KHI CÓ ĐỘNG ĐẤT, BẠN NÊN NẤP Ở ĐÂU ?

ĐỘNG ĐẤT CÓ THỂ XẨY RA BẤT KỲ Ở ĐÂU. XIN ĐỌC TÀI LIỆU NÀY ĐỂ PHÒNG NGỪA CHO BẠN VÀ GIA ĐÌNH BẠN

ĐOẠN TRÍCH TỪ BÀI BÁO CỦA DOUG COPP: “TAM GIÁC CỦA SỰ SỐNG”

Tôi tên là Doug Copp. Tôi là Đội trưởng đội cứu hộ (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thông tin trong bài báo này sẽ cứu nhiều sinh mệnh trong một trận động đất.

Tôi đã trườn, ḅò trong 875 toà nhà đă bị đổ sập, làm việc với các đội cấp cứu từ 60 nước, thành lập các đội cấp cứu tại một số nước, và tôi là thành viên của nhiều đội cấp cứu của nhiều nước.

Tôi đã là một chuyên gia Liên Hợp Quốc về khắc phục thảm hoạ (Disaster Mitigation) trong 2 năm. Tôi đã làm việc tại tất cả các thảm hoạ chủ yếu trên thế giới từ năm 1985, trừ những thảm hoạ xảy ra đồng thời.

Toà nhà đầu tiên tôi đã từng trườn ḅò trong đó là nơi đã là một trường học ở Thủ độ Mexico trong trận động đất năm 1985. Mỗi đứa trẻ đều đang ở dưới bàn của nó. Mỗi đứa trẻ đã bị nghiền nát tận xương. Lũ trẻ có thể đã sống sót bằng cách nằm dài bên cạnh bàn học của chúng trên các lối đi. Điều đó thật là bẩn thỉu, vô lương và tôi đã băn khoăn tại sao lũ trẻ đã không ở trên các lối đi. Lúc đó tôi đã không biết là lũ trẻ được nói cần ẩn náu dưới cái ǵì đó.

Đơn giản mà nói, khi các toà nhà sụp đổ, sức nặng của trần rơi trên các đồ đạc bên trong nghiền nát các vật này, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng. Khoảng trống này là cái mà tôi gọi là “tam giác của sự sống”. Vật càng lớn, nó sẽ kết khối càng rắn chắc và nhỏ. Vật kết khối càng nhỏ th́ì khoảng trống càng lớn, khả năng càng lớn là người sử dụng khoảng trống để an toàn sẽ không bị thương. Lần tới khi bạn xem một toà nhà sụp đổ, trên tivi, hảy đếm “các tam giác” được h́ình thành mà bạn thấy. Chúng có ở mọi nơi. Nó có h́ình dạng chung nhất, bạn sẽ thấy trong các toà nhà bị đổ sập.

CÁC LỜI KHUYÊN ĐỂ AN TOÀN KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT

1) Hầu hết những người chỉ đơn giản “cúi đầu xuống và ẩn náu” KHI CÁC TOÀ NHÀ SỤP ĐỔ bị nghiền nát đến chết. Những người chui xuống các vật như bàn làm việc hay ô tô, bị nghiền nát.

2) Các con mèo, chó và trẻ nhỏ thường cuộn tṛòn một cách tự nhiên trong tư thế bào thai.
Bạn cũng nên như vậy trong một trận động đất. Nó là một bản năng sống sót/an toàn tự nhiên.
Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một cái tràng kỷ, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống cạnh nó.

3) Các toà nhà gỗ là những loại nhà an toàn nhất để ẩn náu trong một trận động đất. Gỗ linh hoạt và di động theo các sức mạnh của trận động đất. Nếu toà nhà gỗ sụp đổ, các khoảng trống an toàn lớn sẽ được tạo ra. Cũng vậy, các toà nhà gỗ có sức nặng tập trung, phá huỷ ít hơn. Các toà nhà gạch sẽ đổ đến từng viên gạch. Các viên gạch sẽ gây ra nhiều vết thương nhưng các cơ thể bị đè nén ít hơn là các tấm bê tông.

4) Nếu bạn đang trong giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường.
Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Các khách sạn có thể có được tỷ lệ sống sót cao hơn trong động đất, đơn giản bằng việc dán một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi pḥòng báo cho những người thuê pḥòng nằm xuống sàn, ngay cạnh giường trong một trận động đất.

5) Nếu một trận động đất xảy ra và bạn không thể trốn thoát dễ dàng bằng cách qua cửa lớn hoặc cửa sổ, hãy nằm xuống và cuộn tṛòn trong tư thế bào thai ngay cạnh một ghế tràng kỷ hay một ghế lớn.

6) Hầu hết những người đứng dưới ô cửa khi các toà nhà sụp đổ sẽ bị chết. Như thế nào? Nếu bạn đứng dưới ô cửa và rầm cửa rơi xuống phía trước hay phía sau bạn sẽ bị nghiền nát bởi trần nhà phía trên. Nếu rầm cửa rơi xuống bên cạnh, bạn sẽ bị cắt làm đôi bởi ô cửa. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ bị chết!

7) Không bao giờ được đi vào cầu thang.
Các cầu thang có một “mô men tần số” khác nhau (chúng dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Các cầu thang và phần cọ̀n lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng găy bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang – kinh khủng gấp bội. Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang. Các cầu thang là phần của toà nhà có thể bị hư hại nhiều nhất. Thậm chí nếu các cầu thang không bị sụp đổ bởi động đất, chúng có thể sụp đổ sau đó khi bị quá tải bởi những người bỏ chạy. Luôn luôn nên kiểm tra cầu thang xem có an toàn không, thậm chí khi phần c̣òn loại của toà nhà không bị thiệt hại.

8) Hãy ra gần tường ngoài của toà nhà hay là bên ngoài toà nhà nếu có thể – Tốt hơn nhiều là ở gần bên cạnh của tòa nhà hơn là ở bên trong. Bạn càng ở xa bên trong tòa nhà th́ì đường thoát chạy của bạn sẽ bị chặn lại càng có khả năng xảy ra.

9) Những người ở bên trong các phương tiện giao thông của họ cũng bị nghiến nát khi con đường ở bên trên rơi xuống trong một trận động đất và nghiền nát xe cộ của họ; đó chính xác là điều đă xảy ra với các tấm bê tông giữa các tấm sàn của xa lộ Nimitz. Các nạn nhân của trận động đất San Francisco đều ở bên trong xe cộ của họ. Tất cả họ đều bị chết. Họ có thể đă sống sót dễ dàng bằng việc thoát ra và ngồi gần (nhưng không chạm vào) xe cộ của họ. Mỗi người bị chết có thể đã sống nếu họ có thể thoát ra khỏi xe và ngồi hoặc nằm gần xe. Tất cả các xe bị nghiến nát đều có khoảng trống cao 3 foot ngay cạnh chúng, trừ các ô tô có các cột rơi trực tiếp vắt chép ngay cạnh.

10) Tôi đã phát hiện ra, trong khi trườn ḅò bên trong các toà báo và các cơ quan có nhiều giấy tờ khác bị sập, rằng giấy tờ không bị bẹp. Những khoảng trống lớn được thiết lập quanh những đống giấy.
Hãy lan truyền những thông tin này để có thể cứu sống ai đó… Toàn bộ thế giới đang trải qua những thảm hoạ tự nhiên v́ì vậy hãy chuẩn bị đương đầu!

Năm 1996 chúng tôi làm một bộ phim, chứng minh phương pháp luận sống sót của tôi là đúng đắn. Chính phủ liên bang Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ đô Istanbul, Đại học Istanbul Case Productions và ARTI đã hợp tác để làm cuốn phim thử nghiệm thực tế, khoa học này. Chúng tôi đã làm sập một trường học và một ngôi nhà với 20 người nộm bên trong. Mười người nộm đă “cúi đầu và ẩn náu”, và mười người nộm tôi đă sử dụng trong phương pháp sống sót “tam giác của sự sống” của tôi. Sau trận động đất tự tạo toà nhà đổ sập chúng tôi trườn ḅò qua gạch vụn và vào toà nhà để quay phim và dẫn chứng kết quả. Cuốn phim, trong đó tôi thực hành kỹ thuật sống sót của tôi trong các điều kiện dễ thấy trực tiếp, khoa học, liên quan tới việc sập toà nhà, đã chỉ ra sẽ không có cơ hội sống sót cho những người làm theo “cúi xuống và ẩn náu”

Có thể có 100 phần trăm khả năng sống sót cho những người sử dụng phương pháp “tam giác của sự sống” của tôi. Cuốn phim này đă được hàng triệu người xem trên tivi ở Thổ Nhĩ Kỳ và phần cọ̀n lại của châu Âu, và nó đã được tŕình chiếu ở Mỹ, Canada và châu Mỹ Latin trên chương tŕnh truyền h́ình Real TV.

Tư liệu về đại hội Đảng :Thư phê bình và kiến nghị gửi Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX

TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2006

Kính gửi :
– Tổng Bí thư và Bộ Chính trị
– Uỷ ban kiểm tra Trung ương.
– Ban chấp hành Trung ương khoá 9.

Đồng kính gửi :
– Bí thư Thành phố và Đoàn đại biểu dự đại hội 10 của 64 tỉnh thành cả nước.
– Các đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
– Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh
– Các đồng chí lão thành cách mạng
– Các Tướng lĩnh trong quân đội ở các quân khu
và Hội Cựu chiến binh 64 tỉnh thành cả nước.

Tôi Nguyễn Văn Thi (Năm Thi), sinh năm 1920, vào Đảng năm 1940, nguyên Uỷ viên Ban cán sự Đảng, Uỷ viên Tỉnh uỷ, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Thủ Dầu Một (Nay là tỉnh Bình Dương – Bình Phước).

Từ năm 1942 đến 1946:

– Chi đội trưởng Chi đội 1 Liên trung đoàn 301 – 310. – Tư lệnh và Thường vụ đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1950. – Bí thư Đảng bộ nhà tù Côn Đảo 1953 (thời chống Pháp). – Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Chỉ huy miền thời chống Mỹ. – Nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ Mục 3 Điều 3 Điều lệ Đảng hiện hành, tôi có thư phê bình và kiến nghị này gửi đến Hội nghị Trung ương 14 nội dung như sau :

I. Phê bình:

Tôi là một Đảng viên lão thành cách mạng vào Đảng và hoạt động từ trước 1945 đã được nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cách đây 6 năm. Còn các đồng chí từ Tổng Bí thư đến các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khoá 9 đều nhỏ hơn tôi hàng chục tuổi đời, nhưng các thư từ ý kiến của người cao tuổi đời, tuổi Đảng như tôi cũng như một số đồng chí khác chưa lần nào được các đồng chí trả lời theo quy định của Điều lệ Đảng. Từ lá thư đầu 1986 gửi Trung ương khoá 6 đến nay là khoá 9 tôi đã gửi tất cả 6 thư mà không một nội dung nào được xem xét giải quyết và trả lời. Nay bằng thư này tôi xin trực tiếp phê bình đồng chí Tổng Bí thư và các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Trung ương 9 đã hành xử không dân chủ đối với tôi và nhiều đồng chí khác từng gửi thư đến Trung ương Đảng đều không được giải quyết trả lời, chứng tỏ ngay các đồng chí ở Trung ương Đảng đã vi phạm điều lệ Đảng đã ban hành. Nếu phê bình này các đồng chí Trung ương Đảng không tiếp thu sửa chữa, thì chính các đồng chí đã làm cho vũ khí tự phê bình và phê bình mất tác dụng, không gương mẫu cho Đảng viên trong toàn Đảng noi theo.

II. Kiến nghị:

Sau 20 năm đổi mới, Ban chấp hành Trung ương 9 chỉ mới tổng kết đánh giá về các mặt kinh tế – chính trị – xã hội mà chưa đánh giá đầy đủ kết quả đổi mới về con người tức là đổi mới về nhân sự của hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước. Vì thế đồng thời với thành tựu kinh tế vấn tiếp tục xẩy ra nhiều bức xúc về quản lý kinh tế và xã hội trong đời sống người dân và nhiều bức xúc về chính trị về Nhà nước trong đông đảo Đảng viên. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng khiếu kiện ngày càng nhiều trong dân và chất vấn kiến nghị ngày càng nhiều trong Đảng đối với Trung ương. Hội nghị Trung ương 14 thực sự tiếp tục con đường đổi mới cần phải mạnh bạo tự mổ xẻ ngay trong nội bộ từ Bộ Chính trị đến Ban chấp hành, từ Tổng Bí thư đến từng Uỷ viên Trung ương để cương quyết loại bỏ những uỷ viên đã sai phạm dù trực tiếp hay gián tiếp ở cương vị người đứng đầu các lĩnh vực, các địa phương, từ các bộ, ngành đến các tỉnh thành ra khỏi cương vị lãnh đạo, không được tái đề cử vào khoá 10. Hội nghị Trung ương 14 làm được như vậy mới thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam là muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ đó Hội nghị Trung ương 14 là hội nghị cuối cùng giải quyết về nhân sự chuẩn bị cho Đại hội 10, tôi xin kiến nghị cụ thể các vấn đề sau:

1. Nếu nhiệm kỳ 9 Ban chấp hành Trung ương không giải quyết dứt điểm các vụ án chính trị siêu nghiêm trọng đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và ba chúng tôi là Phạm Văn Xô – Đồng Văn Cống – Nguyễn Văn Thi và nhiều Đảng viên lão thành cách mạng trong Đảng, trong quân đội đã có thư gửi đến Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 9 từ các Hội nghị Trung ương lần thứ 10, 11, 12, 13 càng chứng tỏ các đồng chí chưa làm tròn nhiệm vụ của người Đảng viên đã quy định tại Điều lệ hiện hành. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư đến Bộ Chính trị mà tôi và nhiều Đảng viên trong cả nước cho rằng Trung ương Đảng khoá 9 đã tiếp tục duy trì ảnh hưởng của hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì nể nang hoặc cố tình để bảo vệ chức danh của mình nhờ hai ông này mà có được. Không đưa ra giải quyết các vụ án này là che dấu khuyết điểm của Trung ương 9 đã tiếp tục kéo dài từ khoá 4 đến nay để bảo vệ quyền lợi cá nhân của một số người đã được tạo ra, bất chấp uy tín của toàn Đảng và tiếp tục không muốn đổi mới để cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước bằng thay đổi nhân sự lãnh đạo Tỉung ương Đảng thật sự là những người trong sạch, có đức, có tài, có uy tín trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Hậu quả sẽ là Đảng viên chân chính cả nước sẽ tiếp tục đấu tranh để chỉ rõ trách nhiệm thuộc về Ban chấp hành khoá 9 mà người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư. Tôi kiến nghị Hội nghị Trung ương 14 cần làm rõ trách nhiệm giải quyết các vụ án này của Ban chấp hành Trung ương 9 trước khi bàn đến nhân sự khoá 10. Có như vậy mới thấy rõ trong Ban chấp hành khoá 9 ai là người có đủ tư cách vào khoá 10 từ đồng chí Tổng Bí thư đến từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương?

2. Để có được sự đổi mới về nhân sự cho khoá 10, tôi kiến nghị từ Tổng Bí thư đến từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khoá 9 phải có bản tự kiểm điểm theo 3 nội dung sau đây, trước khi Ban chấp hành Trung ương 9 có bản kiểm điểm cả nhiệm kỳ.

2.1. Về tài sản cá nhân và gia đình của từng Ủy viên Bộ Chính trị đến Ủy viên Ban chấp hành Trung ương phải tự kê khai theo đúng quy định tại Nghị định 64 và Điều 11 Nghị định 13 sửa đổi bổ sung của Chính phủ đã ban hành theo Pháp lệnh chống tham nhũng. Trong đó có quy định bản tự kê khai phải công khai trong toàn Đảng để Đảng viên giám sát phát hiện. Có như vậy mới làm sáng tỏ ý kiến của Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng-Nguyễn Văn Chi đã trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 07/6/2005 về các trường hợp đem tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài hoặc đầu tư cho vợ con kinh doanh bất động sản, mua cổ phiếu lớn, tiêu xài hoang phí, đi du lịch, cho con du học Mỹ v.v… trong Ban chấp hành Trung ương có những ai? (Xem bài “Chống những nguy cơ bên trong đối với một Đảng cộng sản cầm quyền” của giáo sư Đặng Xuân Kỳ, trên tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận số 12/2005). Qua tự kê khai tài sản sẽ làm sáng tỏ trường hợp “năm nhà ba vợ vẫn là Trung ương” là ai trong Bộ Chính trị khoá 9? Hội nghị Trung ương 14 cần coi tự kê khai tài sản là tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức lối sống để lựa chọn nhân sự cho Đại hội 10.

2.2. Trong nhiệm kỳ 9 cả nước từ các bộ ngành thuộc Chính phủ đến các tỉnh thành ở đâu, cấp nào cũng đều có Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đứng đầu Đảng chính quyền nhưng hầu như ở đâu cũng để xẩy ra nhiều vụ tiêu cực tham nhũng làm thất thoát công quỹ mà lại do nhân dân tố giác, báo chí phanh phui. Có vụ đã xử thành án như vụ Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh… có vụ đang tạm giam để điều tra như vụ ở Bộ Thương mại, Bộ Giao thông vận tải… có vụ chờ thanh tra điều tra như vụ các công trình SEAGAME 22, vụ Phú Mỹ Hưng ở Thành phố Hồ Chí Minh… Tất cả chưa vụ nào xử lý trách nhiệm người đứng đầu là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đã lãnh đạo nơi để xẩy ra vụ việc đó. Vì thế năm sau số vụ việc tai tiếng nhiều hơn năm trước, tham nhũng lãng phí từ tệ nạn trở thành quốc nạn. Chống tham nhũng lãng phí bằng Pháp lệnh không hiệu quả rồi chống bằng Bộ luật sắp ban hành nhưng vẫn không vạch mặt chỉ tên được người đứng đầu chịu trách nhiệm là ai? Vì thế dù luật đã thông qua nhưng vẫn là Ban chỉ đạo như Pháp lệnh, không có một tổ chức quốc gia chống tham nhũng, vẫn cứ do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban để “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Không giám noi theo các nước trong khu vực khi họ đã có hẳn một cơ quan chống tham nhũng cấp quốc gia rất có hiệu quả. Tất cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khoá 9 cần kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Đảng đã để các đơn vị thuộc phạm vi mình quản lý có vụ việc xẩy ra dù đã hoặc chưa bị xử lý cũng phải tự rút hoặc Hội nghị Trung ương 14 phải loại ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành khoá 10.

2.3. Từ sau Hội nghị Trung ương 11 dư luận công khai vạch ra thực trạng bè cánh ngay trong Bộ Chính trị gọi là bè lũ 6 tên hoặc 8 tên. Có đảng viên hưu trí tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi thư chất vấn và kiến nghị đến Hội nghị Trung ương 12 đã chỉ rõ đó là 6 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị gồm các đồng chí: Trần Đức Lương, Trần Đình Hoan, Phạm Văn Trà, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Hồng Anh, Phan Diễn. Vì thế mà thế lực của bè cánh này đã thách thức dư luận qua hai sự việc họ đã làm là:

a) Tung ra Bản báo cáo tại Hội nghị Đảng uỷ quân sự Trung ương mở rộng ngày 24/8/2004 để gọi những đảng viên lão thành đòi giải quyết các vụ án chính trị siêu nghiêm trọng và vụ Đảng tịch Lê Đức Anh là phần tử cấp tiếp, đòi khai trừ Đảng cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh.

b) Cuối năm 2005, họ lại cho xuất bản và phát hành cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh” để Đỗ Mười viết lời tựa ca tụng Lê Đức Anh là “Nhà chính trị tầm cỡ – nhà quân sự lớn” nhằm tạo thanh thế cho bè cánh đang tại chức lọt vào Ban chấp hành khoá 10 theo mưu đồ của Đỗ Mười và Lê Đức Anh. Hội nghị Trung ương 14 cần làm rõ cái gọi là bè lũ 6 tên hay 8 tên đó là những ai? Ai là người chịu trách nhiệm trong Bộ Quốc phòng đưa ra Bản báo cáo nói trên? Ai là người duyệt và cho xuất bản cuốn sách “Đại tướng Lê Đức Anh”? Tất cả những người đó Hội nghị Trung ương 14 phải loại họ ra khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành khoá 10.

Nếu không xuất phát từ 3 nội dung tự kiểm điểm nói trên Hội nghị Trung ương 14 không đủ cơ sở pháp lý và tính Đảng để lựa chọn những con người trong sạch về lối sống, đủ đức, đủ tài, đủ tín nhiệm vào khoá 10 cho dù người đó ở độ tuổi nào. Đồng thời Hội nghị Trung ương 14 còn phải đưa ra nội dung các thư chất vấn và kiến nghị, các phát biểu của các Đảng viên lão thành đến các Đảng viên hưu trí, Cựu chiến binh cả nước đã gửi, đã nêu đích danh một số Ủy viên Bộ Chính trị và cả những người được bầu đi dự đại hội 10 để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét có đủ tư cách dự đại hội 10 chứ chưa nói là đề cử vào khoá 10. Nhiều phát biểu về những con người mà dư luận đánh giá là “hổ phụ không sinh hổ tử” lại sinh ra “cẩu tử” hoặc có người được coi là “nhân vật số 1” trong Bộ Chính trị hiện nay; trước kỳ Đại hội Đảng các tỉnh thành, các bộ ngành người này đã đưa ra báo giá cho mỗi chức danh đứng đầu ít nhất là 30 tỷ đồng. Đó là đồng chí Nguyễn Khoa Điềm hiện là Ủy viên Bộ Chính trị – Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương sinh ra từ người cha là nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Khoa Văn tức Nguyễn Hải Triều và đồng chí Nguyễn Chí Vịnh được bầu là đại biểu dự Đại hội 10 sinh ra từ người cha là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người liên quan đến các vụ án siêu nghiêm trọng Sáu Sứ, T4 nhưng vẫn được phe cánh bao che phong hàm Trung tướng để mưu đồ lọt vào Trung ương Đảng khoá 10. Đó là đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị – Trưởng ban tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan với quá nhiều tai tiếng từ trước Đại hội 9 về quyền thế bè cánh, trước đại hội Đảng các địa phương các ngành về giá cả từng chức danh đến quan hệ nam nữ mập mờ ở Quảng Ninh mà cán bộ hưu trí nào ở đó cũng biết rõ.

Vấn đề nhân sự không chỉ là sự bàn bạc đi đến nhất trí bằng bỏ phiếu mà phải thẳng thắn đánh giá từng con người, từng cương vị trong nhiệm kỳ 9 tại Hội nghị Trung ương 14, là trách nhiệm lịch sử của Ban chấp hành Trung ương 9 phải kiên quyết loại bỏ những Ủy viên Trung ương khoá 9 là bè phái, là người nhiều tai tiếng không để một ai lọt vào khoá 10.

Hội nghị Trung ương 14 phải sàng lọc cho được những người đề cử vào khoá 10 để Ban chấp hành khoá 10 thực sự là bộ máy lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đủ năng lực đổi mới bằng cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước tiến kịp với cải cách và phát triển kinh tế. Bộ máy Đảng cộng sản Việt Nam khoá 10 phải thực sự cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước để chịu trách nhiệm toàn diện, lãnh đạo toàn diện, không tiếp tục thực trạng vừa là Đảng vừa là Nhà nước; càng không thể Đảng trong Đảng, Nhà nước trong Nhà nước. Tất cả phải rạch ròi về mặt Đảng lãnh đạo giữa 3 cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp mới thực sự là một đảng cầm quyền không còn là độc quyền như hiện nay. Đảng cộng sản Việt Nam muốn đảm bảo chế độ chính trị có một đảng thì bộ máy lãnh đạo của Đảng phải xây dựng các đoàn thể quần chúng trở thành người đại diện thật sự và có thẩm quyền của các tầng lớp nhân dân, chứ không thể tồn tại như hiện nay họ chỉ biết đồng tình cho dù trong lòng con bất bình và biến họ thành những cánh tay nối dài của Đảng. Đó mới thực sự là Đảng của toàn dân, được dân tín nhiệm, một lòng theo Đảng theo Bác Hồ như lúc Bác còn sống.

3. Để tiếp tục đổi mới về nhân sự, Hội nghị Trung ương 14 cần bãi bỏ các thông lệ đã tồn tại nhiều kỳ qua khiến Đảng ngày càng trở thành độc quyền không dân chủ. Kiến nghị bãi bỏ 4 nội dung sau:

a) Bãi bỏ việc chia các chức danh Tổng Bí thư – Chủ tịch Quốc hội – Chủ tịch nước – Thủ tướng Chính phủ cho đủ mặt của 3 miền Bắc – Trung – Nam.

b) Bãi bỏ việc Ban chấp hành Trung ương bầu Tổng bí thư, bầu Bộ Chính trị, bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra và bầu Uỷ ban Kiểm tra. Tất cả các chức danh này phải do Đại hội 10 bầu trực tiếp, Hội nghị Trung ương 14 có trách nhiệm đề cử mỗi chức danh Tổng Bí thư và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra là 3 người để Đại hội lựa chọn.

c) Bãi bỏ trình tự đã có lâu nay là sau Đại hội Đảng lựa chọn được các chức danh nói trên mới tổ chức bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Bãi bỏ trình tự này để chấm dứt dư luận trong dân mỉa mai là: “Đảng cử dân bầu”. Muốn vậy Đại hội 10 phải sửa đổi Điều lệ Đảng để Ban chấp hành khoá 10 phải chỉ đạo bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trước khi chuẩn bị Đại hội 11. Có như vậy để thông qua kết quả bầu cử người dân trực tiếp lựa chọn được người đại diện cho mình vào các cơ quan lập pháp thì trong Đảng mới lựa chọn được người có uy tín vào cơ quan lãnh đạo của Đảng từ cơ sở đến Trung ương.

d) Bãi bỏ không để một Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban chấp hành Trung ương vừa được dân bầu vào cơ quan lập pháp là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, họ lại vừa nắm giữ các chức quyền ở cơ quan hành pháp và tư pháp như hiện nay.

4) Kiến nghị Hội nghị Trung ương 14 phải đề cử kỳ được ứng cử viên vào chức vụ là Tổng Bí thư và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra là người đủ hiền tài để đại diện cho nguyên khí quốc gia, có đủ năng lực và trình độ lái con tàu Đảng cộng sản Việt Nam đi tiếp con đường đổi mới để hội nhập quốc tế mà vẫn giứ được độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, đưa Việt Nam thực sự là nước có xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chức vụ Tổng Bí thư phải là người đại diện tin cậy cho 2,7 triệu Đảng viên, cho 80 triệu dân và cho cả giai cấp công nhân Việt Nam, không thể để chức vụ này rơi vào bất cứ một Ủy viên Bộ Chính trị hay một Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khoá 9 vượt quá tuổi quy định hay dù còn nhỏ một hai tuổi nhưng có quá nhiều tai tiếng đã có từ trước Đại hội 9 đến suốt nhiệm kỳ 9 nhất là trong phe cánh của ông Đỗ Mười – Lê Đức Anh đã làm dư luận trong Đảng bất bình như những người tôi đã nêu danh ở trên.

5. Kiến nghị Hội nghị Trung ương 14 sau khi lựa chọn được danh sách nhân sự đề cử vào Ban chấp hành Trung ương khoá 10 và hai chức danh Tổng Bí thư – Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần phải đổi mới để công bố ra toàn Đảng cho mọi Đảng viên trong cả nước biết. Đồng thời cung cấp đường dây nóng cho mọi Đảng viên có quyền góp ý kiến để đại hội 10 rộng đường lựa chọn. Công khai như vậy mới chứng tỏ Đảng thực sự đổi mới, thực sự dân chủ hóa, chấm dứt bệnh cơ cấu và bệnh Đảng hoá về nhân sự.

Hội nghị Trung ương 14 phải giải quyết được các kiến nghị nói trên mới thực sự đi tiếp con đường đổi mới, mới chấm dứt được những tồn tại đã kéo dài từ các nhiệm kỳ trước suốt 20 năm đổi mới. Trước hết phải cương quyết sửa đổi Điều lệ Đảng hiện hành để bãi bỏ những quy định cũ nói trên. Hội nghị Trung ương 14 phải đưa ra một danh sách nhân sự Ban chấp hành Khoá 10 để Đại hội 10 lựa chọn sao cho đạt được ý nguyện của 2,7 triệu Đảng viên cả nước là: Đại hội 10 là Đại hội xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là Đại hội có quyết sách đưa Luật chống tham nhũng và lãng phí đi vào cuộc sống để xã hội Việt Nam không bị nạn bè phái, quốc nạn tham nhũng lãng phí đẩy đến tận cùng thối nát làm cho chế độ đi đến sụp đổ như Lênin đã chỉ ra.

Tôi xin gửi đến Hội nghị Trung ương 14 các kiến nghị trên và đồng gửi đến các đồng chí Bí thư các tỉnh thành và Đoàn đại biểu dự Đại hội 10 của 64 tỉnh thành cả nước, để thông qua các đồng chí xin gửi gắm tất cả các nội dung kiến nghị là ý nguyện tha thiết nhất của một Đảng viên lão thành đã 66 tuổi Đảng, 86 tuổi đời mong sao qua từng Đại biểu dự Đại hội 10 sáng suốt lựa chọn được một Ban chấp hành Trung ương Đảng thật sự trong sạch vững mạnh và một Tổng Bí thư là người cầm lái con tàu Đảng cộng sản Việt Nam phải là một hiền tài là nguyên khí quốc gia.

Trân trọng kính chào và chúc Hội nghị Trung ương 14 thành công.

Người viết: Đảng viên lão thành
Nguyễn Văn Thi
ĐC : 20B88 Cư xá Nguyễn Trung Trực
Đường 3/2 Quận 10 TP Hồ Chí Minh
ĐT : 08.8655878

@Mot nguoi Viet

Các nhà tranh đấu đang bị ép vào đường cùng?

Khánh An, phóng viên RFA

Luật sư Lê Trần Luật, người từng biện hộ cho vụ giáo xứ Thái Hà và bảo vệ dân oan, lại bị ép vào con đường cùng khi bị tước mất công việc vừa có, nhiều nhà trọ cũng từ chối gia đình anh.

Photo courtesy of lenguyenhuytranblog * Luật sư Lê Trần Luật. (Ảnh chụp trước đây).

Truy đuổi đến cùng

Những hành động ép người vào đường cùng như trên liệu có ngăn chặn được những tiếng nói bất đồng?

Bạn bè, độc giả blog LS Lê Trần Luật chưa kịp vui khi đọc tựa đề bài viết “Việc làm mới” của anh vào ngày 20/4 đã phải nén một tiếng thở dài khi đọc đến đoạn cuối bài viết.

LS Lê Trần Luật tâm sự trên blog:

Vậy là tôi thất nghiệp đã hơn một năm ba tháng rồi. Suốt thời gian đó tôi cũng cố gắng xin việc nhiều nơi nhưng không thành. Đa số những nơi tôi xin việc đều từ chối khéo. Có nơi họ cũng thẳng thừng từ chối khi nghe đến tên tôi. Có nơi định nhận tôi vào làm việc thì ngay lập tức nơi đó nhận được “trát làm việc” của cơ quan an ninh. Sau đó tôi gọi điện nhiều lần nhưng họ không trả lời tôi nữa.

Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng tôi cũng được một người nhân viên cũ nhận vào làm việc trên tinh thần hợp tác. Tất nhiên bây giờ anh ấy là Sếp của tôi… Sáng hôm qua mọi chuyện sắp đặt văn phòng xem như đã hòan tất. Tôi nghe Sếp bảo thứ năm này sẽ cúng khai trương…

Khoảng 3h chiều tôi nghe Sếp điện thoại và báo có ông Long nào bên an ninh gọi điện và yêu cầu Sếp sáng mai đúng 8h lên công an phường làm việc. Tôi hỏi lại làm việc gì? có giấy mời gì không? Sếp tôi trả lời với giọng yếu hẳn: “ Nó bảo làm việc về chuyện anh tới đây làm, có góp vốn không hay làm công ăn lương, em biết anh rồi mà nhận vô làm gì, hỏi nhiều lắm”. Tôi cố hỏi thêm: còn gì nữa không? Sếp bảo:“Nó nói anh là phần tử chống đối, hay viết bài trên mạng, và trả lời báo đài nuớc ngòai, nó sẽ kiểm tra và thu máy của văn phòng, có khi nó dẹp luôn cả văn phòng liệu hồn mà tính”…

Sáng nay, sau khi chở con đi học về, vợ tôi hỏi:“Anh không đi làm à?”. Tôi im lặng vì không biết nên trả lời như thế nào.

Trước đó chưa đầy một tuần, ngày 15/4, nhiều bạn bè đã chia sẻ với LS Lê Trần Luật về câu chuyện “Nhà mới” thuê sau khi liên tục gặp rắc rối với những căn nhà thuê trước đây. Qua blog, LS Lê Trần Luật cho biết:

Luật sư Lê Trần Luật (giữa). Photo courtesy of  Vietnamexodus.
Luật sư Lê Trần Luật (giữa). Photo courtesy of Vietnamexodus.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng tôi cũng phải trả nhà lại cho chủ và dọn về chỗ ở mới. Thật ra, chủ nhà cũng đã nhiều lần yêu cầu tôi trả lại nhà dù chưa hết thời hạn thuê. Tôi hoàn toàn hiểu và cảm thông với họ. Sau sự kiện Người Buôn Gió đến thăm, quan hệ giữa tôi và chủ nhà trở nên căng thẳng hơn…

Từ hơn một năm qua, những câu chuyện nhà của LS Lê Trần Luật đã không còn xa lạ đối với bạn bè và giới blogger. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, theo nhận xét của nhiều blogger, LS Lê Trần Luật đang bị đẩy dần đến bước đường cùng với tình trạng không nhà ở, không việc làm!

Các blogger nói gì?

Tin tức về tình trạng của LS Lê Trần Luật được khá nhiều blogger quan tâm chia sẻ. Có những nhận xét chân thành, chẳng hạn như “cái tâm của con người Việt Nam trong lúc này cần được giấu kỹ, phơi ra là bị gặm, bị day, bị dày vò, bị đánh cắp, bị ăn cướp ngay. Nên bây giờ, ai sống công khai với cái tâm như anh là dại, sẽ chỉ như những số phận tự nạp mạng, rồi bị diệt đơn lẻ. Từ 35 năm nay đã thế rồi. Chẳng phải mới đây đâu anh ạ”, lại có những câu hỏi đầy bức xúc như “Tại sao họ cứ xem dây như là kẻ thù của họ??? Người dân không tấc sắt trong tay, chỉ có bàn phím và cái miệng mà họ phải sợ như thế hay sao?”. Trong khi đó, blogger “giahien” cho rằng những sự việc xảy ra với LS Lê Trần Luật giống như “mật vụ SS phát xít rượt đuổi trù dập dân gốc Do Thái”.

Tương tự, blogger Bút Thép nhận xét:

Những gia đình người ta đã cho anh Lê Trần Luật thuê ở rồi mà lực lượng an ninh tác động đến để những gia đình đó không dám cho anh ấy ở thì những việc làm như vậy, nếu có, thì rất vô nhân đạo. Nó thể hiện sự man rợ, đẩy con người ta đến bước đường cùng, phải chống lại chính quyền.

Bên cạnh những nhận xét trên, còn có một số phát biểu khác tuy hài hước nhưng cay đắng, chẳng hạn như “Tui nghĩ cái ông anh Lê Trần Luật này hổng phải là người Việt Nam. Nếu anh Luật là người Việt Nam, chẳng lẽ anh lại trở thành nô lệ trên chính quê hương của mình???”. Tất cả những phản ứng của giới blogger cho thấy sự bất mãn và phẫn nộ ngày càng tăng khi họ phải liên tục chứng kiến những pha “rượt đuổi” hòan tòan không cân sức giữa chính quyền và người dân.

Vào cuối năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam từng khẳng định: “Tại Việt Nam, không có ai bị bắt, giam giữ và xét xử vì bày tỏ chính kiến”. Tuy nhiên, những rắc rối, khó khăn tột cùng xảy ra trong cuộc sống của một người ngay sau khi họ bày tỏ chính kiến của mình, theo lời của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, là một mánh khóe của chính quyền. Ông nói:

Đó là những mánh khóe của nhà cầm quyền Hà Nội, luôn luôn làm cho người dám lên tiếng nói sợ hãi. Người tiếp xúc với chúng tôi cũng sợ hãi.

Tuy nhiên, ngay trong những nhận xét của các blogger đối với trường hợp của LS Lê Trần Luật, thì chính những hành động dồn ép, uy hiếp lại khiến cho nhiều người hiểu hơn về những chuyện phía sau hậu trường. Blogger “vietnamtudo7” cho rằng “những hành động đánh phá những người bênh vực cho lẽ phải, cho công lý như anh LS Luật làm cho quần chúng càng ngưỡng mộ anh, mà tôi là một trong số đó”. Tương tự, blogger “baobinh29nb” nhận xét: “càng có nhiều những vụ như thế này thì mọi người mới hiểu thực chất vấn đề là gì thì mới mong có sự thay đổi”. Như vậy, có thể hiểu “bước đường cùng” của một số trường hợp đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lại là bước mở đầu cho một thay đổi tốt đẹp hơn trong tương lai chăng?! Riêng LS Lê Trần Luật dí dỏm gọi những sự việc xảy đến cho mình là “âm mưu diễn biến hòa bình”!

@RFA

Lực lượng nào sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh sắp tới?

1. Bối cảnh hiện nay

Trong thập niên qua, những diễn biến tại VN tạo ra phong trào góp ý, phản biện sôi nổi của mọi tầng lớp nhân dân đối với đảng và nhà cầm quyền cs. Điều này đã là cơ duyên thúc đẩy toàn dân thay đổi tư duy chính trị, ngay cả đối với những đảng viên nòng cốt, cũ lẫn mới trong Đảng CSVN. Đại bộ phận nhân dân trong và ngoài nước, trong và ngoài đảng đã từ từ tiến lại gần nhau, tạm gác ý hệ đối chọi Quốc – Cộng để cùng chung lưng đấu cật đòi hỏi đảng cs phải tỏ thái độ quyết liệt với bá quyền Trung Quốc (TQ), ép buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải chiều theo ý nguyện nhân dân, mở rộng dân chủ và tạo điều kiện cho toàn dân có cơ hội tham gia việc nước.

Cả hai, Đảng CSVN và các tổ chức chính trị người Việt hải ngoại dường như đều bế tắc đường lối, không nắm được xu hướng dân tộc và xu thế thời đại.

CS vẫn bất chấp dư luận, tiếp tục hành xử như chủ nhân duy nhất của đất nước, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến nguyện vọng nhân dân.

Các đảng phái hải ngoại cũng trì trệ không kém, chưa vượt lên được chính mình, hoặc vì e ngại dư luận những phần tử chống cộng cực đoan, một con số khá nhỏ, nên chưa mạnh dạn bắt tay để cùng thành lập phong trào đấu tranh với nhân dân trong nước và các đảng viên phản tỉnh đang hòa mình vào dòng sống chung. Những đảng viên phản tỉnh này càng ngày càng nhiều, tích cực vận động ép buộc Đảng CSVN phải trở về với dân tộc, nếu muốn tồn tại và được quốc dân chấp nhận.

Một xu hướng đấu tranh mới của nhân dân đã lộ diện. Mọi người trông chờ một tổ chức, một lực lượng mới sẵn sàng dẫn đạo quần chúng trên bước đường dân chủ hoá chế độ để có khả năng tổng hợp sức mạnh toàn dân mà phát triển đất nước và bảo vệ bờ cõi.

Thực ra, yêu cầu này đã từng bước hình thành từ khá lâu trước kia. Trong nước là từ 1975. Ngoài nước là thời điểm Hoa Kỳ (HK), vì quyền lợi toàn cầu nên mạnh dạn nối lại bang giao với VN. Kể từ đó, khối quần chúng thầm lặng, tức đáy tầng quốc dân, từng ngày từng bước xích lại bên nhau. Hiện tượng này xảy ra rất tự nhiên và không gượng ép.

Toàn thể nhân dân đều nhanh chóng nhận ra rằng cuộc chiến nồi da xáo thịt vừa qua là do những ý hệ và tay sai ngoại bang điều khiển, chứ hoàn toàn không thuộc ý chí quốc dân VN. Quần chúng hai miền Nam Bắc ban đầu còn ngượng ngùng, e dè lẫn nhau tạo ra bởi cuộc chiến. Không lâu sau đó, mọi người thấy rằng mình đều là con dân Việt, gọi nhau là đồng bào thì cớ gì phải “làm mặt lạ” với nhau? Sự phân biệt đối xử chỉ xảy ra giữa nhà cầm quyền vừa thắng trận với nhân dân bên “bại trận” miền Nam, và nhân dân bên “chẳng-được-gì” miền Bắc, chứ giữa những người đồng chủng thì tuyệt nhiên không có gì để phải “phân biệt” nhau cả.

Đây là chỉ dấu cho thấy rằng mặt tầng, tức Đảng CSVN, đã không theo kịp và xa rời đáy tầng quốc dân. Minh chứng rõ ràng nhất là nhân dân không ủng hộ nhà cầm quyền. Đáy tầng hiện nay sống chung chứ không sống với mặt tầng. Mặt tầng không hoà vào được đáy tầng. Họ hành động chỉ vì quyền lợi của mặt tầng, nên bị đáy tầng chối bỏ không hợp tác. Đảng CSVN do vậy, đã thất bại trong công cuộc thúc đẩy quần chúng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cùng một hình thức đó, khi HK thiết lập bang giao với CSVN, quần chúng “hai bên” lúc đầu còn ngần ngại, còn bị những tổ chức với tư tưởng cực đoan ngăn cản, biểu tình chống đối. Họ chủ trương không đồng ý cho du lịch VN, không thuận tình cho gửi tiền giúp đỡ thân nhân, dẫu đã nêu ra lý lẽ làm như thế là nuôi dưỡng chế độ bạo tàn, là công nhận kẻ thù, là kéo dài chế độ sắt máu. Họ nhìn gần nhưng không nhìn được xa, thấy cái hại ngắn hạn trước mắt mà không nhìn ra điều lợi dài hạn về sau. Cuối cùng, thế lực mặt tầng này phải đồng ý chấp nhận thua cuộc và hòa vào đáy tầng thầm lặng mà quyết tâm hơn.

Trên phương diện đấu tranh và viễn kiến chính trị, đây là một lợi thế tuyệt vời để thay đổi chiến lược chiến thuật cho phù hợp với tình hình mới.

2. Thử đề nghị một tư duy mới

Trong công cuộc dân chủ hoá đất nước hiện nay, chúng ta phải vận dụng được ba mũi tấn công đồng loạt sau đây.

Thứ nhất, là từ đáy tầng quốc dân VN thuộc mọi thành phần dân tộc. Đây là lực lượng xung yếu chủ chốt nằm tại quốc nội.

Thứ hai, là các đảng viên phản tỉnh yêu nước. Cùng với toàn dân, họ sẽ là sức mạnh đáng kể đòi buộc Đảng CS phải dân chủ hoá chế độ, đưa đảng về vị trí bình đẳng với các đảng phái khác trong sinh hoạt chính trị quốc dân.

Cuối cùng, là hậu phương hải ngoại tích cực vận động quốc tế áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền, tiến đến dân chủ, cho nhân dân tham dự vào việc thiết kế đời sống chính trị và xã hội, đồng thời trả lại tự do cho toàn dân.

Trước đây, các tổ chức chính trị hải ngoại đã tốn rất nhiều công sức, tiền bạc, đến cả máu xương và niềm tin của đồng bào cũng không cách nào đưa nổi một vài kháng chiến quân về nước. Thật bất ngờ, trời cho cơ hội ngàn vàng mà chưa biết khai thác đúng mức. Hàng năm, tự dưng có cả trăm ngàn “chiến sĩ” trong tay về nước tranh đấu công khai và hợp pháp. Họ chẳng cần ai lôi kéo tuyên truyền mà tự nguyện thực hiện một cách rất tự nhiên như ăn như ngủ. Họ kể cho người thân nghe về cuộc sống hải ngoại; về sự vững chắc lớn mạnh của các cộng đồng người Việt xa quê là do được sinh hoạt trong môi trường tự do; về sức sản xuất hàng hoá, của cải bạc tiền của ba triệu kiều bào xa xứ, về tỷ lệ, vượt xa GDP của hơn 85 triệu dân trong nước, nhờ kinh tế thị trường không định hướng xã hội chủ nghĩa; về nhân và dân quyền đáng lẽ nhân dân phải đương nhiên được hưởng do các công ước quốc tế công nhận, ngay chính CSVN cũng đã ký kết vào v.v…

Thành phố Đà Lạt

Việc rù rì kể chuyện của Việt kiều thăm quê, thoạt nhìn, tưởng như nhỏ bé và vô nghĩa, ban đầu còn bị dư luận lên án không nên trở về. Nhưng, nó đã thực sự góp phần lớn lao vào việc thúc đẩy nhân dân trong nước nhận ra quyền lợi bao lâu nay đã bị cs cướp đoạt, đồng thời cho họ niềm tin có đồng bào hải ngoại hỗ trợ và trở thành chỗ dựa vững chắc, khiến họ mạnh mẽ và hăng hái đứng lên biểu tình đòi quyền lợi cho mình. Những chuyện kể đó cũng được các cán bộ lớn nhỏ dù không muốn cũng vẫn nghe, vẫn nhìn thấy, và cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nó giúp thay đổi tư duy của họ đối với “kẻ thù” cũ, và vai trò của đảng với dân tộc. Nó tạo những ưu tư và thắc mắc, buộc họ phải nhận định dân đúng hay đảng đúng, đảng dắt dân hay chính nhân dân đã dắt đảng ra khỏi tụt hậu và khủng hoảng hai thập niên vừa qua?

Nếu biết khai thác đúng mức, người Việt hải ngoại phải vận dụng được điều này: Trong lúc nhà nước rất cần tư bản, kỹ thuật quản lý, phương tiện và chất xám trí thức hải ngoại nên đang ra sức kêu gọi, ta phải trở về trực tiếp đấu tranh, ngoài mặt là “hợp tác” nhưng bên trong là cùng nhân dân tranh đấu, sẽ mang đến nhiều kết cục khó thể ngờ được cho phong trào dân chủ.

Khi chọn lựa “quay về” và đi vào lòng dân tộc, các tổ chức đấu tranh sẽ không còn xa rời quần chúng mà thấu hiểu tâm tư tình cảm người dân trong nước, từ đó kịp thời chỉnh đốn chiến thuật và hàng ngũ khi có biến chuyển mới tại VN. Họ còn có thể trực tiếp vận động quốc dân và chiêu hồi đảng viên cs, giúp họ tỉnh ngộ rồi quay lại gây áp lực buộc đối thủ đáp ứng nguyện vọng nhân dân, trở về với dân tộc; đồng thời tiếp sức các tôn giáo, các nhà dân chủ và trí thức trong nước. Đây chính là cơ hội để gây dựng cơ sở kinh tài, huấn luyện và đào tạo cán bộ tại chỗ, từng bước hình thành nền tảng cho cuộc đấu tranh lâu dài, vững mạnh, rất cương quyết mà cũng đầy sáng tạo. Môi trường này sẽ dễ dàng nối kết các tổ chức lại với nhau để lớn mạnh và tranh đấu hữu hiệu hơn.

Song song với phong trào ở quốc nội, các nhân sự tại hải ngoại phải vận động quốc tế lên tiếng ủng hộ công cuộc dân chủ hoá đất nước, buộc Đảng CS phải đối thoại nghiêm túc và chia sẻ quyền hành với nhân dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quyền lợi HK, Tây phương và các quốc gia liên quan tới biển Đông (ASEAN, Đài, Hàn, Nhật, Úc, Ấn, ngay cả với Trung Đông, vì đây là đường hàng hải huyết mạch vận chuyển dầu hỏa và hàng hoá giao thương). Chắc chắn nó sẽ đem đến sự đồng tình dễ dàng của quốc tế, đồng thời hoá giải áp lực Trung Cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các phần tử còn e dè bàn tay can thiệp của “kẻ lạ” mà mạnh dạn phấn khởi trở về hoà vào dòng sống chung.

CSVN đã không đoàn kết được đại khối quốc dân, còn các tổ chức chính trị người Việt hải ngoại thì sao?

Những tổ chức chính trị hải ngoại không hơn gì CSVN, cũng không nhận ra xu thế mới của toàn dân. Dù ước mơ “cấm vận” cs, hoặc mơ ước cộng đồng người Việt không nên quay về để mong cs sụp đổ mau lẹ hơn, nhưng đáy tầng quốc dân thì thấy rõ những bất lợi tai hại này và họ đã bất chấp, mạnh mẽ chấp nhận đồng bào trong nước. Tạm thời nhân dân bị ngăn cách bởi địa lý và hoàn cảnh chính trị chứ hoàn toàn không ngăn trở bởi lòng người. Vậy thì việc gì phải từ chối, xua đuổi nhau?

Ban đầu, quần chúng trong và ngoài nước đến với nhau chỉ do nhu cầu thăm hỏi, giúp đỡ cá nhân. Dần dần tiến những bước xa hơn, nâng đỡ bảo bọc nhau thiết thực hơn. Từ đóng góp cho nạn nhân bão lụt, cho trẻ mồ côi, người già cơ nhỡ, tình nguyện chữa bệnh cho đồng bào, rồi mở đường làm ăn buôn bán, đến những giao lưu của giới trí thức, các nhà dân chủ và văn nghệ sĩ, dù nhà cầm quyền luôn luôn sợ hãi và giới hạn những hoạt động này. Họ ngại rằng nếu con dân Việt bắt tay được với nhau tạo ra “diễn biến hoà bình,” sẽ bất lợi và thách thức quyền lực của họ.

Bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt không đáng nêu ra gây tranh cãi trong bài “Giữa đại hội Việt kiều, một nỗi bình an” của luật sư Nguyễn Hữu Liêm, tại sao ta không đặt ngược vấn đề lại thế này: Từ chỗ kết tội người Việt hải ngoại là bọn “hút máu nhân dân, bám đít đế quốc, say mê bơ thừa sữa cặn ngoại bang,” dần dần biến thành “khúc ruột ngàn dặm,” rồi thành những “đại biểu Việt kiều” được chính đảng và nhà nước đón tiếp nồng hậu, có hoa tươi, có thảm đỏ và có cả xe-hụ-còi long trọng đón rước về dự “đại hội?” Điều này cho thấy rằng Đảng CS đang thua kém trong cuộc đấu trí với chúng ta, đang đầu hàng bọn “phản động và phản bội tổ quốc” này, mặc dù những “Việt kiều yêu nước” đó không nhận mình là “đại diện hải ngoại,” mà chỉ do nhà nước gượng gạo gán ép cho.

Có lẽ do anh chưa nói hết, hoặc ta chưa hiểu hết ý của NHL, và có lẽ do quá nóng lòng với đất nước mà những bài viết của anh đã gây ồn ào chống đối chăng? Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh đấu tranh chính trị, cần tranh thủ dư luận quần chúng quốc nội thì sự việc dám quay về “dấn thân,” ban đầu có thể gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng hải ngoại, nhưng quả thực đây là một hình thức mới, dễ gây hình ảnh thiện cảm với đồng bào trong nước hơn là chủ trương triệt để chống cộng, tiêu diệt và muốn một mất một còn với CS. Nhà nước cũng đang thua cuộc trong việc thu phục lòng dân và đưa ra nội dung mới cho việc phát triển và bảo vệ đất nước. Tất nhiên, nhân dân sẽ dễ dàng chấp nhận lý tưởng nhân quyền, tự do dân chủ và đa nguyên chính trị do hải ngoại cùng trí thức quốc nội hô hào hơn là quốc hoạ tham nhũng, độc quyền độc đảng và bóp nghẹt chính trị hiện nay.

Những người trí thức chân chính chỉ hành động vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, chứ không nhằm phục vụ bản thân hoặc đảng phái riêng tư nào. Đảng phái chỉ là phương tiện giúp cho sự đóng góp hữu hiệu hơn, nhưng một khi nó không còn đáp ứng nguyện vọng của đảng viên và nhân dân, đương nhiên phải bị đào thải. Làm thế nào để đào thải nó chóng vánh hơn lại tuỳ thuộc chọn lựa cá nhân và bản thân từng đoàn thể.

Các lực lượng chính trị hải ngoại phải thấy được điều này: Một tổ chức đấu tranh mang nhãn hiệu hoặc nội dung chống cộng thuần tuý sẽ không vận động được quần chúng trong nước. Lý do: Nghe hai chữ ”chống cộng,” người dân sẽ ngờ vực không muốn tham gia vì nó gây tâm lý bất ổn. Lại nội chiến, huynh đệ tương tàn nữa hay sao? Đông đảo nhân dân đều nhận ra rằng hội nhập, toàn cầu hoá, vươn ra biển lớn rất quan trọng cho VN lúc này. Họ thiết tha với những gì thực tế trong đời sống quanh họ: Có cơm ăn áo mặc, tiến đến ăn ngon mặc đẹp, có tiền cho con cái học hành, sửa lại căn nhà dột mái v.v… Họ cũng mong muốn nhà nước cởi mở, thương dân, có những chương trình xã hội giúp đỡ nhân dân thiết thực hơn, cho dân có tiếng nói trực tiếp và góp phần chuyển đổi, dân chủ hoá chế độ trong hoà bình và trật tự.

Sau hơn hai thập niên tiếp xúc với người Việt hải ngoại và hơn một thập niên bình thường hoá bang giao với HK, nhân dân và cán bộ đều đã mở rộng tầm nhìn rất nhiều. Cả nước đều thấy mọi người cần cố gắng tối đa để có cuộc sống cá nhân tốt đẹp và đất nước tiến nhanh hơn, ít nhất bắt kịp các quốc gia trong vùng. Tuy không được phép nói ra nhưng ai cũng cảm thấy xót xa, hổ thẹn vì thua kém lân bang và bị Trung Quốc hà hiếp, coi thường. Những bức xúc này được thể hiện qua việc cả nước hăng hái lên mạng học hỏi và tìm hiểu những thông tin ngoài-luồng-lề-trái, vì họ biết thông tin lề phải chỉ một chiều, dối trá và bịp bợm. Bức xúc đó còn được thể hiện bởi mọi tầng lớp xã hội, qua việc dân oan đòi nhà đất, tôn giáo đòi cơ sở thờ tự, truyền giáo, công nhân đòi quyền lợi, thanh niên hồ hởi biểu tình đòi chính quyền cứng rắn hơn với TQ dù bị cấm đoán, trí thức và đảng viên phản tỉnh yêu nước đòi đảng và nhà nước dân chủ hoá chế độ, chấp nhận cho các đảng phái khác hiện diện hợp pháp và đưa đảng CS trở về vị trí sinh hoạt chính trị bình đẳng.

Hiện nay, quốc dân đều cảm nhận được rằng đảng và nhà nước hoàn toàn bất lực trước tất cả những yêu cầu nêu trên, nhưng chẳng ai muốn đời sống xáo trộn và đất nước chiến tranh. Họ ao ước một cuộc cách mạng nhung, hoặc một tổ chức chính trị có viễn kiến thời đại, nhìn ra nhu cầu thiết yếu của đất nước hầu can đảm hành động, vượt lên tâm thức nhỏ hẹp quốc – cộng mà dẫn dắt dân tộc tiến lên. Chỉ ngồi hô hào suông sẽ vô phương khả thi hoặc công cuộc dân chủ hóa đất nước tiếp tục dậm chân tại chỗ và khó có cơ thành tựu. Thêm nữa, về mặt pháp lý, tìm cách thành lập một đảng chính trị, dù chính thức hay không, nơi quốc gia sở tại người Việt hải ngoại cư ngụ, sẽ trở thành bất hợp pháp khi tổ chức này chống lại một quốc gia (ví dụ VN) đang có quan hệ ngoại giao với chính quyền đương nhiệm.

Khi chưa có thế và lực, vận động quốc tế ủng hộ gặp nhiều khó khăn như trong giai đoạn hiện nay. Họ đang làm ăn với VN, có quyền lợi ở đó, tại sao phải tiếp tay chúng ta? Hay như thực tế chính trị Hoa Kỳ, khi cần phiếu của người Việt, các ứng cử viên hoặc các dân biểu sẵn sàng hụ hợ lên giọng đòi hỏi này nọ dùm chúng ta, cũng chưa chắc thành công. Nếu chính sách đối ngoại quốc gia thay đổi, họ sẵn sàng bỏ rơi như đã từng bỏ rơi VN Cộng Hoà. Đây là bài học đắt giá mà người Việt phải thuộc lòng. Đối với HK và có lẽ tất cả, không có bạn hoặc thù trường kỳ, chỉ có quyền lợi quốc gia là đáng kể. Dường như chỉ một mình Đảng CSVN là nhìn không ra, vẫn tin tưởng vào tình hữu nghị Việt – Trung để kiên định lập trường XHCN.

Một khi toàn dân có thể chứng minh cho thế giới thấy rằng VN có khả năng xoay chuyển tình thế, phù hợp với trào lưu dân chủ phổ quát toàn cầu, giúp đem lại lợi lộc gấp bội cho họ trong kinh doanh buôn bán, giao thương hàng hải và góp phần ổn định tình hình biển Đông, việc tranh thủ sự đồng tình sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Một điều chúng ta phải đặc biệt quan tâm để thay đổi chiến thuật và hoạch định đường lối cần thiết. Gần đây, Trung Cộng (TC) theo dõi rất kỹ tình hình chính trường VN. “Kẻ lạ” đang lo ngại người Việt quốc nội và hải ngoại bắt tay được với nhau. Họ càng lo sợ hơn nữa nếu Đảng CSVN hồi tâm trở về làm hoà với dân tộc để cùng chống lại họ, ước mơ biến biển Đông thành bến bãi ao nhà có cơ tan thành mây khói, có thể còn bị đòi lại đất đai biên giới và vịnh Bắc Bộ. Chính vì thế mới đầu năm, đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội, ông Tôn Quốc Tường, đã trịch thượng cảnh cáo VN nên hợp tác thì phát triển, còn đối đầu thì thất bại, chớ dại làm hỏng đại cục (?) Gần hơn nữa, báo chí Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về ý đồ quốc tế hoá biển Đông của VN và kêu gọi nhà nước TQ triệt để giải quyết nguy cơ này. Họ cũng áp lực Pháp hủy bỏ hội thảo về biển Đông vào phút chót, do quỹ Gabriel Peri dự định tổ chức trong hai ngày 27 và 28 tháng 2, khi thấy hội thảo kiểu này cuối tháng 11, 2009 vừa qua tại VN có tác dụng rất tốt, đã có khoảng 50 học giả ở 20 quốc gia tham dự. Cuối tháng 7 sắp tới, sẽ có thêm một hội thảo khác sẽ được tổ chức tại Hoa Kỳ do các trí thức VN đang sinh sống tại Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ và Nhật cùng thực hiện. Có thể TC cũng sẽ tìm cách ngăn chặn.

Phong cảnh Ninh Bình

Vì nhìn thấy người Việt trong, ngoài nước đoàn kết với nhau mà nơi bài Quan hệ Trung – Việt mãi mãi xanh tươi vừa đăng trên báo điện tử Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao VN, giọng điệu ông ta đã mềm mỏng hơn, không còn vẻ xấc xược như trước, tuy vẫn nhắc lại 16 “chữ vàng” và còn cố nhét thêm 16 chữ khác: “sơn thủy tương liên, văn hoá tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan.” Họ vẫn trơ mặt, không biết ngượng miệng, bô bô “củng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác toàn diện là điều phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước, cũng như nguyện vọng chung của nhân dân hai nước” (?). Chiêu bài rẻ tiền này bịp bợm được ai, ngoại trừ một nhóm nhỏ Lê Chiêu Thống thời đại, quyết ôm chân TQ để hưởng nốt miếng đỉnh chung thừa thãi do kẻ lạ thí cho?

Kẻ lạ còn cho tay chân bộ hạ vào các trang mạng hải ngoại được đông đảo giới trẻ trong và ngoài nước hăng hái tham gia tranh luận về tình hình đất nước, để phát biểu linh tinh phá đám, hoặc ru ngủ người Việt làm lợi cho TC. Họ vẫn tiếp tục đánh phá các trang mạng này khiến anh em ta vốn đã ít ỏi và bận rộn mưu sinh phải mệt mỏi đối phó với phương tiện và nhân sự dồi dào của họ. Xin dành cho các bạn thân yêu và kiên cường của chúng ta những bông hồng thắm đượm tình nghĩa quê hương.

Con bài tẩy của Trung Cộng đã rõ như vậy, tại sao CSVN không mau mắn thực tâm hoà hợp hoà giải dân tộc trong tình nghĩa anh em một nhà? Đưa tay ra cho người-quen-khúc-ruột-ngàn-dặm nắm chắc hầu chống kẻ thù chung?

Đảng CSVN hiện đang ”lú,” liệu người Việt hải ngoại có đủ khôn ngoan nhập cuộc cùng đáy tầng quốc dân để đóng trọn vai trò người chú khôn hay không? (Cha nó lú có chú nó khôn – ca dao tục ngữ).

3. Kết

Làn sóng đáy của đáy tầng quốc dân đang chuyển động mạnh mẽ và đang khát khao hình thành một tổ chức, một lực lượng mới: Lực Lượng Dân Tộc.

Đây, là nơi hội tụ quốc dân VN không phân biệt gái trai, già trẻ, tôn giáo, lập trường, chính kiến, kinh thượng… Miễn, là đến với nhau trong tình anh em và nghĩa đồng bào. Nó sẽ đãi lọc, đào thải một cách cay đắng, chua xót đớn đau mặt tầng cực đoan của cả hai phía và đập tan những cố gắng trái chiều với xu thế toàn dân, cũng như những kết hợp bịp bợm, giả trá trên mặt tầng. Nó chỉ chấp nhận những cố gắng hoà hợp hoà giải chân tình, công khai và thẳng thắn, không mị dân.

Về mặt kỹ thuật tuyên truyền, bất cứ tổ chức nào mang danh xưng hoặc hơi hướm cộng sản, chỉ nhằm kết hợp những đảng viên để dân chủ hoá đảng nhưng vẫn chấp nhận sự cai trị độc đoán, sẽ gặp phải e dè và đố kỵ bởi phía “chống cộng.” Cũng vậy, tổ chức nào mang sắc thái chống cộng quyết liệt, không đội trời chung, cũng vô phương thuyết phục được “nửa khối” quốc dân kia. Còn quốc – cộng là còn đối đầu huỷ diệt mà không đưa đến hợp tác xây dựng. Công cuộc dân chủ hoá đất nước là trách nhiệm của toàn thể con dân VN, không thể hoàn thành chỉ do một thành phần quốc dân chủ xướng. Phải thấy được yêu cầu của tổ quốc hôm nay: Nhu cầu tập hợp sức mạnh dân tộc chống kẻ thù chung. Và chỉ có dân tộc mới đủ bao dung, gồm được cả quốc lẫn cộng, ngõ hầu thành công phát triển đất nước và bảo vệ bờ cõi.

Một điều quan trọng nữa rất đáng chúng ta lưu tâm, không nên quan niệm rằng tất cả những gì xấu xa, sai trái đều do “phe kia” mà ra cả. Còn “phe mình” thì đúng và tốt hết. Quan điểm này sẽ tạo những đối đầu bất lợi không cần thiết, trong lúc quê hương đang cần một tổng lực toàn dân.

Hãy lắng nghe nhận xét của tuổi trẻ trong nước mà điều chỉnh đường hướng đấu tranh cho hợp với thực tế. Ta hãy nghe một thành viên tiêu biểu của vài trang mạng toàn cầu phát biểu, tuy một số điều có người chưa hẳn đồng ý với anh:

“…Tôi tiếp cận với các bài chống cộng vào khoảng năm 1996-1997… Thứ nhất là loại bài chống cộng chỉ để mà chống cộng không hơn không kém. Hay nói cách khác, những bài này phủ nhận tất cả những gì thuộc về Cộng sản. Và tất nhiên để đạt được mục đích này họ sẵn sàng xuyên tạc bóp méo sự thật bằng mọi cách. Loại bài này thì nói chung ai bình tĩnh đọc xong thì khỏi phải đọc chuyện cười.

Thứ hai là loại bài viết vừa thiếu thông tin trong nước lại vừa xem thường người dân đang sống trong nước. Với loại bài viết này người viết tự đặt mình ở một đẳng cấp khác, cao hơn người đọc (được cho là người dân trong nước). Những bài này có chút kiến thức nhưng lại thiếu mất cái tâm. Họ viết rất nhiều, khen nước ngoài đây đó, so sánh rất hay. Nhưng rất tiếc rút cuộc họ đưa ra những kết luận kiểu như 95% dân trong nước là thiếu hiểu biết, kiến thức kém, trẻ em trong nước thiếu nhân cách (?!) v.v… Những bài viết này dù hay bao nhiêu đi nữa cũng không nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bởi lẽ, người đọc họ không cần ai đứng trên “dạy” họ mà là cần một sự đồng cảm từ những người có thể đặt mình vào vị trí họ – những người dân trong nước!

Một đặc điểm nữa là đa số bài viết không có hồi kết. Có nghĩa là ra sức nêu lên Việt Nam là xấu, là tồi tệ… Cộng sản là ươn hèn v.v… nhưng rốt cuộc chỉ dừng lại ở đó và không nêu ra một hướng giải quyết. Những bài viết như thế này tạo cho người đọc một cảm giác là ‘ôi! tưởng gì chứ chê bai thì ai mà chẳng làm được!’…”

Ta cũng hãy nhìn vào một thành phần khác, con cháu các cán bộ, được đào tạo bởi chính Đảng CSVN để coi họ suy nghĩ thế nào về đất nước. Một Lê Thị Công Nhân vừa ra khỏi tù đã khẳng định tiếp tục đấu tranh. Một Cù Huy Hà Vũ, con thi sĩ Huy Cận, dám kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bất chấp Hiến pháp và luật pháp VN cho phép khai thác bôxít Tây Nguyên. Mới đây, anh còn đưa đề nghị vinh danh 58 chiến sĩ VN Cộng Hoà đã hy sinh trong trận chiến chống Trung Quốc, bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Một Nguyễn Tiến Trung thành đạt tại nước ngoài nhưng cương quyết quay về đấu tranh rồi bị bỏ tù… Và còn nhiều những tâm hồn Việt tộc khác nữa.

Đây là cuộc chuyển hoá tâm thức dân tộc lớn lao. Nó đòi hỏi mỗi con dân Việt phải nghiêm khắc xét mình, đặt câu hỏi rằng tổ quốc trong hơn một thế kỷ qua đang đi về đâu, rồi sẽ tiến đến đâu? Và mỗi người phải làm gì để đáp ứng yêu cầu của đất nước? Liệu chúng ta có bắt lại được nhịp thở dân tộc hay không, hay tiếp tục đắm chìm trong đói nghèo và tụt hậu dưới sự cai trị độc đoán của Đảng CSVN? Trong cuộc đấu trí gắt gao sắp tới, đáy tầng quốc dân thắng hay mặt tầng chính trị rác rưởi sẽ thắng? Ai sẽ đào thải ai? Tư duy chuyển hoá tâm thức về nguồn dân tộc này đã thấm nhập cả vào đảng viên những lãnh đạo đảng, đến nỗi trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 4/4 vừa qua, ở mục chính luận, tiến sĩ Lê Văn Bảo cũng phải ưu ái nhắc đến trong bài Phòng, chống “tự diễn biến” từ bên trong và bên trên.

Đất nước đang thiết tha mong đợi những tư duy trong sáng, những trí tuệ tuyệt hảo, những con tim thương yêu và tha thứ, vỗ về ôm ấp nhau trong tình nghĩa anh em, mang tâm thức dân tộc và dấu ấn thời đại, vượt hẳn lên trên sự chia rẽ và đấu đá cục bộ quốc – cộng, thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc toàn diện và triệt để mà dẫn dắt quốc dân tiến lên. Càng ngày càng có nhiều tiếng nói trong đảng đòi hỏi Đảng CS phải từ bỏ con đường XHCN mà đi theo con đường dân tộc làm chủ đạo.

Lực lượng nào có khả năng dung hợp và đoàn kết đại khối quốc dân sẽ lãnh đạo đất nước, đồng thời được nhân dân tích cực tiếp tay khơi mở, nối lại mạch sống quốc dân đã bị đứt quãng vì cuộc chiến tương tàn quốc – cộng vừa qua, mà cả hai bên đã u mê nên phải ôm lấy chiến tranh nóng trong cuộc Chiến tranh Lạnh thế giới, bày ra bởi cả hai phe Tự do và CS quốc tế.

Con dân nào đang thiết tha với tiền đồ tổ quốc, trang bị bằng tinh thần dân tộc trong sáng và đầy tình nghĩa yêu thương, quyết tâm cùng đáy tầng quốc dân giành lại quyền tự chủ và sinh mệnh chính trị toàn dân, sẽ tạo được những Hội Nghị Bình Than, Hội Nghị Diên Hồng, tiếp nối những triều đại rực rỡ như thời Lý – Trần trong lịch sử quê hương.

Hãy lắng nghe tiếng vi vu hồn nước và làn gió đáy đang dồn thổi áp lực ngày một mạnh mẽ, chuyển hoá và đào thải từ đáy tầng quốc dân lên mặt tầng thống trị.

© Tạ Dzu

© Đàn Chim Việt

“Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm”: Sự thức tỉnh muộn màng

Phạm Đình Trọng

“…Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội, người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để phải thức tỉnh về nhận thức…”

Viết về cuộc chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm đòi hỏi phải có cái nhìn công bằng, khách quan, lý trí, thoát khỏi thân phận công cụ tuyên truyền. Nhà thơ Nguyễn Thái Sơn đã có được cái nhìn đó trong trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm”, tập trường ca vừa được Nhà xuất bản Văn Học phát hành cuối năm 2009.

Những năm sáu mươi, bảy mươi thế kỷ hai mươi, hầu hết đàn ông Việt Nam đã trưởng thành đều mặc áo lính của cả hai bên chiến tuyến, đều là lính của hai đội quân đang đối đầu tiêu diệt nhau, lính Quân đội Việt Nam Cộng hòa và lính Quân đội Nhân dân Việt Nam khi còn ở miền Bắc, lính quân giải phóng khi vào chiến đấu ở miền Nam. Không là lính, họ là đồng bào, nhiều người còn là họ hàng, anh em ruột thịt. Nhưng chiến tranh hút họ vào lính, đẩy họ thành kẻ thù đối kháng của nhau:

Bộ đội nghĩa vụ quân sự
Chọi nhau với lính quân dịch Cộng hòa!

Bộ đội Quân đội Nhân Dân Việt Nam Lính Quân đội Việt Nam Cộng Hòa


Những học trò vừa tốt nghiệp trung học, những sinh viên đang học dở đại học bị động viên vào lính cầm súng ra trận. Những người lính có chữ đó, nhiều người có năng khiếu văn chương và tâm hồn nhạy cảm đã cầm bút viết về cuộc chiến, viết về thân phận con người, thân phận quê hương đất nước trong chiến tranh và họ đã làm nên đội ngũ nhà văn, nhà thơ quân đội của cuộc chiến tranh đó. Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Thái Thăng Long, Chu Lai, Thái Bá Lợi, Trần Nhương, Nguyễn Thái Sơn… Họ đều là bầu bạn thân thiết cùng thế hệ với tôi và tôi đã đọc đầy đủ trường ca của họ viết về cuộc chiến tranh mà chúng tôi là người lính ngoài mặt trận. Phải đến trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” thì cuộc chiến tranh vẫn được gọi là chống Mỹ cứu nước mới được nhận ra bản chất thực là cuộc nội chiến tương tàn, là bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam, là sự tái diễn thảm cảnh đau thương người Việt giết người Việt đã từng xảy ra ở thời những vương triều suy vong:

Lính họ Trịnh Đàng Ngoài
Đánh lính họ Nguyễn Đàng Trong
Lính Tây Sơn Nguyễn Huệ
Chém giết lính Nguyễn Ánh Gia Long
”.

Thời công nghiệp, điện tử, chiến tranh không còn chỉ là động tác của cơ bắp chém, đánh như thời Trịnh, Nguyễn, thời Tây Sơn nữa mà là ấn nút, nhấn cò, động tác nhẹ nhàng cuối cùng sau chuỗi những thu nạp dữ liệu, phân tích, tính toán điện tử:

Lọat hỏa tiễn rời bệ phóng
Nổ tung trong căn hầm bên trại giặc chen chúc người
”.

… ấn nút, nhấn cò, động tác nhẹ nhàng và… hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng ấy


Hiệu quả hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng ấn nút ấy không còn tính bằng hàng đơn vị mà phải tính bằng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn nhân mạng:

Người Việt miền Bắc
Người Việt miền Nam
Mỗi ngày
Bao nhiêu bom đạn
Mấy ngàn người chết!

Trước đó, trường ca viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo… chỉ mới soi rọi vào góc khuất trong đời sống tâm hồn tình cảm của người lính, người mẹ, người vợ, mới khám phá những hoàn cảnh nghiệt ngã, những tâm thế chênh vênh của con người cá thể trong xoáy lốc chiến tranh:

Vắng anh, chị bị thừa ra
Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại

(Hữu Thỉnh – Trường ca “Đường tới thành phố”)

Thử thách với người chồng ngoài mặt trận là bom đạn, còn thử thách với người vợ ở quê lại chính là nhan sắc của chị:

Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì chị còn nhan sắc!

(Hữu Thỉnh – Trường ca “Đường tới thành phố”)

Trường ca “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh mang rõ dấu ấn của ngòi bút tài hoa và bộc lộ tấm lòng hồn hậu nhân văn của người viết và sự hồn hậu nhân văn ấy dành cho những thân phận cá thể. “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” của Nguyễn Thái Sơn là nỗi bận tâm, nỗi đau đáu cho số phận dân tộc bị xô đẩy vào cuộc nội chiến thảm khốc, lâu dài!

Vì mối quan tâm là số phận cả dân tộc, “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” không có nhân vật cụ thể mà chỉ có hai nhân vật ước lệ: Người đàn ông ra trận và người đàn bà ở lại làng quê. Hai nhân vật ấy như hai cá thể ước lệ cho thủy tổ loài người, ông Adam và bà Eva, như hai ông bà ước lệ cho tổ tiên dân tộc Việt Nam, ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Những tâm trạng sâu kín, những tình cảnh quẫn bách được nhắc đến trong trường ca là cuộc sống không bình thường, trái tự nhiên mà người đàn ông và đàn bà ước lệ phải chịu đựng do họ phải sống thiếu nhau vì chiến tranh. Người đàn ông ngoài mặt trận không phải chỉ khổ vì nằm gai nếm mật, sốt rét, bom đạn mà còn khổ vì:

Chúng tôi
Những người lính đàn ông con trai
Mười chín, ba mươi tuổi
… Chúng tôi không e ngại bất kể điều gì
Chỉ khổ vì dư thừa năng lực đàn ông!

Nỗi khổ của người đàn bà ở làng quê vắng bóng đàn ông càng âm ỉ thiêu đốt:

Những người đàn bà khao khát tình yêu
Da thịt có gai, có lửa
… Những người đàn bà sung mãn
Đêm uống “nước sông”
Ngày ăn “cơm nhạt”!

Khao khát mà chỉ có “nước lã”, “cơm nhạt”, chỉ có cuộc sống chay tịnh! Họ phải khỏa lấp sự trống vắng, thiếu thốn, xả nỗi khát khao vào những công việc bất thường, nặng nhọc:

Gánh nước nửa đêm tưới đầm vườn nhãn
Xay vài thúng thóc
Giã nửa nong ngô!

Bom đạn khốc liệt! Cái chết đến từng phút từng giây:

Không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử
Dễ như người lính
Nhanh như người lính
Nhiều như người lính
Đương nhiên, mặc nhiên, tất nhiên, hồn nhiên như người lính!


(giày của anh bộ đội QNDVN)

(giày của anh lính VNCH)


Chết chóc như thế nên người đàn ông trở thành hồn ma cũng là lẽ đương nhiên:

Chúng tôi sống bình thường rồi chết
Chưa xấu cũng chưa kịp tốt
Không thành ma quỉ, chẳng hóa thánh thần
Không phải xuống địa ngục
Không được lên Thiên Đàng
Tụ tán trên tàn cây ngọn cỏ
Ẩn trong giọt sương, tiêu dao trên ngọn sóng!

Người đàn bà lấy chồng ở với chồng được hai đêm:

Mười chín năm con gái
Làm đàn bà hai đêm!

Người đàn ông thành hồn ma rồi thì người đàn bà đành sống cô quả:

Có chồng hai đêm
Chị chỉ là người đàn bà tập sự
Mười năm
Mười lăm năm
Hai mươi mốt năm
Vẫn chỉ sống như thời con gái!

Cuộc nội chiến đau lòng như vậy thì đâu có gì để ồn ào khoe khoang, để lỉnh kỉnh huân chương, xênh xang mũ áo phô trương nhỉ?

Người lính miền Bắc mang súng AK, nói tiếng Việt. Người lính miền Nam mang súng AR15, cũng nói tiếng Việt. Hai người lính cùng một tiếng mẹ đẻ Việt Nam mà tìm mọi cách tiêu diệt nhau, mang cái chết đến cho nhau. Cái chết đến từ khẩu AR15:

Súng AR-15 – Made in USA Súng AK – Made in China


Chùm đạn AR15 bắn gần khoan vào trán
Găm giữa ngực
Những người lính đội mũ tai bèo đổ gục!

Cái chết đến từ khẩu AK:

Tốp lính Sài Gòn lò dò đặt chân lên sườn đồi
Hứng trọn những lọat đạn AK vào đầu, vào ngực!

Người giết và người bị giết đều là người Việt:

Người Việt thắng trận huy hoàng
Bại trận
Cũng là người Việt!

Người bị giết dù ở phía nào thì người Mẹ Việt Nam vẫn phải nhận lấy nỗi đau chết chóc:

Năm Nhâm Tý – bảy hai
Máu binh sĩ Sài Gòn
Máu quân giải phóng
Đỏ sông Thạch Hãn
Ướt sũng gạch vụn Cổ Thành!

Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội, người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để phải thức tỉnh về nhận thức.

“Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” là sự thức tỉnh đó. Sự thức tỉnh cần thiết mà muộn màng!

@ Thongluan