được gặp gỡ của anh (truyện đã được đăng trên tờ Văn Nghệ Trẻ năm 2007).

Người Tử tù Câm

Truyện ngắn của Nguyễn Hoàng Linh

Hắn bị giam ở cạnh buồng của tôi. Gần một tháng trời kể từ ngày tôi bị giam vào đây, hắn không nói một lời nào. Dãy buồng B lẻ lặng như câm, như điếc. Theo số suất cơm của người “tù tự giác” bê vào thì cả dãy chỉ có hai người, tôi và hắn.

Thời gian lặng lẽ trôi đi như dòng nước chảy ngược. Tương lai chẳng thấy đâu mà chỉ toàn hiện lên quá khứ. Cái buồng giam bé hẹp chưa đầy 6 mét vuông, hai bệ xi măng lạnh ngắt, một bệ xí và một chiếc bể nước con khiến lồng ngực như khép lại, tức thở. Đêm đến, giấc ngủ chập chờn toàn những bóng ma và ác quỷ.

– Nó câm đấy! án “dựa cột”. Đang chờ ngày hành quyết.

– Trẻ lắm, mới 27 tuổi. Đẹp trai.

– Quê ở Thái Nguyên. Vừa cướp của, vừa giết người.

– Thỉnh thoảng khóc một mình. Tội nghiệp lắm!

Mỗi lần đưa cơm, người “tù tự giác” chỉ kịp thông tin từng mẩu về hắn như vậy. Cứ như người gom nhặt từng mẩu bánh mì rơi vãi để chắp thành một chiếc bánh mì, tôi mường tượng ra gương mặt và số phận của hắn.

***

“Có ai còn sống khô… ô… ông!”. Thình… Thình… Thình… Tôi giật mình tỉnh dậy. Đêm lặng ngắt, chỉ có tiếng o… o… của chiếc chấn lưu đèn ống mắc ngoài hành lang vọng vào. Cánh cửa sắt vẫn đóng im ỉm. Hình như có tiếng người, lại cả tiếng đập cửa? Không thể thế được. Đương nhiên không phải tiếng thằng câm. Vậy thì ai gọi? Vọng từ đâu đến? Hay là tiếng của những oan hồn?… Tim tôi đập thình thịch. Tôi khẽ nghiêng người, đưa mắt nhìn sang bệ xi măng bên cạnh. Không có gì. Không có bóng áo trắng nào nằm ở đấy cả. Người “tù tự giác” thỉnh thoảng nói với tôi rằng ở đây nhiều ma lắm. Hôm nào nghe tiếng chó tru lên ngoài xa là có ma về. Nhiều người tù đang đêm tỉnh dậy, thấy một bóng áo trắng nằm ngay bên cạnh mình. Rồi lại có người nhìn thấy ma đi lũ lượt ngoài hành lang, tay dắt cả chó ngao… Tôi không tin là trên đời này có ma và cũng chưa bao giờ gặp ma. Nhưng tôi vẫn cho rằng có một “thế giới vật chất phi truyền thống” nào đó, tồn tại ở một dạng sóng hạt nào đó mà chỉ một số người “bắt” được tần số mới cảm nhận được. Trường hợp nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên ngồi tại Hà Nội mà hướng dẫn người tìm mộ tận trên rừng Trường Sơn, nói đâu đúng đấy trong hàng trăm trường hợp thì đâu còn là sự ngẫu nhiên. Có lẽ ma đang nằm bên cạnh mình thật, đang nói, đang gọi thật, đang đập cửa thật mà mình chỉ cảm nhận được khi ngủ chứ không cảm nhận được khi thức. Tôi cứ tự an ủi mình bằng cách nghĩ như vậy và yên tâm quay mặt vào tường ngủ tiếp.

“Có ai còn số… ố… ống khô… ô… ông!”. Thình… Thình… Thình… Tôi lại choàng tỉnh. Song lần này khác với lần trước, sau tiếng “khô… ô… ông” cuối cùng ấy là một tiếng nấc vô vọng. Tôi tỉnh hẳn, ngồi bật dậy, lao ra cửa, tay nắm lấy song sắt. Ngoài hành lang vẫn vắng lặng. Ánh đèn nê-ông nhợt nhạt như màu của xác chết. Tôi lấy hết can đảm thì thào “Ai đấy! Có tôi đây!”. Tôi linh cảm thấy rằng đấy là tiếng gọi của thằng câm.

– Anh ở phòng nào? – Tiếng người reo lên nho nhỏ.

– B13! – Tôi thầm thì.

– Tôi B15. Tôi là thằng câm đây!

– Câm sao lại nói được?

Lặng đi vài giây, thằng câm khe khẽ:

– Chuyện dài lắm. Có lẽ tôi sắp phải “đi” rồi.

Rồi thằng câm kể: Quê tôi ở Thái Nguyên. Anh đã lên Thái Nguyên bao giờ chưa? Vùng đất đồi núi, chó ăn đá, gà ăn sỏi ấy, chẳng có cái gì tồn tại được trừ cây chè và cái đói, cái nghèo. Nhà tôi có sáu người. Nói là sáu song thực chất chỉ có năm: bố, mẹ và ba anh em tôi. Tôi ở giữa. Còn đứng thứ sáu là một con chó. Nó tên Tu Tu, bảy tuổi. Nhà tôi nghèo, thiếu đủ thứ song không thể thiếu con Tu Tu. Nó cùng vui, cùng buồn với tất cả mọi người trong nhà, nó thân thiện với bạn bè, người thân của gia đình nhưng cực kỳ hung dữ với những kẻ có tâm địa ác độc. Ai đến nhà chơi, nếu con Tu Tu nằm ngay bên cạnh khách, thỉnh thoảng gầm gừ, ấy là báo hiệu người nhà phải cảnh giác người đang ngồi chơi đấy mà tâm địa tối tăm. Còn những người khác, nó lảng ra ngoài cổng. Nó biết cảm thông, chia sẻ cái nghèo với chủ. Nhà tôi một tháng, năm thì mười họa mới có một bữa cơm có thịt, và hôm ấy, bao giờ con Tu Tu cũng biến mất, không ngồi chồm hỗm, vui vẻ với chủ như những bữa khác. Chỉ khi cả nhà ăn xong, bưng cái mâm bát ra bờ giếng để rửa thì nó mới len lén xuất hiện, la liếm những mẩu xương thừa một cách ngon lành. Có lẽ nó hiểu rằng có nó trong bữa ăn, số thịt ít ỏi kia sẽ phải chia làm sáu chứ không phải làm năm. Hành động “nghĩa hiệp” của nó khiến cả nhà tôi càng thương nó hơn, gặm miếng xương cũng gặm dối hơn, miếng thịt cũng cấu lại một ít giả vờ là xương để lại góc mâm dành cho nó.

Thế mà một hôm, đến bữa cơm chiều không thịt, không cá, con Tu Tu biến mất. Cả nhà tôi bàng hoàng, biết sự chẳng lành đã xảy ra với nó. Một tai họa khủng khiếp mà gia đình tôi chưa bao giờ gặp phải. Không thể ai bắt trộm được nó vì nó rất khôn và rất dữ. Nó không thể bỏ chúng tôi được vì cũng như chúng tôi không thể bỏ nó. Thế mà suốt từ trưa đến lúc cả nhà ngồi quanh một mâm cơm toàn ngọn rau lang luộc với muối vừng, nó vẫn không về. Cả nhà chẳng ai nuốt nổi lưng bát cơm. Bố tôi ngồi thẫn thờ trên chiếc phản cũ kỹ giữa nhà, rít thuốc lào sòng sọc. Mẹ tôi kê đôi dép nhựa rách, ngồi đầu thềm vừa ngóng con Tu Tu vừa lau nước mắt. Thằng em trai tôi bưng mâm cơm ra bờ giếng, khóc ti tỉ. Chỉ riêng ông anh tôi, mặt lì lì, chẳng nói chẳng rằng. Cả nhà nặng nề như có tang.

Khoảng 10 giờ đêm, anh tôi lôi tôi ra đầu nhà, giọng lạnh sắc:

– Thanh! Mày còn giữ con dao găm hồi trước không?

Tôi hơi chột dạ:

– Còn. Nhưng anh cần làm gì?

– Đi cứu con Tu Tu.

Tôi mứng quýnh:

– Sao? Anh tìm được con Tu Tu rồi à? Anh biết chỗ con Tu Tu à? Nó bị bắt trộm hay sao?

– Lấy con dao găm ra đây – Giọng anh vẫn lạnh ngắt.

Tôi cuống lên:

– Thế thì phải cứu bằng được nó – Nói rồi, tôi vội chạy vào bếp, lấy con dao giắt trên mái, giấu trong một ống tre.

Anh tôi bảo:

– Phải mang theo cái kìm cắt nữa. Nó đang bị nhốt ở trong một chiếc cũi mắt cáo.

Chúng tôi chuẩn bị xong xuôi và lặng lẽ ra đi trong đêm tối, hướng về thành phố. Hôm ấy trời đầy sao. Từ nhà tôi ra đến thành phố chưa đầy 6km. Gió heo may mát lạnh của mùa thu không làm giảm khí thế hừng hực trong tôi. Song tôi có biết đâu rằng, đó là một đêm tối định mệnh, một đêm không bao giờ xảy ra lần thứ hai trong đời.

– Sao anh tìm ra đứa bắt trộm con Tu Tu?

– Nó không bị bắt trộm. Tao đã bán nó.

– Trời! – Tôi kêu lên và đứng sựng lại giữa lưng chừng dốc một quả đồi – Không thể có việc đó được. Anh nói dối.

Anh tôi kéo tay tôi lôi đi:

– Tao nói thật đấy.

– Anh không phải là người vô lương tâm. Nếu vô lương tâm, con Tu Tu nó đã biết, nó sẽ không bao giờ chơi với anh. Nhưng đằng này, nó quý anh nhất nhà…

Anh tôi vẫn lầm lũi đi về hướng thành phố. Đường đồi gập ghềnh, mấp mô, chỗ lồi chỗ lõm. Thỉnh thoảng chúng tôi lại bị vấp ngã chúi mũi.

– Anh bán cho nhà nào?

– Tuấn thịt chó.

Mấy tiếng “Tuấn thịt chó” khiến tôi choáng váng. Con Tu Tu mà vào tay nhà ấy chắc gì giờ này còn sống. Như hiểu được tâm trạng của tôi, anh nói:

– Hôm nay đầu tháng, khách ăn thịt chó ít, nó chưa bị giết đâu. Tao vừa đi quan sát về.

– Sao anh lại bán nó? – Tôi hỏi và hồi hộp đợi câu trả lời.

Bóng đen bên cạnh tôi vẫn lầm lũi di chuyển, rồi phát ra những âm thanh cục mịch, khô khốc như những viên sỏi ném vào màn đêm:

– Tao cần tiền. Thằng Tiến bị tai nạn gãy chân. Không có tiền chạy chữa. Tao chẳng còn cách nào khác.

Tôi thở dài và thấy thương anh tôi. Anh Tiến là bạn nối khố của anh tôi từ nhỏ, cùng học với nhau, cùng đi làm thuê với nhau và cùng cảnh nghèo với nhau. Chỉ khác một điều bố mẹ anh Tiến mất sớm, để lại 3 đứa em nhỏ, nhà nghèo đến sát tận xương tủy. Quả thật, đối với anh tôi, giữa anh Tiến và con Tu Tu, chẳng thể phân biệt bên nào hơn bên nào, chỉ có điều một bên là con chó và một bên là con người. Anh Tiến hơn phân có lẽ là vì cuộc sống của 3 đứa em nhỏ. Anh Tiến sống thì chúng nó sẽ sống…

Nhà Tuấn thịt chó ở ngoại thành, bên con đường đá lẫn nhựa lổn nhổn. Đằng sau nhà là một cái ao lớn, xung quanh trồng chè lúp xúp. Trong bóng đêm, anh tôi chỉ cho tôi chỗ nhốt con Tu Tu, phần chái nhà sau bếp. Từ chỗ hàng rào bên hông nhà, qua vườn chè là tới bếp. Cũi chó đặt ở đó. Tôi được phân công đứng ngoài hàng rào nghe ngóng.

Anh tôi như một con mèo, nhẹ nhàng nhảy qua hàng rào cao ngang lưng, lom khom vượt qua vườn chè, tiến về phía bếp. Có tiếng “ư ử” khe khẽ của con Tu Tu. Nó đã đánh hơi được chủ. Tim tôi như muốn vỡ ra. Con Tu Tu vì vui mừng mà làm lộ thì không còn cách nào cứu thoát. Thật may, con Tu Tu đã im bặt, chỉ còn tiếng thở của nó. Rồi tiếng lách cách kìm cắt dây thép… Bỗng có tiếng kẹt cửa. Tôi nín thở. Cửa nhà trên mở. Ông chủ thịt chó từ từ tiến về phía nhà bếp. Nguy mất rồi, ông ta đã chặn đường ra. Nếu lộ, chỉ còn một nước là nhảy xuống ao, mà xuống ao là đường tử.

Có tiếng vật nhau uỳnh uỵch. Tiếng kêu thất thanh. Tiếng ú ớ. Tiếng chân người chạy sầm sầm trong nhà, ngoài bếp. Tôi đang loay hoay chưa biết làm thế nào thì thấy bóng con Tu Tu vút qua hàng rào. Tiếp là anh tôi vụt qua theo, ngay chỗ tôi ngồi náu. Một bóng đen đuổi sát. Theo phản xạ tự nhiên, tôi vụt dậy, lao ra ôm chặt lấy bóng đen. Sau mấy giây vật lộn, giằng ra không được, bóng đen liền ôm chặt lấy tôi và hô lớn: “Cướp! Cướp! Bà con ơi, bắt lấy nó”. Dân chúng vây quanh tôi, đèn pin loang loáng. Tôi bị đánh một trận nhừ tử. Mặt mũi, tay chân chỗ nào cũng sưng húp, đau nhừ. Họ dùng dây thừng trói gô tôi lại như bó giò, kéo lê tôi tới đồn công an…

* * *

Cửa sắt nhà giam ken két mở. Tiếng kể chuyện của thằng câm im bặt. ở trong nhà giam này, mọi người ai mắt cũng kém đi và tai lại thính lên, thính nhạy không kém gì tai chó, tai mèo. Chỉ nghe tiếng chân người đi ngoài hành lang là biết đó là ai, quản giáo hay “tù tự giác”, người chữa điện hay người đưa cơm. Tiếng mở cửa, đóng cửa sắt cũng như giới thiệu được tên người, tính cách. Hôm nay, đang nửa đêm có cán bộ quản giáo đi tuần thế này, chắc là có vấn đề nghiêm trọng.

Tiếng giày của người cán bộ quản giáo rõ dần. Tôi vội chui vào màn, nằm im giả vờ ngủ. Ông quản giáo này tên là Duy, quê ở Bắc Ninh. Ông có gương mặt đầy đặn, phúc hậu, song đôi mắt hơi buồn, khi nói chuyện, đôi chân mày hơi nhíu lại. Người ta bảo những người như thế thường đa cảm, thương người, số sẽ vất vả. Riêng với ông quản giáo Duy, tôi có cảm tình với ông ngay từ đầu, không phải chỉ vì tướng mạo mà vì cách cư xử. Ông quan tâm đến tù nhân như bác sĩ quan tâm tới bệnh nhân, hỏi han, chăm lo từng tí một. Chính ông đã khiến tôi xoá hết những gì ác cảm từ xưa đến nay về nhà tù. Thì ra, nơi nào cũng có những người tốt, thậm chí rất tốt nữa là đằng khác.

Quản giáo Duy đến trước cửa buồng giam chúng tôi thì dừng lại, nghe ngóng một hồi rồi lẩm bẩm:

– Quái, rõ ràng có tiếng người rì rầm ở chỗ này. Chẳng lẽ lại có ma?

Ông nghé vào buồng tôi, sang buồng thằng câm đứng một lúc, lẩm bẩm thêm vài câu gì đó rồi quay trở lại phòng trực ban.

Một lát sau, tiếng thằng câm thì thầm:

– Anh vẫn còn thức đấy chứ?

– Còn! Tôi vẫn nghe đây. Anh không giết người sao lại nhận án tử hình?

– Tôi không giết người nhưng anh tôi giết. Tôi không thể ngờ được rằng anh tôi đã đâm chết ông chủ hiệu thịt chó. Đêm hôm ấy, họ hỏi cung tôi. Tôi nói tôi là người qua đường, thấy tiếng í ới, nhộn nhạo, rồi thấy có người nhảy qua hàng rào. Tôi nghĩ là kẻ trộm nên ôm chặt lấy người đó. Tôi không hề biết đấy là con trai ông chủ hiệu thịt chó. Cũng không biết là trong nhà có vụ giết người. Nói rồi, nói mãi, công an họ vẫn không tin. Họ cho xét nghiệm hiện trường, xét nghiệm tất cả những thứ trên người tôi có. Họ nói rằng mấy sợi tóc rơi trên nền bếp nhà ông chủ hiệu thịt chó chính là của tôi. Vết máu trên áo tôi là máu của ông chủ hiệu thịt chó. Tất cả mọi chứng cứ đều chống lại tôi. Vợ chồng con trai ông chủ thịt chó quyết tâm trả thù cho cha bằng cách dựng hiện trường giả. Ngay sau khi tôi bị dẫn lên đồn công an, nó lập tức về mở tung cửa tủ, vứt mấy cái nhẫn vàng vung vãi khắp nhà. Lấy ngay cái gậy mà nó đã đánh vào đầu tôi làm tang vật để lấy mẫu máu và tóc của tôi tại hiện trường. Vết máu trên áo tôi chính là vết máu trên áo nó dây sang. Khi vật lộn trong bếp, máu của bố nó đã thấm đẫm vào nó. Rồi khi vật lộn với tôi, máu ấy lại dây sang tôi. Cái bản tự khai của vợ chồng nó mới ác độc. Nó mô tả rằng khi nghe tiếng cạy cửa, vợ chồng nó đã biết là kẻ trộm, song khi thấy tay tôi lăm lăm cầm dao, nên không dám động tĩnh gì. Đến khi tôi cạy tủ, lấy hết vàng bạc nhà nó chuồn ra sau bếp thì chẳng may đúng lúc ông bố ở nhà dưới dậy ra vườn đi tiểu đêm bắt gặp, thế là tôi bỏ của chạy lấy người, đâm chết bố nó. Chạy ra đến hàng rào thì nó đuổi bắt được tôi.

Trong vụ việc này, chỉ có hai người biết chắc chắn tôi không phải là kẻ giết người, cướp của, đó là con ông chủ thịt chó và anh trai tôi. Tôi đã từng hy vọng lương tâm con ông chủ thịt chó sẽ cắn rứt, sẽ tự đứng ra rút lời khai bịa đặt kia. Nhưng việc ấy đã không xảy ra. Tôi không trách gì anh ta. Nỗi đau mất cha của anh ta quá lớn. Đời anh ta lại quá quen với mùi tanh của máu, dù đó là máu chó. Nếu một chút nào vô lương tâm, độc ác và tàn nhẫn thì cũng là điều dễ hiểu. Còn anh trai tôi, sau khi nghe tôi bị kết án tử hình, anh trở nên điên loạn, lúc khóc, lúc cười, thỉnh thoảng lại đập đầu vào bất cứ thứ gì có thể đập được và kêu đến khản tiếng: “Tôi giết em tôi rồi! Tôi giết em tôi rồi!”. Một ngày kia, anh viết đơn tự thú kể lại tất cả. Từ việc bán con Tu Tu, đi cứu con Tu Tu, rồi bị dồn vào tình thế quẫn bách, vô thức nên đã vô ý giết người. Trong đơn, anh xin chịu tội chết thay cho tôi vì tôi không có tội. Tôi không hiểu cái đơn tự thú ấy có làm ai tin không, song tại buổi thẩm vấn gần đây nhất, tôi đã viết bản lời khai xác định rằng tôi là kẻ giết người. Anh ấy thương tôi mà nghĩ ra câu chuyện ấy. Lời khai của tôi được các cơ quan pháp luật tin ngay lập tức, vì tất cả các sự kiện được khớp vào nhau đến mức không thể còn một khe hở nghi ngờ nào lọt qua. Người tố cáo có, người làm chứng có, người nhận tội có, vật chứng có… tất cả đều y như thật.

Tôi làm việc này vì đã nghĩ kỹ lắm rồi. Ở đời, ân oán phải sòng phẳng. Nhà mình đã giết chết một người của nhà người ta thì nhà mình phải có một người đền mạng. Mình không đền rồi cuộc đời cũng sẽ bắt mình phải đền. Việc đã lỡ rồi, làm sao bây giờ. Cả nhà tôi bây giờ chỉ có tôi là đáng đền mạng nhất. Bố mẹ tôi thì già rồi, bao nhiêu năm nuôi chúng tôi khôn lớn, vất vả nhọc nhằn từ mờ sáng đến tối mịt, không đáng phải chịu đựng thêm bất cứ một bất hạnh nào của cuộc đời. Em trai tôi còn nhỏ dại, nó cần phải được học hành nên người. Còn anh tôi. Anh ấy lại càng đáng được sống hơn, vì anh ấy đã mất cả cha lẫn mẹ. Từ nhỏ đến lớn, nỗi đau mất mát luôn luôn đeo đẳng anh ấy mặc dù gia đình tôi, kể cả con Tu Tu, đã dành cho anh tình thương lớn nhất.

***

Lại có tiếng lách cách khoá cửa sắt phía đầu hành lang. Vẫn tiếng giày của quản giáo Duy. Chúng tôi im bặt và chui vào màn giả vờ ngủ. Tiếng ngáp dài và tiếng lầu bầu vọng vào: “Đúng là có ma. Hay mình mơ ngủ. Vớ vẩn thật”. Tiếng giày xa dần, xa dần.

* * *

Câu chuyện của chúng tôi lại tiếp tục.

Bố tôi và bố anh ấy cùng chung đơn vị bộ đội. Trong một trận chiến đấu, bố anh ấy bị thương nặng. Trước khi mất, ông nắm tay bố tôi vừa nói vừa ứa nước mắt: ”Tôi chỉ có duy nhất một đứa con trai. Nó mất mẹ từ nhỏ. Nó không thể không có bố. Anh hãy là bố nó thay tôi”. Nói rồi, ông tắt thở. Anh tôi lớn lên trong gia đình tôi như người con đẻ. Anh thương bố mẹ nuôi, thương các em, thương con Tu Tu hơn cả thân mình.

Anh sống tự tin và hiếu thảo. Anh chưa làm điều ác với ai bao giờ. Với bạn bè, anh không tiếc một thứ gì. Như việc của anh Tiến đấy, anh đã phải đứt ruột bán con Tu Tu để cứu lấy bạn, cứu lấy cuộc sống của ba đứa em nhỏ của bạn. Rồi lại phải làm cái việc vô cùng độc ác để cứu con Tu Tu. Anh ấy đang có người yêu. Anh ấy sẽ lấy vợ, và sẽ có con. Bố anh ấy dưới suối vàng chắc sẽ mãn nguyện lắm…

***

Câu chuyện của thằng tử tù câm cứ thì thầm, thì thầm như một huyền thoại. Lời kể của hắn tuôn như suối chảy, rì rào, trong vắt, thanh thản, không giận hờn, không nuối tiếc. Cuộc sống bình dị của một gia đình nghèo vùng bán sơn địa thấp thoáng trong trí tưởng tượng của tôi. Một mái nhà tranh thưng ván gỗ nằm nép dưới chân một đồi chè. Từ đỉnh đồi, những hàng chè mềm mại như sóng biển lan dần xuống chân đồi. Nắng sớm nhuộm vàng xanh những đồi chè lô xô. Nhìn màu nắng, người ta liên tưởng đến bát nước chè xanh cắm tăm, đượm chát và ngọt hậu. Nếu không có câu chuyện của thằng câm, tôi không thể nghĩ rằng ở đó có những con người sống cao nghĩa đến như thế. Tôi hỏi vọng sang:

– Thế anh bị câm từ khi nào?

– Ngay tại phiên tòa, sau khi nghe tuyên án: “Chịu mức hình phạt cao nhất: Tử hình!”. Tôi muốn thốt lên một lời nào đấy song lưỡi cứng lại, cổ họng nóng ran như bị đứt một cái gì đó. Và từ đấy, âm thanh duy nhất của tôi có thể phát ra được là tiếng ú ớ. Bản năng sinh tồn đã khiến có một phần nghìn tia hy vọng loé lên trong tôi, rằng sự thật và sự trong sáng của lương tâm sẽ phán quyết tại tòa. Thế nào tòa cũng tìm ra được một dấu vết nào đấy của sự thật. Chân lý sẽ được khẳng định, nhưng tôi đã nhầm. Tất cả đã được định sẵn. Đã sáu tháng rồi, không hiểu tại sao hôm nay tôi lại nói được. Có lẽ điềm trời báo trước là tôi sắp đi rồi.

***

Quả đúng như thằng câm dự đoán. Khoảng 4 giờ sáng, tiếng khóa hành lang lách cách. Tiếng chân rậm rịch, toàn người lạ, đi về phía chúng tôi. Cửa buồng giam thằng câm được mở. Tiếng xích sắt loảng xoảng, tiếng trao đổi thì thầm. Tôi nhổm dậy, nhìn qua song sắt và nổi gai khắp người: “ Đội thi hành án”.

Thằng câm đi qua buồng tôi, gương mặt trẻ trung, cương nghị, thông minh hiện ra trước mắt tôi. Trong giây lát, tôi thoáng thấy hai giọt nước mắt lăn trên gò má như còn lông măng của hắn. Tôi hai tay nắm chặt chấn song sắt nhà tù, muốn hét lên một câu: “Thả người ta ra, người ta không có tội” nhưng không phát ra được lời nào. Lưỡi tôi cứng lại, cổ họng tôi nóng ran như bị cứa đứt một cái gì đó. Tôi gục vào cánh cửa. Nước mắt cứ thế trào ra…

@anhbasam

@ MotnguoiViet Blog

Chân dung bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc

FreeLeCongDinh nhận được thư điện tử của bạn đọc Nguyễn Hiếu viết về ông Nguyễn Xuân Phúc –  Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ. Xin phép bạn Nguyễn Hiếu được đăng tải lại nơi đây.

Tôi đã từng viết bài về ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, nhưng đã bị tụi CS dẹp đi. Tôi khâm phục người làm ra trang này bởi những bài viết sắc bén, lý luận cụ thể, thuyết phục.

Ông Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc dưới sự nâng đỡ của Thân Đức Nam, móc nối với Đặng Văn Thành – nguyên giám đốc Sacombank, đang ngầm tạo cho mình 1 thế lực. Mặc dù ông là người ít tai tiếng trong các đại biểu CS bây giờ, nhưng người ta ai cũng biết rõ cuộc đối đầu căng thẳng để làm trùm xứ Đà Nẵng giữa ông và tên đầu sỏ Nguyễn Bá Thanh.

Mục tiêu của ông Phúc là âm thầm chờ những tên khác ngu si đâm đầu tự xử nhau, còn mình ung dung ngồi hưởng lợi. Luôn miệng tự nhận mình gần gũi với dân, ghét tiêu cực, tham nhũng, nhưng ông ta lại có hẳn một cơ ngơi đáng nể. Cả dòng họ nhà ông ta đều được hưởng những miếng đất đẹp, những công việc ổn định lương cao. Con gái ông Phúc cặp kè với các đại gia và vừa kết hôn với một anh chồng giàu có. Cậu con trai chưa tới 20 tuổi nhưng đó có tình sử đáng nể, ăn chơi trác táng. Cậu quý tử của ông Phúc không biết đã phá đời con gái của bao nữ sinh. Cả hai đều học kém nên ông khôn khéo mà gửi con mình ra học nước ngoài trong im lặng. Trong khi những du học sinh khi sang nước ngoài phải sống trong cơ cực, thì chúng lại được hưởng cuộc sống xa hoa sung sướng. Cô chị suốt ngày rủ bạn bè về tụ tập ăn uống, cậu em chỉ lo chơi game và cưa  gái.

Một năm ông Phúc cho phép con về VN bao nhiêu lần tùy ý, đi đi về về như đi chợ. Hãy điều tra và viết về Nguyễn Xuân Phúc, như các bạn đã viết về con gái Nguyễn Tấn Dũng. Tháng 6 này hai cục cưng của ông ta lại về VN để tận hưởng kì nghỉ hè sa đọa. Hiện giờ con gái ông Phúc đang học tại ĐH Portsmouth của Anh, con trai thì đang theo Furllerton ở California.

Trong lý lịch ông Nguyễn Xuân Phúc khai rằng nhà ông ta ở 58 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Nẵng. Nhưng ít ai biết là cái căn nhà nhỏ kia ông ta đã cho thuê với giá cắt cổ, còn cơ ngơi của ông Phúc ở ĐN tọa lạc tại số 49 Phan Kế Bính – cách chọn nhà góc khuất cũng đã thể hiện phần nào con người thâm độc ít thể hiện của ông ta. Chưa kể ông Phúc còn sở hữu vô số biệt thự và đất đẹp chiếm được của dân Quảng Nam khi còn dưới thời ông ta. 636 South Halliday Street, Anaheim là nơi ở của con trai ông ta. Mọi người hãy xem và tìm hiểu về đời sống xa hoa thác loạn, tiêu tiền như rác của gia đình Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ thối nát đó, đừng để bị vẻ ngoài đánh lừa !

Nguyễn Hiếu

@ FreeLecongDinh Blog