Chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng lần thứ 11 trong căng thẳng

TÔI ĐÃ KHÓC KHI XEM NHỮNG VIDEO NÀY.THẬT XÚC ĐỘNG VỚI TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA CÁC BẠN TRẺ  .TỔ QUỐC TRONG TRÁI TIM MỖI CON DÂN VIỆT NAM DÙ BẠN ĐANG Ở ĐÂU.TIẾNG KÈN TRỐNG NHƯ THÔI THÚC CHÚNG TA HÀNH ĐỘNG.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, còn gọi là Đại hội đại biểu toàn quốc, dự trù sẽ được tổ chức vào đầu xuân 2011. Từ đây đến đó còn hơn một năm nhưng cuộc vận động tìm nhân sự để đưa vào ban chấp hành trung ương đảng, tiếp theo là bộ chính trị, đã diễn ra khá rộn rịp từ năm 2009 đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Tất cả những nhân vật có tên tuổi trong đảng, nhất là trong bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng, đều để lộ dấu hiệu muốn được đề cử vào những chức vụ cao hơn.

Cao hơn là những chức nào? Đó là được hiện diện trong bộ chính trị, kế là trong ban chấp hành trung ương đảng, sau cùng là trong chính phủ và các ban ngành chủ yếu tại địa phương. Muốn đạt những chức vụ đó, phải là đại biểu hiện diện trong đại hội này.

Những đấu đá nội bộ

Sau hai năm vận động, tìm kiếm và sắp xếp nhân sự vào ban chấp hành trung ương đảng, 1.176 đại biểu đại diện cho 3,1 triệu đảng viên đã được mời tham dự Đại hội đảng cộng sản lần thứ 10 năm 2006 để bầu 160 uỷ viên chính thức và 21 uỷ viên dự khuyết vào ban chấp hành trung ương, 15 thành viên trong bộ chính trị và 8 thành viên vào ban bí thư bộ chính trị. Số lượng đại biểu tham dự đại hội và số uỷ viên trong ban chấp hành trung ương và bộ chính trị năm 2011 chắc chắn sẽ được giữ nguyên như năm 2006.

Cũng nên biết dưới các chế độ cộng sản, đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước, do đó các chức vị cao nhất đều nằm trong tay những người lãnh đạo đảng cộng sản. Trong thời chiến, đây là những chức vụ đầy quyền năng, những người lãnh đạo có quyền sinh sát đối với mọi người, kể cả những người trong đảng và trong quân đội, do đó rất được nể sợ. Trong thời bình, đây là những chức vu béo bở nhất, những người lãnh đạo có toàn quyền ban phát chức tước và bổng lộc cho thuộc cấp và thân tín, bù lại họ được đền đáp xứng đáng. Hiện nay Việt Nam không có chiến tranh nên chức vụ càng cao bổng lộc càng nhiều.

Nhìn lại những cấp lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, không ai về hưu trong sự thanh bạch. Tất cả đều có những cơ ngơi đồ sộ mà với đồng lương chính thức khi còn tại chức không thể nào gầy dựng nổi. Đó là chưa kể những tài sản đã được chuyển ra nước ngoài hay những dễ dãi và bổng lộc mà họ hàng thân thuộc được hưởng theo.

Chính vì thế, cứ mỗi 5 năm, được đề cử làm Đại hội đại biểu toàn quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cộng sản, là một dịp may hiếm có. Chỉ những bí thư thành uỷ, tỉnh uỷ lớn, các cấp chỉ huy quân đội và công an cao cấp hoặc là những đảng viên có nhiều thành tích trong đảng và nhà nước mới được tham dự. Vì sau khi đại hội bế mạc, những người này hoặc được đề cử để nắm những chúc vụ cao cấp trung ương hoặc về lại địa phương, cơ quan hay đơn vị đảm nhiệm với những quyền hành và quyền hạn lớn hơn, nguồn thu nhập nhờ đó cũng lớn theo chức vụ và bổng lộc mang lại.

Một thói quen bất thành văn, một thông lệ thì đúng hơn, là trong cuộc chạy đua được mời tham dự đại hội đại biểu toàn quốc này, mọi đòn phép đều được tung ra để hạ đối phương trước ngày khai mạc. Trái với suy tưởng của nhiều người, nội bộ đảng cộng sản đã không đoàn kết và nhất trí như bề ngoài được sơn phết. Những cuộc đấu đá, đánh phá hay thanh toán lẫn nhau xảy ra thường xuyên, nhưng không được để cho dư luận bên ngoài hay biết. Ai vượt lằn ranh đỏ này, tương lai và sự nghiệp coi như mất trắng. Trong quá khứ đã có rất nhiều người chết đột ngột vì “trúng gió” hay bị “tai nạn” máy bay và xe hơi, một số phải về hưu non trong ngậm ngùi. Chính vì thế, mọi người đều đề phòng mọi người, không ai tin ai và cũng không ai nghe ai. Những phe cánh, nếu có, chỉ là những kết hợp giai đoạn để đối phó với một đe doạ chung, và phần lớn đều vì quyền lợi. Mà quyền lợi ở đây đôi khi rất nhỏ nhen, như một căn nhà, một căn phố ở một nơi có trị giá kinh tế cao, hay một chức vụ có thể mang lại nhiều bổng lộc riêng.

Trở về nhân sự đại hội, nếu quan sát kỹ, người ta thấy từ năm 2009 đến nay đã có những tiết lộ về đời tư hay thành tích của một số nhân vật lãnh đạo được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước. Cụ thể hơn, đó là những tin tức liên quan đến những nhân vật cao cấp nhất trong bộ chính trị, đặc biệt là những người đã hoặc sẽ nắm các chức vụ tổng bí thư đảng, thường trực bộ chính trị, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, tổng tư lệnh quân đội, bộ trưởng công an và các chức vụ quan trọng khác.

Không phải tình cờ dư luận trong và ngoài nước được dịp trầm trồ hay ganh tị với sự xa hoa của những cấp lãnh đạo cao nhất nước. Chỉ những người làm việc trong nội bộ đảng mới có cơ hội chụp ảnh, quay phim và biết rõ về đời tư của từng cán bộ cao cấp nhất trong đảng và nhà nước. Chẳng hạn như hình ảnh nhà thờ họ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên đường Nguyễn Trung Trục tại thị xã Rạch Giá (Kiên Giang), nhà nghỉ mát của con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hòn Chồng (Nha Trang), tin tức về con trai của ông du học bên Mỹ, v.v. Nhưng sững sờ nhất khi xem những băng video Youtube về trình độ kém cỏi của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trên các diễn đàn quốc tế được phổ biến rộng rãi trên mạng internet, ai cũng lắc đầu tặc lưỡi chán ngán cho trình độ của người đại diện quốc gia. Cũng may là trong đại hội đảng lần thứ 11 sắp tới, đương kim tổng bí thư Nông Đức Mạnh muốn ngưng cộng tác nên những đối thủ của ông đã không khai thác và làm rùm beng lý lịch, tài sản và những hoạt động phi chính trị của ông tại nơi sinh quán.

Qua những tiết lộ trên, từ giữa năm 2009, uy tín và uy thế của hai ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng trong đảng xuống rất thấp. Người ta cho rằng hai ông được đỡ đầu nên mới mau thăng quan tiến chức và nắm giữ những địa vị cao nhất trong đảng và nhà nước. Người đỡ đầu là ai? Cả nước đều biết đó là cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, cụu tổng bí thư Đỗ Mười và cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Có người còn nói hai ông là con ruột chứ không phải con đỡ đầu của đại tướng Lê Đức Anh, v.v. Nhắc đến Lê Đức Anh, mọi đảng viên đều kính nể vì ông là một vị tướng xông pha trên các chiến trường, đã từng đứng trước lằn tên mũi đạn. Tiếng nói của ông do đó rất có trọng lượng.

Thật ra nếu không có bộ ba Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt, không biết tình trạng đấu đá giữa những đảng viên miền Nam và miền Bắc trong nhiệm kỳ đảng lần thứ 10 vừa qua đã như thế nào. Nhưng qua sự đỡ đầu này, tất cả những chức vụ cao nhất và quan trọng nhất đều nằm trong tay người miền Nam: chủ tịch nước, thủ tướng, thường trực bộ chính trị, bộ trưởng công an, phó thủ tướng đặc trách nội chính, một số tướng lãnh trong quân uỷ, v.v.

Nhưng Lê Đức Anh năm nay đã 90 tuổi, quỹ thời gian không còn nhiều. Đồng minh của ông là cựu tổng bí thư Đỗ Mười tuổi đã cao và cũng gần đất xa trời. Ông Võ Văn Kiệt thì đã ra đi vĩnh viễn từ giữa năm 2008. Trước những ngôi sao đang lu mờ này, nhiều thành phần đảng viên cao cấp miền Bắc công khai ngắm nghé những chức vụ cao nhất trong đảng và trong chính quyền. Nhưng đây là một trận tuyến mà mọi đối thủ sẵn sàng sát phạt nhau không thương tiếc, ai mất kiên nhẫn và để lộ tham vọng trước giờ G gần như đều bị loại. Nhiều người khôn ngoan hơn, cố gắng dàn xếp âm thầm trong nội bộ, nghĩa là thương lượng với những đối thủ khác về các chức vụ sẽ được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tới.

Lấy trường hợp của bí thư thành uỷ Hà Nội, Phạm Quang Nghị làm thí dụ. Từ hai năm trở lại đây, ông Nghị đã có những lời nói và hành động mà mọi người cho là muốn thay thế ông Nông Đức Mạnh để nắm chức vụ tổng bí thư trong đại hội đảng lần thứ 11 sắp tới. Thế là một mặt trận không tên được thành lập để đánh phá ông. Vì là bí thư thành uỷ Hà Nội, tất cả những gì xảy ra tại Hà Nội đều liên can đến uy tín của ông, chẳng hạn như vụ đập phá nhà thờ Thái Hà cuối năm 2008, và gần đây hơn là vụ phá sập thánh giá tại Đồng Chiêm đầu năm 2010. Hai vụ việc này, nếu có sai phạm, có thể giải quyết trong ôn hoà và trật tự, nhưng công an chống biểu tình và dân quân du kích đã được gởi tới đập phá để gây tiếng xấu cho thành uỷ Hà Nội là đàn áp tôn giáo, mà ông Phạm Quang Nghị là bí thư. Thế là ông Nghị hết hy vọng được đại hội bầu vào chức vụ tổng bí thư đảng khoá 11 sắp tới.

Tại những nơi khác cũng thế, tất cả những đảng viên có tiếng ở địa phương đều ngắm nghé các chức vụ tỉnh uỷ hay thành uỷ, vì đằng sau là những quyền lợi to lớn do mua quan bán chức hay do hoạt động kinh tế quốc doanh và tư doanh mang lại. Tại những vùng nghèo khó hơn, như Tam Toà tỉnh Quảng Bình, Dambri tỉnh Lâm Đồng, các cấp lãnh đạo địa phương cố tình chiếm giữ những mảnh đất mà họ cho rằng có thể phát triển du lịch trong tương lai, do đó đã bằng mọi cách ngăn cản không cho tu sửa nhà thờ Tam Toà và phát triển tu viện Bát Nhã. Những bí thư tỉnh uỷ hay thành uỷ địa phương này tha hồ làm mưa làm gió vì biết chắc rằng trung ương sẽ không làm gì được người ta vì đang cần họ để được ủng hộ vào các chức vụ cao hơn trong đại hội.

Cứng rắn với dân chúng để che giấu sự yếu đuối

Những chế độc tài đảng trị có một tật xấu chung là phải tỏ ra cứng rắn đối với dân chúng khi lo sợ hay yếu đuối.

Cứng rắn với những ai? Đó là những người biết suy nghĩ, dám nói lên những ưu tư của mình về hiện tình đất nước, dám phê bình sự sai trái của các cấp chính quyền. Nói chung, đó là những người tay yếu chân mềm, chỉ lấy trí óc làm sức mạnh, dùng ngòi bút làm vũ khí. Đàn áp những người này rất dễ vì họ không che giấu địa chỉ nơi cư trú và sẵn sàng bị còng tay để vào tù.

Từ năm 2008 đến nay, chính quyền cộng sản đã bắt giữ, giam cầm và xét xử hầu như tất cả những người bất đồng chính kiến với chế độ, bất kể là phụ nữ hay người già, sinh viên học sinh hay cựu quân nhân, cựu đảng viên hay thành phần trí thức. Tội của những người này chỉ là dám lên tiếng đòi tự do, dân chủ và nhân quyền, yêu cầu chính quyền bảo vệ lãnh hải và lãnh thổ, xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên các hải đảo và quần đảo trên Biển Đông. Thật ra những đòi hỏi này cũng là lập trường của chính quyền cộng sản Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Vấn đề của đảng cộng sản hiện nay là những gì họ nói trước dư luận quốc tế là giả còn những gì dân chúng trong nước đòi là thật, cho nên phải đàn áp. Tội danh mà chính quyền dùng để bắt bớ, giam cầm những người này là “tuyên truyền chống nhà nước, hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” để sau đó phạt tù theo bộ luật hình sự.

Những vụ đàn áp tôn giáo còn tệ hại hơn. Những tín đồ tôn giáo không hề chống chính quyền, họ chỉ phản đối khi bị chiếm đoạt hay phá hoại nơi thờ phượng, họ không muốn bị tước đoạt niềm tin. Nhưng các chính quyền địa phương bất chấp, trước khi đại hội đảng khai mạc vào đầu năm 2011 đây là cơ hội để họ tự tung tự tác để chiếm hữu tài sản và đất đai của nhà chùa và nhà thờ. Họ còn đem công an đến bao vây và quay phim. Để tránh bị mang tiếng đàn áp tôn giáo, họ còn đem xe đến chở những thành phần bất hảo, những tệ đoan xã hội bị công an khống chế để được tự do sinh hoạt bất hợp pháp, đến dẹp. Tình trạng này tương tự những vụ đấu tố thời kỳ Cải cách ruộng đất những năm 1953-1956, chính quyền vận động những thành phần bất hảo đến tố cáo, chửi bới, đánh đập và kết án những thường dân vô tội. Một hành động ném đá giấu tay mà chỉ những kẻ gian manh hay nhát gan mới làm.

Rất nhiều cán bộ và đảng viên đã rất muốn ra tay ngăn cản hay bênh vực những nạn nhân xấu số kia, nhưng đa số đều bỏ cuộc vì sợ mất đặc quyền đặc lợi. Những hành động này có thể thấy qua những góp ý trên mạng internet sau những bài phóng sự hay tường thuật về các vụ giải tán biểu tình và xử án trong các phiên toà được phổ biến trên các đài phát thanh Việt ngữ ở hải ngoại.

Một hiện tượng trấn áp khác là gần đây các trang nhà (homepage) trên mạng (website) của những tổ chức đối lập hay văn hoá đều bị đánh phá. Có trang nhà còn bị cướp luôn tên miền (domain) như Danchimviet, Osin, Bauxite. Nhiều trang nhà khác bị phá hoại thường xuyên. Chính quyền cộng sản Việt Nam, qua Tổng cục an ninh nội địa và Cục kỹ thuật nghiệp vụ ngoại tuyến của Bộ công an, đã ráo riết sử dụng những phương tiện hiện đại dò tìm mã số để xâm nhập và xoá những bài viết bất lợi cho chính quyền, hay chép nội dung của chính quyền vào trang nhà như trường hợp của Saigonbao.com để bôi nhọ. Mỗi ngày, bộ phận dò tìm mã số tự động của bộ công an tấn công liên tục những trang nhà đối lập với chế độ.

Thế cờ đang đảo ngược

Trong cuộc tranh giành quyền lực nội bộ này, trung ương đảng cộng sản Việt Nam không muốn người ngoài can thiệp vào, kể cả những thế lực nước ngoài. Những ai tin rằng có sự nhúng tay của Bắc Kinh vào việc chọn lọc người vào những chức vụ cao trong đảng cộng sản Việt Nam là không đúng. Khuynh hướng chống Trung Quốc rất mạnh và Bắc Kinh biết rất rõ điều này vì gián điệp của họ có mặt khắp nơi trong guồng máy đảng và nhà nước. Điều mà Bắc Kinh có thể áp dụng được là ve vãn những cấp lãnh đạo đảng cộng sản về sự hợp tác song phương và gác lại những tranh chấp trên Biển Đông, ít nhất cho đến ngày danh sách nhân sự mới của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam được công bố. Đây là giai đoạn mà những ứng cử viên vào các chức vụ cao, không còn bị ràng buộc vào những quan hệ với Trung Quốc, tha hồ vận động.

Trong cuộc vận động này, có hai nhóm tích cực nhất. Đó là nhóm của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhóm của đại tướng Phùng Quang Thanh trong quân đội. Trên các trang nhà do chính quyền cộng sản phát đi, hình ảnh và các bài viết về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện khắp nơi. Hôm nay ông có mặt ở hội nghị thượng đỉnh này, ngày mai ở hội nghị quốc tế kia, ngày nọ đến vùng này, ngày kia họp báo ở thủ đô, v.v. Sự hiện diện thường trực của ông che lấp sinh hoạt của những nhân vật khác. Không ai biết những ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết ở đâu và đang làm gì. Ông Trương Tấn Sang một thời được dư luận dự đoán sẽ giữ chức tổng bí thư thay ông Nông Đức Mạnh biến mất trong hậu trường. Những mầm non đang lên như Nguyễn Văn Chi, Tô Huy Rứa cũng im bặt. Báo Công An cũng chỉ đăng tin về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều tin đồn đảng cộng sản Việt Nam, bắt chước đảng cộng sản Trung Quốc, sẽ kết hợp chức vụ tổng bí thư đảng và chủ tịch nước thành một để có tiếng nói mạnh hơn, mà Nguyễn Tấn Dũng là người có nhiều triển vọng nhất.

Cái mới của đại hội sắp tới là sự hiện diện đông đảo của quân đội trong các chức vụ cao nhất. Ngay từ bây giờ, trên trang nhà của báo quân đội điện tử, người ta thấy hôm nay ông tướng này đi thăm vùng biên giới này, ngày mai ông tướng nọ đi thăm hải đảo kia, v.v. Đó là chưa kể những tin tức và hình ảnh đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng, đi khắp nơi trên thế giới để vận động hợp tác quân sự. Điều này cho thấy phe quân đội trở nên tích cực hơn trong nội bộ đảng cộng sản, nhất là sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đặt mua một số lượng vũ khí chiến lược hiện đại lớn nhất từ Nga.

Trong những ngày sắp tới, dư luận có thể tiên đoán một liên minh giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chính phủ và đại tướng Phùng Quang Thanh trong quân đội để nắm quyền lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trong đại hội đại biểu toàn quốc sắp tới.

Nguyễn Văn Huy

33 bình luận về “Chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng lần thứ 11 trong căng thẳng

  1. Nam Tho Dien 16/02/2010 / 8:02 chiều

    Nhân vật nào lên nắm quyền cai trị dân và đất nưóc mà là Cộng-Sản; thì nhân dân Việt-Nam hãy cứ chuẩn bị tiếp tục bị bóc lột, đàn áp và đi tù…vì ‘chó đen giữ mực” mà.

    Thích

  2. lương huy 29/03/2010 / 3:08 chiều

    Ý kiến của bạn rất khách quan và sâu sắc, rất mong tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến phản hồi và nhận xét của bạn trong thời gian tới, tuy nhiên, cho phép được góp một vài ý kiến nhỏ: Bạn rà soát và chỉnh sửa một số lỗi chính tả (như: Sử dụng / Xử dụng, …) sẽ thêm hấp dẫn và lôi cuốn người đọc hơn nữa.
    Trân trọng!

    Thích

  3. tung duc 04/05/2010 / 6:02 chiều

    tat ca nhung nhung dinh tai thoi diem nay ve cac nha lanh dao dang va nha nuoc cua cac ban deu mang tinh tuong doi. theo toi chung ta nen de lich su phan xet la dung dan hon ca. tuy nhien cac nha lanh dao cung la con nguoi, tuc la cung co phan nguoi va phan con ton tai song song trong mot thuc the, ma da la con, nguoi thi kho ai co the toan dien.nhung o trong ho co diem khac biet la ho co to chat de tro thanh mot nha lanh dao.vay en ta dung voi dua ra nhung nhat dinh mang tinh phe phan hay dong tinh voi ho mot cach ma cac ban da dua. chung ta nen nhin nhan van de mot cach tong quat ca qua trinh xay dung, ton tai va phat trien chung cung toan the gioi nhan loai.
    noi tom lai chung ta hay de cho lich su danh gi ve ho. van de nua la ve nhan su khoa toi chung ta nen cho

    Thích

  4. hungconganh 24/05/2010 / 5:03 chiều

    Ong nao len cung vay thoi! dan den suot doi la dan den. Bay gio co ong nao manh dan thanh lap mot dang doi lap voi dang cong san may ra tinh hinh moi thay doi!??

    Thích

  5. vantoan 20/06/2010 / 6:39 chiều

    ông nào lên cũng vậy là khác đó bạn, mình đồng tình với tung duc đó. để xem nhân sự khóa tới nữa chứ, mình nghĩ đảng sẻ phải có thay đổi trong chính sách của mình khi người dân đang lên tiếng mạng mẽ vấn đề chủ quyền….

    Thích

  6. le ba 09/07/2010 / 2:16 chiều

    nhiều bạn khi đọc trang viết này có một ngộ nhận: đây là bài viết sâu sắc đầy trí tuệ.Tôi thì ngược lại. Tầm quan sát của bạn có nhưng thiếu nhận thức chính trị. Cái nhìn của bạn bị che lấp bởi định kiến hoặc hoàn cảnh hiện tại. Nói về chính trị hãy nói bằng tri thức mình có chớ đừng theo đuôi kẻ khác.

    Thích

  7. Quốc Dũng 11/07/2010 / 11:39 sáng

    Chào các bạn! Theo tôi, chúng ta không nên đánh giá vấn đề theo cách nhìn tiêu cực như vậy.Sự hoàn thiện của bất kỳ bộ máy nào cũng đều phải phụ thuộc vào sự phát triển của cả một tổng thể. Chúng ta nên hiểu rằng, đây là thời kỳ đất nước quá độ đi lên CNXH, tất cả đang trong qua trình tìm tòi, khảo nghiệm, tổ chức thực hiện và sửa đổi..đây là quá trình khó khăn nhất, khốc liệt nhất, qoằn qoại nhất, gian khổ nhất…Mô hình của CNXH hiện thực, cụ thể như thế nào, thực tế là chưa có. Chính vì vậy, chúng ta vừa làm, vừa học hỏi, vừa tìm tòi, vừa rút kjnh nghiệm. Trong quá trình chưa hoàn thiện này, bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta buộc phải chấp nhận những mặt trái của nó – đây là một vấn đề không thể tránh khỏi trong giai đoạn này – chúng ta nên hiểu rằng, đó là “quy luật của sự phát triển”. Những thành tựu, những mặt tích cực sẽ được tiếp tục phát huy, phát triển. Ngược lại những mặt tiêu cực sẽ dần từng bước khắc phục, sửa đổi theo sự phát triển, hoàn thiện của nền kinh tế và sự phát triển, sự hoàn thiện của cả một hệ thống, của tổng thể xã hội. Chúng ta thấy, ở bất kỳ một quốc gia, đảng, nhà nước, chính phủ nào trên thế giới, cũng đều có những mặt tiêu cực xung quanh nó, đâu phải chỉ có ở riêng đất nước ta? Và đến đây chúng ta có thể hiểu rằng: Đó là “quy luật của sự phát triển” chung của mọi sự vật, hiện tượng. Chúng ta phải nhìn vào thành tựu mà hơn 30 năm qua đất nước ta đã đạt được trong quá trình đổi mới, để cùng tự hào, cùng quyết tâm chung tay góp sức xây dựng Đất nước, Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Đất nước ta đang trên đà đổi mới, đang trên đà cải cách, đang trên đà hoàn thiện…nên rất cần bàn tay, khối óc, lòng yêu nước, niềm tin, những cách nhìn toàn diện trong điều kiện lịch sử của thể, của tất cả mỗi người con đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ vị trí, điều kiện, hoàn cảnh nào, cũng luôn phải củng cố niềm tin, để từ đó có thêm nghị lực, hoài bão, lòng quyết tâm, phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, sắt son, kiên định. Chúng ta hãy cùng nắm chặt tay nhau hướng về Tổ quốc thân yêu của chúng ta! Tất cả chúng ta hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cùng làm cho “…Đất nước ta đàng hoàn hơn, to đẹp hơn…” như lời Chủ Tich Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Tôi tin là chúng ta sẽ làm được nhiều hơn thế, nếu chúng ta Đoàn kết – Niềm tin – Quyết tâm!!!!!

    Thích

  8. Giang nguyen trong 13/07/2010 / 10:04 chiều

    Toi nghi rang chinh the nao cung can co nhung nguoi lanh dao liem khiet, chi cong vo tu neu cac loai nguoi tham lam lam lanh dao thi the che nao cung the thoi

    Thích

  9. Vượng Trần 19/07/2010 / 12:19 chiều

    Chào bạn Quốc Dũng
    Tôi trước hết phải cảm ơn cái Tâm của bạn. Bạn có một cái tâm rất trong sáng như hàng triệu trái tim VN khác là muốn đất nước giàu mạnh, nhân dân giàu có, hạnh phúc.
    Tuy nhiên những lập luận và hiểu biết của bạn chưa đủ để bàn về những vấn đề lớn như thế này. Đức, Liên Xô và bao nhiêu nước Đông Âu khác vốn văn minh hơn VN cả hàng trăm năm đã cuối cùng chấp nhận không xây dựng CNXH được mà phải tạm thời gác lại.
    20 năm đổi mới chúng ta vẫn chưa có được một ngành công nghiệp nào ra trò ra trống. Sự kìm hãm của các DNNN và nhóm lợi ích đang kiềm chế sự phát triển của VN. Tăng trưởng 7%/năm không cao đâu. Nếu giải phóng hết nguồn lực, VN có thể tăng trưởng hai con số trong một thời gian dài.

    Thích

  10. Diệp Phúc 19/07/2010 / 12:26 chiều

    Ông Tô Huy Rứa có gốc gác là China. Họ Tô là họ của Tàu. Để ông này lên TBT sẽ rất nguy hiểm cho dân tộc.

    Thích

  11. nguyen minh hoang 23/07/2010 / 8:19 chiều

    lam gi co XHCN ma ban tam bay lam gi , dang cong san bay tro dinh huong la de doc quyen cai tri va de de be tham nhung kiem chac ma thoi

    Thích

  12. nguyen thien nhan 23/07/2010 / 8:42 chiều

    lam gi co XHCN ma ban luan mat cong , dang cong san chung ta dinh huong de khoi mat che do va giu duoc vai tro doc quyen lanh dao ,viec lam an cua cac quan chuc (noi cach khac la tham nhung ) de dang va giau len nhanh hon nhieu ,chung ta xuat than tu giai cap cong nhan va nong dan lam sao lanh dao dat nuoc di len bang con duong tri tue duoc ,ban chat mot loai nguoi khong the nao thay doi duoc mong cac ban thong cam nhe

    Thích

  13. tui 27/07/2010 / 9:32 sáng

    chi la doan mo thoi ma. ong nay ve danh de la het y! hom nay ra con gi nhay?

    Thích

  14. nguyen hoang hon 14/08/2010 / 10:39 sáng

    « GP Vinh nổi sóng: 5.000 giáo dân Hạt Cầu Rầm phản đối việc cướp đất nhà thờ bán cho tư nhânNỗi sợ »Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi bảo kê bỏ tù những người tố cáo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tham nhũng hay Đảng lệ đè pháp luật?
    Đăng bởi tinletrai on 05/24/2010

    i
    3 Votes

    ‘Chánh án Tòa Đà Nẵng lập kỷ lục vi phạm nhân quyền’ khi mang ông Trần Văn Thanh đang hôn mê ra xét xử

    Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

    Dù muốn hay không, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng đã phải thừa nhận “Tham nhũng là quốc nạn” với việc lập ra cả một Ban chỉ đạo trung ương chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm chịch có chân rết trong tất cả các Bộ, ngành và địa phương. Điều này không chỉ cho thấy tham nhũng có phạm vi toàn Việt mà còn cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng là Một mất một còn.

    Chỉ lấy ví dụ ở Đà Nẵng, đáng tiếc là các thế lực tham nhũng và bao che tham nhũng đang thắng thế với việc những người tố cáo hành vi “nhận hối lộ” của Bí thư thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bá Thanh, bị Hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao do thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa bỏ tù vào cuối tháng 12 năm ngoái do đã “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”?!

    Mọi chuyện bắt đầu từ Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo Viện KSNDTC và Công văn số 77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Viện trưởng Viện KSNDTC và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Phan Diễn đề nghị xử lý Nguyễn Bá Thanh về tội nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó Công trình đường Bắc Nam.

    Đặc biệt Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m2 trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Na… Với các tài liệu, chứng cứ nêu trên, vào chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông, Nguyễn Hưng phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội: Nhận hối lộ. Do đó nếu vụ án dừng lại chỉ xử lý quy buộc số tiền trên cho Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng mà không điều tra, xử lý đối tượng nhận tiền thì sẽ oan cho người đưa tiền, trong khi đó người đòi hối lộ thì vô can, dư luận nhân dân không đồng tình và vụ án không được giải quyết triệt để và thỏa đáng”.

    Do hai công văn này cùng với những lá đơn tố cáo hành vi tham nhũng của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được một công dân thành phố Đà Nẵng là Đinh Công Sắt lưu hành trong dân chúng mà trong mắt Công an thành phố Đà Nẵng là hành vi xâm hại đến uy tín, danh dự của Nguyễn Bá Thanh nên vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đã được khởi tố. Trong số các bị can rồi tiếp đó là bị cáo ngoài Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh tra Bộ Công an, người đã tổ chức điều tra hành vi “nhận hối lộ” của Nguyễn Bá Thanh, còn có một cán bộ công an khác là Trung tá Dương Tiến, Trưởng Đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh.

    Nếu như Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã là nạn nhân của sự trả thù tư pháp phi nhân chưa từng thấy trong lịch sử thế giới hiện đại khi ông bị Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận điệu ra nơi xét xử khi đang hôn mê và bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử 12 tháng tù treo, Trung tá Dương Tiến bị Tòa án thành phố Đà Nẵng kết án 17 tháng 5 ngày tù giam và bị Hội đồng xét xử phúc thẩm y án, đúng bằng thời gian ông bị giam cầm trái pháp luật. Và phân tích sau đây chỉ riêng những hành vi phản pháp luật thể hiện trong bản án hình sự phúc thẩm đối với Trung tá Dương Tiến cũng đã đủ cho thấy thế lực tham nhũng có tính hệ thống trả thù những người chống tham nhũng điên cuồng và hèn hạ đến mức nào.

    Hội đồng xét xử phúc thẩm đã kết án Trung tá Dương Tiến với lời buộc tội sau đây:

    “Tại đơn kháng cáo kêu oan cũng như tại phiên tòa sơ thẩm trước đây và phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo chỉ thừa nhận vào ngày 14/5/2007, tại Văn phòng đại diện báo Công an TP. Hồ Chí Minh tại Hà Nội, bị cáo có giao cho Đinh Công Sắt tài liệu gồm: công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 và công văn số 77/KSĐT-KT ngày 01/11/2000 của VKSND TP. Đà Nẵng gửi lãnh đạo VKSNDTC và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nội dung công văn có nêu kết quả điều tra vụ án Phạm Minh Thông, trong đó có một số lời khai của Phạm Minh Thông có liên quan đến lãnh đạo thành phố Đà Nẵng; bị cáo không thừa nhận có bảo Đinh Công Sắt đem tài liệu về phát tán cho dân Đà Nẵng đọc.

    Xét thấy, vụ án Phạm Minh Thông và vụ án Nguyễn Hưng đã được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm từ năm 2002, án đã có hiệu lực pháp luật, không có cán bộ lãnh đạo nào của thành phố Đà Nẵng liên quan đến bản án đã xét xử. Do đó mọi hành vi nhằm xúc phạm đến uy tín, danh dự lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trong vụ án trên là phạm pháp.

    Tại các biên bản ghi lời khai và tại các bản tường thuật trong giai đoạn điều tra cho thấy bị cáo Dương Tiến khi cung cấp hai công văn 73,77/KSĐT-KT nói trên đã bảo với Đinh Công Sắt đem đi photocopy nhiều bản, mang về cho dân Đà Nẵng đọc. Lời khai này phù hợp với lời khai của Đinh Công Sắt. Tài liệu này cùng với một số tài liệu khác sau đó đã được Sắt phát tán nhiều nơi, cho nhiều người tại địa bàn thành phố Đà Nẵng vào các ngày 15,16,17,18/5/2007 gần ngày bầu cử Quốc hội khóa 12 nhằm mục đích làm ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác bầu cử tại địa phương, làm giảm uy tín ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Hành vi của bị cáo Dương Tiến và Đinh Công Sắt đã làm cho một bộ phận cử tri hoang mang, khiến chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm trong công tác chuẩn bị bầu cử cũng như giới thiệu ứng cử viên phải huy động lực lượng cho việc khắc phục hậu quả, thu hồi tài liệu mà các bị cáo tán phát và trấn an dư luận nhằm đảm bảo cho công tác bầu cử được diễn ra thuận lợi.

    Về việc bị cáo Dương Tiến và Luật sư cho rằng công văn 73,77 không có dấu mật, công khai, ai đọc cũng được là điều không thể chấp nhận. Bởi lẽ bị cáo là công an, đồng thời giữ chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện của một tờ báo ngành công an, bị cáo phải nhận thức rõ nội dung 2 công văn trên có đề cập đến cá nhân lãnh đạo địa phương, vì vậy chỉ có người có thẩm quyền mới được biết.

    Việc Dương Tiến đã chủ động gọi cho Đinh Công Sắt ra Hà Nội để cung cấp 2 công văn trên, hỗ trợ tiền cho Sắt làm chi phí đi lại, bảo Sắt mang về tán phát đã thể hiện rõ mục đích, ý thức phạm tội của bị cáo. Do biết đây là hành vi vi phạm pháp luật nên bị cáo đã dặn Sắt “Phải cẩn thận”. Sau đó ngày 17/5/2007, bị cáo vào Đà Nẵng gặp Đinh Công Sắt để nắm tình hình dư luận Đà Nẵng sau khi Sắt tán phát tài liệu như lời khai tại bút lục 912, ngày 04/3/2008. Trong vụ án này, Dương Tiến và bị cáo Đinh Công Sắt là đồng phạm về hành vi tán phát tài liệu 2 công văn 73,77/KSĐT-KT tại thời điểm gần đến ngày bầu cử Quốc hội khóa 12, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà nước, tổ chức xã hội địa phương về công tác bầu cử, làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác. Dương Tiến là đồng phạm với Đinh Công Sắt về hành vi trên. Án sơ thẩm không quy buộc bị cáo Tiến là đồng phạm với Trần Văn Thanh và Nguyễn Phi Duy Linh.

    Với những căn cứ trên, xét án sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 258 BLHS để xử phạt Dương Tiến về “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là có căn cứ, đúng tội. Do đó, cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo cũng như quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo”.

    Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã cố tình kết án oan Trung tá Dương Tiến vì vụ án hình sự này không có người bị hạinhư chứng minh sau đây.

    Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…”, Điều 51 BLTTHS quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Rồi các Điều 68, 137 BLTTHS quy định về lời khai của người bị hại, Điều 191 BLTTHS quy định sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa… Như vậy, theo pháp luật hình sự,tội phạm được xác định bởi người bị hại, không có người bị hại thì không có tội phạm.

    TS Luật Cù Huy Hà Vũ và Trung tá Công an Dương Tiến tại phiên tòa phúc thẩm

    Chắc chắn “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” không thuộc các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và vì thế người bị hại bởi tội phạm này chắc chắn không chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, đồng nghĩa với việc người bị hại phải lên tiếng về tội phạm bằng cách này hay cách khác.

    Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo VKSNDTC và Công văn số 77/KSĐT/KT ngày 01/11/2000 của Viện KSND thành phố Đà Nẵng gửi Đ/c Viện trưởng VKSNDTC và Đ/c Phan Diễn, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đều đề cập đến việc Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty hợp doanh xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Hưng, Chỉ huy phó Công trình đường Bắc Nam.

    Đặc biệt Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: “Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m2 trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Nam… Với các tài liệu, chứng cứ nêu trên, vào chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông, Nguyễn Hưng phạm tội: Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội: Nhận hối lộ. Do đó nếu vụ án dừng lại chỉ xử lý quy buộc số tiền trên cho Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng mà không điều tra, xử lý đối tượng nhận tiền thì sẽ oan cho người đưa tiền, trong khi đó người đòi hối lộ thì vô can, dư luận nhân dân không đồng tình và vụ án không được giải quyết triệt để và thỏa đáng”.

    Như vậy, theo quan điểm của Hội đồng xét xử phúc thẩm, việc Trung tá Dương Tiến, cung cấp 02 công văn 73,77/KSĐT-KT của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng cho Đinh Công Sắt là hành vi “xúc phạm đến uy tín, danh dự” của Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy ĐCSVN thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và do đó Nguyễn Bá Thanh là “người bị hại”. Thế nhưng, trong toàn bộ hồ sơ của vụ án phần liên quan đến Trung tá Dương Tiến không có bất cứ dấu vết nào dù là nhỏ nhất cho thấy Nguyễn Bá Thanh là “người bị hại”, chẳng hạn như: đơn tố cáo, lời khai của chính Nguyễn Bá Thanh tại Cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của Trung tá Dương Tiến. Mà đã không có “người bị hại” thì không thể có việc Trung tá Dương Tiến phạm tội.

    Tóm lại, chỉ riêng việc không có “người bị hại” trong vụ án hình sự này cũng đã đủ chứng minh Trung tá Dương Tiến hoàn toàn vô tội. Do đó, việc Hội đồng xét xử phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử mà lẽ ra phải đình chỉ theo Khoản 2 Điều 239 (Kháng cáo kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm) Bộ Luật TTHS và hơn thế nữa, kết án Trung tá Dương Tiến dứt khoát là hành vi phạm “Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” quy định tại Điều 294 và “Tội ra bản án trái pháp luật” quy định tại Điều 295 Bộ Luật Hình sự!

    Như vậy, người viết bài này đã chứng minh xong sự vô tội của Trung tá Dương Tiến cũng như chứng minh xong tội phạm “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” của Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng do Thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa. Tuy nhiên, điều nghiêm trọng hơn rất nhiều là Hội đồng xét xử phúc thẩm kết án oan Trung tá Dương Tiến không hẳn do dốt nát về nghiệp vụ hoặc do có vấn đề về tâm thần mà là do cố ý hãm hại người vô tội nhằm bao che hành vi “nhận hối lộ” của Bí thư Thành ủy Đảng cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
    Thực vậy, có cả một loạt chứng cứ chứng minh nhận định này.

    1. Hội đồng xét xử phúc thẩm bịa đặt căn cứ để kết tội

    Pháp luật quy định các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có thể điều tra, kiểm sát, xét xử trên cơ sở các quy định của pháp luật. Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đưa ra ít nhất 02 căn cứ không có trong bất kỳ văn bản pháp luật nào để kết tội Trung tá Dương Tiến.

    Tại bản án phúc thẩm có ghi: “Xét thấy, vụ án Phạm Minh Thông và vụ án Nguyễn Hưng đã được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm từ năm 2002, án đã có hiệu lực pháp luật, không có cán bộ lãnh đạo nào của thành phố Đà Nẵng liên quan đến bản án đã xét xử. Do đó mọi hành vi nhằm xúc phạm đến uy tín, danh dự lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trong vụ án trên là phạm pháp”.

    Sự bịa đặt của Hội đồng xét xử phúc thẩm được thể hiện như sau:

    Thứ nhất, không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật đối với người không phải là bị cáo. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm muốn bản án hình sự phúc thẩm vụ án Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng có hiệu lực pháp luật với Nguyễn Bá Thanh thì nhân vật này bắt buộc phải là bị cáo trong vụ án này. Thế nhưng Nguyễn Bá Thanh không phải là bị cáo trong vụ án vì chưa bị Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố bị can để điều tra để rồi bị Viện kiểm sát truy tố ra Tòa án để xét xử về “Tội nhận hối lộ” quy định tại Điều 279 Bộ Luật Hình sự!

    Nói cách khác, muốn pháp luật xác nhận Nguyễn Bá Thanh không phạm “Tội nhận hối lộ” của Phạm Minh Thông và Nguyễn Hưng thì cách duy nhất là phải khởi tố bị can và truy tố Nguyễn Bá Thanh ra Tòa án để rồi Hội đồng xét xử tuyên Nguyễn Bá Thanh không phạm tội sau khi bác bỏ những chứng cứ buộc tội của đại diện Viện kiểm sát thực hiện công tố đối với nhân vật này. Đó chính là điều mà Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã không dưới 2 lần cấp thiết đề nghị ngay giữa phiên tòa trước một cử tọa đông đảo nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã cố tình lờ đi.

    Thứ hai, không có bất cứ quy định pháp luật nào cấm công dân tiếp tục tố cáo hành vi phạm pháp của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nói chung, hành vi phạm pháp của Nguyễn Bá Thanh nói riêng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngay cả trong trường hợp Nguyễn Bá Thanh với tư cách bị cáo được Tòa án tuyên vô tội như giả thiết nêu trên.

    Nhân đây cần khẳng định rằng chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân chứ không phải là việc riêng của chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng nghĩa hoạt động của các cơ quan này phải chịu sự giám sát chặt chẽ của người dân và của xã hội thông qua báo chí. Để nói việc Trung tá Dương Tiến đưa cho Đinh Công Sắt xem hai công văn số 73 và 77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng là hoàn toàn chính đáng và cần thiết, không chỉ trao đổi thông tin để chống tham nhũng có hiệu quả hơn mà còn để giám sát chính quyền nói chung, cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng trong đấu tranh chống tham nhũng!

    Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS thì “Tội nhận hối lộ” là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 BLHS là 20 năm. Do Nguyễn Bá Thanh chưa bị Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố để điều tra về hành vi nhận hối lộ như Viện KSND thành phố Đà Nẵng đề xuất tại 02 công văn 73 và 77/KSĐT-KT nên việc công dân phẫn nộ, tiếp tục tố cáo hành vi phạm pháp này của Nguyễn Bá Thanh không những là bình thường mà còn rất cần thiết để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý Nguyễn Bá Thanh một cách triệt để bằng biện pháp tư pháp.

    Tóm lại, tố cáo là quyền công dân được Hiến pháp và Luật khiếu nại, tố cáo bảo hộ. Do đó việc Hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử và kết án những người liên quan đến việc tố cáo Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ rõ ràng là hành vi cản trở việc tố cáo và cản trở việc xử lý ông Thanh theo pháp luật và vì vậy phạm “Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 132 Bộ Luật Hình sự.

    Ngoài ra, tại bản án phúc thẩm còn ghi: “bị cáo Dương Tiến và Luật sư cho rằng công văn 73,77 không có dấu mật, công khai, ai đọc cũng được là điều không thể chấp nhận. Bởi lẽ bị cáo là công an, đồng thời giữ chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện của một tờ báo ngành công an, bị cáo phải nhận thức rõ nội dung 2 công văn trên có đề cập đến cá nhân lãnh đạo địa phương, vì vậy chỉ có người có thẩm quyền mới được biết”.
    Sự bịa đặt của Hội đồng xét xử phúc thẩm được thể hiện như sau:

    Thứ nhất, không có bất cứ quy định pháp luật nào cấm công dân đọc công văn có dấu “Mật” của các cơ quan Nhà nước huống chi công văn không có dấu “Mật” như hai công văn số 73 và 77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng.

    Thứ hai, không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định công văn đề cập đến cá nhân lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ người có thẩm quyền mới được biết.

    Tóm lại, chỉ trong trường hợp tài liệu có dấu “Mật” bị lọt ra ngoài xã hội thì mới có thể truy cứu trách nhiệm và người bị truy cứu trách nhiệm là người có thẩm quyền đã để lọt tài liệu đó ra ngoài chứ tuyệt nhiên không thể truy cứu trách nhiệm người dân hay người không có thẩm quyền đã đọc tài liệu đó.

    2. Hội đồng xét xử phúc thẩm tự mâu thuẫn khi một mặt, mặc nhiên thừa nhận Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh có hành vi “nhận hối lộ” như kết luận của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tại 02 công văn số 73 và 77/KSĐT-KT nhưng mặt khác, lại kết luận việc lưu hành 02 công văn này xúc phạm danh dự, uy tín của Nguyễn Bá Thanh

    Nếu Hội đồng xét xử cho rằng việc lưu hành 02 công văn số 73 và 77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng là hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh thì người có hành vi này phải biết rõ những điều mà họ loan truyền, lưu hành là bịa đặt, tương tự hành vi của người phạm “Tội vu khống” quy định tại Điều 122 Bộ Luật Hình sự.

    Thế nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã không đả động một chút nào đến nội dung của 02 công văn này, tức mặc nhiên thừa nhận việc Nguyễn Bá Thanh nhận hối lộ không phải là bịa đặt, tức có thực.

    Điều đáng lưu ý là ngoài hai công văn 73,77 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, theo Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Chánh Thanh tra Bộ Công an tại Bản trình bày ngày 03/11/2008 làm theo yêu cầu của tổ công tác liên ngành kèm theo công văn 3429/VKSTC-V2 ngày 30/10/2008 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, còn có nhiều văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác nhận các đơn tố cáo về hành vi tham nhũng của Nguyễn Bá Thanh của một số công dân thành phố Đà Nẵng (trong đó có đơn tố cáo của Đinh Công Sắt) là có cơ sở và đề xuất xử lý hình sự Nguyễn Bá Thanh như:

    – Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày 26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban bí thư và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất xử lý Nguyễn Bá Thanh theo quy định của pháp luật.

    – Kết luận thanh tra số 524/KLTT-BCA (V24) ngày 06/6/2008 của Bộ Công an xác định có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và bị can đối với Nguyễn Bá Thanh và việc Công an thành phố Đà Nẵng không khởi tố để điều tra là vi phạm Điều 103, 104 BLTTHS, có dấu hiệu vi phạm Điều 294 BLHS.

    3. Hội đồng xét xử phúc thẩm cố ý vi phạm tố tụng hình sự do đã không triệu tập ông Nguyễn Trịnh Thăng tham gia tố tụng với tư cách nhân chứng duy nhất cuộc gặp giữa Đinh Công Sắt và Trung tá Dương Tiến, ngày 14/5/2007 tại Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

    Ngày 11/01/2010, ông Nguyễn Trịnh Thăng, thường trú tại Tổ 42 An Hòa, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã viết Đơn gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tố cáo Hội đồng xét xử sơ thẩm – Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng do Thẩm phán Nguyễn Thành làm Chủ tọa và Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng do thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa đã cố ý gạt bỏ ông Thăng với tư cách nhân chứng để kết án oan Trung tá Dương Tiến cho bằng được. Nội dung Đơn tố cáo như sau:

    “Vào ngày 14/05/2007, ông Sắt gọi điện thoại cho tôi báo ông Sắt đã ra đến Hà Nội và đề nghị tôi cùng đến gặp ông Dương Tiến tại Văn phòng đại diện báo Công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Khoảng 5 đến 6 giờ tối cùng ngày tôi và ông Sắt được ông Dương Tiến tiếp tại phòng khách của Văn phòng và ông Sắt có đưa cho ông Dương Tiến một tập tài liệu (nội dung tài liệu thì tôi không được biết). Do thấy hai người nói chuyện cho nên tôi xin phép ra ngoài khoảng 15 phút. Khi quay lại thì tôi thấy ông Sắt đang đọc hai tài liệu. Sau đó ông Sắt có đưa cho tôi xem qua thì tôi được biết đây là 02 Công văn số 73,77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị xử lý ông Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng lúc đó, do đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông. Đọc xong tôi trả lại hai tài liệu này cho ông Sắt. Lúc này ông Sắt nói với ông Dương Tiến cho ông Sắt mượn 02 Công văn số 73,77/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng để đi photocopy và ông Dương Tiến đồng ý. Sau đó ông Sắt rủ tôi cùng đi đến một cửa hàng photocopy thuộc phường Cát Linh nhưng do cửa hàng đó đóng cửa nên ông Sắt bảo tôi vào quán uống nước đợi ông. Khoảng 20 phút sau ông Sắt quay lại và bảo tôi đi cùng để trả hai tài liệu trên cho ông Dương Tiến. Sau khi trả hai tài liệu, ông Sắt nói với ông Dương Tiến rằng ông Sắt không có tiền để về Đà Nẵng thì ông Dương Tiến đưa cho ông Sắt một triệu đồng để hỗ trợ. Sau đó tôi đưa ông Sắt ra ga Hà Nội để về Đà Nẵng, còn tôi thì vẫn ở lại Hà Nội.

    Vào ngày 16-17/05/20007, ông Dương Tiến vào Đà Nẵng và ở tại khách sạn Xanh và có nhờ tôi chở đi xem một số dự án, công trình mà các công dân Đà Nẵng đang khiếu kiện mà ông Tiến đã phản ánh qua bài báo “Nguyên nhân nào một số công dân Đà Nẵng khiếu kiện gay gắt” đăng trên báo Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/05/2007. Tôi có chở ông đi một số nơi trong đó có dự án sân vận động Chi Lăng, dự án thủy sản Thọ Quang đường Liên Chiểu, Thuận Phước… Trong thời gian ở khách sạn Xanh, ông Dương Tiến nhận được một bản fax bài viết của ông Trần Đình Bá và có cho tôi và ông Sắt xem ngay tại quán cà fê của khách sạn. Xem xong, chúng tôi trả lại ông Dương Tiến bản fax đó.

    Kết luận lại, tôi, Nguyễn Trịnh Thăng, một lần nữa khẳng định ông Dương Tiến không hề:

    1. Bảo chúng tôi, Nguyễn Trịnh Thăng và Đinh Công Sắt phát tán 02 Công văn số 73 và 77 của Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng cho nhân dân Đà Nẵng đọc;

    2. Vào Đà Nẵng chỉ để theo dõi, nắm tình hình dư luận về bài báo của ông viết về Đà Nẵng;

    3. Cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của ông Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo.

    Là người có mặt trong các cuộc gặp giữa ông Dương Tiến và ông Đinh Công Sắt nhưng tôi không hề được cấp Tòa sơ thẩm cũng như cấp Tòa phúc thẩm triệu tập tham gia tố tụng với tư cách nhân chứng. Điều này cho thấy cả hai cấp Tòa đã chủ định kết án oan ông Dương Tiến nên mới gạt tôi, Nguyễn Trịnh Thăng, nhân chứng chứng minh ông Dương Tiến vô tội, ra khỏi thành phần tham gia tố tụng trong vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

    4. Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng Điều 218 (Đối đáp) Bộ Luật tố tụng hình sự.

    Điều 218 (Đối đáp) Bộ Luật hình sự quy định:
    “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.

    Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

    Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận”.

    Thế nhưng Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã liên tục vi phạm quy định tố tụng hình sự này:

    Ø Khi Luật sư Nguyễn Thị Dương bắt đầu tranh luận thì ngăn Luật sư bằng cách nói là chưa đến phần tranh luận. Khi Luật sư đòi tranh luận, đối đáp với đại diện Viện kiểm sát thì lại nói là phần tranh luận đã qua rồi, Luật sư không được tranh luận nữa?!

    Ø Nhiều lần cắt ngang, ngăn cản Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà thực hiện bào chữa thô bạo đến mức Luật sư phải tuyên bố thẳng thừng là Chủ tọa phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng Điều 218 Bộ Luật tố tụng hình sự thì mới chịu để Luật sư tiếp tục công việc của mình.

    Ø Không yêu cầu Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

    Ø Nhiều lần trực tiếp tranh luận với Luật sư thay cho đại diện Viện kiểm sát, vi phạm tính khách quan của Hội đồng xét xử!!!

    Ø Ra lệnh cho nhân viên kỹ thuật tắt micro mỗi khi Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà thực hiện công việc bào chữa nhằm ngăn cử tọa nghe được nội dung bào chữa liên quan đến hành vi “nhận hối lộ” của ông Nguyễn Bá Thanh!!!

    8. Thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên Tòa phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự khi cho phép vị đại diện Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng – không phải là người tham gia tố tụng hình sự theo quy định tại Chương IV Bộ Luật tố tụng hình sự – lên án các bị cáo ngay giữa phiên tòa để bênh ông Nguyễn Bá Thanh.

    Việc thẩm phán Trần Mẫn, Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cho phép đại diện Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng không phải là người tham gia tố tụng phát biểu ý kiến trong khi lại ngăn cản Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà là người tham gia tố tụng thực hiện quyền bào chữa được pháp luật tố tụng hình sự bảo hộ là bằng chứng không thể chối cãi về việc Hội đồng xét xử phúc thẩm cố ý làm trái luật pháp nhằm bao che hành vi “nhận hối lộ” của Nguyễn Bá Thanh và nhằm bao che hành vi “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” và hành vi “ra bản án trái pháp luật” của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng do thẩm phán Nguyễn Thành làm Chủ tọa.

    Cũng cần nói thêm rằng việc thay Thẩm phán trước đó đã được giao nhiệm vụ Chủ tọa Hội đồng xét xử phúc thẩm bằng thẩm phán Trần Mẫn chuẩn bị nghỉ hưu và việc Thẩm phán họ Trần này đã phải tập dượt xử án vì đã lâu không ngồi tòa theo một nguồn tin đáng tin cậy càng chứng tỏ Thẩm phán này không có vai trò nào khác là tuyên một bản án “bỏ túi” hay được định sẵn để bỏ tù những người đã “dám” tố cáo hành vi tham nhũng của Nguyễn Bá Thanh!

    Ngoài những hành vi cố ý xâm phạm pháp luật tố tụng nói trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm còn cố ý lờ đi những phản bác của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đối với hành vi “viết bài không đúng sự thật về tình hình Đà Nẵng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng như chính quyền thành phố Đà Nẵng” và hành vi “cung cấp cho Đinh Công Sắt bài viết của nhà báo Trần Đình Bá với những nội dung không đúng sự thật để Sắt đọc, sử dụng cho mục đích khiếu nại, tố cáo” mà Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã buộc cho Trung tá Dương Tiến. Nói cách khác, Hội đồng xét xử phúc thẩm tìm mọi cách để bao che Bản án trái pháp luật của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

    Kết luận lại, bằng việc xâm phạm trắng trợn pháp luật tố tụng hình sự, bịa đặt chứng cứ để kết tội Trung tá Dương Tiến như trên đã chứng minh, Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng do thẩm phán Trần Mẫn làm Chủ tọa là điển hình xâm phạm hoạt động tư pháp, khép tội oan công dân nhằm bao che tham nhũng và trả thù người chống tham nhũng!

    Không chấp nhận Bất công tột bậc này của những kẻ nhân danh Công lý tại Đà Nẵng, ngày 19/5 vừa qua, đúng sinh nhật lần thứ 120 của Hồ Chí Minh, người khai sáng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, Trung tá Dương Tiến đã chính thức gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng “Đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án hình sự số 78/2009/HSPT ngày 07/12/2009 của Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng liên quan đến việc “nhận hối lộ” của Bí thư Thành ủy ĐCSVN, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh” với yêu cầu không gì rõ ràng hơn:

    Thứ nhất, tuyên Trung tá Dương Tiến, tức Dương Ngọc Tiến, không phạm “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, đình chỉ vụ án và phục hồi cho Trung tá Dương Tiến mọi quyền và lợi ích hợp pháp.

    Thứ hai, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với các thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm – Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng tại phiên tòa ngày 6-7/8/2009 và Hội đồng xét xử phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tại phiên tòa ngày 07/12/2009 về “Tội truy cứu trách trách nhiệm hình sự người không có tội” quy định tại Điều 295 Bộ Luật hình sự về “Tội ra bản án trái pháp luật” quy định tại Điều 295 Bộ Luật Hình sự.

    Thứ ba, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về hành vi “nhận hối lộ” như đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 73/KSĐT-KT ngày 31/10/2000.

    Cũng chính việc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã đạp lên luật pháp để bao che tham nhũng nghiêm trọng của Nguyễn Bá Thanh và đàn áp một cách tàn bạo những người tố cáo đã gây phẫn nộ cao độ trong nhân dân thành phố Đà Nẵng. Liên tục từ cuối năm ngoái khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, công dân Đà Nẵng đã liên tiếp viết Đơn tập thể gửi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước tố cáo và yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật hình sự cả Nguyễn Bá Thanh lẫn các thế lực bao che nhân vật này mà cụ thể là Thẩm phán Nguyễn Thành, Phó chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Chủ tọa Hội đồng xét xử sơ thẩm và và thẩm phán Trần Mẫn, Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà nẵng, Chủ tọa Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

    Nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không được làm oan người vô tội nên người viết bài này thấy không có lý do gì để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng có thể chần chừ trong việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án hình sự phúc thẩm để minh oan Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh – những sĩ quan công an xứng danh “Vì nhân dân phục vụ” – và các bị cáo khác trong cùng vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là Nguyễn Phi Duy Linh và Đinh Công Sắt cũng như để trừng trị nghiêm khắc những kẻ đã dựng đứng lên vụ án này!

    Mặc dầu vậy, ai cũng thấy rõ là việc trừng trị đến nơi đến chốn tham nhũng cũng như những thẩm phán “coi Pháp luật bằng vung” như Trần Mẫn là “bất khả thi” nếu như không vạch ra được thế lực “ô, dù” bao che cho cái lũ “thù trong” này. Bởi thế nhiều người cho rằng chính ông Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương của Đảng là một trong số vai vế đã “bảo kê” ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng và do đó “bảo kê” luôn việc bỏ tù Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh… theo đúng nguyên tắc “Một mất Một còn” với 2 chứng cứ không dễ gì bác được:

    Một là, kể từ sau Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban kiểm tra trung ương có thể nói là “độc quyền” hay “múa gậy vườn hoang” theo cách nói dân gian trong việc xử lý các cán bộ “có vấn đề” thuộc “diện Trung ương quản lý”, tức từ Phó chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương trở lên, sau khi những cơ quan khác của Đảng có cùng chức năng là Ban Nội chính trung ương, Ban bảo vệ chính trị nội bộ đã bị “xóa sổ”, hay nói đúng hơn là bị sáp nhập vào Văn phòng Trung ương Đảng.

    Nói cách khác, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Chi một khi “lắc đầu” thì dù Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thù tướng đứng đầu có muốn xử lý cũng phải chào thua. Bằng chứng là Báo cáo số 73/BC-VPBCĐ ngày 26/10/2007 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban bí thư và Báo cáo số 38/BC-VPBCĐ ngày 07/4/2008 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng đề xuất xử lý ông Nguyễn Bá Thanh theo quy định của pháp luật cũng đã không “đè” nổi, “đánh xuôi” nổi Thông báo số 94TB/KTTW ngày 25/4/2007 của Ủy ban kiểm tra trung ương do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Doan, nay là Phó Chủ tịch Nước, ký thay Chủ nhiệm Nguyễn Văn Chi “thổi ngược”, phủi sạch trơn mọi tố cáo đối với ông Nguyễn Bá Thanh!

    Hai là, Thẩm phán Trần Mẫn là em ruột bà Trần Thị Thủy mà bà Thủy lại chính là… vợ Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi!

    Đó chưa kể “thâm giao” khó có thể không có giữa Nguyễn Bá Thanh và Chủ nhiệm Chi bởi ông Chi là Bí thư Quảng Nam – Đà Nẵng trong gần cả chục năm, từ 1986 đến 1994.

    Để nói rằng, vẫn theo những ý kiến trên, oan khuất tày trời mà Trung tá Dương Tiến, Thiếu tướng Trần Văn Thanh và hai bị cáo khác của vụ án “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khó có thể được giải quyết chừng nào Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi vẫn còn tại vị, chừng nào Nhà nước nói chung, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng, vẫn còn đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích của Tổ Quốc và Nhân Dân, tóm lại chừng nào Đảng lệ vẫn còn đè Pháp luật!

    Thế nhưng tôi vẫn tin rằng lũ “nội xâm” như Nguyễn Bá Thanh và các thế lực “bảo kê” không thể tiếp tục tồn tại bởi Nước Nam này Hào Kiệt đời nào chẳng có, mảnh đất Đà Nẵng kia đâu có thiếu Anh Hùng, mà bắt đầu bằng tác giả của hai công văn 73,77/KSĐT-KT giờ đã thành huyền thoại: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng.

    Rất có thể tôi bị thuyết phục bởi bộc bạch này của người Viện trưởng – cựu chiến binh quả cảm ấy: “Tôi đã ký lệnh bắt nó rồi… Tôi đã nói thẳng với Nguyễn Bá Thanh rằng nếu mày không có quá nhiều tiền thì mày đã xanh cỏ với tao từ lâu rồi”!!

    CHHV 23-5-2010

    HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
    Bài viết này được đăng vào 05/24/2010 lúc 7:04 sáng và tập tin được lưu ở TIN TỔNG HỢP. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của bạn.

    Có mộ phản hồi tới “Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi bảo kê bỏ tù những người tố cáo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tham nhũng hay Đảng lệ đè pháp luật?”

    Thích

  15. trungctlak 02/09/2010 / 11:03 chiều

    ong nguyen tan dung cho nghi di va ong nguyen minh triet ko con phuc vu duoc nua. theo toi nen chon;
    1. Ong to huy rua lam ct qhoi

    2. Ong nguyen sinh hung lam thu tuong
    3. Ong pham quang nghi lam chu tich nuoc
    4. Ong truong tan sang lam tong bi thu

    Thích

  16. viet nam 06/09/2010 / 2:52 chiều

    Nếu ông Tô huy Rứa mà lên làm chủ tịch hay thủ tướng thì Việt nam coi như hết vì nghe nói ông đó rất thân Trung cộng, Theo tôi Ông Nguyễn MInh Triết là người yêu nước nên cho làm tổng bí thư Ông Nguyễn tấn Dũng vì là Công an chuyển ngạch lên đàn áp những người dám bầy tỏ ý kiến của mình, Ông Dương tấn Sang lên làm Chủ tịch Nước, Ông Phạm sinh Hùng làm thủ tướng là đẹp nhất.

    Thích

  17. viet nam 06/09/2010 / 2:54 chiều

    Nếu để ai đó mà thân Trung cộng nên lãnh đạo thì dân Việt hết đời sinh sống và sẽ ó cảnh cõng rắn cắn gà nhà cho mà xem.

    Thích

  18. Bùi Đìh Quyên 07/09/2010 / 8:02 sáng

    THỦ TƯỚNG ĐI TRƯỚC ,CHÍNH PHỦ ĐI SAU ,RỒI ĐẾN CHÍNH QUYỀN, LUẬT PHÁP CHẬP CHẬM ĐI SAU CÙNG , QUÊN ĐÂU DÂN NGHÈN THU THẬP GHÉP VÀO LÀM ĐƠN GỬI QUỐC HỘI : HỌP LẠI RỒI TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM GỌI LÀ LỘ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ?????/ KHỎ QÚA NÓI MAIĨ VẪN THẾ THẾ…?????(góp ý đại hội Đảng 11)

    Thích

  19. Bui Đìh Quyên 09/09/2010 / 9:22 chiều

    “Ma thuật” của một Đại tá công an (MCT 8-9-10) — Vợ một quan chức mới 33 tuổi đã được lương hưu!
    Có lẽ đó là vụ việc hi hữu và bi hài, có một không hai ở thời đại này, khi vợ một quan chức đầy quyền uy ở một cơ quan pháp luật lại được “độc đắc” hưởng chế độ hưu trí khi mới 33 tuổi, để lại miệng tiếng thế gian đàm tiếu “nhà ấy thật vô phúc, sinh con rồi mới sinh cha …”
    Đó là trường hợp nghỉ hưu của bà Bùi Thị Kim Liên, thường trú tại tổ 38, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình – vợ Đại tá Trần Văn Vệ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, nay là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lí hành chính về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an.

    Thích

  20. Bùi Đìh Quyên 09/09/2010 / 10:16 chiều

    Hai cuộc đời của hai người đồng chí sau cuộc chiến.: ÔNG PHAN TRUNG KIÊN LÀ ÂN NHÂN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG : 40 NĂM MỚI TÌM GẶP LẠI VÀO 08/2010 ( THẬT LÀ TÌM NGƯỜI NHƯ THỂ TÌM CHIM :VÌ DÂN THƯỜNG ĐÂU CÓ BIẾT ĐIỆN THOẠI CỦA THỦ TƯỚNG ? Nhưng đặc biệt hơn là ông Phan Trung Kiên lại là người cách đây vừa tròn 40 năm (9/1970) đã cứu sống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau tròn 40 năm bặt tin nhau ????????????)

    – Đồng chí Phan Trung Kiên cật lực mưu sinh
    Theo bài báo “Ân nhân của Thủ tướng”, cho biết: “Đất nước thống nhất, Tư Kiên về Bạc Liêu lấy đưa vợ về Kế Sách, Tư Kiên xin chuyển ngành về bệnh viện đa khoa huyện. Làm phó giám đốc bệnh viện gần 7 năm (1982), ông xin nghỉ ở tuổi 37 vì cuộc sống gia đình quá khó khăn, vợ bị bệnh nặng trong khi các con còn nhỏ. Về với ruộng vườn, ông Tư Kiên chỉ có mảnh đất đủ để cất căn nhà lá. Thấy nhiều người sống được bằng nghề nuôi vịt, ông gom hết tiền và mượn thêm hàng xóm đầu tư nuôi 200 con.
    Tuy nhiên, đàn vịt vừa đẻ vài ngày bỗng lăn ra chết hết. Ông phải bán mảnh đất cùng căn nhà lá để trả nợ. Không đất, không nhà, ông đành dắt díu vợ và 3 con nhỏ vào Nghĩa trang Liệt sĩ Kế Sách tá túc. Xin được chân quản trang, ngày ngày ông chăm nom những nấm mồ của những người con quê hương đã ngã xuống.
    Làm quản trang một thời gian vẫn không đủ sống, ông Tư Kiên lại dắt vợ con về Ba Trinh xin người quen một mảnh đất nhỏ cất nhà ở và làm thuê, làm mướn mưu sinh.
    “Đứa con gái lớn học đến lớp 8 đã nghỉ để làm thuê; thằng con trai kế một buổi đi học, một buổi bán bánh mì và phụ hồ; còn con bé út lại không có tiền đi đò đến trường học… Nghèo khó quá nhưng vợ chồng tôi không đành để hai đứa nhỏ nghỉ học” – vợ ông ngậm ngùi.
    Thấy vợ chồng Tư Kiên vất vả, hàng xóm đã cho thuê đất để ông trồng rau. Nhờ chí thú làm ăn, năm 1999, ông có được ít vốn mua mảnh đất nhỏ ở thị trấn Kế Sách dựng lên ngôi nhà lá nhưng vẫn tiếp tục thuê đất làm lúa, trồng rau nuôi con ăn học.”

    Thích

  21. nguyễn minh dũng 11/09/2010 / 8:59 sáng

    em chỉ mới 18 tuoi nhưng sau khi tìm hiểu vế chế độ của nước ta nghe mà chán lắm
    không biết xã hội cua ta sẽ đi đau và về đau
    ôi việt nam…………………..
    sao mà rắc rối thế !!!!!!!

    Thích

  22. lon me thang trung quoc 21/09/2010 / 10:09 chiều

    cho tau 1 qua rocket tau ban chet cha thang trung quoc me di! Cho tau khau 51 tau ban may thang bu` nhi`n Viet Nam

    Thích

  23. Hoang 25/09/2010 / 8:19 sáng

    nguoi viet bai nay moi chi nhin thay nhung van de ben ngoai ma khong hieu ro nhung dieu dang ton tai trong dat nuoc Viet Nam. Nuoc chung ta dang la mot dat nuoc rat yeu, moi van de chi co the duoc giai quyet khi con nguoi thuc su duoc phat trien. Ma nhu Bac da noi:”su nghiep 100 nam trong nguoi”. Trung quoc qua lon manh so voi nuoc ta, nen kinh te cua ho anh huong den rat nhieu nuoc. Ban noi Viet Nam phai phan doi manh me u, ban noi chinh phu Viet Nam dang dat nuoc ma cha ong minh do mau de danh lai cho Trung quoc u. Ban co hieu duoc noi dau cua nhung nha lanh dao khong, ban co hieu duoc nhung dieu gi dang chi phoi nen hoa binh cua the gioi khong? Ban nen thuc su suy nghi ky cang va nhin nhan nhung van de trong lich su. Cai gi cung co cai gia cua no, cai gi cung co mot ket cuc. Chung ta phai lam sao de cho ket cuc ay la tot dep chu khong phai la mot ket cuc dau don trong su lam tuong cua 1 so ca nhan.
    Khi ban viet bai nay la ban dang boi xau 1 dat nuoc giau truyen thong yeu nuoc. Hay suy nghi ky truoc khi lam bat cu dieu gi. 1 dat nuoc manh can su doan ket chu khong phai la su ky thi, chia re noi bo nhu cac ban dang gay ra.
    Than gui!!!!!!!!!!!

    Thích

  24. anh hung 28/09/2010 / 10:51 sáng

    hay nhin vaof lich su cac nha lanh dao dang csvn thi thay, neu la ve kinh te thi mien nam nam giu, neu ma ve chinh tri thi mien bac nam giu.do la su phan chia quyen luc co bai tu xua roi. dai hoi dang lan nay thi cung van theo y bai do thoi .may ong de thu xem.neu ong nao tin loi toi thi hay du doan thu ong nao nam vi tri nao

    Thích

  25. Hồng Hà 01/10/2010 / 10:12 sáng

    Thưa các bạn.Tôi đọc những ý kiến của các bạn mà thấy dường như mọi người mới chỉ nhìn thấy cái phiến diện (đặc biệt với những bạn đang sống xã Việt Nam).
    Tôi chỉ xin hỏi các bạn mấy câu này:
    1- Các bạn đã thấu hiểu nỗi lòng của Dân Việt Nam chưa? Nhân dân Việt Nam đang mong muốn sống trong hòa bình để từng bước xây dựng đất nước mình sau bao nhiêu năm sống trong cảnh mau và nước mắt. Kẻ nào gây ra tội ác này? Có phải bọn ba que không(ý nói những kẻ bán nước trước năm 1975 ấy) và nữa có phải những kẻ như Hoàng Văn Hoan không?
    2- Các bạn chê bai lãnh đạo Đảng Công sản? Được tôi ủng hộ vì Đảng CSVN không phải không có sai lầm khuyết điểm.Chính Đảng CSVN đã nhận ra điều đó và đang cùng toàn hệ thống chính trị khắc phục bài trừ đó là tệ tham nhũng một quốc nạn,một giặc nội xâm nguy hiểm và là sân sau cho mọi cái gọi là”tự do,dân chủ” theo kiểu cách mạng xanh vàng nhung gì đó ở đông Âu à???. Những kể luôn miệng kêu gào dân chủ và nhân quyền chi đó ở một vài xó xỉnh nào trên thế giới thực chất chúng là ai? Xin thưa rằng đó chỉ là những bọn bầy nhầy rắp tâm bán rẻ Tổ quốc cho ngoại bang thôi,chúng cũng giống như Trần Ích Tắc,Lê Chiêu Thống,Nguyễn Ánh và Hoàng Văn Hoan…
    3- Nếu các bạn yêu nước thương nòi đến vậy.Thì hãy cùng nhau phấn đấu và đóng góp công sức của mình vào công cuộc gìn giữ hòa bình cho Tổ Quốc Việt Nam,cùng nhân dân cả nước đoàn kết một lòng xây dựng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,lãnh hải và quyền lợi của Dân tộc.Vạch mặt bọn xôi thịt xa lông,bọn bán nước ở đâu đó đang ngấm ngầm làm tay sai cho bọn tình báo gián điệp nước ngoài kích động hận thù chia rẽ trong dân ta làm cho dân hoang mang chỉ có lợi cho bọ Tây-Tầu mà thôi.
    4- Tham gia tích cực vào việc vạch mặt những tên tham nhũng,cướp ngày và các loại cướp khác.
    5- Đất nước Việt Nam ta phát triển và giầu mạnh lên là nhờ sự đoàn kết và nhất trí của toàn dân tộc.Việc lựa chọn chế độ chính trị là do toàn dân,tên nước và Quốc hiệu cũng do toàn dân.Không cá nhân nào có quyền bàn thảo cả.
    Chúc các bạn khỏe và cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ta hòa bình và phát triển thịnh vượng.

    Thích

  26. tân tiến 11/10/2010 / 9:52 chiều

    Tôi xin hỏi bạn một câu. Mục đích bài viết của bạn là gì? Bạn nói rằng một Đảng là độc quyền, là thống trị, áp bức… Nhưng giả sử có 10 đảng, 20 đảng hay nhiều hơn nữa thì những đảng phái này do đâu mà có. có phải những con người với tham vọng và mưu đồ của mình thành lập nên hay không. họ lập nên có phải vì dân, vì nước không. chắc chắn ai cũng trả lời có mà không cần suy nghĩ. hay là những đảng khác mọc lên bởi những ông tiên, ông trời có khản năng vô song. Các bạn hãy suy nghĩ theo hướng là, các bạn đang sống trong gia đình nông dân ở một vùng quê nào đó, cha mẹ là những người nông dân chân lấm tay bùn, ngày ngày lo xới đất nhặt cỏ kiếm đồng tiền bát gạo cho các bạn được học cao hiểu rộng. Các bạn được ăn học nhiều, đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều cái mới….khi về nhà các bạn chê khinh cha mẹ mình, chê khinh những người nông dân….Này, các bạn chọn sai đường. hãy sống cho tốt, đừng than thân trách phân rồi tính chuyện quậy phá nhăng cuội.

    Thích

  27. Yeu Viet Nam 14/10/2010 / 11:13 chiều

    Bạn nói đúng tôi thấy có lý còn các ông còn lại toàn bọn sâu mọt
    .Ông Sang leo lai mưu mô sảo quyệt
    .Ông Dũng được cái đẹp mã ngu dốt bảo thủ con cái họ hàng quậy phá
    .Ông Việt hiền lành quá
    .Ông Trọng bè phái nịnh bợ

    Thích

  28. Trinh Huyền 19/10/2010 / 9:44 sáng

    Trong lịch sử các quốc gia trên thế giới, mỗi khi bầu chọn Tổng thống hay Thủ tướng hay vua v..v. cũng lắm chuyện bàn tán, đúng có, sai có, chẵng đúng và cũng chẵng sai có. Sỡ dĩ như vậy là vì chuyện thâm cung bí sử có ai trong cuộc đâu mà phán xét được, nếu phán xét chỉ dựa vào thông tin vỉa hè, thi phán làm chi cho mệt.
    Tôi chỉ quan tâm, ai lên làm tổng thống hay tổng bí thư hay chủ tịch nước cũng được, miễn là làm sao cho DÂN GIẦU thì NƯỚC MỚI MẠNH được, sống trong HOÀ BÌNH, quan hệ giữa người với người là quan hệ DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG.
    Nhìn vào việc bầu bán ở NHẬT BẢN, THÁI LAN và các cuộc đấu đá, nói xấu nhau trong tranh cử ở MỸ mà buồn. Việt Nam không nên học tập họ.

    Thích

  29. tam mao 26/10/2010 / 9:02 chiều

    dat nuoc dang hoa binh.gia dinh cac ban co mat mat nhieu trong cac cuoc chien tranh khong ? lanh dao mot dat nuoc co cai duoc va cai mat .theo toi nghi duoc nhieu hon mat.thi xa gi cac ban co yeu nuoc thi dong gop xay dung..con hon ngoi do ma binh luan hieu biet qua han hep.chinh kien thu dich cang lam phuong hai cho dat nuoc.vay noi yeu nuoc cho nao ?

    Thích

  30. Vu Minh 29/10/2010 / 9:53 chiều

    De co su thay doi ngay lap tuc sang da nguyen theo toi la khong the, nhung toi tin trac va hy vong Thu Tuong Nguyen Tan Dung la Tong Bi Thi va Chu tich nuoc. Neu dieu nay say ra thi se lam thay doi su phan chi quyen luc Bac; Trung; Nam. Dan viet ta tu truoc toi nay du la ai cung coi tac dat cua ong tra bi mat nhu mat mot phan co the minh. su thay doi quy luat phan chi quyen luc lan nay danh dau mot qua chinh qua do ngan han chuyen tu che do doc tai mot dang sang mot che do da nguyen de co the chan hung dat nuoc. trong ca cac nuoc chung ta hop tac ngoai tru TQ ra da nguyen do vay su thay doi theo so nhieu tu truoc toi nay do la quy luat cua lich su. La mot nguoi dan binh thuong hoc van binh thuong toi rat hieu cau Buon co ban ban co thuong. Viet Nam muon nam. Thu tuong va lanh dao nha nuoc deu la nguoi viet nam deu rat dau khi mot phan co the minh bi mat

    Thích

  31. TRUNG 30/10/2010 / 9:30 chiều

    Nói ông Dũng ngu dốt thì không đúng đâu? Nếu ngu dốt thì làm sao ông ta có thế từ một anh binh nhì quèn mà vươn lên trên hàng triệu người đế trớ thành thú tướng một đất nước hơn 80 triệu dân? Những năm qua ông đã làm được nhiều việc đế cái thiện đời sống người dân VN ta đó chứ? uy tín cúa VN trên trường quốc tế lên rất cao phần lớn nhờ ông đó!

    Thích

  32. van 19/11/2010 / 8:14 chiều

    Cần xem xét lại Ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
    Trong mấy năm qua, tôi cũng rất tự hào vì VN đã được nhiều nguyên thủ của các cường quốc lớn đến thăm hoặc tham dự hội nghị tại VN. Nhưng thực tình mà nói, cứ mỗi lần ông Nguyễn Minh Triết ra tiếp khách và phát biểu thì tôi lại thấy lo lắng và ái ngại vô cùng. Vì nhìn ông ta vừa xấu xí, nhỏ nhen, khù khờ và đặc biệt lại nói năng chẳng ra sao cả… Chẳng hạn như khi đến thăm một trường cấp I nhân ngày khai giảng thì lại phát biểu là “kính thưa các cháu” rồi ” phải không ạ các cháu”, khi được hỏi về tham nhũng ở VN thì ông ta lại nói thói quen đi vay mượn nhưng ko trả hoặc có lần đi thăm người dân ở một tỉnh nọ thì cũng đội nón xuống đồng ruộng rồi đi cày trâu mà nhìn thật đớ đẩn và thô thiển làm sao. Có lẽ ông ta học lỏm theo Bác Hồ thế nhưng chẳng giống chút nào cả. Nói chung tôi rất yêu VN, con người VN và mong trong kỳ bầu cử sắp tới chúng ta sẽ có một vị Chủ tịch nước mới với một khả năng diễn suất tương xứng với vị trí là một nguyên thủ đại diện cho DT VN.

    Thích

  33. davidphuong 19/01/2011 / 12:23 sáng

    Tôi chưa từng thấy đất nước nào như đất nước của chúng ta , biểu tình yêu nước mà cũng bị bắt bớ , đánh đập . thật là botay.com mấy ông nội lãnh đạo luôn

    Thích

Bình luận về bài viết này