Danh họa “Picasso” 10 tuổi

Mới 10 tuổi nhưng cậu bé Hamad Al Humaidhan đã vẽ nên các bức tranh tuyệt đẹp, được so sánh với các bức họa của họa sỹ lừng danh Pablo Picasso.



Cậu bé Hamad Al Humaidhan.
Hamad đã khiến giới nghệ thuật sửng sốt vì những tác phẩm cậu vẽ trước khi nhìn thấy các kiệt tác của Picasso giống hệt phong cách của danh họa người Tây Ban Nha.

Cậu bé 10 tuổi này đã được ký hợp đồng với một tổ chức nghệ  thuật quốc tế dù chỉ đang học tiểu học. Tranh của cậu có giá gần 1.000 USD mỗi bức. Hamad cũng sẽ tổ chức triển lãm lần đầu tiên vào hè này.

Hamad cho hay kỹ thuật của cậu là nhắm mắt, thấy một hình ảnh trong đầu và truyền tải nó sang bức vẽ.

Hamad bắt đầu học vẽ sau khi gia đình chuyển từ Kuwait tới thành phố Bath, ở Avon, Anh 3 năm trước. Hamad thấy cha mình ,Walid, một nghệ sĩ không chuyên, mang theo một bảng vẽ và cậu bé đã hỏi mượn nó.

Anh Walid, 38 tuổi, phát hiện thấy con trai mình vẽ một bức chân dung đơn giản của cầu thủ Cristiano Ronaldo. Cách sử dụng màu sắc đủ để Walid muốn khích lệ con trai mình. Hamad đã sớm chuyển sang sử dụng sơn dầu để sáng tạo các bức vẽ trừu tượng giống Picasso.

Năm nay, con trai anh Walid đã được ký hợp đồng với công ty Turner Fine Arts và bán  được 6 bức vẽ. Hamad trở thành niềm mơ ước của các bạn học tại trường tiểu học St Martin’s Garden, nơi cậu bé được đặt cho biệt danh “Nghệ sĩ”.
Hai tác phẩm của Hamad.

Hamad sống cùng cha Walid và mẹ Alown Fadaa, 38 tuổi, anh trai Fahad, 13 tuổi, hai em gái Wedad, 8 tuổi, và Worood, 4 tuổi.

Anh Walid nói: “Cậu bé chưa bao giờ nhìn thấy tác phẩm nào của Picasso khi mới bắt đầu vẽ. Thật không thể tin nổi. Tất cả chúng tôi đều tự hào về Hamad và thành tích mà bé đã đạt được”.

Người đại diện của Hamad, Steve Turner, nói: “Khi tôi thấy tác phẩm của cậu bé, tôi rất kinh ngạc vì độ phức tạp của nó. Những chỗ đánh bóng và màu sắc thật sự ngoài sức tưởng tượng.
Đối với tôi thì quả là rất vui mừng khi thấy một người quá trẻ như vậy thể hiện được tài năng nhiều đến thế. Sẽ còn tuyệt vời nữa khi chờ xem phong cách của cậu bé sẽ phát triển thế nào trong những năm tới”.
Giống như Hamad, Pablo Picasso cũng bắt đầu vẽ khi mới 7 tuổi dưới sự hướng dẫn của cha mình. Ông tiếp tục trở thành một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại cho tới khi qua đời vào năm 1973 ở tuổi 91.

Cuộc triển lãm đầu tiên của Hamad sẽ diễn ra tại rạp Royal International Pivilion, ở Llangollen, xứ Wales, trong hai ngày 5-6/6 tới.

Nguyễn Thúy
Theo DM
@ DanTri

Giáo sư Văn Như Cương: “Chọn những kẻ dốt nát, bất tài để mà gạch bỏ”

Văn Như Cương (sinh 1937) là một nhà giáo Việt Nam, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Ông là một Tiến sĩ toán học, được phong học hàm phó giáo sư. Nhiều bài báo có ghi ông là Nhà giáo Nhân dân, tuy nhiên ông đã chính thức phủ nhận việc ông có danh hiệu này.

Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề dạy học chữ Hán (đồ Nho) tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Năm 1954, học xong phổ thông, ông ra Hà Nội học khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa toán. Tốt nghiệp đại học, ông trở thành cán bộ giảng dạy tại trường.
Ông học chương trình nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1971.
Sau khi về nước ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn Hình học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh.
Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi Đổi mới.
Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học. Ông là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Viêt Nam. Ông là thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam.

Một người học trò của ông kể lại :

“Thầy Văn Như Cương kể, trong đợt bầu cử Quốc hội khóa XII vừa rồi, thầy đến nơi bỏ phiếu, bút lăm lăm trong tay. Thầy đọc danh sách ứng cử viên và nói to: “Sáng suốt lựa chọn những kẻ dốt nát, bất tài…”. Thầy nhắc lại vài lần như vậy, lập tức có người đến hỏi tại sao lại như vậy; thầy điềm nhiên trả lời “để mà gạch!”.

Đúng là phải gạch tên những kẻ dối nát, bất tài; loại chúng ra khỏi guồng máy hoạt động chính trị của chúng ta. Làm như vậy để văn hóa chính trị được nâng lên

Tổng hợp từ internet

Giọng lưỡi báo chí chính thống Trung quốc nói về Việt Nam: “Trung Quốc phải dùng vũ lực để tấn công bọn Việt Nam lòng lang dạ sói”

Đó là tít của bài báo được đăng trên hàng trăm trang mạng của Trung Quốc, bài sớm nhất đề ngày 29/8/2008, bài muộn nhất đề ngày 30/4/2010, và đến ngày hôm nay, khi chúng tôi tra cứu theo Google cụm từ trên, thì trên hàng trăm trang mạng đã xuất hiện gần một chục ngàn từ mục.

Khi anh em cộng tác viên của BVN đề xuất với người điều hành trang mạng cho dịch đăng vài bài báo loại này, ông rất phân vân. Bởi theo ông, trong khi các phương tiện truyền thông Việt Nam đang đưa tin theo hướng giải quyết các tranh chấp giữa hai nước Việt Trung bằng con đường hòa bình, đúng phương châm “16 chữ vàng” của hai đảng, thì việc cho dịch đăng những bài đã cũ đó lên BVN liệu có làm khoét sâu hận thù, tổn thương đến tình cảm giữa hai dân tộc láng giềng hay không?

Lời phản bác nghe rất có lý của GS Nguyễn Huệ Chi đã buộc các công tác viên BVN quyết định sục tìm thêm trên nhiều website của Trung Quốc. Rốt cuộc sự thực vẫn là sự thực: các bài viết hù dọa, bôi nhọ, lăng mạ và vu cáo Việt Nam vẫn tồn tại nhan nhản ra đấy, không hề có bài nào bị rút bỏ.

Vì thế, bài báo mà chúng tôi quyết định dịch đăng dưới đây là một trong rất nhiều bài ngẫu nhiên chứ không cố ý lựa chọn, cho phép chúng ta cảm nhận rõ ràng một sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, đầy dẫy giọng điệu hiếu chiến, hậm hực, hung hăng, mạ lỵ nước bạn láng giềng một cách trắng trợn, đáng ra không nên gắn vào miệng một đất nước như Trung Hoa, đất nước vĩ đại của cuộc Cách mạng Tân Hợi, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa đầu tiên ở Châu Á, và ngày nay đang có tham vọng vươn lên vai trò đàn anh của thế giới.

Xem giọng điệu bài báo, ta có thể nhận định, tác giả của nó không phải là những người dân thường, mà là những quan chức “có gang có thép” trên miệng. Điều đó càng khiến ta không thể tưởng tượng nổi, vì sao nhân danh tiếng nói của những tác giả có vị thế xã hội cao như vậy trên trường quốc tế, lại có thể sắt máu và hạ đẳng đến như thế.

Chúng tôi không muốn bình luận nhiều hơn nữa. Xin đăng toàn văn ngay sau đây để các cư dân mạng “thưởng lãm”; nhân thể cũng để các nhà lãnh đạo Việt Nam chiêm nghiệm về tư cách của người hàng xóm luôn mồm xoen xoét “16 chữ vàng”; và để những Lê Chiêu Thống thời nay biết rõ tâm địa của chính cái bọn miệng nói hữu nghị hài hòa, nhưng trong lòng thì coi khinh họ như cỏ rác. Phải chăng họ đang ôm nhầm chân một triều đại tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Hoa?) Phải chăng không thể tìm thấy ở đâu trong thư tịch cổ bất cứ một bản văn nào xấu xa hơn những thứ mà báo chí chính thống của Đảng CS Trung Quốc đã và đang công khai tung ra để bôi nhọ Việt Nam?

Hình ảnh lính Trung Quốc

GS Vũ Cao Đàm

Đại dương vô cùng rộng lớn, nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú, trong khi đó nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, môi trường sống của con người ngày nay càng ngày càng xuống cấp, kinh tế biển ngày càng phát triển, đòi hỏi một nguồn tài nguyên lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu sinh tồn của con người. Đại dương không còn là bí ẩn của con người, những cuộc chinh phục của con người khiến cho đại dương không còn bình yên nữa.

Diện tích biển của Trung Quốc vào khoảng 3 triệu km2, chiếm 1/3 diện tich đất liền, nhưng không phải là một nước lớn mạnh về tài nguyên biển. Trung Quốc là nước có 1, 3 tỷ dân, đồng thời có truyền thống văn hóa lịch sử rực rỡ lâu đời. Trong quá trình bị các nước nhỏ láng giềng xâm lược, tài nguyên biển bị cướp đoạt, tổ tiên chúng tôi đã truyền lại rằng: “nguyên biển là tài sản quý báu”. Nói về quần đảo Nam Sa của Trung Quốc (chính là Trường Sa của Việt Nam), số các hòn đảo mà Việt Nam xâm chiếm và cướp đoạt là nhiều nhất, gồm 29 hòn đảo. Đồng thời Việt Nam đã khai thác số lượng lớn dầu khí, thu được lợi nhuận to lớn, còn Trung Quốc thì không thu được gì.

Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc, nhưng đã không mong muốn cùng Trung Quốc phát triển phồn thịnh. Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, tôi thấy đây là mối quan hệ giữa “người nông dân và con rắn độc”. Việt Nam luôn sắm vai “thất tín bội nghĩa”, trong những thời điểm quan trọng lại “chơi” lại sự khoan dung và lương thiện của Trung Quốc. Trong tình hình quốc tế hiện nay, vì sự phát triển hài hòa của Trung Quốc, việc dùng lực chống lại Việt Nam không thể chậm trễ hơn nữa. Vì sao phải đánh Việt Nam bằng vũ lực? Tôi xin chỉ ra 2 khía cạnh lớn sau đây:

I. Việt nam là một quốc gia lòng lang dạ sói

Ngay từ những năm 60 Trung Quốc đã bắt đầu ủng hộ Việt Nam cả về quân sự, kỹ thuật, kinh tế với quy mô lớn. Trong những năm đó, bản thân Trung Quốc cũng rất khó khăn, mặc dù là ủng hộ Việt Nam, nhưng mặt khác cũng là bảo đảm an ninh quốc gia. Với sự ủng hộ vô tư của Trung Quốc, Việt Nam đã đánh bại gần 560 nghìn quân Mỹ tại Việt Nam, buộc Mỹ tháng 11/1968 tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, Trung Quốc lại vô tư ủng hộ Việt Nam cả về nguồn lực và nhân lực trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt cơ sở vững chắc cho cho việc phục hồi kinh tế tại Việt Nam.

Sự vô ơn của Việt Nam còn biểu hiện ở việc lúc đó Việt Nam một tay nhận viện trợ vô tư của Trung Quốc, một tay lại ngấm ngầm chìa ra cho Liên Xô cũ. Dưới sự thao túng của Liên Xô cũ và các nước đế quốc, Việt Nam đã làm đủ trò để quấy nhiễu ở biên giới Trung-Việt, dẫn đến đổ máu cho người dân Trung Quốc. Tại Việt Nam, Việt Nam sát hại và trục xuất số lượng lớn Hoa kiều. Lúc đó Việt Nam còn xuất quân tấn công Campuchia, ủng hộ Heng Somrin. Không thể nhẫn nại hơn trong tình thế bất khả kháng đó, tháng 2/1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh phản kích tự vệ. Trong hoàn cảnh đất nước Trung Quốc hết sức khó khăn vẫn vô tư giúp đỡ Việt Nam, nhưng cuối cùng, bọn Việt Nam đã bắt tay với Liên Xô cũ, một đối thủ của Trung Quốc, cầm súng bắn lại ân nhân Trung Quốc. Chúng ta hãy nghĩ xem, bọn Việt Nam lòng lang dạ sói đến mức nào nữa?

II. Việt Nam là đất nước “tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ”.

Trung Quốc -Việt Nam là hai nước láng giềng uống chung nguồn nước, nhiều chính trị gia Việt Nam đã đến học tập tại Trung Quốc, tương đối hiểu biết về chính sách và quan điểm nhân văn của Trung Quốc. Trong thời kỳ mới Trung Quốc theo đuổi quan hệ láng giềng hòa bình, hợp tác hài hòa, Trung Quốc vẫn giữ thái độ khoan dung quảng đại để quan hệ với Việt Nam.

Trước đây không lâu, ngày 30/5/2008, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đột nhiên đến thăm Trung Quốc. Trong cuộc đến thăm lần này, vị Tổng bí thư này nói rất nhiều điều làm cảm động lòng người, mồm bô bô: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tỏ ra rất chi là thân thiết… sau này mới biết, thì ra kinh tế Việt Nam bị Mỹ cấm vận, lạm phát tăng cao, kinh tế của Việt nam xuất hiện nguy cơ khủng hoảng nên Việt Nam mới chạy đến xin cầu viện Trung Quốc… Đến khi vừa về nước vị Tổng bí thư này liền trở mặt, liên kết với đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc là Công ty dầu khí Mobil để khai thác dầu khí trên quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) mà Việt Nam xâm chiếm và cướp đoạt. Việt Nam thật là vô liêm sỉ, không biết hổ thẹn.Trong quá trình tranh cướp các đảo của Trung Quốc, còn ra vẻ “quang minh chính đại” liên kết với công ty dầu khí nước ngoài tiến hành thăm dò khai thác. Mục đích của Việt Nam là quốc tế hóa các đảo chiếm được với tâm địa độc ác, không biết xấu hổ. Đây là hành vi điền hình của “cường đạo biến thành quân tử”, chủ yếu là nhằm thỏa mãn tham vọng của Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đây là 2 nước vô liêm sỉ. Vì vậy đúng là không thể giải được hận khi Trung Quốc không dùng vũ lực để thu hồi phần lãnh hải đã mất.

Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc là vô cùng nham hiểm, biểu hiện ở việc, khi Trung Quốc ra sức cải tạo và phát triển kinh tế Vịnh Bắc Bộ và đạt được những thành quả về kinh tế thì Việt Nam một mặt tìm cách lợi dụng và hưởng thụ, một mặt lại liên kết với Hoa Kỳ – quốc gia đầu sỏ trên thế giới để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Khi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic, Trung Quốc lại đề cập đến vấn đề chủ quyền biển và vấn đề hợp tác Trung – Việt để khai thác dầu khí tại biển Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), thì, bọn Việt Nam đã thực sự là bọn con cháu phá gia chi tử, chúng điên cuồng khai thác trộm tài nguyên dầu khí trên vùng biển của Trung Quốc, Việt Nam còn liên kết với những lực lượng can thiệp “quốc tế”, khiến vùng biển Trung- Việt trở thành một tiêu điểm quốc tế.

Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc căn bản: láng giềng hữu nghị, không có chiến tranh, cùng nhau phát triển. Xem ra Việt Nam đã đi theo vết xe đổ của những năm 70, vẫn còn muốn diễn vai kẻ bán đứng ân nhân đã giúp đỡ họ, trở thành một kẻ “tiểu nhân vô liêm sỉ” thực thụ. Hàng loạt các biện pháp hiện nay của Việt Nam giải thích đầy đủ rằng, cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 79 vẫn chưa đủ dạy cho Việt Nam một bài học tơi bời thì trong bài học lần này, chúng ta cần làm triệt để, để Việt Nam có được bài học nhớ đời và cũng là vì lợi ích lâu dài của Trung Quốc

Trung Quốc hiện nay đang rất cần tinh thần võ biền, nhưng đã đưa ra chính sách “ẩn giấu tài năng” lâu dài mai phục, khiến cho nhiều người trong nước vẫn ngu ngơ cho rằng thế giới đang phát triển hài hòa? Trong khi đó, có kẻ lại nghĩ Trung Quốc là một “con sư tử dũng mãnh” đang đe dọa các nước khác? Trong khi đó lại để cho một bọn oắt tì như Việt Nam mà vẫn có thể xâm chiếm lãnh hải Trung Quốc, và cứ nhâng nhâng thăm dò và khai thác mà không một mảy may đau lòng? Tất cả điều đó cho thấy đã đến lúc chúng ta cần từ bỏ thái độ khoan dung, nhân nhượng, mà phải dùng vũ lực để chứng minh Trung Quốc là một đất nước hùng mạnh.

Có người cho rằng bây giờ chưa phải là thời điểm phù hợp để đánh Việt Nam, trên thực tế chiến tranh là khuynh hướng ứng xử của kẻ mạnh, thực ra là muốn nói rằng: Trung Quốc ơi, anh chưa phải là kẻ mạnh đâu. Để cho một nước lỏi con như Việt Nam dám xâm lược hải đảo của Trung Quốc, khoan dung thái quá với Việt Nam là hủy diệt chính mình. Dùng vũ lực tấn công Việt Nam cần tàn nhẫn, cần phá hủy triệt để các cơ sở quân sự của Việt Nam, tất nhiên bao gồm cả cơ sở hạ tầng dân sự. Đối với một nước vô liêm sỉ như vậy, chúng ta không cần xem xét những gì là đạo đức và vô đạo đức, chỉ cần phù hợp với lợi ích quốc gia đó chính là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhân dân Trung Quốc cũng sẽ ủng hộ đến cùng.

Vũ Cao Đàm dịch

@ BXVN

Cư dân mạng có thể tìm được hàng loạt những bài viết có nội dung tương tự trên các website sau đây của Trung Quốc:

hi.baidu.com/yueli88/blog/item/…/a5e8b535fa52518ca71e12e2

http://www.armsky.com/BbsJunshi/bbsgaojing/200807/10478.html

bbs.tiexue.net/post_2959709_1.html

http://www.cfdd.org.cn/bbs/redirect.php?fid=86&tid=56193&goto

military.china.com/zh_cn/critical3/27/…/14997280.html –

122323.148365.com/article8751.html –

http://www.cnweapon.com/?action-viewnews-itemid-14205

http://www.bhgjw.com/bbs/dispbbs.asp?boardid=33&Id=1419&page=4

dabuyiyang.blog.hexun.com/47660504_d.html

http://www.xycq.net/forum/archiver/tid-141614.html

yangleitsinghua.bokee.com/

paowang.net/news/3/2009-12-31/20091231094552.html –

club.xilu.com/wx2008/replyview-965502-50323.html