Đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam

Xin bấm vào link dưới đây để nghe bài phỏng vấn ông Dương Danh Dy về đảo Bạch Long Vĩ

Hồi đầu tháng 4, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có chuyến thăm Bộ tư lệnh hải quân tại Hải Phòng. Trong chuyến thăm, ông Triết đã tới đảo Bạch Long Vĩ, nơi ông khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và không nhượng bộ dù chỉ một tấc đất biển đảo. Một số báo chí nước ngoài khi đề cập tới chuyến thăm này có gọi đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo ‘đang tranh chấp’. Vậy thực hư về chuyện “tranh chấp” giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh đảo Bạch Long Vĩ là như thế nào? Chúng tôi đã hỏi chuyện nhà nghiên cứu TQ Dương Danh Dy

@bbc

Thị trường dịch vụ bất động sản: 90% thuộc về doanh nghiệp nước ngoài

Ảnh : Saigon về đêm

Thị trường dịch vụ bất động sản (tiếp thị, phân phối, định giá, tư vấn đầu tư, quản lý điều hành dự án…) gần như nằm trọn trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước chiếm 10%.

Mới đây nhất, Knight Frank, công ty tư vấn bất động sản hàng đầu nước Anh với 207 văn phòng tại 43 quốc gia, tuyên bố hiện diện tại Việt Nam. Dù mới xuất hiện nhưng tân binh này có một số điểm đáng chú ý, là một đối thủ nặng ký đối với các doanh nghiệp trong nước.

Nước ngoài thống lĩnh

Các công ty phát triển dự án địa ốc thường phải nhờ đến các công ty làm dịch vụ địa ốc mới có thể bán được hàng thuận lợi. Theo nhận định của giám đốc một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM, hiện ba đại gia trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản tại Việt Nam là CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam và Colliers đang chiếm thế thượng phong, khi nắm đến khoảng 90% thị phần. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam chuyên về dịch vụ này chỉ đếm trên đầu ngón tay như: công ty cổ phần Megagroup, Eden, Him Lam, VietRees…

Điểm chung của các công ty nước ngoài là có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản. Colliers vào Việt Nam 14 năm, Savills 15 năm, còn CBRE cũng có đến chín năm hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Ba công ty này lại có những thế mạnh riêng ở từng phân khúc, tạo thành thế chân vạc để “cát cứ” thị trường.

Cụ thể: nếu CBRE có lợi thế ở khâu định giá và quản lý văn phòng cho thuê, thì Savills nổi bật với vai trò tư vấn đầu tư và là nhà quản lý căn hộ dịch vụ lớn nhất Việt Nam, trong khi đó Colliers lại mạnh ở khâu quản lý căn hộ cao cấp. Theo tiết lộ của công ty Savills Việt Nam, chỉ tính riêng trong năm 2009 – khi thị trường bất động sản còn khó khăn, bộ phận kinh doanh của công ty này đã bán các dự án căn hộ, chi nhánh tại TP.HCM của Savills Việt Nam cho thuê đến 40.000m2 văn phòng. Còn Colliers đã vượt mặt hàng loạt đối thủ để giành quyền quản lý toà nhà Kumho Asian Plaza, quản lý và tiếp thị độc quyền toà nhà cao nhất TP.HCM là Bitexco Financial…

Giám đốc điều hành công ty Savills Việt Nam Brett Ashton, thừa nhận phải luôn để mắt tới tất cả công ty mới gia nhập thị trường, đặc biệt là các công ty của Việt Nam, điều đó sẽ tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt. Theo đánh giá của công Brett Ashton, những cái tên có thể phá vỡ thế chân vạc, ngoài Knight Frank Việt Nam có thể kể đến Jones Lang LaSalle, Cushman & Wakefield…

Dễ bị “bóp chết”

Lý giải vì sao có lợi thế sân nhà nhưng các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bất động sản của Việt Nam dường như bị xếp “đội sổ”, ông Nguyễn Xuân Châu, tổng giám đốc công ty cổ phần Megagroup mới thành lập đầu năm 2010 chuyên về hoạt động dịch vụ bất động sản của Việt Nam cho rằng: “Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường không phải do các doanh nghiệp trong nước yếu, mà do đặc thù của thị trường bất động sản”.

Ở nước ngoài, theo ông Châu, những công ty hoạt động trong lĩnh vực này đã được thành lập rất lâu, có nhiều kinh nghiệm và công nghệ điều hành tốt. Trong khi thị trường bất động sản Việt Nam còn non trẻ nên có rất ít doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực này được thành lập. Không những thế, để tham gia sân chơi này, doanh nghiệp phải có chuyên môn cao, thời gian đầu tư lâu dài để đào tạo nhân sự, gầy dựng dữ liệu, uy tín với khách hàng… mới có thể cạnh tranh được.

Tuy vậy, hiện nay theo đánh giá của ông Châu, cũng có một số doanh nghiệp bất động sản nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư đã chủ động “cậy” các doanh nghiệp trong nước tư vấn, quản lý dự án vì họ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm tốt hơn do hiểu rõ văn hoá, tập quán tiêu dùng… của người Việt Nam. Bằng chứng là dù mới thành lập đầu năm 2010, nhưng nay công ty đã có 14 hợp đồng tư vấn đầu tư cho các tập đoàn lớn của Trung Đông vào Việt Nam đầu tư, các tập đoàn lớn của Việt Nam như: Sông Đà, Cao su Việt Nam… Ngoài ra, các đối tác cũng tin tưởng giao cho công ty độc quyền phân phối nhiều dự án như: Sun Villas (Đà Nẵng), Nusajaya City (Malaysia) rộng gần 10.000ha, căn hộ Sun City, Tôn Thất Thuyết (quận 4)…

Ở góc độ khác, ông Bùi Tiến Thắng, phó tổng giám đốc công ty Sacomreal, nói tuỳ đẳng cấp của dự án mà chủ đầu tư chọn các công ty trong nước hay nước ngoài quản lý. Thực tế cho thấy giá thuê các công ty nước ngoài thường đắt hơn các công ty trong nước từ 20 – 30%, trong khi chất lượng dịch vụ có khi ngang ngửa nhau. Song ông Thắng thừa nhận, nguyên nhân khiến các chủ đầu tư vẫn tín nhiệm dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài là do “trong nước chưa phát triển mạnh, thương hiệu không lớn”.

Một điểm yếu nữa của các doanh nghiệp nội là ôm quá nhiều dịch vụ mà không chuyên như các công ty nước ngoài. Điều này sẽ càng khiến các doanh nghiệp Việt Nam muốn chen chân vào lĩnh vực này phải chịu nhiều áp lực và dễ bị bóp chết.

@www.baomoi.com

Chính sách «Xóa đói giảm nghèo.» và «Đề án hổ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động»

MỜI XEM VEDIO CUỐI BÀI VỀ SỰ THẬT CỦA THANH NIÊN VIỆT BỊ LỪA TRONG KHU RỪNG PHÍA BẮC NƯỚC PHÁP

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhận định, Đài Loan sẽ tiếp tục giữ ngôi vị dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động của Việt Nam trong năm 2010.

Nguồn tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3/2010 là 4.876 người, 3 tháng đầu năm, cả nước đã đưa được 16.851 lao động.

Trong đó, Đài Loan vẫn là thị trường có nhiều lao động Việt Nam sang làm việc nhất với 4.567 lao động; Tiếp theo là UAE 3.553 người; Bahrain 1.204 người; Libya 1.063 người; Nhật Bản 1.046 người…

Lý giải cho vị trí đầu bảng của Đài Loan, nhiều chuyên gia cho biết, đây là thị trường khá ổn định và có nhu cầu lớn lao động nhập cư.

Theo điều tra của Ủy ban Lao động Đài Loan, nhu cầu lao động trên thị trường này đang rất lớn. Tổng hợp nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp cho thấy đến cuối tháng 4, nhu cầu nhân lực sẽ tăng khoảng 58.300 người.

Tính đến hết tháng 3/2010, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là hơn 80 nghìn người, đứng thứ 2 sau Indonesia với hơn 142 nghìn người.

@vneconomy

Chánh sách «Xóa đói giảm nghèo.»
và «Đề án hổ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động»

Nguyễn thị có May

Đây là Chánh sách của đảng và Nhà nước nên hệ thống ngân hàng Chánh sách Phát triển của Nhà nước quảng cáo rầm rộ nhứt hiện nay là Ngân Hàng Chánh sách xã hội Việt nam, Ngân Hàng Phát triển Việt nam, Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Ngân Hàng Quân đội… Ngoài ra còn có Quỉ Tín dụng nhân dân, Ngân Hàng thương mãi Cổ phần Đô thị cùng tham gia tài trợ Chương trình «Xóa đói giảm nghèo» và «Đề án hổ trợ càc Huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động».

Xuất khẩu lao động thuộc diện Chánh sách của đảng và Nhà nước. Có sẳn một hệ thống ngân hàng để tài trợ cho người xin đi lao động nước ngoài. Nhưng trên thực tế, muốn có tiền chi trả cho Ban tổ chức đưa người đi, phải vay ngân hàng vì người đi lao động ở nước ngoài là người nghèo, ở Việt nam không có lợi tức đủ sống. Điều kiện vay tiền, người đứng vay phải có bất động sản trị giá ít nhứt 100.000 US$. Nhưng ngân hàng luôn luôn đánh giá dưới nửa giá thật để căn cứ trên đó cho vay.

Chính ngân hàng lập hồ sơ vay tiền theo chương trình Xuất khẩu lao động. Khi làm hồ sơ, ngân hàng cho biết mỗi chặng đường đi do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội điều khiển. Điểm hẹn tập trung và bãi đáp, do Đại sứ quán Hà nội tại chổ phụ trách. Quân đội và công an đặc trách kinh tế nước ngoài lo các dịch vụ như ăn ở tại địa điểm tập trung, hướng dẩn ra bãi đáp để trốn qua Anh. Quân nhân và công an đảm trách công tác này do người Tàu trả lương bằng tiền mặt tại chổ, theo từng công tác . Nhưng trên thực tế, người lao động trên đường xuất khẩu bị bỏ rơi. Họ sống qua ngày hoàn toàn nhờ người địa phương giúp đỡ. Như ở rừng Tétéghem, từ năm rồi đến nay, hơn 200 người hằng ngày sống còn nhờ sự vận động giúp đỡ của vị Linh mục Việt nam ở đó. Các Hội thiện nguyện Pháp, mỗi tuần cung cấp 2 bữa ăn nóng. Các thứ vật dụng như nồi niêu, soong chảo, giày dép, quần áo, … đều do lòng từ thiện của người địa phương. Người của Hà nội chỉ biết lấy tiền và đã lấy xong rồi nên hết chuyện. Thậm chí, có người chết, Hà nội còn làm ngơ được .

Chánh sách «Xoá đói giảm nghèo» và «Đề Án hổ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động» của đảng và Nhà nước hà nội đang khai triển mạnh, như một trong những ưu tiên, nên khi có người tới ngân hàng vay tiền để làm ăn, liền được nhân viên ngân hàng hướng dẫn chuyển qua Chương trình Xuất khẩu lao động nước ngoài. Họ tuyên truyền đi Anh làm việc, lương tháng 5.000 $US. Làm việc trong vòng 4 tháng, ăn tiêu xong, lấy lại đủ số tiền đầu tư. Sau đó chỉ có phất lên luôn!!!

Đi Anh theo chương trình «Xóa đói giảm nghèo» và «Đề án hổ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động» do ngân hàng trong Hệ thống các Ngân hàng Nhà nước tài trợ có giá biểu cụ thể theo từng lộ trình: Đi Anh bằng đường bộ phải trả 15.000 $US. Đường hàng không là 20.000 $US. Mượn ngân hàng 15.000 $US phải trả tiền lời ngay sau khi lấy tiền 5,3 $US / ngày. Đi đường bộ bắt đầu qua nước Tàu. Từ đây tiếp tục đi bằng xe car qua các nước trên đường dẩn tới Anh. Đi bằng đường hàng không tới Moscou (Nga), đi xe car qua Đức hoặc Ba-lan, qua Pháp. Đi đường bộ hay hàng không cũng đều tới vùng Calais dừng lại điểm hẹn là rừng Tétéghem chờ cơ hội qua Anh…
Cách trả tiền theo hợp đồng ký từ bên Việt nam với ngân hàng cho vay chia ra làm 4 lần theo 4 giai đoạn của lộ trình . Việt nam – Tàu: trả 3.000 $US, Tàu-Nga: trả 4.000 $US, Nga-Balan, Đức, Bỉ và Pháp: 3.500 $US, Pháp-Anh, trạm cuối: 4.500 $US. Nếu thấy có thể tự túc đi qua Anh được thì khỏi trả khoản tiền này. Về cách đi qua Anh vẫn có người hướng dẫn đi an toàn tới nơi. Qua tới Anh có ngay bộ phận lao động đưa đón, bảo đảm việc làm trong vòng 2 ngày, chậm lắm là 3 ngày. Nếu trả trọn từ Việt nam 15.000 hay 20.000 US$ thì trong vòng 15 ngày tới nơi an toàn.

Trên thực tế, tại rừng Tétéghem, trong số những người đang ở đây, trong lúc này, có người đã chi trả trên giá của hợp đồng ký tại Việt nam.

Người đi theo chương trình lao động ở Anh, khi tới Tàu phải khai sụt tuổi ít nhứt 12 tuổi để cho phù hợp với tuổi lao động. Khi qua tới Nga, người đi lao động thấy mình không có một thứ giấy tờ gì trong người hết cả. Bổng chốc, họ trở thành người vô gia cư, vô tổ quốc

Vài trường hợp cụ thể

Một thanh niên đến từ cuối năm rồi cho niết anh đã chi trả cho tổ chức dẫn anh đi hết 17.000 $US  Anh đi đường bộ 1 tháng, nằm rừng 2 tháng, chuyển hướng đi 3 lần. Tại điểm hẹn, anh bị chuyển lán 2 lần. Lán 1 thuộc rừng Tétéghem, lán 3 thuộc rừng Grande Synthe. Mỗi lần chuyển lán đều phải trả tiền. Việc chuyển lán do người của Tổ chức quyết định. Anh còn đang ở trong rừng, chưa biết ngày nào được đi qua Anh và được làm việc. Tiền lương sẽ được bao nhiêu. Nhưng anh vừa nhận được tin từ bên nhà, gia đình anh đã trả cho Ngân Hàng Chánh sách Xóa đói giảm nghèo hết 30.000 $US .

Anh cho biết vài người khác, tài sản thế chấp ngân hàng nay đã bị ngân hàng phát mãi vì không trả được tiền lời!!!

Một cánh rừng chia ra làm nhiều lán. Như rừng Grande Synthe có 5 lán . Mỗi lán có chừng 30 người do một trưởng lán trông coi. Mà trưởng lán không ai khác hơn là công an đặc trách kinh tế ở nước ngoài từ Việt nam qua công tác. Công an cũng đi theo người xuất khẩu lao động phát xuất từ Việt nam, theo đường bộ hoặc theo đường hàng không. Nhưng chỉ đi một chặng đường trên lộ trình dài vì hết một chặng có một người khác thay thế.

Ở lán một thời gian được biết việc làm ở bên nước Anh là đi trồng «cỏ», tức trồng cần sa. Nghe nói ở Anh, những người lao động Việt nam không phải tất cả được sống tập trung, gần nhau. Có người làm việc cách Luân đôn 80 km, trong một cái nhà mênh mông biệt lập ở xa thành phố. Muốn trốn đi cũng không biết trốn cách nào thoát được. Thân phận của họ không khác gì bị nhốt trong một cái chuồng suốt thời gian làm việc. Ở trong nhà nóng trên 30°C. Ra bên ngoài lạnh dưới O°C. Nhiều người lớn tuổi, sức yếu vì phải làm việc ngày 12 giờ, ăn uống thiếu thốn do phải tiện tặn vì lương chỉ có 350 bảng Anh (sterling), chớ không phải 5000 $US như nhân viện ngân hàng nói lúc tuyên truyền kêu gọi xuất khẩu lao động. Có người cuối tháng để dành được 50 bảng Anh. Có người không còn một đồng nào hết nếu chẳng may ngã bịnh trong tháng.

Cuối tháng, một người việt nam tới lấy cần sa tươi. Một người Tàu tới phát lương bằng tiền mặt. Công nhân không được nói chuyện với người không phải cùng ở và làm việc tại chổ.
Có người liên lạc được với gia đình ở Việt nam cho biết sự thật về công việc làm, đời sống ở Anh và lương bổng của họ. Mọi người chỉ còn biết đau lòng vì chắc chắn tài sản thế chấp ngân hàng thuộc Chánh sách đảng và Nhà nước «Xóa đói giảm nghèo» và «Đề án hổ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động» sẽ bị phát mãi nay mai.

Theo những người Việt nam đang trồng cần sa tại Anh cho biết thì ở đây có ít nhứt 500 địa điểm trồng cần sa rất kín đáo và thường di chuyển. Chế biến cần sa thành món hàng cho thị trường do người Việt nam đảm trách ở 150 cơ sở cũng kín đáo. Việc đóng gói, bao bì do công an Việt nam làm. Phân phối tiêu thụ do người Tàu. Người Việt nam làm việc ở đây không có ai biết được đường dây tiêu thụ. Có điều lạ là cần sa xuất phát từ đây nhưng trên nước Anh, người ta không thấy lưu hành.

Trước đây có người Việt nam làm giàu nhờ trồng cần sa. Nhưng chỉ thời gian sau, những người làm ăn độc lập này bị chết bất đắc kỳ tử. Thị trường này nằm trọn trong tay người Tàu. Đảng và Nhà nước Hà nội gởi người qua hợp tác hữu nghị và bền vững với người anh em cùng chủ nghĩa xã hội với nhau.

Trên báo Sài gòn Tiếp Thị và Tuổi Trẻ trong nước có loan tin về đời sống và đồng lương của những người lao động việt nam theo Chánh sách Xuất khẩu lao động của các Huyện nghèo, nhưng không nói rỏ chi tiết nên việc cảnh báo đồng bào chưa đủ hiệu lực. Vẫn còn người cầm thế nhà đất để đi ra nước ngoài làm việc kiếm tiền nuôi gia đình hơn ở lại cùng chung số phận nghèo đói với nhau. Họ không biết giấc mơ đổi đời chỉ là cơn ác mộng đến với họ giữa ban ngày.

Những người về Việt nam nên nói ra với bạn bè, bà con sự thật về những người lao động ở nước ngoài để kịp ngăn ngừa sự tán gia bại sản của đồng bào nghèo ngay từ gốc. Hơn nữa, khi đã làm hợp đồng đi lao động nước ngoài, mà qua Anh trồng cần sa, như những người này, thì sẽ khó lòng về được quê hương vì trước sau gì họ cũng bị phát giác và bị bắt giam tù chưa kể là đảng và Nhà nước VN sẽ không bao giờ chấp nhận cho những người lao động nay bị xem là bất hợp pháp như họ hồi hương.

Xa nhà, ngày Tết sắp tới . Một thanh niên nhớ nhà, nhớ vợ con:

“ … Tết đến rồi em ơi, anh nhớ lắm .
Mắt anh vọng về thèm khát của quê hương .
Anh muốn làm Tôn Ngộ Không hóa núi sông
Biến một phép về nơi xứ mẹ
Nhưng ảo tưởng bao giờ làm được thế
Nên anh đành chấp nhận phải xa quê …”

Một người khác than qua nước mắt :

“…  Muốn quay về nhưng cách trở núi non,
Đường xa lắm em ơi, xa ngàn dặm …

@ThongtinBerlin


Thông tin ngoài và niềm tin của người dân


Việt kiều Nguyễn Bảo Hoàng kết hôn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hà Văn Thịnh

Cách đây ít lâu, BBC có bài viết nói về đạo đức của cán bộ Việt Nam hiện nay*. Trong bài đó có nhắc đến đám cưới của con gái Thủ tướng cách đây gần 2 năm. Đặc biệt, bài báo cho biết tài sản của vợ chồng con gái Thủ tướng (con rể là Việt kiều), ước tính khoảng 150 triệu USD – tức là khoảng gần 3.000 tỷ đồng (!).

Từ đó đến nay, một trong những điều tôi quan tâm nhất trong cái tạm gọi là “ý nghĩa sống” của mình là… chờ! Tôi nghĩ, không ít người Việt Nam cũng mong mỏi như tôi. Đôi khi tôi cứ băn khoăn rằng, là một giáo viên đã đi dạy hơn 30 năm mà đồng lương không đủ sống (tuy đã đến năm 2010, theo cách nói của ông Bộ trưởng GD-ĐT là giáo viên chúng tôi sắp thoát “chết” rồi), thì rõ ràng về năng lực, tôi kém xa cái sự giỏi kiếm tiền của lớp người tuổi trẻ tài cao như con gái của Thủ tướng.

BBC là một hãng tin có uy tín bền vững và có giá trị toàn cầu nên những điều họ “nói” không phải như facebook hay các nguồn tin phản động – luôn xuyên tạc và bôi đen sự thật. Vì thế, người dân rất muốn biết quan điểm chính thức về lẽ đúng sai. Nếu BBC đưa tin thất thiệt thì chắc chắn nên có một sự phản đối chính thức, ít nhất như vụ bản đồ in sai về lãnh thổ Việt Nam của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ vừa rồi.

Nếu tài sản của hai vợ chồng con gái Thủ tướng có nguồn gốc từ Việt kiều thì cũng nên cho người dân biết để họ khỏi mất thì giờ hóng cổ, mỏi cổ, ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiếm sống. Cung cách im lặng không còn thích hợp nữa khi nguồn thông tin đa chiều từ net cho đa số người dân biết gần đủ những gì đang xảy ra trên thế giới, mỗi ngày.

Hàng ngàn tỷ đồng là một tài sản rất lớn so với bất kỳ người Việt nào nên không thể chấp nhận chuyện nói cho nó vui. Vì thế, rất cần phải có một vụ kiện quyết liệt về tội vu khống và khoản tiền bồi thường sẽ không nhỏ. Tất nhiên, nếu thắng trong vụ kiện này thì chính trị gia nào cũng dành tiền đó để ủng hộ người nghèo. Đó là thông lệ chung của nguyên tắc thả tép bắt tôm của tất cả các vị chính trị gia ấy. Một công đôi việc. Người nghèo tha hồ mà cười, sướng và, Thủ tướng sẽ đem đến niềm tin cho hàng triệu người dân có khao khát như tôi.

Nếu sự im lặng vẫn muôn thuở là Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn thì chắc chắn, niềm tin trong tôi sẽ trở thành cái vỏ chanh mùa hè. Bởi vì, dù có lý giải theo cách nào đi nữa thì tài sản hàng ngàn tỷ đồng luôn được làm ra bởi những thiên tài kinh doanh. Và, đã là thiên tài thì tại sao không ai biết?

Suy nghĩ của tôi chắc hẳn thuộc loại cách nghĩ ngớ ngẩn, u mê mà cha ông vẫn dạy là lo bò trắng răng. Tôi tin Thủ tướng sẽ đưa ra lời giải trình đủ và đúng vào lúc thích hợp trước bàn dân thiên hạ. Bởi vì, hầu như tuần nào, tháng nào kể từ khi nhậm chức đến nay, Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc kiên quyết chống tham nhũng. Một người kiên quyết chống tham nhũng như Thủ tướng tại sao lại cho rằng thông tin từ BBC là không đáng quan tâm?

Tôi đã nghe BBC từ khi mới lên 10 tuổi. Thời chiến tranh, cứ đến giờ của BBC – buổi sáng, buổi chiều và buổi tối là tôi tìm đủ cách để ngồi gần chú “cán bộ to” có cái đài Orionton to tổ bố để nghe như nuốt lấy từng lời từ BBC. Theo chỗ tôi biết, trong lịch sử tồn tại cả trăm năm của mình, BBC chỉ đưa tin sai có 3 lần (!). Nghe nhiều đến mức tôi biết cả cái thủ thuật của BBC là thỉnh thoảng phát thanh viên cố ý nói nhịu, nói sai để “xin lỗi quý vị” và, nhờ thế, bản tin sống động và thực hơn rất nhiều so với những báo đài chẳng bao giờ sai. Tôi học được rất nhiều từ hay từ BBC như “loan tin”, “Hà Nội nói”, “ý thức được” (thời đó, ở miền Bắc, chỉ có từ “nhận thức” mới là động từ)… Có thể đây là lần thứ tư BBB sai? Nếu BBC sai tại sao tôi vẫn phải chờ… im lặng?

Huế, 10.4.2010

H.V.T

@bbc