Thú ăn chơi tàn nhẫn

Để trở thành dũng sĩ chốn phòng the, được tráng dương cường âm hoặc có đôi mắt tinh anh… ngày càng có nhiều người lắm tiền đổ xô vào những thú ăn tươi nuốt sống quái dị.

Tay gấu, óc khỉ…nấu kiểu Từ Hy thái hậu là chuyện nhỏ so với kiểu ăn có một không hai của các qúy tộc thời nay. “Nếu ông chưa ăn hà nàm chưa gọi là tận hưởng vinh hoa phú qúy. Tôi sẽ dẫn ông đi một lần cho sáng mắt”, Quân, một tay chuyên săn món lạ cho các đại gia thời nay, bĩu môi khi nghe tôi nói về những kiểu ăn vương giả ngày xưa.

Hà nàm là cách gọi của người Hoa để chỉ bào thai của các loại động vật hoang dã. Theo nhiều dân chơi sành điệu vốn rất thích các món có nguồn gốc từ bào thai, hà nàm đúng nghĩa phải là những bào thai của động vật hoang dã thứ thiệt trong Sách đỏ Việt Nam, nghĩa là càng qúy hiếm càng tốt.

Quân bật mí: “Hà nàm nếu chưng thuốc Bắc bổ khỏi chê. Còn nếu đem ngâm rượu thì uống đến đâu, sung đến đó, nhất là hà nàm rắn”?!

Trào lưu ăn hà nàm rắn lục xà vương

Đúng như lời hứa, ba hôm sau, Quân dẫn tôi đi “tham dự” bữa tiệc hà nàm của một đại gia ở Thủ Đức.

Để không bị nghi ngờ, chúng tôi vào vai nhân viên phục vụ.

Giữa nhóm bạn ai cũng bệ vệ, vàng đeo trên cổ, một quý ông xưng tên Long, chủ nhân của bữa tiệc, vỗ đùi cái đét: “Mỗi khi cần lục xà vương để tổ chức tiệc, tôi đều gọi điện dặn trước. Lục xà vương có nhiều nhưng kiếm cùng lúc cả chục con loại bụng mang dạ chửa sắp đến kỳ “khai hoa nở nhụy” rất trần ai. Xong buổi tiệc hôm nay, khoảng tuần sau tôi lại tổ chức một buổi tiệc khác”.

Ông bạn ngồi cạnh khoái trá: “Chỉ cần ba lần ăn hà nàm lục xà vương, bại binh cỡ nào cũng trở thành chiến binh dũng mãnh”.

Khi khách khứa vốn là bạn làm ăn tề tựu đông đủ, vị “chủ xị” hất hàm bảo tay đầu bếp, người được quảng cáo là “chuyên gia” chế biến hà nàm rắn, chuẩn bị tiệc vui.

Ngay tức khắc, một cái lồng bọc lưới mắt cáo, bên trong là nùi rắn xanh lè quấn vào nhau, trọng lượng mỗi con khoảng 300g, được “chuyên gia” mang đặt lên chiếc bàn đá hoa cương. Cùng đó là một cái lẩu nhỏ với nước sả được nấu sôi ùng ục. Khi nguyên liệu được chuẩn bị xong, “chuyên gia” kiêm “đao phủ” trổ tài hành quyêt. Bằng cú thộp tay thành thục, anh ta đã tóm gọn một con lục xà và với cú lia dao điệu nghệ, đối đuôi đứt rời khiến dòng máu đỏ của con rắn đang quặn mình vì đau đớn tuôn xối xả vào ly rượu.

Khi con vật khô máu, tay “đao phủ” lại tiếp tục lia dao, bộ lòng của rắn xổ ra, trái tim vẫn còn đập và túi mật xanh đen cỡ đốt ngón tay út của con vật xấu số được gã nọ tách rời cho vào một cốc rượu trắng. Tiếp đó, gã dùng mũi dao nhọn rạch một đường dài xuống đuôi con vật, khiến sợi dây bào thai đúng 13 bọc xổ ra. Cùng với những mạch máu li ti, bên trong mỗi bọc là một con rắn lục con, nhớp nhúa chất nhầy. Cả đám thực khách vỗ tay hoan hô.

Cứ thế, gã đao phủ lần lượt cắt tiết, xẻ bụng những con rắn còn lại. Lúc này, các vị khách hồ hởi mời nhau những cốc rượu rắn đỏ quạch và túi mật xanh đen được bật mí là “linh hồn” của bất kỳ con rắn nào.

Một ông tên Bình, sau khi khà một hớp rượu huyết rắn đầy phấn khích, đã cất giọng hùng hồn:

“Trong các loại rắn lục, chỉ có lục xà vương mới đẻ con. Muốn ăn hà nàm lục xà phải lựa con bụng mang dạ chửa sắp và gần đến ngày khai hoa nở nhụy, vậy mới bổ…Ngó vậy chứ mấy con hà nàm này còn sống cả đó”.

Để chứng minh mình không nói phét, ông Bình dùng đũa xé một cái bọc hà nàm, mươi giây sau khi lớp màng nhầy được xé ra, con rắn bé nhỏ chưa đủ tháng ngày quằn quại dữ dội khiến đám thực khách reo hò. Sau đó, các đại gia còn lại gắp con tiểu lục xà và mấy cái bọc hà nàm kia trụng qua nước sôi rồi ăn kèm rau sống.

Một vài thực khách trong quán tỏ vẻ kinh hãi, nhăn mặt bảo: “Bây giờ khát vọng “sung” của nhiều vị đại gia thật dễ sợ”. Không ít thực khách bỏ về. Trong lúc đó, trên bàn tiệc của các đại gia ngày càng trở nên hăng khí.

Thấy tôi nhăn mặt, Quân cười, rỉ tai: “Chưa ghê đâu. Không chỉ khoái hà nàm lục xà, nhiều ông cũng rất hào hứng với hà nàm các loại động vật hoang dã khác như nhím, gấu, lợn rừng, thỏ con, nai, hươu…vì tin rằng bao nhiêu tinh chất, con mẹ đều đổ vào nuôi con nên bào thai rất bổ”.

Mua mắt đại bàng ăn để bổ mắt

Nếu như bào thai rắn được các ông lùng sục để làm tăng “bản lĩnh đàn ông” thì món mắt đại bàng lại được một số quý bà, quý cô tìm kiếm để giúp mình…mắt sáng long lanh.

Bà Hoàng Ngọc, chủ một hiệu vàng tại phường Tân Định, Q.1, TP.HCM cho biết: “Trong thế giới rừng sâu, nếu cọp là chúa tể sơn lâm, muông thú chỉ cần nghe tiếng gầm, chỉ ngửi mùi thôi đã sợ thì trên không trung, đại bàng mặc nhiên chiếm giữ ngôi vị quân vương”.

“Với cái mỏ sắc như dao, cặp chân có bộ móng vuốt vừa sắc lẹm, khỏe mạnh, lại thêm sức mạnh nội lực phi thường và nhất là cặp mắt tinh anh có thể quan sát con mồi từ trên đỉnh núi cao, đại bàng xứng đáng là chúa tể trời xanh. Thế nên những gì liên quan đến loài mãnh ưng này đều bổ một cách ác liệt”.

Sau những bỏ nhỏ chứng tỏ ta đây là dân chơi sành điệu, bà Ngọc bật mí, sở dĩ bà biết được đại bàng và những loài anh em của nó như chim ưng, chim cắt…bổ thấu trời xanh là nhờ mách nước của một lương y vô cùng cao tay ấn mà bà tình cờ gặp trong lần đi hành hương cách đâu hai năm tại vùng núi Thiên Cấm Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

“Nghe ông thầy trên 80 tuổi nói ông ấy cao tuổi nhưng chân tay vẫn cứng cáp nhờ uống rượu ngâm mật, chân đại bàng, mắt sáng nhờ ăn mắt đại bàng, tác phong nhanh nhẹn nhờ ăn thịt loài chim móng vuốt ấy nên tôi thỉnh giáo ông thầy vài chiêu. Theo ông thầy, mỗi năm một người chỉ cần ăn thịt ba con “thần điêu”, như thế lúc nào cũng sẽ bừng bừng sự dũng mãnh. Tuy nhiên, điều đó chỉ hợp với đàn ông, còn phụ nữ và trẻ em chỉ cần múc mắt nó đem chưng cách thủy là được rồi”, bà Ngọc thuật lại bí quyết.

Phải lấy tươi khi con vật còn sống

Như để minh chứng cho lời mình nói, bà Ngọc dẫn chúng tôi đi gặp gỡ nhóm qúy bà của mình.

Nghe tôi hỏi về món mắt đại bàng, Ngọc Linh, bạn chơi cùng nhóm, vợ của một ông giám đốc công ty xuất nhập khẩu, khoe: “Từ dạo thỉnh giáo tuyệt chiêu của cao nhân, tôi với chị Ngọc mỗi người nuốt gần chục cặp mắt đại bàng rồi đấy”.

“Nguồn đại bàng, chim ưng các chị lấy từ đâu?”, tôi hỏi

“Sài Gòn bán thiếu gì. Chỉ sợ không có tiền mà rinh về thôi. Thường tôi mua ở khu vực ngã ba Chú Ía (Nay còn gọi là ngã năm Nguyễn Thái Sơn, giáp ranh giữa hai quận Tân Bình và Gò Vấp), góc đường 3-2 và Cao Thắng (quận 10), góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Nam Kỳ Khởi Nghĩa”, bà Linh gật gù cho biết.

Bà còn bật mí: “Chim đại bàng có nhiều loại cỡ lắm nhưng nhiều dược tính nhất phải chọn những con trên một ký lô. Với trọng lượng này, còn đại bàng vừa bước vào tuổi trưởng thành nên khỏe mạnh trên mọi phương diện. Nếu còn nhỏ quá nó chưa phát triển đầy đủ, còn già sức tàn lực kiệt, dùng không tốt lắm!”.

Sau đó, bà Ngọc và bà Linh rủ tôi ra khu vực ngã ba Chú Ía tuyển đại bàng về lấy mắt tầm bổ. Tiếc thay, hôm ấy “hàng” về không kịp nên tay buôn đành khất hẹn lần sau.

Khi chúng tôi hỏi thăm về mắt đại bàng, tay buôn tuôn một mạch rằng cái thú ăn thịt, nuốt mật, đặc biệt là ăn mắt đại bàng đang được nhiều đại gia áp dụng. “Nhiều người đi xe bốn bánh đặt mua cùng lúc cả chục con, họ bảo để dành tẩm bổ qúy tử, cô chiêu. Họ sợ con học nhiều mắt yếu hoặc bị cận nên cho con nuốt mắt thần ưng để phòng xa”.

Thấy chúng tôi có vẻ nghi ngại về chuyện “đại bàng rất bổ”, ông ta dúi vào tay tôi tờ giấy photo bảo về xem kỹ. Tờ giấy chi chít những câu chữ liên quan đến đại bàng, chim ưng, có những đoạn được tô đậm với hàm ý tán dương xương cốt đại bàng đến tận mây xanh: “Xương đại bàng dùng chữa tổn thương gãy xương, gân cốt lạnh đau còn thịt chữa được những chứng tà độc làm hại. Đặc biệt mắt nó nếu ăn vào sẽ tăng thêm độ sáng cho mắt, kể cả chữa được chứng nhức đầu chóng mặt, choáng váng, có tính giải độc cao”.

Ghê gớm hơn, một số người cho biết, muốn đôi mắt “chúa tể trời xanh” lên thuốc nhanh, công hiệu nhiều phải móc lấy mắt con vật còn sống.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, nhà ở quận Bình Tân, người từng được một đối tác mời ăn mắt đại bàng, rùng mình kể lại: “Tôi thấy họ móc mắt con vật mà hãi hùng. Con chim nặng gần hai cân bị cột chặt, hai thanh niên một giữ cho nó không thể cựa quậy một dùng con dao Thái Lan thọc sâu vào hố mắt con vật xoáy tròn…máu tuôn ra đầm đìa.

Nhìn cảnh ấy tôi đâu thể nuốt nổi. Ớn nhất là đoạn sau khi khoét mắt con vật, một gã thanh niên dùng chiếc chày đập bể sọ con vật cho nó thôi giãy giụa rồi đem xuống dưới mần thịt. Đến bây giờ tôi vẫn còn ám ảnh trước hình ảnh rùng rợn ấy!”.

Một thú ăn kinh dị đáng bị lên án

Kết quả điều tra với 2.000 người của Traffic, mạng lưới theo dõi, giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu, cho thấy 82% người từng ăn thịt thú rừng, 50% từng dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã để tăng cường sức khoẻ. Doanh nhân là nhóm thường sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã nhiều nhất (43%), tiếp theo là công chức nhà nước.

Chẳng biết những “thần hiệu” của mắt đại bàng, bào thai rắn ra sao, nhưng điều đó có thể khẳng định đa phần những người chuộng ăn món độc này toàn những người lắm tiền. Một con đại bàng có trọng lượng một cân trở lên có giá dao động từ 3.000.000 đến 6.000.000 đồng.

Hành vi giết hại một con vật lúc nó đang mang thai vô cùng phi nhân tính, là tác nhân chính đẩy đưa nhiều loại động vật qúy hiếm đến nhanh với con đường tuyệt chủng. Chưa biết những món ăn đó có thật sự bổ hay không nhưng cách ăn tàn nhẫn trên phản ánh lối sống đáng lên án của nhiều người.

@ ToQuoc

Izvestia – Mỹ đã cứu Trung Quốc khỏi chiến tranh hạt nhân

Nguồn: Maksim Yusin, Izvestia

theviewingplatform, X-Cafe chuyển ngữ


1973, ngoại ô Moscow, Leonid Brezhnev và Henry Kissinger (thứ hai từ trái) đi săn. Trong quá trình đàm phán diễn ra trước đó, họ có thể đã thảo luận về tình thế xung quanh Trung Quốc (ảnh: ITAR-TASS)

Cuối những năm 60 Liên Xô đã chuẩn bị tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân mà việc tránh để nó xảy ra chính là nhờ tổng thống Mỹ Richard Nixon. Tin giật gân đó được đưa ra cho đọc giả của mình bởi “Tổng luận lịch sử” – phụ trương tờ “Nhân Dân Nhật Báo“, cơ quan chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc.

Một loạt bài báo trong “Tổng luận lịch sử” kể về tình huống diễn ra vào tháng Mười năm 1969. Quan hệ giữa hai cường quốc cộng sản căng thẳng đến tột điểm. Nửa năm trước đó, vào tháng Ba, trên biên giới Xô – Trung đã xảy ra cuộc chiến tranh nhỏ vì đảo Damansky. Còn lần này ở Bắc Kinh người ta tin rằng Moscow đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh quy mô hơn nhiều, với mục đích kết liễu tận gốc “chủ nghĩa xét lại Trung Quốc”.

“Lãnh thụ vĩ đại” Mao Trạch Đông ra lệnh cho các cộng sự thân cận nhất của mình đi tản ra khắp nước, để Liên Xô không thể bằng một trái bom nguyên tử chặt đầu cả đảng cộng sản. Hầu như một triệu lính, bốn ngàn máy bay và sáu trăm tàu rời khỏi nơi thường trú và sơ tán. Công nhân được phát vũ khí để họ có thể bắng vào các lính nhảy dù Liên Xô. Dân các thành phố xây hầm tránh bom.

Song song các chuẩn bị chiến tranh, Moscow, theo giả thiết của người Trung Quốc, tiến hành tấn công ngoại giao. Moscow thông báo cho các đồng minh Đông Âu biết Liên Xô sắp cho “bọn phiêu lưu Trung Quốc” một bài học. Ngày 20 tháng Tám đại sứ Liên Xô ở Washington tuồng như đã cảnh báo Richard Nixon về chiến tranh đang được chuẩn bị và đề nghị Mỹ giữ trung lập.

Song Nixon đã hành động theo kiểu của mình. Nhà Trắng tổ chức “rò thông tin” vào báo trí, và ngày 28 tháng Tám báo “The Washinhton Post” thông báo về ý định của Liên Xô tấn công hạt nhân Bắc Kinh và các thành phố khác, cũng như các địa điểm đặt tên lửa Trung Quốc. Ngày 15 tháng Mười quốc vụ khanh Henry Kissinger dọa đại sứ Liên Xô: trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân xâm lược Trung Quốc, Mỹ sẽ không đứng một bên và sẽ bỏ bom 130 địa danh trên lãnh thổ Liên Xô. Và 5 ngày sau Kremlin tuồng như xì hơi. Moscow từ bỏ kế hoạch chiến tranh và bắt đầu đàm phán với Bắc Kinh.

Theo giả thiết của “Tổng luận lịch sử”, Nixon tuân thủ tuyệt nhiên không phải chủ nghĩa nhân đạo và tình yêu cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Ông ta đơn giản lo rằng xung đột hạt nhân ở châu Á đe dọa sinh mệnh 250 ngàn lính Mỹ có mặt lúc đó trên lục địa này. Ngoài ra Washington trả thù Moscow 5 năm trước đó bác bỏ đề nghị của Mỹ cùng bỏ bom trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Trung Quốc Lop-Nuur ở tỉnh tự trị Xinjiang Uyghur.

Sáng kiến đó tuồng như thuộc về Mỹ vào năm 1964, khi Trung Quốc chính thức chưa phải là cường quốc hạt nhân. Song Nikita Khruschyov đã từ chối, nói rằng, chương trình hạt nhân của Trung Quốc không gây nguy hại đối với Liên Xô. Kết quả ngày ngày 16 tháng Mười năm 1964 Bắc Kinh tiến hành thử thành công đầu tiên vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ lúc đó Lyndon Baines Johnson gọi ngày này là đen tối và bi thảm nhất đối với thế giới tự do”.

Tác giả nghiên cứu – nhà sử học Lu Chenshan – không nêu rõ nguồn tài liệu ông ta sử dụng trong công trình. Tuy nhiên, có thể đặt giả thiết rằng một người đăng các công trình của mình trong phụ trương cơ quan chính thức của đảng cộng sản, có mối quan hệ mật thiết tới những tài liệu lưu trữ bí mật nhất của Trung Quốc.

“Tổng luận lịch sử” nhắc tới ba trường hợp, khi cộng hòa nhân dân Trung Quốc có nguy cơ bị tấn công hạt nhân – lần này, quả thật, không phải từ Liên Xô, mà là từ Mỹ. Tình huống thứ nhất – trong thời gian chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 – như các nhà sử học biết. Hai trường hợp khác liên quan tới xung đột giữa Trung Quốc lục địa và Đài Loan – liên minh chiến lược của Mỹ. Tuồng như Washinhton hai lần xem xét khả năng bỏ bom nguyên tử Trung Quốc – vào tháng Ba 1955 và tháng Tám 1958.

Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Viện Hàn lâm khoa học Nga Victor Kremenhiuk:

Trong ban lãnh đạo tối cao Liên Xô quả thực từng có các tâm trạng như thế – đánh Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Song ý tưởng này bị phế phẩm hóa, bởi Trung Quốc là nước láng giềng, buộc phải sống cận kề, mà nếu bỏ bom – quan hệ sẽ hỏng mãi mãi. Cuối cùng vấn đề được giải quyết không có lợi cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tất nhiên, xung đột giữa hai cường quốc cộng sản chỉ tiếp tay cho người Mỹ. Mỹ quyết định chọn lập trường cách ly cả hai. Song, có thể, gần Trung Quốc hơn. Năm 1970 Richard Nixon ra học thuyết của mình, trong đó tuyên bố về việc mở đầu kỷ nguyên đàm phán với cả Liên Xô và Trung Quốc. Song sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon năm 1972 – trở nên rõ là người Mỹ có khuynh hướng bảo vệ kẻ yếu hơn – là Trung Quốc. Người Mỹ cần rút quân khỏi Việt Nam, họ cần một khu vực ổn định, giữ nguyên trạng. Vì thế người Mỹ cho rằng nên nhận cán cân nghiêng nhẹ về phía Trung Quốc, để không kích động “diều hâu” ở Moscow khởi động chiến tranh.

Còn về cuộc gặp của Henry Kissinger với đại sứ Liên Xô ở Mỹ Anatoly Dobronin tháng Mười 1969, thì đúng là họ có nói về Trung Quốc. Và đúng là Washington bằng mọi nỗ lực đã đạt được lời hứa của Liên Xô không bắt đầu chiến tranh chống Trung Quốc. Song tôi không tể hình dung là Kissinger có thể đe dọa tấn công hạt nhân chúng ta. Bởi điều đó không tránh khỏi bị đánh lại, mà kết quả là 1/3 nước Mỹ bị xóa sạch khỏi mặt đất.

@ X-Cafe

Chính sách hoà bình và phát triển của Trung Quốc 20 năm qua đã đi đến đầu cuối

Thượng tướng Trì Hạo Điền
Nguyên Phó Chủ tịch quân ủy kiêm Bộ trưỏng Bộ Quốc phòng Trung Quốc

I. Chiến tranh đang hướng tới chúng ta

Khi viết bài này, tâm tư tôi rất nặng nề, bởi vì tiến trình Trung Quốc hoá nhiều lần bị sự đả kích và xâm lược trực tiếp của thế lực nước ngoài mà gián đoạn, trong đó điển hình là cái gọi là “mười năm hoàng kim” 1927-37, nhưng xem ra cái gọi là nhãn quang mưòi năm hoàng kim một chút vàng cũng không có, ở giữa thời gian này có sự rơi vào tay giặc của Đông Bắc ngày 18-9-1931, có sự thành lập chính quyền nguỵ đông Hà Bắc, thế nhưng nói một cách tưong đối, từ 1927-37 phát triển kinh tế Trung Quốc tương đối nhanh, xây dựng hạ tầng cơ sở có tiến triển tưong đối, xây dựng quân đội cũng có khởi sắc, Trung Quốc có chút hy vọng.

Thế nhưng đó là điều Nhật Bản không thể tha thứ được, đã nuốt ba tỉnh Đông Bắc rồi nhưng vẫn chưa thoả mãn, và đã vội vàmg phát động cuộc chiến tranh xâm lựoc Trung Quốc toàn diện, Trung Quốc buộc phải dùng chính sách tiêu thổ kháng chiến khổ chiến 8 năm, mặc dù Trung Quốc thắng một cách thảm hại và đã mất Ngoại Mông, nguyên khí bị thưong tổn lớn, tổn thát của cải tới hơn 600 tỷ USD, qua 8 năm bị ngọn lửa chiến tranh tàn phá Trung Quốc vốn đã nghèo yếu lại thêm một nghèo hai trắng, có thể nói xâm lược của Nhật Bản đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lựoc Trung Quốc toàn diện đã làm chậm rất lớn tiến trình Trung Quốc hoá.

Không cho phép Trung Quốc phát triển, cản trở tiến trình Trung Quốc hoá luôn là quốc sách trước sau không thay đổi của các cường quốc đặc biệt là Nhật Bản, chúng ta phải học bài học lịch sử đau khổ nhất từ đó. Giữa các nuớc với nhau có sự hợp tác, nhưng bản chất hơn là cạnh tranh, xung đột và chiến tranh – hình thức cực đoan của xung đột. Hợp tác là tạm thời, cạnh tranh là có điều kiện và xung đột là tuyệt đối, là cái trục chính của lịch sử, vì vậy cách nói cái gọi là hoà bình và phát triển là chủ đề đương đại là hoàn toàn sai lầm (nhiều nhất cũng chỉ có thể coi như một quyền nghi chi kế), cách nói này vừa không có căn cứ lý luận gì có thể chịu nổi sự sàng lọc lại càng không phù hợp với sự thực và kinh nghiệm lịch sử. Chẳng cần nói hai nước Trung Nhật là kẻ thù không đội trời chung về địa lý về lịch sử mà chỉ việc Trung Xô chia rẽ trong những năm 60 cũng đủ để thuyết minh, bất kỳ nước nào đều lấy theo đuổi lợi ích quốc gia làm chuẩn tắc hành động duy nhất, chứ không lưu lại bất kỳ khoảng trống nào cho đạo đức cả. Năm đó Trung Xô có hình thái ý thức chung, đối mặt với kẻ thù chung, hơn nữa trình độ khoa học kỹ thuật thấp khiến Trung Quốc không thể hình thành sự đe doạ với Liên Xô, thế nhưng Trung Xô vẫn chia rẽ, hơn nữa còn tiến tới đối kháng gay gắt.

Có rất nhiều đầu mối, nhưng một nguyên nhân căn bản là Liên Xô không muốn nhìn thấy một Trung Quốc ngày càng phát triển, ngày càng lớn mạnh cùng đứng sát cánh với họ, mà sợ rằng dù đó chỉ là một xu thế còn lâu mới thành hiện thực cũng không được. Nếu như Trung Xô có chung hình thái ý thức có cùng kẻ thù, một mạnh một yếu mà còn có thể chia rẽ thì cái gọi là hoà bình và phát triển là đầu đề thử nghiệm đương đại, thì tính hư ảo, tính yếu đuối tính nguy hiểm của chính lược, chiến lược và ngoại giao dưới sự chủ đạo của lời chú của cái gọi là hoà bình và phát triển là vấn đề thử nghiệm đương đại càng lộ ra rõ ràng hơn. Chính vì thế mới nói, cách nói hoà bình và phát triển là chủ đề đưong đại là hoàn toàn sai lầm, là một học thuyết có hại có tác dụng làm ngưòi ta mê muội, nguyên nhân như sau: từ kinh nghiệm, bài học của lịch sử cận đại Trung Quốc, và kinh nghiệm lịch sử và bài học của 50 năm nước cộng hoà có thể thu được một qui luật lịch sử như thế này, các cường quốc đả kích (kể cả việc dùng thủ đoạn chiến tranh toàn diện) tiến trình Trung Quốc hoá là quốc sách nhất quán của họ. Trong 160 năm quá khứ đã như vậy, trong 160 năm từ nay trở đi cũng vẫn như vậy.

II. Phát triẻn có nghĩa là nguy hiểm và đe doạ, không có “quyền chiến tranh” thì sẽ không có quyền phát triển

Phát triển có nghĩa là nguy hiểm, đe doạ, đó là qui tắc thông thường lịch sử thế giới, nhưng điều này trpng lịch sử Trung Quốc lại có ngoại lệ đặc biệt, như vưong triều Đại Hán trong cực hạn địa lý đương thời sau khi đánh bại mọi đối thủ đã có thể “đóng cửa lại” phát triển, và tiến tới sản sinh ra “chủ nghĩa thiên hạ”. Bởi vì bất kể so sánh về bất kỳ phương diện nào từ dân số, quân sự, kinh tế, văn hoá, không có bất kỳ quần thể dân tộc nào có thể bằng vai sát cánh với tộc Đại Hán thậm chí nhìn không thấy bất kỳ nhóm dân tộc nào có loại tiềm năng kề vai sát cánh đó.

Trong thời Chiến Quốc, sự phát triển của một nuớc có nghĩa là sự đe doạ đối với một nuớc khác, điều này mới là qui tắc thông thường của lịch sử thế giới, cũng là hạt nhân và nền tảng của ngoại giao phương tây. Thuỷ tổ của ngoại giao phương tây là Hồng y giáo chủ Pháp Richelieu, chính ông ta là ngưòi đầu tiên đi ra khỏi sự “mông muội” trung thế kỷ về ngoại giao, mở ra việc ngoại giao vứt bỏ bất kỳ sự ràng buộc nào về đạo đức và tôn giáo, tất cả đều lấy lợi ích quốc gia làm trục chuyển động. Chính sách ngoại giao do ông ta chế định đã làm cho nước Pháp được hưởng lợi hơn 200 năm, làm chúa tể châu Âu, còn việc ông ta hoạch định 30 năm chiến tranh đã làm cho sinh linh Đức khốn khổ, nước Đức chia ra thành nhiều nước nhỏ, ở trong sự xáo động lâu dài, mãi cho đến khi Bismarck thống nhất nước Đức mới thôi. Tiến trình thống nhất Đức cho thấy rõ, nếu không có “quyền chiến tranh” của Bismarck thì sẽ không có thống nhất quốc gia, càng không có quyền phát triển.

III. Hoá dưới lưỡi lê, sự lựa chọn duy nhất của Trung Quốc

Luận điểm Trung Quốc đe doạ là hoàn toàn chính xác, đó đang là tư duy phưong tây điển hình. “Tôi đóng cửa lại phát triển kinh tế của mình, mời gọi ai, làm phiền ai?” Phưong thức tư duy kiểu Trung Quốc đó không chỉ là ngu xuẩn mà cũng không thể “hoà nhập quốc tế”. Trong thời Chiến Quốc, trước lợi ích quốc gia một cái tàn nhẫn không dung thứ cho bất kỳ tình cảm ôn hoà nào, kẻ nào chỉ cần ôm ấp một chút ảo tưởng là kẻ đó sẽ bị sự trừng phạt vô cùng tàn nhẫn của đại lịch sử, sự phát triển của Trung Quốc đương nhiên là sự đe doạ đối với các nước như Nhật Bản, tự Trung Quốc có thể không thấy như vậy, thế nhưng Trung Quốc không thể thay đổi được tư duy có gốc sâu rễ chắc của các cưòng quốc như Nhật Bản v.v.. loại đã “hoà nhập quốc tế”. Vì vậy cơ sở tư duy của chúng ta nên là và cũng phải là: sự phát triển của Trung Quốc là sự đe doạ các nước như Nhật Bản v.v.

Nói theo “lý” thì mỗi nuớc mỗi dân tộc đều có quyền sinh tồn, quyền phát triển, ví dụ như kinh tế Trung Quốc đã phát triển thì cần phải nhập khẩu dầu mỏ, để bảo vệ sinh thái Trung Quốc cần trồng cây đóng cửa rừng, như thế phải nhập khẩu nguyên vật liệu như gỗ v.v. đó là việc rất tự nhiên, rất có “lý”, thế nhưng các cường quốc có “lý” của các cưòng quốc, một nước lớn như Trung Quốc nếu năm 2010 phải nhập khẩu 100 triệu tấn dầu mỏ, năm 2020 phải mua tới 200 triệu tấn, các cường quốc liệu có thể chịu được không?

Tranh cướp tài nguyên sinh tồn có tính cơ bản (bao gồm đất đai, biển) là nguồn gốc của tuyệt đại đa số cuộc chiến tranh trong lịch sử, trong thòi đại thông tin này sẽ có thay đổi, nhưng không thể có sự thay đổi về bản chất. Phát triển, tiên tiến, văn minh như Israel vì một vùng đất lớn hơn (bao gồm cả tranh cướp nguồn nuớc) đã đánh nhau với Ai Cập, Palestin 50 năm, và vẫn chưa một ngày ngừng đánh nhau? Để tranh thủ quyền phát triển không gì chính đáng hơn (trừ phi ngưòi Trung Quốc mãi mãi muốn yên ổn trong nghèo nàn, ngay cả quyền phát triển cũng từ bỏ) thì Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh, điều này không phải do chúng ta quyết định càng không phải do nguyện vọng thiện lương của một số nhân sĩ thiện lưong trong chúng ta quyết định, trên thực tế điều này do “thông lệ quốc tế” và các cường quốc quyết định.

Chính sách hoà bình phát triển của Trung Quốc 20 năm qua đã đi đến đầu cuối (tận đầu) môi trưòng quốc tế đã phát sinh thay đổi về chất, tức các cường quốc đã chuẩn bị một lần nữa làm đứt đoạn tiến trình hiện đại hoá Trung Quốc, Trung Quốc muốn phát triển, muốn bảo vệ quyền phát triển của mình thì phải chuẩn bị chiến tranh, chỉ có chuẩn bị đánh trận mới giành được sự phát triển có không gian và thời gian, sự phát triển kiểu bài ca chăn cừu đã đến câu kết thúc.

IV. Ngoại giao (lớn) quyết định nội chính

Ngay phái diều hâu nhất của Trung Quốc hiện nay cũng không nhất định chủ trương hiện tại phải đánh nhau, mặc dù chúng ta có lý do đầy đủ, ví dụ như chiến tranh thống nhất quốc gia, ví như vì mục đích bảo vệ quyền lợi Biển Đông. Vì quyền phát triển, cái đáng quí mà 160 năm nay Trung Quốc ít có, tất cả vì quyền phát triển cực kỳ quí báu đó, thế nhưng vào lúc quyền phát triển này ngày càng bị đe doạ, cũng có nghĩa là lúc chúng ta phải cầm vũ khí bảo vệ quyền phát triển của ngưòi Trung Quốc.

Nội chính quyết định ngoại giao, không sai, nhưng không nên quên rằng trong thời đại Chiến quốc này ngoại giao (lớn) cũng quyết định nội chính. Đó không chỉ là trình bầy thể hiện về lý luận, mà đó càng là sự trình bầy thể hiện những kinh nghiệm lịch sử của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chi phí quốc phòng của Trung Quốc trong những năm 70 vượt hơn tổng mức chi cho khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế(do đời sống nhân dân còn tưong đối nghèo nàn). Tất nhiên tôi không hy vọng chi phí cho quân sự của Trung Quốc ngày nay vượt quá tổng mức chi cho khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế, vì trên thực tế cái Trung Quốc cần đầu tư nhất là giáo dục. Thế nhưng các cưòng quốc có cho phép không? Chẳng lẽ lại không muốn đầu tư nhiều tiền hơn vào khoa học, giáo dục, văn hoá, y tế sao?

Có ngưòi nói, căn cứ vào cái gọi là văn kiện giải mật của Liên Xô, chứng minh trong những năm 60, 70 Liên Xô không có kế hoạch xâm nhập Trung Quốc toàn diện, giả sử những văn kiện giải mật này là chính xác thì cũng không thể thuyết minh “sự chân thực của lịch sử” cục diện bàn cờ là tác động lẫn nhau, không có sự chuẩn bị tinh thần và vật chất đầy đủ nhất mà Trung Quốc làm đựơc dưới sự lãnh đạo của Mao chủ tịch , đã gia tăng cực đại rủi ro và giá thành của việc Liên Xô xâm nhập Trung Hoa toàn diện, lịch sử cũng hoàn tòan có thể chuyển ngoặt theo một hướng khác, kẻ yếu đuối chỉ có thể thu hút xâm lựơc, nói từ góc độ đó mới là kẻ bảo vệ hoà bình chân chính

V. Cầu thiện được ác, 10 năm tới Trung Quốc có thể hoà bình không?

Cắt đứt tiến trình Trung Quốc hoá, tước đoạt quyền phát triển của ngưòi Trung Quốc, các cưòng quốc có nhiều con bài để chơi, ba con bài nổi bật nhất là “ba đảo”, trong đó con bài Đài Loan có hiệu quả nhất. Lúc nào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan bùng nổ, quyền quyết định vừa không ở trong tay chúng ta cũng không ở trong tay phần tử Đài Loan đòi độc lập, mà ở trong tay Mỹ Nhật. Nếu bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, thì không chỉ là cuộc chiến thống nhất, mà ở tầng nấc sâu xa hơn là Mỹ Nhật quyết tâm tước đoạt quyền phát triển của người Trung Quốc, là một lần nữa làm đứt đoạn tiến trình Trung Quốc hoá, đúng như cuộc chiến năm Giáp Ngọ trong lịch sử, Nhật Bản toàn diện xâm lược Trung Quốc, không chỉ là cắt đất đòi tiền bồi thường mà bản chất hơn là Nhật Bản làm đứt đoạn tiến trình Trung Quốc hoá, giống như tước đoạt quyền phát triển của ngưòi Trung Quốc

Vì thế chúng ta phải lấy cao độ quyết chiến chiến lược để đối xử với cuộc chiến tranh ở eo biển Đài Loan, mà với trình độ vũ lực của chúng ta hiện nay thì đối với Mỹ Nhật mà nói còn chưa bàn được chuyện quyết chiến chiến lược, đặc biệt với Mỹ càng không xứng là quyết chiến chiến lược, bởi vì Trung Quốc chỉ có không nhiều tên lửa vưọt lục địa, trong khi Mỹ đã quyết tâm phát triẻn NMD.

Để ngăn cản, làm chậm thời gian bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, trước tiên phải đưa cuộc chiến ở eo biển Đài Loan lên mức “quyết chiến chiến lược đối xứng”, vừa là trình tự cá chết thì lưới cũng rách, nếu chúng ta không thắng được trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan thì hậu quả chiến bại còn thê thảm hơn cuộc chiến tranh Giáp Ngọ. Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ.

Cầu thiện được ác, đó là kết cục cuối cùng của chính sách hiện nay của chúng ta, cầu ác được thiện, chỉ có năng lực tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế thì mới giành đựoc hoà bình, nếu không vấn đề eo biển Đài Loan kéo không nổi 10 năm, trong 10 năm tất có đại chiến.

VI. Bá quyền là đặc trưng bản chất của sự tồn tại của nước lớn

Thế nào là nước lớn?Có bá quyền thì là nước lớn, không có bá quyền thì bị người ta chia cắt xâu xé, số phận bị ngưòi khống chế như con rối, bá quyền trong cái thời đại Chiến quốc này là tồn tại khách quan “là không thể dùng ý cho con ngưoiì chuyển rời”, vấn đề chỉ là anh ý thức được hay không, là chủ động theo đuổi hay là bị động tới gần, mọi vấn đề của Trung Quốc bao gồm vấn đề ba đảo vấn đề phát triển ngành sản xuất chiến lược, vấn đề điều chỉnh lợi ích các tầng lớp giai cấp trong nước, cuối cùng đều là vấn đề vì dân tộc tranh cướp bá quyền.

Muốn tranh bá quyền thì không thể đấu tranh nội bộ không thôi, nội bộ phải ổn định đoàn kết, nước Anh do lợi ích khổng lồ của thuộc địa hải ngoại nên đã sớm thực hiẹn “quí tộc hóa giai cấp công nhân”, từ Trung Quốc Nhật bản thu được khoản bồi thưòng to lớn và thị trường, không chỉ có lợi cho tầng lớp trê, mà còn khiến tầng lớp dưới của Nhật thu được lợi ích to lớn. Thời đại đã bất đồng, tình hình đất nước cũng không giống nhau, nhưng về thực chất không thay đổi, chúng ta không chỉ cần dùng con mắt bá quyền để nhìn nhận đối xử với vấn đề quân sự ngoại giao, mà càng cần dùng con mắt bá quyền để nhìn nhận đối xử cới các tầng lớp giai cấp trong nội bộ, và vấn đề điều chỉnh lợi ích giai cấp, giai cấp tinh anh tầng lớp trên chỉ hạn chế bóc lột tầng lớp dưới nước mình thì trong cái thời đại Chiến quốc này không thể đại biểu được lợi ích dân tộc, chúng sẽ hủ bại, đồi truỵ, không có tiền đồ, nên bị hạn chế, bị tiêu diệt. Tầng lớp trên thành thục, trí tuệ mới có thể đại biểu cho lợi ích dân tộc tức thực hiện “chính sách nhượng bộ” đối nội, lãnh đạo tầng lớp dưới cùng thu được lợi ích ở nước ngoài.

Đến đây mạng Milchina.com viết thêm: thưọng tưóng Trì Hạo Điền nói như vậy và cũng làm như vậy, khi tại chức ông là phái diều hâu, phái hàng không mẫu hạm, phái tầu ngầm chiến lựoc hạt nhân, phái không quân hoá hải quân, phái chủ chiến kiên định. Khi tại chức ông đã dùng khoản kinh phí không nhiều trong tay, làm mạnh thêm không quân lục quân, lữ đoàn hải quân lục chiến, đại đội binh chủng đặc biệt, bộ đội tên lửa chiến lược, từ Israel, châu Âu. Nga, thu đựoc rất nhiều trang bị tiên tiến v.v..

Dương Danh Dy (gt)

Nguồn http:// http://www.milchina.com, ngày 14/05/2010

@VietStudies

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyện trò với độc giả Người Việt online

WESTMINSTER – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và cũng là cố vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vào những năm chót trước khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản, một lần nữa sẽ ra mắt tác phẩm mới nhất của ông mang tựa đề ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’, vào ngày Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới tại Westminster Civic Center, 8200 Westminster Blvd. Westminster, CA 92683.

Hai tác phẩm trước kia của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng là ‘Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” cũng như “Khi đồng minh tháo chạy” đã ra mắt độc giả ngoại quốc và Việt Nam.

Tác phẩm mới ‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’, tập trung vào người lãnh đạo miền Nam đã suy nghĩ gì về người đồng minh và đặc biệt là lúc đồng minh tháo chạy tâm tư của ông ấy như thế nào, tức là hai khía cạnh của một vấn đề. Cuốn mới cũng có rất nhiều tài liệu được giải mật trong 5 năm vừa qua, do công sưu tập của Tiến sĩ Hưng.

Theo lời tác giả, cuốn sách chứa đựng rất nhiều chi tiết có tính cách riêng tư của Tổng Thống Thiệu.

Người Việt Online

GS Nguyễn Tiến Hưng: Kính chào quý độc giả cuả Người Việt Online

Câu hỏi: Trước khi miền Nam sụp đổi.Báo chí quốc tế, đặc biệt là giới truyền thông Mỹ viết Chính phủ VNCH tham nhũng, bất tài, quân đội không muốn đánh nhau. Giáo sư nghĩ gì về điều nói trên? Xin cám ơn. (Nguyen – California, USA)

Trả lời: Vấn đề tham nhũng theo chúng tôi biết là vấn đề toàn cầu. Chúng tôi đã đi rất nhiều nuớc mà chưa thấy nước nào mà chính phủ không bị kết tội là tham nhũng, kể cả nước Mỹ, quê hương thứ hai của chúng ta, vấn đề là mức độ. Vấn đề này thì chúng ta đã biết báo chí Mỹ đã phóng đại ra hơn sự thật. Rất nhiều tác giả đã viết về vai trò của giới truyền thông Mỹ về vấn đề sụp đổ của VNCH. Trong đó vấn đề tham nhũng được đặt ra rất nặng. Ngày nay, khi Hoa Kỳ sắp rút quân khỏi Afganishtan thì giới truyền thông Mỹ cũng đã đặt ra vấn đề tham nhũng lan tràn đối với tổng thống Karzai.

Câu hỏi: Lý do gì mà GS đưa tấm hình cựu TT Thiệu đang châm lửa lên trang bìa cuốn sách? (Vu – California, USA)

Trả lời: Vì tấm hình này nói lên rất rõ một khía cạnh cuả tâm tư Tổng Thống Thiệu đó là chính ông, cũng như VNCH lúc ấy muốn thóat ra khỏi cảnh lệ thuộc vào đồng minh cho nên khi các hãng khai thác dầu ở ngoài khơi đào được dầu thì ông chỉ thị mang 1 thùng dầu đầu tiên về cho ông để ông đưa lên nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa phúng viếng vào ngày Chiến Sĩ Trận Vong tháng 11, năm 1974

Câu hỏi: 1. Cố vấn cho Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu, thưa Ngài cố vấn, ngài cố vấn được gì cho cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu? Cố vấn mà để chúa lẫn dân bị mất cả nước và chính nghĩa? 2. Ngài là cố vấn, tại sao quốc hội chưa phê chuẩn hiệp định Paris mà ngài để cho Thiệu cho quân đội Mỹ rút trước khi chưa có quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn? và tại sao ‘Vàng’ của chính quyền và nhân dân VN mà Mỹ phải cang thiệp vào? http://www.brightquang.net (Bright Quang BA – USA)

Trả lời: Trước hết tôi phải xác định tôi không phải là cố vấn cuả Tổng Thống Thiệu. Tôi là phụ tá tổng thống đặc trách về tái thiết nền kinh tế miền Nam. Thứ hai, về việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam thì chúng tôi đã viết rất rõ ràng trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ và trong cuốn sách này. Hoa Kỳ đã rút hết phần lớn số quân đội khoảng 500000 quân vào hè 1972, đến tháng 1 na8m 1973, hiệp định Paris mới được ký kết. Cái kẹt cho miền Nam là tổng thống Nixon và tiến sĩ Kissinger đã không yêu cầu Quốc Hội phê chuẩn, thay vào đó lại tổ chứcc hội nghị quốc tế ở Paris để phê chuẩn Hiệp Định, một hành động có tính cách biểu diễn hơn là thực chất. Còn về chuyện vàng thì chúng tôi đã viết cả một chương trong cuốn sách, mời độc giả tham khảo thêm.

Câu hỏi:
Thưa Tiến sĩ, người ta bảo chiến thuật rút bỏ cao nguyên và vùng I là sách lược đầu bé đít to của TT Nguyễn Văn Thiệu là do thấu cấy Mỹ, có phải không?Có nhiều người viết sách đề cập đến vấn đề này và lên án TT đã sai lầm trong chiến thuật dẫn đến miền Nam sụp đổ máu lệ, như vậy có đúng không xin tiến sĩ giải thích dùm. (kimhoangyen – Orange county)

Trả lời: Toi nghĩ là không đúng khi nói ‘sách lược đầu bé đít to’ cuả ông Thiệu là do thấu cấy mỹ. Có rất nhiều người đề cập đến vấn đề này và lên án ông Thiệu sai lầm. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại cho trung thực những điều mắt thấy tai nghe tại dinh Độc Lập vào giai đoạn ấy và những điều ông Thiệu kể lại sau này để độc giả có thêm những giữ kiện chính xác và mới để đi tới kết luận riêng cuả mình.

Câu hỏi: Thưa Ông Tổng-Trưởng, buổi họp ngày 14-3-1975 tại Cam-Ranh, Ô.Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú Tư-Lệnh QD/QK2 triệt thoái toàn bộ Chủ-Lực-Quân và tuyệt cấm phổ biến cho Địa-Phương Quân để cho họ(ĐPQ) tự chiến đấu.Có bao giờ Ông hỏi Ông Thiệu lại có một cái Quyết định Bất nhân,Tàn nhẫn như vậy không? Nếu có ,Ông Thiệu trả lởi thế nảo? Xin cám ơn ông.. ( Từ-Son – Kent,WA)

Trả lời: Tôi không có mặt ở buổi họp ngày 14 tháng 3 năm 1975 tại Cam Ranh nhưng có nghe TT Thiệu kể lại về cuộc họp này và ông nói ông hy vọng ngày nào một trong những người có mặt ở buổi họp hôm ấy có đủ can đảm mà nói lên sự thật. Trong 5 vị họp hôm ấy, 3 người đạ ra đi là TT Thiệu, Đại Tướng Viên, và tướng Phú. 2 người còn sống là Thủ Tướng Khiêm và trung tướng Quang

Câu hỏi: Kính gởi tiến sĩ Hưng. Muốn mua cuốn sách này, xin tiến sĩ vui lòng cho biết nơi bán, và số phone để tiện việc mua cuốn sách này. Chân thành cảm ơn tiến sĩ (le an – us)

Trả lời:Mời bạn vào website:
http://www.tamtutongthongthieu.com
Sẽ có đầy đủ chi tiết.

Câu hỏi: Tôi chấp nhận Tổng thống Thiệu lệ thuộc vào Mỹ, nhưng tại sao sau hiệp định Pari, Tỗng thống Thiệu và nội các không tìm cho mình một hướng đi thích hợp? (Viet Nam – Vietnam)

Trả lời: Sau Hiệp Định Paris ông Thiệu và nội các đã có những cố gắng để đi tìm một hướng mới, đặc biệt là đi móc nối liên lạc với những quốc gia khác để tìm những viện trợ vật chất nhưng không có đưọc sự yểm trợ ấy nên cuối cùng, cái khó bó cái khôn, vẫn phải lệ thuộc vật chất vào đồng minh Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh lệ thuộc, hầu như toàn diện vào Hoa Kỳ, thì khó mà tìm được một hướng nào ngoài con đường một chiều Hoa Kỳ đã vẽ ra.

Câu hỏi: Những lúc tổng thống còn sống, anh Hưng có sống gần kề tổng thống thời gian nào không?Nếu có, thời gian bao lâu. Anh có biết, tại sao TT Thiệu không viết gì của cuộc đời ông, trong lúc ông gặp thật nhiều sóng gió, khi ông còn sống… (hiep to – usa)

Trả lời: Ngay năm 1976, tức là chỉ một năm sau sụp đổ, tôi đã có dịp thăm TT Thiệu tại London và ở nhà ông cả tuần lễ, cuộc viếng thăm này mở đầu cho những cuộc viếng thăm tiếp theo tại London và Boston. Trong cuốn sách mới chúng tôi có viết cả một chương về đề tài mà bạn hỏi là tại sao ông Thiệu không viết hồi ký.

Câu hỏi: Kính thưa tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nếu có thể, xin ông nêu ra một nguyên nhân mà ông cho là quan trọng nhất dẫn đến việc miền Nam Việt Nam bị CS Bắc Việt đánh bại. Thêm nữa, theo tiến sĩ, đâu là trách nhiệm của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong sự thất bại nói trên? Trân trọng cảm ơn và kính chúc tiến sĩ nhiều sức khỏe. (CHL – Saigon)

Trả lời: Tôi không phải là một sử gia hay chính trị gia mà chỉ là giáo sư kinh tế học nên tôi không đủ hiểu biết để có thể trả lời câu hỏi về nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến việc Miền Nam sụp đổ. Có điều chắc chắn có thể chứng minh được là Miền Nam đã sụp đổ và sụp đổ quá mau lẹ khi Hoa Kỳ cắt hầu hết viện trợ cho miền Nam. Về vấn đề trách nhiệm thì chính TT Thiệu đã nói 2 lần một câu ‘Je suis responsable mais pas coupable’ (tôi có trách nhiệm nhưng không có tội). Lịch sử sẽ phê phán ông khắc khe nhưng phân minh.

Câu hỏi: Ông Thiệu khi tham gia đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, thái độ ông Thiệu có nghiêng hẳn về phe đảo chánh kh2ong, hay là thừa gió bẻ măng. Bên nào thắng sẽ ngã về bên đó? (thanh – USA)

Trả lời: Tôi không biết rõ về chuyện này vì tôi đi du học ở Mỹ từ năm 1958 nhưng theo ông Thiệu kể lại thì các tướng lãnh thuyết phục ông là nếu ông Diệm không bị lật đổ thì Mỹ sẽ giảm bớt viện trợ cho quân đội. ông còn kể thêm nhiều điều cảm nghĩ của ông về vấn đề này như chúng tôi đã ghi lại trong cuốn sách mới

Câu hỏi:Là một tổng thống (Thiệu còn là tướng) lúc chiến tranh tổng thống phài cầm đầu dân quân chiến dấu lại quân thù chứ sao bỏ nước bỏ dân ,chạy ra nước ngoài. Giặc dến nhà đàn bà phài đánh chứ. Tôi dặt câu hỏi này (xin Việt Land đừng xóa bỏ). Vì tôi biết Cha ,Chú tôi đã cầm súng chống cộng sản dến viên đạn cuối cùng tại Ban Mê Thuột.Họ đã cay đắng vì không có viện binh(Thanh Trần- Buon Mê Thuật Dak Lak)

Trả lời: Cả việc từ chức cũng như việc bỏ nước ra đi là 2 vấn đề chúng tôi cũng đã đề cập khá chi tiết trong cuốn sách mới. Tóm tắt là ông Thiệu đã bị áp lực không thể cưỡng lại được để phải từ chức, vì đại sứ Martin (nói thay cho Tiến sĩ Kissinger: Nếu ông không từ chức thì cơ hội cuối cùng cho miền Nam sẽ không còn nưã.) Ông Thiệu vớt vát hỏ rằng nếu tôi từ chức liệu Hoa Kỳ có viện trợ thêm không. Việc ông ra đi là do áp lực từ mọi phía: Pháp, Mỹ, TT Hương, Đại Tướng Minh, MTGP v.v… đòi ông phải ra đi thì mới có giải pháp điều đình.

Câu hỏi: Xin hỏi sách có thể mua ở đâu? Cám ơn. (Hoai Kham – San Jose, CA)

Trả lời: Xin mời bạn vào website: http://www.tamtutongthongthieu.com để có đủ chi tiết

Câu hỏi: Tôi ở xa, khg dự được buổi ra mắt sách của anh. tôi muốn gửi mua sách nầy mà có chữ ký của tác giả.
Xin cho biết how (Huỳnh Bảy – Renton, Washington)

Trả lời: Xin mời bạn vào website: http://www.tamtutongthongthieu.com để có đủ chi tiết và liên lạc qua email.

Câu hỏi: Kính gởi anh Hưng, Không biết ông Ng v Thiệu nói riêng, và những người trg nội các VNCH nói chung, co biết rằng Tổng Thống Mỹ khg có quyền làm chuyện gì mà khg thông qua quốc hội? Nếu vậy sao khg cố gắng lobby quốc hội, mà lai trông doi và tin tưởng 100 vao Tổng Thống Mỹ? Cám ơn anh (Huỳnh Bảy – Renton, Washington state)

Trả lời: Về chuyện thiếu Lobby tại quốc hội theo chúng tôi là một khuyết điểm lớn của VNCH. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn sách.

Câu hỏi: Cháu xin mạn phép được hỏi chí tiến sĩ Hưng làm gì trước 1975 dưới thời tổng thống Thiệu? (hiep – USA)

Trả lời: Cháu vào website http://www.tamtutongthongthieu.com xem mục ‘Vài nét về tác giả’ để biết rõ. Chú đi du học ở Hoa Kỳ từ 1958 và dạy học tại các DH Hoa Kỳ từ 1963, sau đó làm chuyên gia cho quỹ tiền tệ quốc tế. Chú gặp TT Thiệu từ năm 1971 để đề nghị ông tìm giải pháp hoà bình, sau đó từ 1973 tới 1975 làm phụ tá TT về tái thiết kinh tế và tổng trưởng kế hoạch.

Câu hỏi: Lúc truớc tôi mua hai quyển của ông để tìm hiểu những chi tiết về số phận VN, nhưng kỳ này tôi thất vọng ông vì ông chạy tội cho Nguyễn Văn Thiệu, một tội đồ của VN, đã làm cho bao nhiên quân nhân VNCH chết oan. Tôi nghĩ Nguyễn Văn Thiệu đã ngủ yêy dưới suối vàng, ông không nên gân cổ bào chữa cho một tội đồ dân tộc nữa, hãy để các dân quân cán chính VNCH nguyền rủa ông Thiệu. (Hai Nguyen – San Jose , California)

Trả lời: Trước hết bạn phải chứng minh ông Nguyễn Văn Thiệu đã có tội như thế nào, tại sao ông có tội. Trong cuốn sách mới tôi không muốn bào chưã cho ông Thiệu, chỉ ghi lại những điều mà vì một tình cờ lịch sử tôi đã làm nhân chứng để độc giả đi đến những kết luận riêng của mình.

Câu hỏi: Kính gởi tiến sĩ Hưng, nếu trường hợp TT Thiệu không ra lịnh rút quân khỏi Pleiku (sau khi thất thủ Ban Mê Thuột) sau đó là Huế, Đà Nẳng mà chiến đấu và tử thủ vững để cho tăng viện từ vùng IV đến. Như thế quân đội Bắc Việt cũng bị tiêu hao nhân lực và vũ khí thì quân Bắc Việt còn đủ khả năng chiến Sài Gòn hay không? Cám ơn (Lam gia Kinh – houston texas)

Trả lời: Không ai có thể viết lại lịch sử. Tiếng Pháp có câu ‘với rất nhiều chữ ‘nếu’ thì ta có thể bỏ cả Paris vào một cái chai’. Về việc rút quân và khả năng tồn tại của VNCH thì nhà quân sự tối cao sau TT Thiệu là Đại Tướng Viên cũng có đề cập trong cuốn sách cuả ông mang tưạ đề ‘Những ngày cuối cùng cuả VNCH’. Ông cho rằng nều không ra leệnh rút khỏi pleiku thì có thể tình hình đã không quá bi đát như vậy. Nhưng mà đó chỉ là cái nhìn ở tầm vắng và quân sự nhưng trong thực tế thì quân đội không thể nào chiến đấu khi đã hết phương tiện chiến đấu.

Câu hỏi: Thưa giáo sư, có tin đồn rằng khi tổng thống Thiệu bỏ nước ra đi, lấy theo rất nhiều vàng từ ngân hàng quốc gia VN, tin đồn này có đúng không? (Tuan Nguyen – USA)

Trả lời: Tin đồn này là hoàn toàn không đúng và ông Thiệu thật sự đã bị oan uổn về vấn đề vàng trong bao nhiêu năm qua. Trong cuốn sách mới, chúng tôi đã mang ra những bằng chứng không thể chối cãi được là số vàng đã để ở miền Nam.

Câu hỏi: Thưa tiến sĩ Hưng, xin ông vui lòng cho biết tâm tư sau kính của Tổng thống Thiệu về quyết định bỏ Vùng 2 chiến thuật: (vì muốn chính phủ Mỹ tiếp tục giúp đỡ mọi mặt? Hay thấy rõ ý muốn của Mỹ bỏ rơi VN nên muốn lựa cơm gắp mắm, thu hẹp đất, quân đợi để phòng thủ SG và vùng 4 chiến thuật? Tại sao trong khi vùng 1 chiến thuật tháo lui thì tàu vận tải Mỹ xuống hàng trăm tấn quân cụ, chiến xa lên bãi biển Đà Nẵng. Trân trọng cám ơn Tiến sĩ (Truc Hoang – USA)

Trả lời: Chúng tôi đã viết cả một chương trong cuốn sách với tưạ đề ‘Ai cố vấn TT Thiệu rút quân’. Có rất nhiều lý do đưa tới quyết định tái phối chí, thu hẹp lãnh thổ mà chúng tôi đã nghe ông Thiệu kể lại và tìm hiểu thêm được dưạ trên những tài liệu mới giải mật.

Câu hỏi: Tôi muốn mua mấy cuốn sách của Tiến sĩ Hưng, xin vui lòng cho tôi địa chỉ. Trước năm 75 tôi cũng là một sĩ quan trong QLVNCH, tôi đã ở tù 7 năm trong lao tù CS. Sau khi về tôi phải đi về quê vợ để ở. Năm 1993 tôi và gia đình được đi Mỹ diện HO18. Kính mong tôi sẽ có được mấy cuốn sách đó. Cầu chúc Tiến sĩ ngày ra mắt sẽ vui nhiều, chúc gia đình TS luôn dồi dào sức khoẻ, bình an, ngỏ hầu cho chúng tôi những cuốn sách có giá trị về những Quân sự. Kính chào (NGUYEN DANG DUNG – 157 S. Edwards Ave, Syracuse, N.Y 13206)

Trả lời: Mời bạn vào website: http://www.tamtutongthongthieu.com

Câu hỏi: Xin vui long cho biet neu mươn mua sach cua tac gia qua hai quyen Tam Tu Tong Thong Va hs D D L thi mua bang cach nao ? Chuc tac gia n hieu suc khoe
Cam on (Dương Quang Peter – Charlotte NC 28273)

Trả lời: Mời bạn vào website: http://www.tamtutongthongthieu.com để biết thêm chi tiết. Nhà sách Tú Quỳnh còn một số sách về KDMTC.

Câu hỏi: Quân Tử Phòng thân , tiểu nhân phòng bị gậy thưa đó cái khÔn ngoan của cổ nhân . xin cho biết kế phòng thân của Tổng thống Thiếu và Tiến sỹ Hưng như thế nào . Chính Tiến sỹ đã tiết lộ trong khi ‘ Đồng Minh Tháo chạy ‘ là trong túi chỉ có 200 đô la khi sang My (Hứa Thành Tâm – Mỹ Quốc )

Trả lời: ông Thiệu có kế hoạch phòng thân hay không thì tôi không biết riêng cá nhân tôi thì vào ngày 30 tháng 4 1975 trong túi chỉ còn 200 đola, phải xin thêm ông thầy 50 dola nưã mới đủ để thuê một phòng họp báo tại khách sạn May Flower tại Thủ đô Washington tiết lộ những cam kết của TT Nixon đối với miền Nam, đặt trách nhiệm thất hứa đối với Hoa Kỳ và yêu cầu Hoa Kỳ đền bù bằng cách cho nhập cư vào Mỹ 1 triệu người VN.

Câu hỏi: Kinh thua GS, Theo GS thi ngoai co TT thieu ra thi o mien Nam luc do con co ai co du ban lanh hon TT Thieu de lanh dao dat nươc? (Trinh Gia Hung – Virginia, USA)

Trả lời: Thưa bạn, tôi ở xa quê hương từ năm 1958 nên không biết gì nhiều về vấn đề chính trị, nhân sự ở miền Nam. Tôi nghĩ rằng trên đời này không phải hễ ai có đủ bản lãnh là làm lãnh đạo một nước, thí dụ như ở nước Mỹ thì nhiều người cho rằng còn rất nhiều người giỏi hơn TT Nixon mà sao ông lại làm TT.

Câu hỏi: Xin TS cho biết, có kế hoạch rút lui về miền Tây cố thủ, thế nhưng tại sao việc đó không xảy ra? (Nguyễn Quang – Biên Hòa, Việt Nam)

Trả lời: Kế hoạch cuả TT Thiệu rút về miền Tây là tùy thuộc yếu tố quyết định đó là Hoa Kỳ bằng lòng cho VNCH vay 3 tỉ đola trong 3 năm nhưng quốc hội Hoa Kỳ đã ngoảnh mặt đi rồi.

Câu hỏi: Lý do nào đưa đến việc Ông Thiệu phải bàn giao chức Tổng Thống lại cho Cụ Trần văn Hương và phải rời khỏi Việt nam vào ngày 24/04/75 ? Có phải do áp lực của Mỹ?
Ông Thiệu trước khi bàn giao chức Tổng Thống có biết gì về tin Quân Đoàn 4 với Tướng Nguyễn khoa Nam và Lê văn Hưng sẽ có kế hoạch ‘phản công’ và rút vào các ‘Mật khu’ không? (Đọc Giả Người Việt – Sydney,Australia)

Trả lời: Ông Thiệu đã bị áp lực rất nặng nề từ phía Mỹ phải từ chức, vì nếu không thì ‘cơ hội cuối cùng cho miền Nam sẽ không còn nưã’, ngoài ra nếu ông không từ chức thì tướng lãnh của ông cũng sẽ vào dinh Độc Lập ‘bắt ông từ chức’. Về câu hỏi liên hệ tới tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng thì chúng tôi không biết gì để trả lời.

Câu hỏi: Người khác viết thay, dù là tiến sĩ và bộ trưởng tùm lum, cũng không phải là ông Thiệu! Rất tiếc, thì cũng đọc như đọc tiẻu thuyết thứ bảy thôi. pvm (Phan Văn Minh – Pháp)

Trả lời: Chúng tôi không viết thay cho ông Thiệu nhưng sau khi ra mắt cuốn sách KDMTC rất nhiều độc giả 4 phương đã liên lạc và đặt những câu hỏi về những biến cố nơi hậu trường và đặc biệt là về ông Thiệu nên chúng tôi chỉ ghi lại cho những độc giả muốn tham khảo có nhiều dữ kiện mới và chính xác để đi tới những kết luận riêng của mình. Còn nếu bạn muốn coi đây là tiểu thuyết thứ 7 thì đó là quyền cuả bạn, tác giả phải kính trọng.

Câu hỏi: Xin cho biet bang cach nao toi co the mua cươn sach ay? Cam on. (Trương An – WA, USA)

Trả lời: Xin mời bạn vào website: http://www.tamtutongthongthieu.com để có đầy đủ chi tiết. Cám ơn bạn.

Câu hỏi: Thưa Ông Tổng Trưởng, có phải Tổng Thống Thiệu không viết hồi ký nên TT Thiệu đồng ý cho Ông phóng vấn để ông dùng những tài liệu nầy viết sách đề có phần nào bào chửa những lỗi lầm trong sự mất miền Nam Việt Nam của TT Thiệu. Kính cám ơn Tổng Trưởng Nguyễn Tiến Hưng. (Dân Nguyễn – california)

Trả lời: trong cuốn sách chúng tôi đã viết về chuyện ông Thiệu không viết hồi ký. Chúng tôi không có phỏng vấn ông Thiệu trừ chỉ có một lần phỏng vấn chính thức cùng với đồng tác giả Schecter để viết cuốn ‘The Palace File’ năm 1986. Nhưng chúng tôi đưọc nghe rất nhiều đều tâm huyết ông kể lại như kể chuyện. Không bao giờ ông ấy yêu cầu chúng tôi viết lại điều gì để bào chưã. Chỉ trừ có một lần ông ấy viết thư nhờ chúng tôi cải chính về một câu do một nhà báo người Anh đã trích sai lầm về câu ông nói đối với vấn đề thuyền nhân. Chúng tôi có in lại bức thư này trong cuốn sách.

Câu hỏi: Cuộc tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2 có bị áp lực của Mỹ hay không? Những liên danh tranh cử tự động rút lui cũng do Mỹ xúi giục phải không?Nếu có thì có lợi gì cho Mỹ trong bàn hội nghị để Tổng Thống Thiệu mang tiếng là độc diễn làm cho uy tín của Tổng Thống bị giảm đi? Xin cảm ơn Tiến Sĩ , kính chúc Tiến Sĩ vui khoẻ. Thành Nguyên. (Thành Nguyên – San Diego)

Trả lời: Như chúng tôi đã xác định trên đây về khía cạnh chính trị cũng như cái ngân hà chính trị miền Nam thì chúng tôi không biết để bình luận. Riêng về nhiệm kỳ 2 thì khi có cuộc tranh cử vào muà thu năm 1971 thì qua những tài liệu phía Hoa Kỳ chúng tôi biết được rằng lúc ấy Tiến Sĩ Kissinger không muốn cho ông Thiệu ra tranh cử nữa, và có dấu hiệu là ông ấy muốn đại tướng Minh ra tranh cử để sắp xếp một giải pháp chính trị cho miền Nam nhưng ông Thiệu cứ nhất định tranh cử dù rằng độc diễn.

Câu hỏi: Cháu là Hai, điện thoại 704-481-8885 begin_of_the_skype_highlighting              704-481-8885      end_of_the_skype_highlighting, muốn nói chuyện với chú, có thể gọi cho cháu. Hay cho cháu xin số điện thoại. Cám ơn chú (Nguyen Van Hai – Charlotte, NC)

Trả lời: Cháu Hai vào website http://www.tamtutongthongthieu.com để liên lạc. Chúc cháu mọi sự tốt lành.

Cau hoi: Kính chào TS Hưng, cháu rất muốn được đọc ấn bản mới của TS, xin TS cho biết địa chỉ gởi mua, cũng như ấn bản Hồ Sơ mật Dinh Độc Lập. Chân thành cảm ơn ( – Seattle, Washington)

Tra loi: Thật ra khi viết mấy cuốn sách này thì chú đã nghĩ đến thế hệ cuả các cháu và con cháu tiếp theo để không những hiểu biết minh bạch về VN mà còn rút tiả đưọc nhiều bài học quý giá từ chiến tranh lâu dài ấy.
Về điạ chỉ mua sách thì cháu vào website http://www.tamtutongthongthieu.com để biết thêm chi tiết

Cau hoi: Xin chào giáo sư Hưng, tôi là người rất thích đọc sách của ông qua 2 tác phẩm (bí mật dinh Độc Lập và Khi Đồng Minh Tháo Chạy. Tôi là người đã được diện kiến ông khi tông tới Calgary Canada. Tôi có câu hỏi, xin ông trả lời cho. Sự ra đi của TT Thiệu là do áp lực của Mỹ, hay là do ý định của ông ấy muốn đi trước khi cs vào SG. (Ha Thuy – Calgary Canada)

Tra loi: Thưa cô, như chúng tôi đã viết trong cuốn sách mới,sự ra đi cuả TT hiệu là do áp lực từ nhiều phía đặc biệt là Pháp, Mỹ, Tân TT Hương, Đại tướng Minh, MTGP áp lực đòi ông phải ra khỏi VN thì mới có thể điều đình một giải pháp hòa bình.

Cau hoi: Kính chào TS Nguyễn Tiến Hưng, vấn đề 16 tấn vàng hiện giờ đang ở đâu và cố TT Nguyễn Văn Thiệt có bao giờ đề cập tới hay không? Xin cám ơn TS Nguyễn Tiến Hưng (Hoang Duc – Texas)

Tra loi: Vấn đề 16 tấn vàng thì chúng tôi đã viết rất chi tiết trong gần một chương cuả cuốn sách mới để bạn có thể tham khảo cho biết hết sự thật.

Cau hoi: Kính thưa Giáo sư: Khi TT Thiệu nói rằng ‘Mất một TT Thiệu, chúng ta còn một Trung tướng Thiệu….v..v..’ Theo sự hiểu biết của Giáo sư với TT Thiệu, TT Thiệu có ý định ở lại VN không? Hay vì áp lực quá lớn vào lúc đó, mà phải ra đi? Dù sao đi nữa, tôi cũng rất thương cảm vị cựu FIRST LADY duy nhất còn lại của chúng ta và khi nào sách được bày bán ở Houston. (Lily Pham – Houston Tx)

Tra loi: Lily xem câu trả lời về vấn đề này như đã đề cập trên đây. Theo bà Thiệu kể lại thì ông ấy nói với bà ‘Mẹ con mày cứ đi đi, tao ở lại mặc cái quần xà lỏn là được rồi’

Cau hoi: Thưa Tiến-Sĩ . Xin Tiến-sĩ có thể tiết-lộ những nhận-định và quyết-định của Cố Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu về vụ cho các công-ty Mỹ khai-thác dầu khí , trên phương-diện chiến-lược không ? Xin đa tạ Tiến-Sĩ . Nguyên . (Harry Ho – San Diego USA .)

Tra loi: Hy Vọng duy nhất cuả chính phủ và nhân dân miền Nam lúc ấy là công ty Mỹ khai thác dầu khí sẽ thành công trong việc đào dầu vì viện trợ đã cạn kiệt, không còn trông vào đâu được nưã. Khi công ty Mỹ báo cáo đã đào được dầu thì ông Thiệu hết sức vui mừng chỉ thị mang thùng dầu đầu tiên từ ngoài khơi đem lên nghĩa trang quân đội tại Biên Hoà để phúng viếng vào ngày chiến sĩ trận vong nam 1974

Cau hoi: Tại sao Giáo Sư chỉ phát hành cuốn sách này sau khi Tổng Thống Thiệu qua đời?

Giáo Sư có nghĩ rằng cục diện chiến tranh Việt Nam sẽ thay đổi có lợi cho Miền Nam và rút ngắn lại nếu Mỹ không ủng hộ việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ủng hộ chiến dịch Bắc Tiến những năm đầu của thập niên 1960?

Thaison Dao (MSEE) (Con của một H.O 15)
(Thaison Dao – Sparks, Nevada)

Tra loi: Như đã đề cập trên đây, sau khi xuất bản cuốn ‘Khi đồng minh tháo chạy’ năm 2005 thì nhiều độc giả đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về TT Thiệu. Ngoài ra trong 4 năm vưà qua, đã có nhiều tài liệu mới được giải mật, soi sáng cho lịch sử nên tôi viết cuốn sách này để giúp cho đồng hương có nhiều dữ kiện mới và chính xác. Về việc lật đổ TTNgô Đình Diệm 1963 đối với chúng tôi là một lầm lỗi lớn lao về phía Hoa Kỳ vì theo sự nghiên cứu cuả chúng tôi TT Diệm đã có ý định dàn xếp với Chính phủ VNDCCH giải pháp cho cuộc chiến để tiến tới thống nhất trong hòa bình.

Cau hoi: Thưa GS, GS sang Hoa Kỳ du học năm nào và trước khi đi du học GS đã tốt nghiệp đại học nào ở VN.
(Quang Nguyen – USA)

Tra loi: Lần đầu tiên tôi sang Hoa Kỳ là năm 1957, nhưng vào Đại học 1958. truớc khi du học tại Hoa Kỳ thì chúng tôi đã theo học tại DH Luật Khoa ở Saigon

Câu hỏi:Hi Sir 1 how are you! i would like to buy this book.But I didn’t know where.
thanks a LOT,
nhI(nhi cong-long island New york)

Trả lời:Hi Nhi Cong please go to website http://www.tamtutongthongthieu.com to find details about buying the book. i would like to let you know you and your generation are very much in my mind.

Cau hoi: When and where can we buy your book? Thanks (Phương – Irvine, CA)

Tra loi: Dear Phuong, please see the answer above.
Thank you

Cau hoi: Kính thưa GS tôi chỉ có một câu hỏi, tại sao khi sanh tiền Cựu TT Thiệu đã không để lại bất cứ một nhật ký nào để nói về tâm tư của mình để cho mọi người hiểu, để đến khi ông nhắm mắt thì GS mới cho xuất bản cuốn sách này. Như vậy có phải là cựu TT Thiệu đã gừi tất cả tâm tư của mình cho GS và nhờ GS làm hộ công việc đó? Kính chào GS (huynh phương duy – Mississauga-Canada)

Tra loi: Về câu hỏi đầu xin bạn xem những câu trả lời như đã đề cập trên đây. TT Thiệu đã tâm sự rất nhiều với chúng tôi khi chúng tôi hỏi ông về những diễn biến của lịch sử nhưng không bao giờ ông nhờ chúng tôi làm hộ ông để viết hồi ký.

“Tâm tư Tổng Thống Thiệu ” được đồng hương lắng nghe

WESTMINSTER – Khoảng gần 800 đồng hương gốc Việt ở Nam California đã đến tham dự buổi ra mắt sách của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết về “Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,” được tổ chức tại phòng hội lớn của Westminster Rose Center vào chiều 16 tháng 5.

Có thể nói đây là một cuộc ra mắt sách được đồng hương lưu tâm nhiều nhất từ trước đến nay tại hải ngoại. Theo ông Ðinh Quang Anh Thái, trong ban tổ chức, thì có đến sáu cơ quan truyền thông và báo chí lớn ở Nam California cùng yểm trợ cuộc ra mắt sách này.

Quang cảnh hội trường Westminster Rose Center trong buổi ra mắt sách “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu“của Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng.
(Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Vào lúc khai mạc, hội trường lớn của Westminster Rose Center đã kê 600 ghế nhưng đã không đủ nên phải xếp thêm đến 200 ghế nữa. Ðiều đáng ghi nhận là có đến 70% người tham dự đều mua sách, người một cuốn, người hai, ba cuốn và đều được tác giả trân trọng ký tặng bằng những hàng chữ cho riêng từng người.

Nguyễn Huy

@ NguoiViet