Tiếu lâm giáo dục : Các bài viết của học sinh

… Quân ta được ăn no, ngủ say sưa, thóc gạo rồi rào, chuẩn bị chết cũng đáng. Với tinh thần và nghị lực nung nấu không còn gì để nói ngoài chiến thắng, chiến thắng. Đúng vậy không hả các bạn? Tất cả nhân dân ai cũng mong rằng rồi một ngày, một ngày chinh chiến sẽ tàn. Đúng vậy, phải chăng đó chỉ là một câu hát chính trong một bài hát nào đó, nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng lớn nao và thúc đẩy toàn quân, toàn dân tiến lên phía trước giành thắng lợi.

Các bạn thử nghĩ mà xem một đất nước bị chia cắt làm đôi thì khác nào một miếng bánh bị cắt làm đôi, rất dễ ăn dễ nuốt. Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Đúng vậy, tiến vào Sài Gòn đánh cho rắn rập đầu, đánh cho giặc “tan đàn xẻ nghé”.

… Đồng khởi, đồng có nghĩa là cùng, khởi có nghĩa là khởi nghĩa. Đồng khởi có nghĩa là toàn Đảng, toàn dân tham gia khởi nghĩa rành lại chính quền. Đồng khởi được tổ chức vào mùa xuân năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh.

Dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh ta đã tiêu diệt được hơn 4000 địch, thu 1500 khẩu AK, 280 khẩu đại bác, 8 tấn lương thực, 6 tạ thuốc men, bắt sống 1 đại tá, 8 trung tá, 15 hạ sĩ quan và làm bị thương rất nhiều tên khác. Tổng thiệt hại trong cuộc khởi nghĩa của quân địch lên tới 1 tỉ USD. Tổng thống Johnson lúc bấy giờ rất sốt ruột nhưng phải cắn răng chịu đựng.

Chiến tranh là, chiến tranh mà, biết làm sao được. Nhiều bà mẹ mất con, nhiều ông bố mất chồng. Nói chung là thiệt hại khôn xiết. Tình hình ô nhiễm môi trường thật là nan giải do thuốc súng và chất độc màu da cam có rất nhiều heroin làm cho mọi sinh vật bị nghiện heroin?!
Đề 1: Viết về nhân vật Thúy Kiều

Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:

“Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng.”
Đề 2:“Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều”.

Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: “… Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Kiều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm “thất điên bác đảo” cả giới “hậu bối” chúng ta …”
Đề 3:“Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: “…. Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức…. Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)”
Đề 4:“Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?”
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: ” Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa… Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn” của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…”

Đề 5:“Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái.”

Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại ha ha , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi…”
Đề 6:“Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: “Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ..”

Đề 7:“Sau khi đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?”

Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: “Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt… ”
Đề 8:“Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?”

Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: “Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta”

Đề 9:“Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ” ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
“Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn”

Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:

“…Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết… Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có…”
Đề 10:“Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
“Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa.”

@ FreeLecongDinh Blog

LỢI ÍCH CỦA ĐẠO VĂN

Ngô Tự Lập

Trả lời phỏng vấn Trần Nhã Thụy (Báo Tuổi trẻ)

1. Thưa ông, với quan sát cá nhân, ông đánh giá vấn nạn đạo văn ở VN đang ở mức độ như thế nào?

Tôi cho rằng đạo văn hiện đang rất phổ biến và đó là điều đáng xấu hổ. Với tư cách một nhà giáo, thú thật là tôi rất xấu hổ về tình trạng đạo văn ở nhà trường Việt Nam . Nhưng không chỉ có sinh viên đạo văn. Rất nhiều người nổi tiếng, trong đó có cả nhà văn, nhà giáo cũng có đạo văn dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài những hình thức đạo văn thông thường, còn có những hình thức “kín đáo” hơn, chẳng hạn lấy ý kiến của người khác rồi viết lại y như mình nghĩ ra. Hay việc một vị PGS ở Hà Nội không biết tiếng Pháp đi thuê một học giả nổi tiếng ngoại 80 tuổi dịch một tác phẩm lý luận, sau đó đứng tên “đồng tác giả”, mà lại đặt tên mình lên trước.

2. Theo ông, đạo văn có nguồn gốc từ đâu?

Về mặt văn hóa, như tôi đã viết trong bài “Nguồn gốc văn hóa của đạo văn”, nguyên nhân sâu xa của tình trạng đạo văn là truyền thống giáo dục áp đặt và giáo điều mà cho đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Cơ sở của nền giáo dục này là sự thần thánh hoá tư tưởng của một số tác giả, biến những tư tưởng ấy thành chân lý phổ quát mà mọi người đều phải học và làm theo. Với lối học như thế, trí thức ngày xưa không phải là những người sáng tạo, mà là những người biết nhiều chữ, thuộc nhiều sách, để lúc nào cũng có thể nói ra những câu na ná những câu của các bậc Thánh hiền.

Phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn vậy. Các thầy cô giáo đọc sách rồi truyền đạt cho học sinh và đòi hỏi các em phải nhớ. Em nào thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao – một ví dụ là bài văn được điểm 10 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2006. Những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn. Về bản chất, dạy học như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài cũng đề cao trình độ đạo văn. Lối dạy này khiến cho các em nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng.

Việc thiếu sách là một do khác. Nếu cả thầy và trò chẳng có gì để đọc ngòai cuốn giáo trình thì thử hỏi các em sẽ học như thế nào nếu không học thuộc lòng?

Về mặt đạo đức, đạo văn chính là sự ăn cắp, nhưng là thứ ăn cắp tồi tệ hơn ăn cắp thông thường. Bởi ăn cắp thông thường chỉ là chiếm đoạt một cách vụng trộm tài sản của người khác. Còn đạo văn là ăn cắp cộng với đạo đức giả. Những người đạo văn nói chung đều là trí thức, ít nhất là trong con mắt xã hội. Lý do của việc đạo văn chắc chắn là long tham, nhưng sâu xa mà nói, đạo văn phản ánh sự tự ti. Vì không dám tin là mình có thể làm một điều gì đó có giá trị, không dám dấn than, trong khi lại muốn nổi tiếng, muốn thăng quan tiến chức. Vậy là làm liều.

3. Phải chăng những người càng giỏi thì lại ‘đạo’ nhiều, hay nhờ đạo nhiều mà ‘giỏi’.

Tôi không đồng ý. Không hề có chuyện người càng giỏi càng “đạo” nhiều. Theo tôi đạo tác phẩm nhiều nhất là là những người “chân đến đất cật không đến giời”, những kẻ “dở ông dở thằng về mặt tri thức”. Nghĩa là, anh ta không phải hạng dốt nát, cũng có đôi chút kiến thức và thường là có bằng cấp hoặc ít nhiều danh tiếng. Nhưng anh không phải người có tài lớn, ít nhất là ở mức anh ta mong muốn. Dưới áp lực của việc phải có “tác phẩm” xứng với cái danh (và nhiều khi kèm theo là chức vụ), anh ta không chống chọi lại được cám dỗ và tặc lưỡi làm liều.

Dĩ nhiên, một số người rất khéo trong việc che đậy, hay nói cách khác là khéo “đạo”, chẳng hạn vay mượn ý tưởng, làm thao tác “copy and paste” biến của người khác là của mình, mà không dễ gì phát hiện? Nhưng làm sao có thể gọi một người phải đi vay mượn ý tưởng của người khác là người giỏi được?

4. Đi nhiều nước trên thế giới, ông thấy chuyện đạo văn có như ở VN không? Cách xử lý của họ về chuyện đạo văn như thế nào?

Ở các trường đại học Pháp, Mỹ mà tôi từng biết, sinh viên đạo văn sẽ bị đuổi học. Giáo sư đạo văn sẽ bị đuổi việc. Đó là cách xử lý thông thường ở mọi nơi, trừ ở Việt Nam . Có lẽ bởi vì ở các nước khác, chuyện đạo văn rất hiếm khi xảy ra. Quả thật, mặc dù đã học và dạy học ở nhiều nước khác nhau, tôi chưa gặp một trường hợp đạo văn nào.

5. Còn ở VN, rất nhiều vụ đạo văn, cuối cùng chỉ dừng lại ở ‘nghi án’, rồi ‘chìm xuồng’. Không có một nơi nào, một hội đồng nào làm công việc xử lý những vụ đạo văn. Ông thấy có kỳ cục không?

Đúng là ở ta có tình trạng đó. Có nhiều lý do, nhưng tôi muốn nói đến 3 lý do.

Trước hết, trong xã hội ta hiện nay đang lan tràn sự vô cảm đối với bất kỳ những thứ gì thuộc về cộng đồng. Có lẽ đó là phản ứng về việc chúng ta đã nói quá nhiều và quá hình thức về tinh thần tập thể chẳng? Ông ta có đạo văn thì đạo văn ai đó, và có là vẩn đục đời sống tinh thần, nhưng đời sống tinh thần là của chung, thêm một con sâu vào nồi canh vốn đã nhiều sâu thì có chết ai?

Lý do thứ hai, theo tôi là chúng ta chưa có giới trí thức đích thực. Chúng ta chỉ có một số nhà trí thức đơn lẻ. Chúng ta có rất nhiều công nhân và nông dân có bằng cấp, có học hàm học vị đủ loại, nhưng có bằng cấp và học vị chưa phải là trí thức. Chỉ có trí thức mới đặt câu hỏi, mới trăn trở tìm giải pháp, mới tôn trọng chân lý và muốn cải thiện xã hội.

Lý do thứ ba là tình trạng đạo đức xuống cấp một cách phổ biển. Trong một xã hội đầy rấy tham nhũng, hối lộ, nơi hễ dựng xe là sợ mất gương đèn, nơi mà ngay cả nông dân cũng dể dành rau sạch cho nhà mình và bán phun thuốc trừ sâu cho con người khác ăn, việc ai đó tham nhũng là điều không mấy cấp bách.

6. Ý kiến của ông về câu nói: ‘Cái gì hay của nhân loại là của chung, ta cứ lấy xài, việc gì phải suy nghĩ cho mệt óc’?

Có rất nhiều thứ hay đã trở thành tài sản chung của nhân loại, nhưng chúng ta có dùng đâu!

7. Nhiều người hiện nay xem đạo văn là bình thường và ứng xử với nó cũng bình thường. Theo ông thì có bình thường không?

Rất nhiều điều bình thường ở nước ta lại rất không bình thường ở những nước khác. Không chỉ đạo văn, mà cả đi muộn, vượt đèn đỏ, đái bậy, lấn chiếm đất công, hối lộ cảnh sát, ném chuột chết ra đường, chạy trường, mua điểm, rồi còn chạy chức, chạy giải thưởng, chạy giáo sư…Tôi không thể kể hết được.

8. Tác hại lớn nhất của đạo văn là gì?

Sao anh không hỏi, đạo văn có lợi ích gì không? Theo tôi, mặc dù đạo văn là phi đạo đức và đáng chê trách, nó có tác dụng rất lớn đối với xã hội. Nhờ có đạo văn mà chúng ta nhanh chóng xây dựng được đội ngũ khoa học hùng hậu bậc nhất châu Á như hiện nay. Nếu tiếp tục phát huy truyền thống đạo văn, tôi tin tưởng rằng kế hoạch đào tạo 20 ngàn Tiến sĩ trong thời gian từ nay đến năm 2020 của chúng ta sẽ thành công rực rỡ.

@ Vietstudies

Nexus Technologies đã “làm ăn” với những nơi nào và như thế nào tại Việt Nam?

Ngọc Trân, thông tín viên RFA

Trước đây, chúng tôi đã trình bày về vụ một số thành viên của công ty Nexus Technologies ở Hoa Kỳ bị truy tố vì hối lộ tại Việt Nam và cũng đã lược thuật cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Mới đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra một cáo trạng khác, thay thế cáo trạng năm 2008, theo đó, có nhiều dữ liệu và tình tiết mới. Thông tín viên Ngọc Trân trình bày thêm….

Vì sao từ 5 tội thành 28 tội?

Cáo trạng mới của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về vụ án Nexus Technologies, ghi ngày 29 tháng 10 năm 2009, thay thế cáo trạng năm 2008.

Vào thời điểm này, do một trong bốn người liên quan tới vụ án Nexus là ông Joseph Lukas đã nhận tội, nên chỉ còn ba bị cáo là ba anh em Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Quốc An.

Theo cáo trạng mới, cả ba bị cáo buộc vi phạm 28 tội, tăng 23 so với cáo trạng cũ. Trong đó có 1 tội do âm mưu vi phạm các đạo luật, 9 tội do vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài” (FCPA), 9 tội do vi phạm “Đạo luật Đi lại” (Travel Act) và 9 tội liên quan đến rửa tiền.

Khác với luật hình sự Việt Nam (mỗi hành vi chỉ bị truy tố một tội), tại Hoa Kỳ, một hành vi có thể bị cáo buộc vi phạm nhiều tội. Chẳng hạn như, dù chỉ chuyển khoảng 22.000 đô la cho một quan chức Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 2005, hai bị cáo Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Kim Anh bị buộc ba tội: tội vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài”, tội vi phạm “Đạo luật Đi lại” và tội rửa tiền.

Theo cáo trạng mới, dù chỉ chuyển tiền cho các quan chức nước ngoài 9 lần nhưng các bị cáo bị buộc 27 tội, do vi phạm các điều khoản khác nhau của Bộ luật Hoa Kỳ (USC).

Để thính giả dễ hiểu, có lẽ phải nhắc qua về “Đạo luật Đi lại”. Đây là đạo luật cấm đi lại trong nước hoặc nước ngoài, hoặc sử dụng email, điện thoại hay các phương tiện khác nhằm thực hiện hoạt động bất hợp pháp. Dù có tên là “Đạo luật Đi lại” nhưng các bị cáo không nhất thiết phải “đi lại”, vẫn có thể bị cáo buộc vi phạm đạo

luật này khi sử dụng các phương tiện viễn liên như: điện thoại, fax, email để thực hiện các hoạt động phi pháp.
Do vậy, dù hai bị cáo Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Kim Anh chỉ ngồi tại công ty để thực hiện hành vi chuyển tiền vẫn bị cáo buộc vi phạm “Đạo luật Đi lại”.

“Nexus” làm ăn với ai?

Ngoài các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Bộ Công an đã được nêu tên trong cáo trạng cũ, trong cáo trạng mới, có thêm Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam, thuộc Tổng Công ty Bay Dịch vụ Việt Nam.

Theo cáo trạng mới, Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam (SSFC: Southern Services Flight Company) là một doanh nghiệp quân đội hoạt động trong lĩnh vực hàng không, địa bàn hoạt động chính là Sân bay Vũng Tàu. Cũng vì vậy, nó liên quan cả đến Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Cáo trạng mới còn có sự thay đổi về tên của một doanh nghiệp. Cáo trạng cũ đề cập đến sự dính líu của Công ty Du lịch và Thương Mại T&T (tên tiếng Anh là Tourism and Trading Company), trong cáo trạng mới, T&T là Công ty TNHH T&T (Tên tiếng Anh: T&T Co. Ltd.), gọi tắt là T&T. Theo cáo trạng mới, T&T là doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động liên quan đến an ninh biên giới và mua sắm vũ khí của Bộ Công an Việt Nam.

Cáo trạng mới cũng đề cập cả đến việc Quân đội Nhân dân Việt Nam mua sắm vũ khí từ Nexus.

Một số cá nhân và công ty khác cũng đã xuất hiện trong cáo trạng mới. Chẳng hạn như một quan chức Việt Nam làm việc tại công ty T&T, được gọi là “Quan chức A”.

Hoặc một công ty toạ lạc tại Hongkong, do một người Việt làm chủ, được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là “HKC 1″. Người Việt đó đã được đại bồi thẩm đoàn nhận diện và gọi là “VN 1”.

“VN 1” được xác định là cư dân TP.HCM và công ty “HKC 1” do “VN 1” làm chủ đã được Nexus sử dụng như một “vỏ bọc”, giúp thanh toán tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam.

Một công ty khác được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là “HKC 2”. “HKC 2” cũng toạ lạc tại Hồng Kông, cũng do một người Việt Nam làm chủ và người này được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là “VN 2”. “VN 2” cũng là cư dân TP.HCM và “HKC 2” là một “vỏ bọc” khác trong chuyện thanh toán tiền hối lộ để giành hợp đồng.

Nexus “làm ăn” thế nào?

Theo cáo trạng mới, sở dĩ ông Nguyễn Quốc Nam giành được các hợp đồng béo bở cho Nexus từ các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là vì ông ta đồng ý trả tiền hối lộ, thường được mô tả là “hoa hồng”, cho những cá nhân làm việc ở các cơ quan và những công ty đó.

Cả bốn người trong công ty Nexus liên quan đến vụ án này đều đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các quan chức chính phủ Việt Nam, được cáo trạng mô tả là “những người ủng hộ”.

“Những người ủng hộ” giúp Nexus có được các hợp đồng bằng cách cung cấp thông tin thuộc loại bị cấm tiết lộ, lừa đảo trong đấu thầu và các hình thức hỗ trợ khác.

Đổi lại, Nexus trả “hoa hồng” cho họ bằng cách chuyển tiền cho công ty HKC 1 ở Hongkong, để HKC 1 tiếp tục chuyển số tiền ấy cho “những người ủng hộ”.

Cũng theo cáo trạng, đôi khi công ty HKC 2 chuyển tiền cho HKC 1, để HKC 1 chuyển vào tài khoản của các quan chức Việt Nam.

Để tránh bị giới hữu trách Hoa Kỳ phát hiện, bốn bị cáo đã gian lận sổ sách nhằm che giấu việc chuyển tiền giữa Nexus, công ty HKC 1, HKC 2 vào các tài khoản của các quan chức ở Việt Nam.

Những ai ở Công ty Bay Dịch vụ miền Nam đã nhận 96.000 đô la?

photo courtesy of southernsfc.com.vn Công ty bay dịch vụ Miền Nam là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công bay Dịch vụ Việt Nam, là công ty đứng đầu về cung cấp dịch vụ trực thăng tại Việt Nam hiện nay

Công ty Bay Dịch vụ miền Nam chỉ mới xuất hiện trong vụ Nexus sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lập cáo trạng mới.

Đây là một doanh nghiệp quân đội hoạt động trong lĩnh vực hàng không, địa bàn hoạt động chính là Sân bay Vũng Tàu. Cũng vì vậy nó liên quan cả đến Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Trước đây, cáo trạng mà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lập năm 2008 chỉ đề cập đến giao dịch giữa Nexus với Sân bay Vũng Tàu, song cáo trạng mới có một số giao dịch đã xác định lại đối tượng của Nexus là Công ty Bay Dịch vụ miền Nam.

Theo cáo trạng, mùa hè năm 2005, ông Nguyễn Quốc Nam gửi cho cô Nguyễn Kim Anh một email, đề cập đến một hợp đồng với Công ty Bay Dịch vụ miền Nam. Trong đó, ông Nam yêu cầu cô Kim Anh chuyển khoản tiền trị giá 10% của hợp đồng này đến công ty HKC 1, để HKC 1 trả tiền hối lộ cho các quan chức liên quan đến hợp đồng đó, với số tiền khoảng $19.000 đô la.

Ngày 26 tháng 4 năm 2006, ông Nam gửi một email khác thông báo cho cô Kim Anh rằng, một quan chức ở Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam muốn Nexus thanh toán khoản tiền hối lộ liên quan đến  hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu.

Sau đó, ông Nam có một email khác, ra lệnh cho cô Kim Anh chuyển tiền vào HKC 1 và ngày 23 tháng 5 năm 2006, cô Kim Anh đã chuyển khoảng $63.000 đô la vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong. Đến ngày 5 tháng 6, HKC 1 đã chuyển số tiền này vào một tài khoản được cáo trạng chuyển sang tình trạng ẩn danh là “VN 1” tại Việt Nam, để thanh toán cho quan chức đó.

Hồi giữa tháng 11 năm 2006, ông Nam gửi email cho cô Kim Anh. Email viết: “Chúng ta cần HKC 1 lập các các hoá đơn liên quan đến tất cả những lần chuyển tiền để chúng ta ghi đúng các giao dịch này trong sổ sách. Đừng lo về ngày tháng và mô tả chi tiết bởi vì tôi bịa ra chúng“.

Trong số các hoá đơn Nexus yêu cầu HKC 1 lập, có một hóa đơn với số tiền khoảng 63.000 đô la.

Hoặc cuối tháng 12 năm 2006, ông Nam gửi email ra lệnh cho cô Kim Anh chuyển 14.200 đô la cho HKC 1 để thanh toán khoản hối lộ lần 2 cho một quan chức ở Công ty Bay Dịch vụ miền Nam  vì đã “hỗ trợ” Nexus trong hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu. Số tiền này đã được cô Kim Anh chuyển trong cùng ngày từ tài khoản của Nexus vào tài khoản của HKC 1 ở Hongkong và HKC 1 đã chuyển để thanh toán cho quan chức mà người ta đang chờ xác định là ai.

Theo cáo trạng mới, Nexus đã có 3 lần chuyển tiền cho quan chức của Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam với tổng số tiền khoảng 96.000 đô la.

Một số giao dịch còn lại đối với Trung tâm Quản lý Bay miền Nam và Sân bay Vũng Tàu trong cáo trạng này vẫn không thay đổi.

Những ai ở Công ty T&T đã nhận 76.000 đô la?

Một đối tác khác đã nhận hối lộ để “hỗ trợ” Nexus là Công ty TNHH T&T (T&T Co. Ltd.).

Theo cáo trạng, T&T là một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, chuyên tham gia vào các hoạt động liên quan đến an ninh biên giới và mua sắm vũ khí cho bộ này.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 2005, ông Nam gửi cho cô Kim Anh một email giới thiệu T&T là công ty thuộc chính phủ Việt Nam chuyên mua vũ khí và các thiết bị an toàn.

Ngày 23 tháng 5 năm 2005, Nexus đã chuyển số tiền khoảng 22.325 đô la vào tài khoản của HKC 1 ở Hongkong.

Một tuần sau, ông Nam gửi email cho nhân vật – mà cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chuyển vào tình trạng ẩn danh, rồi đặt tên là  “Quan chức A” thuộc công ty T&T – thông báo rằng, Nexus đã chuyển số tiền đó cho HKC 1 và HKC 1 sẽ chuyển chúng vào tài khoản của quan chức này. Sau khi trừ các chi phí dịch vụ, “Quan chức A” sẽ nhận được $21.872 đô la.

Cùng ngày, HKC 1 đã chuyển đúng khoản tiền ấy vào tài khoản của “Quan chức A”, được mở tại Ngân hàng Thương mại Á châu ở Việt Nam. Trên hướng dẫn chuyển khoản, phần mô tả được ghi là “quà cáp”.

Vào ngày 9 tháng 6 năm 2005, một giao dịch tương tự đã được thực hiện: Nexus chuyển $29.987 đô la từ tài khoản của Nexus vào tài khoản của HKC 1 tại Hong Kong. Hai tuần sau, HKC 1 chuyển khoản tiền này vào tài khoản của “Quan chức A”, được mở tại Ngân hàng Thương mại Á châu ở Việt Nam. Khoản tiền đó cũng được ghi là “quà cáp” trên hướng dẫn chuyển khoản.

Đầu tháng 8 năm 2005, Nexus chuyển  tiếp 15.653 đô la vào tài khoản của công ty HKC 1 tại Hong Kong. Giữa tháng 8 năm 2005, HKC 1 chuyển khoản này sang tài khoản của “Quan chức A”.

Giữa tháng 11 năm 2006, ông Nam gửi một email cho cô Kim Anh, cho biết, ông cần các hoá đơn từ HKC 1, trong emaik ông trấn an: “Đừng lo lắng về ngày tháng và mô tả bởi vì tôi đã bịa ra chúng“. Trong các hoá đơn ông Nam yêu cầu, có hóa đơn chuyển số tiền gần 8.000 đô la cho công ty T&T.

Ngày 25 tháng 11 năm 2006, HKC 1 gửi email cho ông Nam, yêu cầu xác nhận lại khoản tiền cần chuyển cho “Quan chức A”, trong cùng ngày, ông Nam trả lời email này, xác nhận rằng, số tiền 7.790 đô la phải được chuyển cho Công ty T&T.  Trong cùng ngày, Nexus đã chuyển đúng số tiền vừa kể từ tài khoản của mình vào tài khoản của HKC 1 ở Hongkong để thanh toán cho “Quan chức A”.

Ít nhất, Nexus đã chuyển cho “Quan chức A” của công ty T&T khoảng 76.000 đô la qua bốn lần chuyển tiền.

Ngoài Công ty Bay Dịch vụ miền Nam và Công ty T&T, Nexus còn có những đối tác nào tại Việt Nam? Đó sẽ là nội dung bài kỳ tới, mời quý vị đón xem.

Vietsovpetro đã dàn dựng gì?

Vietsovpetro là một liên doanh giữa Việt Nam và Liên bang Nga để thăm dò, khai thác dầu khí tại biển Đông.

Theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, ngày 11 tháng 12 năm 2000, ông Joseph Lukas gửi email cho ông Nguyễn Quốc Nam, yêu cầu cho biết chính xác khoản hối lộ cần trả cho Vietsovpetro để ông Lukas làm sổ sách.

Hai ngày sau, ông Nam gửi cho ông Lukas một email. Email viết: “Hôm nay, tôi đã cố gắng để kiếm hợp đồng từ vài người thuộc bộ phận kỹ thuật của Vietsovpetro. Với khoản tiền hoa hồng 15%, chúng ta đã được hứa sẽ là nhà cung cấp”.

Trong một email khác mà ông Nam gửi ông Lukas hồi giữa tháng 4 năm 2002, ông Nam viết: “Chúng ta cần phải lo các khoản hoa hồng cho… ở Vietsovpetro. Tôi muốn chắc chắn là tất cả mọi người ở đây hài lòng. Điều đó sẽ tốt cho tình hình tài chính của chúng ta”.

Khoảng đầu tháng tháng 5 năm 2003, Vietsovpetro ký hợp đồng với ông Lukas, mua hệ thống máy nâng thủy lực, trị giá khoảng 500.000 đô la.

Ngày 27 tháng 2 năm 2004, ông Nam gửi email cho một nhân viên Nexus, trao đổi về thỏa thuận liên quan đến “Tường lửa GenPac”. Email này cho biết, Nexus vẫn còn nợ một quan chức Vietsovpetro khoản hối lộ là 43.340 đô la. Do đó, ông Nam yêu cầu nhân viên đó chuyển khoản tiền tương đương từ tài khoản HKC 2 vào tài khoản HKC 1. Trong cùng ngày, ông Nam gửi email cho HKC 1, cho biết tiền sẽ đến và hướng dẫn cần chuyển tiền cho ai.

Ngày 04 tháng 3 năm 2004, khoản tiền 43.306 đô la đã được HKC 2 chuyển vào tài khoản của HKC 1.

Ngày 10 tháng 3 năm 2004, ông Nam gửi email cho nhân vật điều hành HKC 1 – đối tượng đã được cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chuyển vào tình trạng ẩn danh với tên “VN 1”, yêu cầu “VN 1” phải làm xong hóa đơn.

“VN 1” gửi email hỏi ông Nam cần ghi gì vào hóa đơn đó. Sau đó, HKC 1 xuất ra một hóa đơn cho Nexus, thời hạn xuất hoá đơn được kéo lùi lại một tháng.

Đến giữa tháng 3 năm 2004, HKC 1 chuyển 42.440 đô la vào tài khoản của quan chức Vietsovpetro, mở tại Ngân hàng Thương mại Á Châu ở Việt Nam.

Khoảng giữa tháng 1 năm 2006, ông Nam gửi email cho nhiều nhân viên của Nexus, thông báo về việc chuẩn bị ký một hợp đồng cung cấp cho Vietsovpetro máy phun làm sạch bề mặt thiết bị. Theo email này, người của Vietsovpetro từ chối thảo luận về khoản tiền hối lộ qua email và yêu cầu trao đổi qua điện thoại Internet.

Giữa tháng 3 năm 2006, ông Nam gửi email cho cô Kim Anh, thông báo rằng ông ta đã thực hiện thành công hành vi gian lận trong đấu thầu để thắng hợp đồng mua bán máy vừa kể: Vietsovpetro đã trợ giúp ông Nam bằng cách sắp xếp cho hai công ty khác chào giá cao hơn, nên Nexus được chọn.

Ngày 26 tháng 10 năm 2006, ông Nam gửi một email khác cho cô Kim Anh, thông báo về một hợp đồng khác với Vietsovpetro. Email viết: “Vietsovpetro bảo rằng, chúng ta đã được thanh toán cho hợp đồng này rồi. Làm ơn xác nhận để có thể chi trả tiền hoa hồng”.

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2007, ông Nam gửi email cho một nhân viên của Nexus ở Việt Nam, thảo luận về số tiền hối lộ đang nợ các quan chức thuộc nhiều công ty khác nhau, trong đó có Vietsovpetro.

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của Công ty Petro Gas Việt Nam. Photo  courtesy of PVGas.
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của Công ty Petro Gas Việt Nam. Photo courtesy of PVGas.

Petro Gas Việt Nam cũng không kém

Trong cáo trạng mới, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ còn đề cập đến hoạt động đưa – nhận hối lộ giữa Nexus và Công ty Petro Gas Việt Nam.

Ngày 17 tháng 10 năm 2000, ông Joseph Lukas gửi email cho ông Nam để bàn về “hoa hồng” cho “người ủng hộ” ở Petro Gas Việt Nam, kèm tuyên bố: “Tốt! Làm đi! Có thư tín dụng xác nhận chúng ta không thể mất”.

Photo courtesy of vietsov.com.vn Các dàn khoan dầu của Vietsovpetro ngoài khơi vùng biển Việt Nam.

Một năm sau, qua một email khác, ông Lukas thông báo với ông Nam rằng, khoản tiền mà Petro Gas Việt Nam thanh toán thấp hơn dự kiến. Sở dĩ có sự sai biệt đó là vì phải trả tiền hối lộ cho quan chức của Petro Gas Vietnam.

Cáo trạng mới của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ không cho biết, hai email này liên quan tới hợp đồng nào giữa Nexus và Petro Gas Việt Nam.

Khoảng đầu tháng 8 năm 2004, một nhân viên của Nexus gửi email cho ông Nam, yêu cầu xem lại cách anh ta tính tiền trả cho Petro Gas Việt Nam trong một hợp đồng mua bán phụ tùng. Ông Nam đã chuyển email này cho cô Nguyễn Kim Anh, yêu cầu cô xem lại để chuyển số tiền khoảng 10.000 đô la.

Ngày 13 tháng 8, cô Kim Anh gửi email hỏi ông Nam xem số tiền phải trả cho Petro Gas Việt Nam có cần phải chuyển qua công ty HKC 1 hay không. Ông Nam hồi đáp với chú thích “khẩn cấp”, chỉ đạo cho cô chuyển tiền ngay, để đổi lấy sự hỗ trợ của một quan chức có liên quan đến một hợp đồng sẽ ký hôm đó. Ba ngày sau, khoản tiền này được chuyển về Việt Nam.

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của Công ty Petro Gas Việt Nam. Photo  courtesy of PVGas.
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của Công ty Petro Gas Việt Nam. Photo courtesy of PVGas.

Vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, Nexus còn chuyển 21.597 đô la cho HKC 1 để thanh toán tiền hối lộ cho một quan chức của Petro Gas Việt Nam trong một hợp đồng khác. Liên quan đến hợp đồng này, giữa tháng 11 năm 2006, ông Nam gửi email cho cô Nguyễn Kim Anh báo rằng, ông cần các hóa đơn từ HKC 1. Ông tiếp tục viết: “Đừng lo lắng về ngày tháng và mô tả chi tiết bởi vì tôi bịa ra chúng“. Trong số các hoá đơn mà ông yêu cầu, có một hóa đơn với số tiền 21.597 đô la.

Ngày 11 tháng 5 năm 2007, cô Kim Anh yêu cầu  ông Nam xác nhận việc “giải quyết” số tiền 21.841 đô la, liên quan tới hợp đồng “Carrier” với Petro Gas Việt Nam.

Vào ngày 28 tháng 5 năm 2007, ông Nam nhận được email từ Việt Nam, cho biết Nexus nợ 22.403 đô la do liên quan tới việc bán  máy lạnh cho Petro Gas Việt Nam. Ngày 13 tháng 6 năm 2007, cô Kim Anh chuyển 22.403 đô la vào tài khoản HKC 1 tại Hong Kong, để chuyển về Việt Nam thanh toán cho quan chức của Petro Gas Việt Nam.

Ngày 5 tháng 7 năm 2007, HKC 1 chuyển số tiền khoảng $22,000 vào tài khoản của nhân vật đứng đầu HKC 2 đã được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chuyển qua tình trạng ẩn danh là “VN 2”, sống tại TP.HCM. Hai hôm sau, “VN 2” gửi email cho ông Nam, thông báo đã nhận được tiền nhưng thiếu 441 đô la. Ông Nam trả lời “VN 2” rằng, khoản thiếu hụt là chi phí chuyển tiền.

Vụ Nexus chắc chắn chưa ngừng ở đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và tường trình khi có thông tin mới.

@ rfa.org